intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quy trình lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa các nghiên cứu trước đây liên quan đến lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính. Từ đó, tạo ra một bức tranh tổng quát về thực trạng lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kiểm toán tổng thể trong lập kế hoạch kiểm toán, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quy trình lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN VĨNH KHƯƠNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN TỔNG THỂ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN VĨNH KHƯƠNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN TỔNG THỂ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ TẠI TP.HCM CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ : 60.34.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trần Thị Giang Tân. Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Ký tên Nguyễn Vĩnh Khương
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám đốc CMKiT Chuẩn mực kiểm toán CTKT Công ty kiểm toán IAASB Ủy ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ bảo đảm quốc tế (International Auditing and Assurance Standards Board) ISA Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Standard on Auditing) KSNB Kiểm soát nội bộ KTĐL Kiểm toán độc lập KTV Kiểm toán viên SPSS Phần mềm thống kê kinh tế (Statistical Package for the Social Sciences) TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (Viet Nam Association of Certified Public Accountants) VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Vietnamese Standard on Auditing) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số Tên bảng Trang Bảng 1.1 Đặc điểm cuộc kiểm toán và ảnh hưởng đến phạm vi kiểm toán 15 Bảng 2.1 Chỉ tiêu và mức độ đánh giá công ty kiểm toán độc lập có quy mô 24 lớn Bảng 2.2 Danh sách các công ty KTĐL có quy mô lớn theo từng chỉ tiêu 24 Bảng 2.3 Tiêu chí đánh giá quy mô công ty nhỏ và vừa theo NĐ 56/2009 31 Bảng 2.4 Chỉ tiêu và mức độ đánh giá công ty kiểm toán độc lập có quy mô 33 vừa và nhỏ Bảng 2.5 Thiết lập tiền đề của cuộc kiểm toán 36 Bảng 2.6 Tìm hiểu môi trường kinh doanh và đặc điểm đơn vị được kiểm toán 38 Bảng 2.7 Mục tiêu báo cáo, thời gian kiểm toán và nội dung trao đổi thông tin 41 Bảng 2.8 Các yếu tố quan trọng, các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán và 43 kiến thức thu thập được từ các cuộc kiểm toán khác Bảng 2.9 Nội dung, lịch trình và phạm vi của các nguồn lực 45 Bảng 2.10 Tài liệu, hồ sơ kiểm toán 47 Bảng 2.11 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kiểm toán tổng thể 48 Bảng 2.12 Mối quan hệ giữa Chiến lược kiểm toán tổng thể và Chương trình 51 kiểm toán được thực hiện Bảng 2.13 Hệ số tương quan hạng 54 Bảng 2.14 Kiểm định hệ số hồi quy 59 Bảng 2.15 Tóm tắt mô hình 60 Bảng 2.16 Phân tích phương sai 61
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các mức trọng yếu 19 Hình 3.1 Quan hệ giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro kiểm toán 74
  7. i MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN TỔNG THỂ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .................................................... 7 1.1 Tổng quan về chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính .... 7 1.1.1 Khái niệm chiến lược kiểm toán tổng thể ........................................................ 7 1.1.2 Vai trò của chiến lược kiểm toán tổng thể ....................................................... 7 1.1.3 Các nội dung căn bản trong chiến lược kiểm toán tổng thể.............................. 9 1.2 Các nghiên cứu trước liên quan về chiến lược kiểm toán tổng thể và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................. 10 1.2.1 Nghiên cứu về tầm quan trọng của chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................................................ 10 1.2.2 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kiểm toán tổng thể nói riêng và lập kế hoạch kiểm toán nói chung ............................................................ 11 1.2.3 Nghiên cứu khác liên quan đến chiến lược kiểm toán tổng thể ...................... 12 1.3 Lập chiến lược kiểm toán tổng thể theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế ................................................................................................................................. 13 1.3.1 Đặc điểm của cuộc kiểm toán .....................................................................15 1.3.2 Xác định mục tiêu báo cáo, thời gian kiểm toán và nội dung trao đổi thông tin ........................................................................................................................ 16
  8. ii 1.3.3 Các yếu tố quan trọng, các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán và kiến thức thu thập được từ các cuộc kiểm toán khác ........................................................... 17 1.3.4 Nội dung, lịch trình và phạm vi của các nguồn lực .....................................20 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN TỔNG THỂ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ TẠI TP.HCM .................................................................... 22 2.1 Tổng quan về hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam ...................................... 22 2.1.1 Lịch sử hình thành, đặc điểm của hoạt động kiểm toán tại Việt Nam ............ 22 2.1.2 Đặc điểm các Công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam ............................. 23 2.1.3 Đối tượng khách hàng ................................................................................... 26 2.1.3 Vai trò của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) .................... 27 2.2 Các quy định liên quan đến chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam .......................................................... 29 2.3 Khảo sát về thực trạng về lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính áp dụng tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp.HCM .................. 31 2.3.1 Tổng quan về Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam .................................. 31 2.3.2 Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu .......................................................... 33 2.3.2.1 Đối tượng khảo sát ................................................................................. 34 2.3.2.2 Mô tả việc hình thành dữ liệu và phân tích kết quả ..................................35 2.4 Tổng hợp kết quả khảo sát ................................................................................. 36 2.4.1 Thiết lập tiền đề của cuộc kiểm toán ............................................................. 36 2.4.2 Tìm hiểu môi trường kinh doanh và đặc điểm đơn vị được kiểm toán ........... 38 2.4.3 Xác định mục tiêu báo cáo, thời gian kiểm toán và nội dung trao đổi thông tin .............................................................................................................................. 41 2.4.4 Các yếu tố quan trọng, các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán và kiến thức thu thập được từ các cuộc kiểm toán khác.............................................................. 43 2.4.5 Nội dung, lịch trình và phạm vi của các nguồn lực........................................ 45
