Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Foof tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh của chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food nhằm giúp doanh nghiệp xác định những thành tựu và những hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Foof tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----------oOo---------- TRƯƠNG MỸ NGÂN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHUỖI CỬA HÀNG THỰC PHẨM TIỆN LỢI CO.OP FOOD TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----------oOo---------- TRƯƠNG MỸ NGÂN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHUỖI CỬA HÀNG THỰC PHẨM TIỆN LỢI CO.OP FOOD TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh_Hướng nghề nghiệp Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS VÕ THANH THU Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỀU PHẨN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHUỖI BÁN LẺ................................................................................................................................5 1.1. Những hiểu biết cơ bản về chuỗi bán lẻ ........................................................5 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 5 1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................. 7 1.1.3. Phân loại .................................................................................................. 9 1.1.4. Xu hướng phát triển của chuỗi kinh doanh cửa hàng bán lẻ .................. 9 1.2. Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ .................................................................10 1.2.1. Thế nào là sự phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ ..................................... 11 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển chuỗi bán lẻ của các doanh nghiệp tại Việt Nam ............................................................................. 12 1.2.2.1. Các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp .............................12 a. Môi trường vĩ mô .................................................................................12 b. Môi trường vi mô .................................................................................14 1.2.2.2. Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp .............................16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................21
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHUỖI CỬA HÀNG THỰC PHẨM TIỆN LỢI CO.OP FOOD TẠI TP.HCM ...................................................................................................................................22 2.1. Giới thiệu về chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food ..................22 2.2. Thực trạng hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food tại TP. HCM ..............................................................................24 2.2.1. Phân tích tình hình hoạt động phát triển kinh doanh của chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food tại TP.HCM................................................... 24 2.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Coop Food tại TP.HCM .................................... 36 2.2.2.1. Môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động phát triển của chuỗi ............................................................................................................36 a. Môi trường vĩ mô .................................................................................36 b. Môi trường vi mô .................................................................................42 2.2.2.2. Môi trường bên trong ảnh hưởng đến hoạt động phát triển của chuỗi ............................................................................................................47 2.3. Kết luận về thực trạng hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food ...................................................................................60 2.3.1. Những thành công cần phát huy .......................................................... 60 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong phát triển cần khắc phục ........................ 60 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................65 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHUỖI CỬA HÀNG THỰC PHẨM TIỆN LỢI CO.OP FOOD TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................................66 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...............................................................................66 3.1.1. Định hướng phát triển của Chính phủ đối với kênh bán lẻ hiện đại ..... 66 3.1.2. Định hướng phát triển của Co.op Food năm 2015 ................................ 67 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food tại TP.HCM đến năm 2020 ..............................67
- 3.2.1. Nhóm giải pháp khắc phục những hạn chế của hệ thống Co.op Food . 67 3.2.2. Nhóm giải pháp phát huy những thành công của hệ thống Co.op Food ................................................................................................................ 74 3.3. Các kiến nghị đối với Nhà nước ..................................................................78 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................79 KẾT LUẬN ..............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 2: PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 4: BẢNG TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CỦA CÁC CỬA HÀNG CO.OP FOOD PHỤ LỤC 5: MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI – EFE PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH PHỤ LỤC 7: MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH PHỤ LỤC 8: YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ - SẢN PHẨM THAY THẾ PHỤ LỤC 9: MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG – IFE
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food tại TP.HCM đến năm 2020” là kết quả của quá trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập và khảo sát từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được sử dụng trung thực và khách quan. Học viên Trương Mỹ Ngân
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ HTX Hợp tác xã HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp CH Cửa hàng CBL Chuỗi bán lẻ CHTL Cửa hàng tiện lợi ST Siêu thị TTTM Trung tâm thương mại DN Doanh nghiệp NTD Người tiêu dùng NCC Nhà cung cấp VDA Vietnam Distribution Network Development And Investment Join Stock Company (Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam)
- DANH MỤC HÌNH TT Tên bảng Trang 1 Hình 2.1. Số lượng cửa hàng chuỗi Co.op Food 2008 – 2014 25 2 Hình 2.2. Biểu đồ tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng Co.op Food 2008 – 2014 26 Hình 2.3. Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP của TP.HCM 3 38 giai đoạn 2011 – 2014
- DANH MỤC BẢNG BIỀU TT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Phân loại cửa hàng Co.op Food 24 2 Bảng 2.2. Phân loại cửa hàng Co.op Food theo doanh số 24 3 Bảng 2.3. Tốc độ mở mới cửa hàng 2008 – 2014 26 4 Bảng 2.4. Quy mô dân số khu vực TP.HCM qua các năm 36
- 1 PHẨN MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành đề tài : Mô hình chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food là mô hình kinh doanh bán lẻ mới của Liên Hiệp HTX Saigon Co.op – một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Co.op Food ra đời vào cuối năm 2008, sau hơn 6 năm phát triển đến nay số lượng cửa hàng trong hệ thống đã lên đến 87 cửa hàng, có mặt tại một số quận huyện trong nội thành TP.HCM. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đại gia nước ngoài đã và đang thâm nhập vảo thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam, nhất là thị trường TP.HCM, sự tăng trưởng của các cửa hàng trong hệ thống đang có dấu hiệu đi xuống trong thời gian gần đây. Từ năm 2013 đến nay, tình hình kinh doanh của nhiều của hàng bị giảm sút. Có những cửa hàng năm trước đang tăng trưởng rất tốt nhưng lại sụt giảm doanh số bất ngờ vào năm sau. Việc giảm doanh số tại phần lớn các cửa hàng không chỉ đến từ sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mà còn do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội bộ doanh nghiệp. Hình ảnh đội ngũ nhân viên đang mất dần tính chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Thái độ phục vụ thiếu sự thân thiện với khách hàng, không gian mua sắm bên trong cửa hàng chưa thật sự mang lại sự thoải mái cho người mua. Thêm vào đó, tình trạng quầy kệ trống do thiếu hàng hóa đã gây bất tiện cho khách hàng trong việc mua sắm ... Chính những hạn chế nảy đã khiến khách hàng dễ dàng chuyển sang mua sắm tại các cửa hàng của đối thủ cạnh tranh hay những nơi có mô hình kinh doanh tương tự. Mặc dù được thừa hưởng kinh nghiệm, thương hiệu từ đơn vị chủ quản Saigon Co.op nhưng nếu bản thân Co.op Food không nhanh chóng khắc phục những hạn chế trên thì hình ảnh chuỗi cửa hàng Co.op Food sẽ dần bị đánh bại bởi các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước – những thương hiệu đã và đang chuẩn bị gia nhập vào thị trường bán lẻ hiện đại tại TP.HCM. Nhằm giúp Co.op Food tìm ra nguyên nhân để khắc phục và hoàn thiện hoạt động phát triển của chuỗi Co.op Food ngày càng quy mô hơn, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHUỖI CỬA HÀNG THỰC PHẨM TIỆN LỢI CO.OP FOOF TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020”.