  9. iii 2.4.6 Tài liệu, hồ sơ kiểm toán ............................................................................... 47 2.4.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kiểm toán tổng thể............................ 48 2.4.8 Ảnh hưởng của việc tuân thủ hướng dẫn của VACPA đến tính đầy đủ của chiến lược kiểm toán tổng thể ................................................................................ 51 2.4.8.1 Phân tích mối quan hệ giữa các biến ........................................................ 51 2.4.8.2 Hệ số tương quan hạng (Rank correlation coefficient – Spearman) .......... 53 2.4.8.3 Phân tích hồi qui tuyến tính .....................................................................58 2.5 Đánh giá chung về chiến lược kiểm toán tổng thể tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp.HCM........................................................................................................ 62 2.5.1 Ưu điểm........................................................................................................ 63 2.5.2 Các tồn tại về thiết lập chiến lược kiểm toán tổng thể tại các công ty vừa và nhỏ ........................................................................................................................ 64 2.5.3 Nguyên nhân................................................................................................. 65 2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan ......................................................................... 65 2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 66 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: PHƯỚNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN TỔNG THỂ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ TẠI TP.HCM .................................................................................................................. 68 3.1 Tầm quan trọng của viện hoàn thiện quy trình lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................................. 68 3.2 Phương hướng hoàn thiện quy trình lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TP.HCM ................. 69 3.3 Giải pháp đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán ....................................... 71
  10. iv 3.3.1 Cần chú trọng thiết lập chiến lược kiểm toán tổng thể, thiết lập chương trình kiểm toán riêng cho từng loại, nhóm ngành nghề, theo từng loại hình doanh nghiệp .............................................................................................................................. 71 3.3.2 Phân bổ quỹ thời gian hợp lý ........................................................................ 72 3.3.3 Trở thành thành viên của hãng kiểm toán quốc tế ......................................... 73 3.3.4 Tìm hiểu môi trường kinh doanh và áp dụng mô hình rủi ro kinh doanh ....... 74 3.4 Giải pháp về phía nhà nước và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ................................................................................................................................. 76 3.4.1 Về phía nhà nước .......................................................................................... 76 3.4.2 Về phía Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ......................... 77 3.4.2.1 Xây dựng phần mềm kiểm toán BCTC cho các công ty kiểm toán vừa và nhỏ ...................................................................................................................... 77 3.4.2.2 Tổ chức các buổi cập nhật kiến thức cho đội ngũ KTV trong việc thực hiện lập chiến lược kiểm toán tổng thể ........................................................................ 78 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đáp ứng nhu cầu về thông tin hữu ích, có độ tin cậy cao nhằm giúp người sử dụng báo cáo tài chính ra quyết định thích hợp. Hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết, trước hết vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp, của các nhà đầu tư, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Người sử dụng kết quả kiểm toán phải đảm bảo rằng những thông tin họ cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao và là căn cứ cho các quyết định kinh tế. Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, việc lập kế hoạch kiểm toán nói chung và chiến lược kiểm toán nói riêng là bước công việc đầu tiên của cuộc kiểm toán nhằm tạo ra tiền đề cho cuộc kiểm toán trong đó chiến lược kiểm toán tổng thể là giai đoạn hết sức quan trọng. Chiến lược kiểm toán tổng thể xác định phạm vi, thời gian, định hướng của cuộc kiểm toán và hướng dẫn phát triển kế hoạch kiểm toán chi tiết. Vấn đề đặt ra là kiểm toán viên phải lập chiến lược kiểm toán tổng thể để có thể bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán từ đó góp phần đánh giá sơ bộ các gian lận, rủi ro có thể xảy ra để có những phản ứng thích hợp, giảm thiểu thiệt hại cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành vào năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Vì vậy, yêu cầu việc lập chiến lược kiểm toán tổng thể tuân thủ theo chuẩn mực mới là hết sức cấp thiết. Chính vì tầm quan trọng của việc lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính nên tác giả chọn đề tài “ Hoàn thiện quy trình lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp.HCM” để tìm hiểu thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm góp phần phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay.