- 2 Việc bắt tay vào thực hiện nghiên cứu này sẽ giúp tác giả đánh giá được tình hình hoạt động phát triển hiện nay của Co.op Food; xem xét những vấn đề chưa tốt; tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp, hướng đi đúng đắn để giúp chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food vừa có thể bảo vệ thị phần hiện có của mình vừa phát triển thị phần lớn hơn nữa ngay cả khi quy mô thị trường vẫn giữ nguyên. Kết quả của bài nghiên cứu nảy sẽ mang lại giá trị thực tiễn cho sự phát triển của hệ thống Co.op Food trước sự tấn công ồ ạt vào thị trường đang sinh lợi rất tốt này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nghiên cứu nhằm: Phân tích thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh của chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food nhằm giúp doanh nghiệp xác định những thành tựu và những hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua. Đề xuất giải pháp để hoàn thiện sự phát triển của hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food dựa trên những thành tựu, hạn chế được rút ra từ những phân tích trên giúp Co.op Food không chỉ phát triển về số lượng mà còn đảm bảo cả về yếu tố chất lượng đi kèm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động phát triển của hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food trong nội thành TP.HCM Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về mặt thời gian và chi phí thực hiện nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về các cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food hoạt động trong nội thành TP.HCM từ năm 2010 – 2014, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng đến năm 2020 và đối thủ cạnh tranh thuộc cùng nhóm chiến lược. 4. Phương pháp nghiên cứu: Nguồn số liệu: - Số liệu thứ cấp (thống kê): lấy từ Doanh thu bán lẻ của Co.op Food 2012 – 2014, tài liệu nội bộ của doanh nghiệp, kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị
- 3 trường, số liệu của Tổng cục thống kê, báo cáo Chính Phủ, các bài tạp chí khoa học, thông tin từ Internet. … - Số liệu sơ cấp thu thập được từ việc trao đổi, lấy ý kiến các chuyên gia sẽ được sử dụng trong các ma trận đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp, ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh. Phương pháp thực hiện: - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp trao đổi lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sẽ tiến hành khảo sát ý kiến của các cửa hàng trưởng thông qua bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của Co.op Food. Sau đó tiến hành phân tích số liệu thu thập được thông qua phần mềm Excel. Phương pháp phân tích tổng hợp: được dùng để thu thập và đánh giá các thông tin bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp như thông tin liên quan đến tài chính, thị trường, dân cư, đối thủ cạnh tranh, nguồn nhân lực, … có liên quan đến hoạt động phát triển kinh doanh của chuỗi Co.op Food. Dựa trên cơ sở những gì đã phân tích được tác giả sẽ đề xuất các giải pháp giúp hệ thống chuỗi cửa hàng ngày càng hoàn thiện hoạt động phát triển hơn. Phương pháp trao đổi lấy ý kiến chuyên gia: được tiến hành thông qua trao đổi, lấy ý kiến của cán bộ quản lý cửa hàng Co.op Food để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động phát triển của hệ thống cửa hàng Co.op Food, mức độ hấp dẫn của các giải pháp đối với từng yếu tố bên trong, bên ngoài. Ngoài ra, tác giả còn trao đổi các vấn đề về thực tiễn kinh doanh tại cửa hàng cũng như dự báo về các vấn đề về kinh tế, xu hướng phát triển trong tương lai ở Việt Nam. Cách thức tiến hành khảo sát: - Số lượng cửa hàng trưởng: 7 người - Cách thức phỏng vấn: phát Bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp.