  12. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu -Khảo sát thực trạng lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính áp dụng tại các công ty vừa và nhỏ đang hoạt động ở Tp.HCM. -Đề xuất giải pháp và phướng hướng hoàn thiện chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính áp dụng tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ đang hoạt động ở Tp.HCM. -Để giải quyết được các mục tiêu này, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra : 1. Thực trạng lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính áp dụng tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp.HCM hiện nay, có tuân thủ yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán hiện hành ? 2. Các giải pháp nào nhằm hoàn thiện chiến lược kiểm toán tổng thể toán trong kiểm toán báo cáo tài chính áp dụng tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp.HCM ? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ thực hiện, ở Tp.HCM không đề cập đến các loại hình kiểm toán khác như kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau: Hệ thống hóa, tổng hợp các chuẩn mực, hướng dẫn có liên quan đến lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính. Phương pháp phân tích định lượng bao gồm thống kê mô tả, kiểm định giả thuyết liên quan đến thực trạng lập chiến lược kiểm toán tổng thể tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại Tp.HCM thông qua bảng khảo sát. Phương pháp điều tra: tác giả gửi bảng câu hỏi với thang đo Likert để đánh giá, người trả lời chọn lựa mức độ đánh giá phù hợp nhất. Nguồn dữ liệu : dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp.
  13. 3 Dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu qua điều tra, tiến hành ở 30 công ty kiểm toán độc lập quy mô vừa và nhỏ, tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng trả lời là các kiểm toán viên làm việc ở các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ có kinh nghiệm 4 năm trở lên. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp về các đánh giá của cơ quan chức năng liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập, được thu thập chủ yếu từ các nghiên cứu trước, các tài liệu kiểm toán, các thống kê, đánh giá của cơ quan chức năng liên quan. Công cụ phân tích là phần mềm SPSS, vì phần mềm thích hợp với dữ liệu khảo sát và phân tích trong đề tài. 5. Tổng quan các nghiên cứu trước đây Lập chiến lược kiểm toán tổng thể nói riêng và kế hoạch kiểm toán nói chung trong kiểm toán báo cáo tài chính là một trong các bước công việc cần thiết trong quá trình kiểm toán của kiểm toán viên. Một số các công trình nghiên cứu trước đó như: 5.1 Bài báo khoa học 1. Hans Blokdijk, Fred Drieenhuizen, Dan A. Simunic, Michael T. Stein, 2006. An Analysis of Cross-Sectional Differences in Big and Non-Big Public Accounting Firm's Audit Programs. Journal of Pratice and Theory, Vol.25, No.1, pp.27-48. Bài báo dựa trên dữ liệu từ 113 đơn vị được kiểm toán ở Hà Lan trong năm 1998-1999 của 14 công ty kiểm toán độc lập, kết luận rằng chất lượng kiểm toán cao hơn ở các công ty kiểm toán (Big 5), theo đó, các công ty này sử dụng cách tiếp cận đánh giá rủi ro và thực hiện ít thủ tục cơ bản hơn. Kiểm toán viên (Big 5) luôn dành khá nhiều giờ cho giai đoạn lập kế hoạch và đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán, trong khi các kiểm toán viên công ty khác tốn tương đối nhiều thời gian hơn trong thử nghiệm cơ bản. 2. Turcanu V., Bostan I., Mates D., Socoliuc M., & Grosu V, 2008. The Planification of an Audit of Annual Financial Situations from the viewpoint of the International Standard of Audit 300. The Annals of The "Ştefan cel Mare" University Suceava, pp.136-141. Bài báo cho rằng mục đích của chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA 300) là thiết lập các
  14. 4 nguyên tắc và cung cấp các hướng dẫn liên quan đến các khía cạnh và hoạt động được áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC. Bài báo cũng đề cập vai trò quan trọng của chiến lược kiểm toán tổng thể trong lập kế hoạch kiểm toán. 3. Timothy G.Kizirian, Brian W.Mayhew, L. Dwight Sneathen, Jr., 2005. The Impact of Management Integrity on Audit Planning and Evidence, Auditing: Journal of Pratice and Theory, Vol.24, No.2, pp.49-67. Bài báo tìm thấy mối liên hệ giữa đánh giá của kiểm toán viên về tính chính trực của nhà quản lý với rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Để phát hiện sai sót trọng yếu, tính chính trực của nhà quản lý là một yếu tố quyết định quan trọng trong cấu trúc rủi ro của khách hàng, kiểm toán viên dựa vào nhà quản lý để thu thập nhiều bằng chứng trong quá trình kiểm toán. 4. Niclas Hellman, 2011. Chief Financial Officer Influence on Audit Planning. International Journal of Auditing, Vol.15, pp.247-274 Bài báo kết luận rằng các giám đốc tài chính tìm cách ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kiểm toán, đặc biệt là liên quan đến kiểm soát nội bộ và việc xác định đối tượng và phạm vi kiểm toán. 5. David Murphy, Carol E. Brown, 1992. The Uses of Advanced Information Technology in Audit Planning. Intelligent Systems in Accounting, Finance and Management, 1992, vol. 1, issue 3, pages 187-193. Bài báo mô tả việc sử dụng hệ thống như cơ sở dữ liệu thông minh để hỗ trợ trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán và cũng được sử dụng trong: đánh giá rủi ro kiểm toán, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và xây dựng chương trình kiểm toán. 6. Mock T. and A. Wright, 1993. An exploratory study of auditor evidential planning. Auditing: A Journal of Practice and Theory (Fall),pp: 39-61. Bài báo kết luận lập kế hoạch kiểm toán có quan hệ chặt chẽ với việc đánh giá rủi ro của khách hàng. Đó là lý do tại sao kiểm toán viên thường xuyên sử dụng một chương trình kiểm toán chuẩn, đó là một bộ tiêu chuẩn các thủ tục kiểm toán cần thiết, phụ thuộc vào mức độ rủi ro của khách hàng.
  15. 5 5.2 Luận văn trong nước Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TP.HCM” của tác giả Trần Huỳnh Thùy Dung, bảo vệ năm 2013. Tác giả tập trung đưa ra phương hướng và giải pháp để giải quyết vấn đề : nâng cao chất lượng quá trình lập kế hoạch kiểm toán, nâng cao năng lực chuyên môn của kiểm toán viên, minh bạch hóa chi phí kiểm toán. Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện quy trình đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở Việt Nam” của tác giả Dương Ngọc Thương Duyên, bảo vệ năm 2013. Đề tài đã hệ thống hóa về mặt lý luận quy trình đánh giá và đối phó rủi ro. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp giải quyết: nâng cao phát triển nguồn nhân lực kiểm toán, tham gia làm thành viên hãng kiểm toán quốc tế, nâng cao trách nhiệm ban giám đốc của công ty kiểm toán độc lập. Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán đang hoạt động ở Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trương Thị Yến Nhung, bảo vệ năm 2012. Tóm tắt trong đề tài này, tác giả đưa ra giải pháp cho các nhóm công ty kiểm toán quốc tế, nhà nước và công ty kiểm toán có quy mô nhỏ, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, đặc biệt là các chuẩn mực liên qua đến lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Vân, bảo vệ năm 2009. Tác giả đưa ra phương hướng và giải pháp để giải quyết về hoàn thiện quy trình đành giá rủi ro, giải pháp về các chuẩn mực liên quan, vận dụng tính trong yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Nhìn chung các nghiên cứu trước đã đề cập đến chiến lược kiểm toán tổng thể trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tuy nhiên chưa có nghiên cứu chuyên sâu về chiến lược kiểm toán tổng thể trong các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ. Do vậy, tác giả thực hiện đề tài về quy trình lập chiến lược kiểm toán tổng thể tại các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp.HCM.