- 4 Tác giả tiến hành trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia để chỉnh sửa Bảng câu hỏi cho phù hợp. Sau khi ra được Bảng câu hỏi chính thức, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 7 cửa hàng trưởng đang làm việc tại các cửa hàng Co.op Food trong hệ thống nhằm tham khảo, đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong và bên ngoài tới sự phát triển của chuỗi cửa hàng bán lẻ Co.op Food tại TP.HCM. 5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm các phần sau: PHẦN MỞ ĐẦU - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự phát triển của chuỗi bán lẻ - Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food tại TP.HCM - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food tại TP.HCM đến năm 2020 KẾT LUẬN
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHUỖI BÁN LẺ 1.1. Những hiểu biết cơ bản về chuỗi bán lẻ 1.1.1. Khái niệm Chuỗi bán lẻ (CBL) hay “CH chuỗi” (Chain Store) là một loại hình bán lẻ đặc biệt, được coi là một trong số những phát triển quan trọng nhất của hoạt động bán lẻ thế kỷ 21. CBL còn có thể được hiểu là một khái niệm dùng để chỉ một hệ thống các cửa hàng chuyên doanh, CHTL, ST, TTTM, v.v… của một nhà phân phối được đặt ở các địa bàn khác nhau nhưng áp dụng phương thức kinh doanh thống nhất. Trong CBL thì các mặt hàng, giá cả, phương thức quản lý quầy hàng, gian hàng trưng bày hàng hóa, biểu hiện và hình thức bên ngoài là tương tự nhau… Hệ thống CBL: bao gồm chuỗi cửa hàng, chuỗi ST theo quy chuẩn. Một nhà phân phối bán lẻ theo mô hình chuỗi có thể sử dụng một hay nhiều loại hình bán lẻ khác nhau. Trên thực tế, một hệ thống CBL có thể bao gồm: Cửa hàng tiện lợi (Convenience Store) Có nhiều khái niệm về cửa hàng tiện lợi, tiêu biểu với những đặc điểm sau: đây là loại cửa hàng cung cấp sự tiện lợi cho người tiêu dùng; quy mô cửa hàng nhỏ; nằm gần các khu dân cư. Hàng hóa và dịch vụ kinh doanh chủ yếu là những thứ gần gũi, thiết yếu nhất với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Những cửa hàng này nẳm cạnh khu dân cư và thời gian mở cửa rất dài, suốt 7 ngày trong tuần. Cửa hàng tiện lợi ở các nước khác nhau là không giống nhau. Cửa hàng chuyên doanh (Specialty Store) Cửa hàng chuyên doanh là một loại cửa hàng chuyên kinh doanh một nhóm mặt hàng nhất định, theo hai hướng chuyên doanh hẹp (là loại cửa hàng chỉ bán một nhóm sản phẩm của một nhà cung cấp, như cửa hàng chuyên bán sữa của Vinamilk) hay chuyên doanh rộng (là loại cửa hàng bán cùng một loại sản phẩm của nhiều nhà cung cấp, như ở VN thì có cửa hàng thế giới di động, chuyên bán các loại điện thoại của nhiều hãng, cửa hàng PNJ chuyên cung cấp các loại trang sức đá quý...). Có thể hiểu
- 6 cửa hàng chuyên doanh chỉ cung cấp một hay một nhóm hàng hóa nhất định hay chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng nhất định. Siêu thị (Supermarket) Các nước khác nhau có nhiều cách định nghĩa về “ST” khác nhau. Nhưng một cách chung nhất thì “ST” được hiểu là một thuật ngữ chỉ một cơ sở bán lẻ theo phương thức tự phục vụ, có nhóm mặt hàng tương đối rộng và sâu, chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm và một số nhóm hàng công nghệ tiêu dùng có phổ chất lượng/giá rộng rãi nhằm thoả mãn đa dạng, đồng bộ các loại nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và liên đới tiêu dùng thực phẩm của một gia đình, một căn hộ với quy mô khác nhau. Theo Quy chế kinh doanh ST của Bộ Thương mại (Quyết định 1371/2004/QĐ- BTM ban hành ngày 24/9/2004) thì định nghĩa: “Siêu thị” là loại cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có phương thức phục vụ văn minh thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. ST được phân ra làm 3 hạng gồm: ST hạng 1 phải có diện tích tối thiểu là 5.000 m2 và có 20.000 chủng loại hàng hóa trở lên; ST hạng 2 có diện tích từ 2.000 m2 và 10.000 chủng loại hàng hóa trở lên; ST hạng 3 có diện tích tối thiểu 500 m2 và 4.000 chủng loại hàng hóa trở lên. Đặc điểm của chuỗi ST là cung cấp dịch vụ khách hàng ở mức vừa phải, nhưng giá lại rất cạnh tranh, cận biên lợi nhuận mỏng. Vì vậy yêu cầu quan trọng nhất đối với ST là phải tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa càng nhanh càng tốt. Khi mua hàng trong ST, người mua được tự do nhìn ngắm, lựa chọn, so sánh hàng hóa mà không có cản trở nào từ người bán. Người mua không tốn công mặc cả và tiết tiệm được thời gian mua sắm do giá cả được niêm yết rõ ràng. Đối với các công ty sẽ tiết kiệm được chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí tiền lương cho nhân viên (thường chiếm tới 30% chi phí kinh doanh). Sự ra đời của ST được coi là cuộc cách mạng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ vì chính ST sáng tạo ra phương thức tự
- 7 phục vụ và nghệ thuật trưng bày hàng hóa. Đại Siêu thị (Hypermarket) Đại ST được định nghĩa là cửa hàng thương mại bán lẻ khối lượng lớn tại một địa điểm, dựa trên nguyên tắc bán hàng tự phục vụ và có quy mô lớn hơn nhiều so với ST, thường nằm ở ngoại ô các thành phố lớn có bãi xe rộng. Một cách định nghĩa khác của “Đại ST” cũng thường được sử dụng, đó là một cửa hàng với diện tích bán hàng trên 2.500m2, với ít nhất 35% diện tích đó dành cho các sản phẩm không thiết yếu. Đại ST thường ở các vị trí xa trung tâm hoặc đóng vai trò là cửa hàng trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm). Một vài ví dụ về đại siêu thị là: Loblaw and Superstore (Canada), Fred Meyer, Meijer and Super Kmart (US), Asda and Tesco (UK), Carrefour and NTUC Fairprice (Singapore), v.v... Trung tâm thương mại (Commercial Center) Theo Quyết định 1371 (ngày 24-9-2004) của Bộ Thương mại, Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng. TTTM chia thành 3 hạng: các TTTM hạng 1 phải có diện tích từ 50.000 m2 trở lên; hạng 2 là 30.000 m2 và hạng 3 là 10.000 m2. Ngoài ra, QĐ 1371 còn nêu rõ TTTM phải có đủ tiêu chuẩn như: nơi để xe, khu vệ sinh, các dịch vụ đi kèm, hệ thống nhà hàng… chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm...Parkson và Diamond Plaza, Vincom, Now Zone, Crescent Mall ... là những nơi được ưa chuộng nhất ở TP.HCM. Còn ở Hà Nội là Vincom, Tràng Tiền Plaza, Grand Plaza, The Manor và Parkson. 1.1.2. Đặc điểm Cũng giống như các hình thức bán lẻ khác, hệ thống CBL có những đặc điểm
- 8 cơ bản như sau: - Khách hàng chủ động và độc lập trong lựa chọn và quyết định mua hàng. - Hoạt động cung cấp nhiều nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ. - Phân tán trong không gian phục vụ và có hiệu lực xác định do đặc điểm và quy luật phân bố dân cư quy định. - Hoạt động bán lẻ có tỷ lệ lao động sống cao khác với hoạt động sản xuất thường và có thể cơ giới hóa. Do vậy, vai trò nguồn lực con người trong bán lẻ là đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định. - Cạnh tranh trong bán lẻ gay gắt hơn do có nhiều hình thức bán lẻ của nhiều thành phần tham gia trong cùng một khu vực địa lý. - Bán lẻ hàng hóa có nội dung chủ yếu là kinh doanh hàng hóa được thực hiện thông qua và gắn liền với cung ứng dịch vụ phân phối. - Người bán hàng thực hiện nhiều công việc khác nhau (trưng bày, bán hàng, vệ sinh hàng hóa, ... đồng thời phải năng động và thành thạo nghiệp vụ bán hàng. Tuy nhiên, chuỗi bán lẻ cũng có điểm đặc trưng riêng biệt : Thứ nhất: Chuỗi bán lẻ bao gồm nhiều cửa hàng cùng chung một sở hữu và các phương