  16. 6 6. Những đóng góp mới của đề tài Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa các nghiên cứu trước đây liên quan đến lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính. Từ đó, tạo ra một bức tranh tổng quát về thực trạng lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kiểm toán tổng thể trong lập kế hoạch kiểm toán, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu hữu ích đối với công ty kiểm toán độc lập; các nhà làm luật, các tổ chức nghề nghiệp trong việc xây dựng chuẩn mực, chính sách liên quan để đảm bảo và hoàn thiện chiến lược kiểm toán tổng thể nói riêng và quy trình lập kế hoạch kiểm toán nói chung. 7. Kết cấu của đề tài Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết tập trung nghiên cứu 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp.HCM Chương 3: Phướng hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình lập chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp.HCM
  17. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN TỔNG THỂ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Tổng quan về chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1 Khái niệm chiến lược kiểm toán tổng thể Chiến lược kiểm toán tổng thể là một giai đoạn của lập kế hoạch kiểm toán.Theo từ điển tiếng Việt, “Kế hoạch” là: “Sự sắp đặt hoặc hoạch định đường lối có hệ thống về những công việc dự định làm”. Lập kế hoạch là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm tạo tiền đề trước khi thực hiện kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 300, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng: (1) Chiến lược kiểm toán tổng thể và (2) Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính. VSA 300 không có định nghĩa cụ thể về “chiến lược kiểm toán tổng thể” do ISA 300 đã bỏ hướng dẫn trong mục thuật ngữ. Tuy nhiên, VSA 300 có hướng dẫn chi tiết về chiến lược kiểm toán tổng thể trong phần nội dung. Trong VSA 300, đã định nghĩa: Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên phải xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể để xác định phạm vi, lịch trình và định hướng của cuộc kiểm toán, và để có hướng lập kế hoạch kiểm toán. 1.1.2 Vai trò của chiến lược kiểm toán tổng thể VSA 300 quy định Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể để xác định phạm vi, lịch trình và định hướng của cuộc kiểm toán,
  18. 8 và để lập kế hoạch kiểm toán (VSA 300, 07). Chiến lược kiểm toán tổng thể là thiết yếu cho mọi cuộc kiểm toán để đảm bảo cho sự thành công của cuộc kiểm toán. Chiến lược kiểm toán tổng thể tác động để mọi hoạt động của cuộc kiểm toán. Chiến lược kiểm toán tổng thể quyết định từ thủ tục ban đầu trước khi thực hiện kiểm toán, đánh giá rủi ro tổng thể và rủi ro cấp cơ sở dẫn liệu, thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ cho đến các thủ tục kiểm toán chi tiết và các thủ tục kết thúc cuộc kiểm toán. Có thể nói rằng trong chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên xác định đường hướng (nội dung, lịch trình và phạm vi) của cuộc kiểm toán, trong khi Kế hoạch kiểm toán cụ thể hoá chiến lược kiểm toán tổng thể thành các bước công việc cần thực hiện. Đối với cuộc kiểm toán nhiều năm cho một khách hàng, hoặc cuộc kiểm toán năm hiện tại cho khách hàng lớn, có nhiều công ty con, nhiều đơn vị thành viên hoặc phạm vi hoạt động rộng, cuộc kiểm toán phức tạp thì kiểm toán viên phải lập chiến lược kiểm toán tổng thể đầy đủ. Đối với cuộc kiểm toán tương đối nhỏ hoặc đơn giản thì chiến lược kiểm toán tổng thể có thể được lập gọn nhẹ và đơn giản. Tùy thuộc vào việc hoàn thành các thủ tục đánh giá rủi ro, quá trình xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể sẽ hỗ trợ kiểm toán viên xác định các vấn đề sau (VSA 300, A8):  Nguồn lực cho các vùng kiểm toán đặc biệt, như bố trí các nhân viên có kinh nghiệm phù hợp cho các vùng kiểm toán có rủi ro cao hay bố trí chuyên gia vào các vấn đề chuyên môn phức tạp;  Quy mô nguồn lực phân bổ cho các vùng kiểm toán đặc biệt trọng yếu, như số lượng nhân viên tham gia quan sát kiểm kê ở các khu vực quan trọng; phạm vi soát xét công việc của kiểm toán viên khác trong trường hợp thực hiện kiểm
  19. 9 toán cho tập đoàn, hoặc thời gian dành cho các vùng kiểm toán có rủi ro cao;  Thời điểm triển khai các nguồn lực tại giai đoạn kiểm toán sơ bộ hoặc tại thời điểm khóa sổ;  Phương thức quản lý, chỉ đạo và giám sát các nguồn lực như khi nào cần tổ chức cuộc họp nhóm kiểm toán để hướng dẫn và rút kinh nghiệm; cách thức tiến hành soát xét của thành viên Ban Giám đốc phụ trách hợp đồng kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán (như tại khách hàng hay tại văn phòng), và sự cần thiết phải soát xét đặc biệt hơn đối với chất lượng cuộc kiểm toán. 1.1.3 Các nội dung căn bản trong chiến lược kiểm toán tổng thể Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng: (1) Chiến lược kiểm toán tổng thể và (2) Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Nội dung và phạm vi công việc lập kế hoạch kiểm toán có thể khác nhau tùy theo quy mô và sự phức tạp của đơn vị được kiểm toán cũng như kinh nghiệm trước đây của nhóm kiểm toán đối với đơn vị đó, và những thay đổi phát sinh trong cuộc kiểm toán. Nội dung của Chiến lược kiểm toán tổng thể, bao gồm : - Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán nhằm xác định phạm vi kiểm toán; - Xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán nhằm thiết lập lịch trình kiểm toán và yêu cầu trao đổi thông tin; - Xem xét các yếu tố mà theo xét đoán chuyên môn của KTV là có vai trò quan trọng trong việc xác định công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán; - Xem xét kết quả các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán, các hiểu biết đã có từ việc cung cấp các dịch vụ trước đây cho đơn vị được kiểm toán đó có còn phù hợp với cuộc kiểm toán này không; - Xác định nội dung, lịch trình, phạm vi các nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán.
  20. 10 1.2 Các nghiên cứu trước liên quan về chiến lược kiểm toán tổng thể và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Lập kế hoạch kiểm toán nói chung và chiến lược kiểm toán tổng thể nói riêng có một vị trí quan trọng trong quy trình kiểm toán và ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán. Các nghiên cứu tập trung vào các hướng sau: 1.2.1 Nghiên cứu về tầm quan trọng của chiến lược kiểm toán tổng thể trong kiểm toán báo cáo tài chính - Nghiên cứu về ảnh hưởng của chiến lược kiểm toán tổng thể đến chất lượng kiểm toán. Tiêu biểu cho những nghiên cứu này là nghiên cứu của Hans Blokdijk và các cộng sự (2006) dựa trên dữ liệu từ 113 đơn vị được kiểm toán ở Hà Lan trong năm 1998-1999 của 14 công ty kiểm toán độc lập, đưa ra kết luận rằng chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán lớn (Big 5). Theo đó, các công ty này sử dụng cách tiếp cận đánh giá rủi ro và thực hiện ít thủ tục cơ bản hơn. Kiểm toán viên (Big 5) luôn dành khá nhiều thời gian cho giai đoạn lập kế hoạch và đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán, trong khi các kiểm toán viên công ty khác tốn tương đối nhiều thời gian hơn cho thử nghiệm cơ bản. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi tìm hiểu tình hình kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: (1) Cả hai nhóm kiểm toán viên sử dụng nguồn lực kiểm toán giống nhau; (2) Công ty kiểm toán thuộc nhóm (Big 5) phân bổ nguồn lực tương đối nhiều để lập kế hoạch và đánh giá rủi ro (và tương đối ít hơn để thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm chi tiết), và (3) Qui mô của đơn vị được kiểm toán, phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro kinh doanh, và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng khác nhau đến tổng số giờ kiểm toán ở hai nhóm kiểm toán viên. Các khác biệt này dẫn đến sự khác biệt trong chất lượng kiểm toán, không phải do từ nguồn lực kiểm toán mà là từ cách thức phân bổ nguồn lực kiểm toán. Nghiên cứu còn cho thấy rằng chất lượng kiểm toán cao hơn ở các công ty kiểm toán (Big 5) có liên quan đến cách tiếp cận theo rủi ro kinh doanh và qui mô khách hàng và thực hiện ít thủ tục cơ bản hơn. Kiểm toán viên (Big 5) luôn dành khá nhiều giờ cho giai đoạn lập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2