thức kiểm soát, với một hệ thống chính sách chiến lược được áp dụng chung cho mọi cửa hàng trong toàn hệ thống. Thứ hai: Các cửa hàng trong chuỗi được chỉ đạo, điều hành và quản lý tập trung từ một đầu mối thống nhất sao cho phù hợp với triết lý và phương châm kinh doanh của toàn hệ thống. Sự chỉ đạo này được thông qua mạng lưới thông tin tập trung và áp dụng thống nhất từ công tác thu mua và hệ thống hậu cần cung ứng hàng hóa cho đến hoạch định và thực hiện chiến lược marketing hỗn hợp, triển khai dịch vụ kết hợp và tiêu thụ hàng hóa. Thứ ba: Chuỗi bán lẻ tổ chức công tác thu mua và phân phối tập trung theo mô hình chuỗi cung ứng. Việc này giúp cho chuỗi bán lẻ khai thác tối đa thế mạnh kinh doanh chuỗi của mình do mua hàng trên quy mô lớn và tận dụng được nhiều ưu đãi và đầu tư của nhà cung cấp. Đây là nền tảng giúp chuỗi bán lẻ có giá mua hàng
- 9 thấp, cho phép hình thành biểu giá có tính cạnh tranh cao, nhờ vậy thu hút khách hàng tốt hơn và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn. Thứ tư: Các cửa hàng trong một chuỗi bán lẻ được chuẩn hóa khi bán những mặt hàng giống nhau về chủng loại, cơ cấu và số lượng; có phương thức phục vụ tương tự và mang phong cách đồng nhất về hình thức trang trí bên trong và bên ngoài, cách thức sắp xếp bố trí và trưng bày hàng hóa, thậm chí kiểu kiến trúc cửa hiệu y hệt nhau. Một chuỗi cửa hàng có kiến trúc với phong cách đồng nhất sẽ giúp làm nổi bật mỗi cửa hàng đơn vị và giúp khách hàng dễ nhận ra hơn, gắn bó với chuỗi cửa hàng hơn. Nói cách khác, đây là việc xây dựng một hình ảnh mang đậm nét đặc trưng riêng của chuỗi siêu thị trong tâm trí khách hàng. 1.1.3. Phân loại Có 2 loại hình kinh doanh bán lẻ: kinh doanh bán lẻ truyền thống và kinh doanh bán lẻ hiện đại: Kinh doanh bán lẻ truyền thống: Là phương thức bán lẻ trong đó chủ yếu sử dụng phương thức bán hàng thủ công, trự c tiếp. Người mua hàng thực hiện việc lựa chọn hàng hoá dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán hàng. Các loại hình bán lẻ truyền thống thường được tổ chức dưới dạng các cửa hàng nhỏ, chợ, xe bán hàng rong ... Kinh doanh bán lẻ hiện đại: Là phương thức phân phối bán lẻ trong đó có sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh. Người mua hàng thường tự mình thực hiện toàn bộ công đoạn lựa chọn và mua hàng mà không cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía người bán hàng. Ở Việt Nam kinh doanh bán lẻ hiện đại có thể tạm phân thành các kênh phân phối theo đặc điểm cụ thể bao gồm: siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng thực phẩm tiện lợi. 1.1.4. Xu hướng phát triển của chuỗi kinh doanh cửa hàng bán lẻ Đối với mô hình chuỗi, phải đáp ứng được 3 yếu tố: thương hiệu độc đáo, quy mô lớn và phương pháp quản lý tốt. Những khó khăn cũng bắt nguồn từ những yếu
- 10 tố này. Thực tế kinh doanh trên thế giới đã chỉ ra, các nhà bán lẻ khó có kết quả tài chính tốt nếu chỉ kinh doanh 1-2 cửa hàng nhỏ lẻ. Với các cửa hàng đầu tiên, cơ bản là chưa có lãi vì chi phí đầu tư ban đầu cao cũng như kinh nghiệm chưa đủ để có thể quản lý hiệu quả cửa hàng. Hãy nhìn các nhà bán lẻ trên thế giới đã đầu tư vào thị trường VN như: Metro, Big C, Parkson… sẽ thấy họ đều phát triển theo chuỗi. Muốn kinh doanh bán lẻ thành công thì phải phát triển theo chuỗi – đó gần như là phương thức tất yếu trong ngành bán lẻ thế giới. Theo xu hướng hiện nay, chuỗi hệ thống cửa hàng bán lẻ ngày càng trở nên phổ biến. Nhờ vào lợi thế kinh tế về qui mô, hiệu quả kinh doanh của chuỗi hệ thống cửa hàng bán lẻ thường cao hơn so với những của hàng bán lẻ đơn độc. Việc kinh doanh theo chuỗi là xu hướng kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, không chỉ riêng cửa hàng tiện lợi mà bất kì ngành sản xuất, dịch vụ nào, dựa trên: xây dựng thương hiệu đồng nhất với sự nhận biết rộng rãi và lợi thế kinh tế theo quy mô để chiến thắng cạnh tranh.Có thể khẳng định rằng, chuỗi bán lẻ là một trong số những phát triển quan trọng nhất của hoạt động bán lẻ thế kỷ này. Chuỗi cửa hàng bán lẻ chuyên về thực phẩm – một hình thức mua sắm mới, hiện đại nên thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nhiều hơn do thực phẩm tươi, chất lượng, giá tốt đặc biệt là yếu tố khoảng cách ngắn (gần nhà, chỗ làm...) đã trở thành ưu điểm mà các food stores vượt hơn so với mô hình siêu thị và chợ truyền thống. Đến nay, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển, theo hướng hội nhập quốc tế và giàu tiềm năng nhờ dân số 90 triệu người cũng như cơ cấu dân số trẻ. Tại Hội thảo Chính sách đầu tư và xu hướng phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam do Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức ngày 3/10/2014, đại diện một số DN cho rằng, tuy thiếu vốn đầu tư, nhưng nhìn chung các DN nội đang tăng tốc huy động vốn để phát triển hạ tầng, cơ sở bán hàng bên cạnh sự có mặt ngày càng đông và giàu tiềm năng về vốn của các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, các DN đều có chung đặc điểm là chú trọng đầu tư theo chuỗi, với một thương hiệu cố định để tận dụng thời gian quảng bá thương hiệu trên thị trường. 1.2. Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ
- 11 1.2.1. Thế nào là sự phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ Hoạt động phát triển của chuỗi bán lẻ được đánh giá theo hai hướng: Phát triển theo chiều rộng: - Số lượng cửa hàng: cho thấy qui mô của mạng lưới bán lẻ, không gian bao phủ và mật độ bao phủ của mạng lưới bán lẻ trên thị trường. - Tốc độ mở rộng chuỗi: số lượng cửa hàng khai trương mới mỗi năm. - Liên doanh, liên kết kinh tế Trong những năm trở lại đây mức sống của người dân thành phố ngày càng được nâng cao. Nhu cầu mua sắm và tiêu dùng cũng phát sinh ngày càng nhiều, hiểu được nhu cầu đó của người tiêu dùng các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhanh chóng mở rộng hệ thống mạng lưới cửa hàng của mình nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở những phân khúc thị trường DN hướng đến. Đối với loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại thì sự đa dạng chủng loại hàng hóa, sự tiện lợi khi mua sắm là yếu tố được quan tâm nhiều nhất. Do vậy để việc kinh doanh mang lại hiệu quả thì hệ thống phân phối bán lẻ này đòi hỏi phải có quy mô, diện tích mặt bằng tương đối rộng lớn. Với một diện tích tương đối rộng cửa hàng sẽ có nhiều không gian cho việc bày trí hàng hóa, kho dự trữ hàng, chỗ để xe ... đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đối với hình ảnh của hệ thống cửa hàng trong mắt người tiêu dùng. Với sự bày trí khoa học, bắt mắt, rút ngắn thời gian mua sắm, khách hàng cảm thấy thuận tiện với bãi giữ xe khi đến với cửa hàng, ... tất cả sự tiện lợi trên sẽ được khách hàng cảm nhận tốt hơn với diện tích mặt bằng tương đối rộng. Thực tế ở TP.HCM, diện tích của hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một hệ thống kinh doanh hiện đại, đặc biệt bãi đậu xe là một vấn đề chung của các DN hiện nay. - Nếu quy mô, diện tích cửa hàng đã quan trọng thì yếu tố số lượng lại càng nên được chú trọng hơn. Việc kinh doanh theo chuỗi chỉ thực sự có lãi khi chuỗi cửa hàng phát triển ở một số lượng nhất định. Số lượng cửa hàng trong chuỗi ngày càng tăng thì sức mạnh đàm phán với nhà cung cấp cũng lớn hơn, hưởng được nhiều khoản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 348 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn