intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn cơ bản đã làm rõ được những vấn đề có tính lý luận về lạm phát và thất nghiệp, phân tích diễn biến thực trạng về mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014. Luận văn cũng phân tích và làm sáng tỏ thêm lý thuyết mô hình đường cong Phillips trong ngắn hạn và dài hạn, trình bày và phân tích đường cong Phillips tại Việt Nam giai đoạn 2000-2014 và sử dụng phương pháp định lượng kiểm định lý thuyết mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam giai đoạn 1992-2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MÍNH VŨ ĐỨC BÌNH KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐƯỜNG CONG PHILLIPS TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH VŨ ĐỨC BÌNH KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐƯỜNG CONG PHILLIPS TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VĂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, mục tiêu kiểm soát tỷ lệ lạm phát và tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp luôn là những mục tiêu kinh tế vĩ mô hàng đầu. Chính phủ cần đưa ra các chính sách kinh tế đúng đắn phù hợp để thực hiện tốt và hài hòa cả hai mục tiêu kiểm soát lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Lý thuyết mô hình đường cong Phillips biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp, lý thuyết đường cong Phillips trong ngắn hạn và dài hạn rất hữu ích trong việc hoạch định chính sách kinh tế của chính phủ cũng như chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Kiểm định mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao. Tác giả đã kết hợp sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp tại Việt Nam, kiểm định lý thuyết mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam. Luận văn cơ bản đã làm rõ được những vấn đề có tính lý luận về lạm phát và thất nghiệp, phân tích diễn biến thực trạng về mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014. Luận văn cũng phân tích và làm sáng tỏ thêm lý thuyết mô hình đường cong Phillips trong ngắn hạn và dài hạn, trình bày và phân tích đường cong Phillips tại Việt Nam giai đoạn 2000-2014 và sử dụng phương pháp định lượng kiểm định lý thuyết mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam giai đoạn 1992-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy lý thuyết đường cong Phillips đúng với diễn biến thực tiễn tại Việt Nam và rút ra được kết luận lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau trong dài hạn tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao tính ứng dụng của lý thuyết mô hình đường cong Phillips vào chính sách kinh tế tại nền kinh tế Việt Nam, đề xuất các giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: VŨ ĐỨC BÌNH Sinh ngày 26 tháng 03 năm 1989 Quê quán: thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Là học viên cao học khóa XV của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Cam đoan luận văn: “KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐƯỜNG CONG PHILLIPS TẠI VIỆT NAM”. Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VĂN DÂN Luận văn được thực hiện tại: Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Người cam đoan Học viên Vũ Đức Bình
  5. LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.Đặng Văn Dân đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn các Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi xin trân trọng cám ơn Phòng quản lý đào tạo sau đại học – Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. VŨ ĐỨC BÌNH
  6. MỤC LỤC  Danh mục bảng và biểu đồ Phần mở đầu Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH ĐƢỜNG CONG PHILLIPS ........ 1 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT ................................................... 1 1.1.1 Khái niệm lạm phát ............................................................................................. 1 1.1.2 Đo lường lạm phát ............................................................................................... 2 1.1.2.1 Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng (CPI) ............................................................ 2 1.1.2.2 Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ........................................... 4 1.1.2.3 Chỉ số giá sản xuất (PPI) .................................................................................. 5 1.1.3 Phân loại lạm phát ............................................................................................... 5 1.1.3.1 Căn cứ vào tốc độ và tác động của lạm phát .................................................... 5 1.1.3.2 Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lạm phát ........................................................ 6 1.1.3.3 Căn cứ vào tính chất chủ động - bị động trong chính sách đối phó ................. 7 1.1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát .............................................................................. 8 1.1.4.1 Nguyên nhân về phía cầu hàng hóa ................................................................. 8 1.1.4.2 Nguyên nhân về phía cung hàng hóa ............................................................. 10 1.1.5 Tác động của lạm phát ...................................................................................... 11
  7. 1.1.5.1 Lạm phát tác động đến lãi suất ....................................................................... 11 1.1.5.2 Lạm phát tác động đến thu nhập .................................................................... 12 1.1.5.3 Lạm phát tác động đến đầu tư ........................................................................ 13 1.1.5.4 Lạm phát tác động đến thất nghiệp ................................................................ 13 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT NGHIỆP .......................................... 14 1.2.1 Khái niệm việc làm ........................................................................................... 14 1.2.2 Khái niệm thất nghiệp ....................................................................................... 14 1.2.3 Cách đo lường tỷ lệ thất nghiệp ........................................................................ 15 1.2.4 Phân loại thất nghiệp ......................................................................................... 16 1.2.4.1 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp ............................................................ 16 1.2.4.2 Phân loại theo tính chất thất nghiệp ............................................................... 17 1.2.4.3 Phân loại theo lý do thất nghiệp ..................................................................... 17 1.2.4.4 Phân loại theo loại hình thất nghiệp .............................................................. 18 1.2.5 Tác động của thất nghiệp .................................................................................. 19 1.2.5.1 Tác động về mặt kinh tế .................................................................................. 19 1.2.5.2 Tác động về mặt xã hội .................................................................................. 19 1.2.5.3 Tác động về mặt bản thân người thất nghiệp ................................................. 20 1.3 MÔ HÌNH ĐƢỜNG CONG PHILLIPS .......................................................... 20 1.3.1 Đường cong Phillips trong ngắn hạn ................................................................. 20
  8. 1.3.2 Đường cong Phillips trong dài hạn ................................................................... 22 Chƣơng 2: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐƢỜNG CONG PHILLIPS TẠI VIỆT NAM ..................................................................................................................................... 26 2.1 Tổng quan về lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014 ................................... 26 2.2 Tổng quan về thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014 ............................... 29 2.3 Mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam ......................................................... 35 2.4 Phân tích định tính mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam ........ 36 2.5 Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam ..................................................................................................................................... 38 2.5.1 Phân tích mô hình hồi quy ................................................................................ 39 2.5.1.1 Khảo sát số liệu .............................................................................................. 39 2.5.1.2 Mô hình hồi quy ............................................................................................. 41 2.5.2 Phân tích mối quan hệ nhân quả ....................................................................... 43 2.5.2.1 Kiểm định tính dừng của dữ liệu .................................................................... 43 2.5.2.2 Kiểm định đồng liên kết .................................................................................. 46 2.5.2.3 Kiểm định nhân quả Granger ......................................................................... 49 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐƢỜNG CONG PHILLIPS TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 53 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020
  9. ..................................................................................................................................... 53 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta ............................................. 53 3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta .................................................. 54 3.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề lạm phát và lao động – việc làm .. 55 3.3 Ứng dụng đường cong Phillips tại Việt Nam ....................................................... 58 3.4 Đề xuất các chính sách giảm tỷ lệ thất nghiệp ..................................................... 59 3.4.1 Đề xuất các chính sách về kinh tế ..................................................................... 59 3.4.1.1 Chính sách tiền tệ ........................................................................................... 59 3.4.1.2 Chính sách tài khóa ........................................................................................ 61 3.4.1.3 Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ........................................ 64 3.4.2 Đề xuất các chính sách khác ............................................................................. 66 3.4.2.1 Thu hút nhà đầu tư nước ngoài ...................................................................... 66 3.4.2.2 Xuất khẩu lao động ........................................................................................ 69 3.4.2.3 Tổ chức và phát triển các trung tâm cơ sở dạy nghề ..................................... 70 3.4.2.4 Nâng cao hiệu quả dịch vụ việc làm .............................................................. 71 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 73 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 1.1: Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014 ....................... 3 Bảng 2.1: Cung tiền trong giai đoạn 2005-2009 ........................................................ 28 Bảng 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giai đoạn 2000-2014 ................................... 29 Bảng 2.3: Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động giai đoạn 2009-2014 ............. 33 Bảng 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp cả nước giai đoạn 2008-2014 ........................................ 37 Bảng 2.5: Giản đồ tự tương quan của chuỗi số liệu tỷ lệ thất nghiệp ........................ 40 Bảng 2.6: Kết quả mô hình hồi quy ........................................................................... 42 Bảng 2.7: Kết quả kiểm định tính dừng của lạm phát................................................. 44 Bảng 2.8: Kết quả kiểm định tính dừng của thất nghiệp ............................................ 45 Bảng 2.9: Kết quả kiểm định đồng liên kết theo giá trị thống kê Trace .................... 48 Bảng 2.10: Kết quả kiểm định đồng liên kết theo giá trị thống kê Maximum Eigen . 49 Bảng 2.11: Kết quả kiểm định Granger Causality ..................................................... 50 Bảng 3.1: Số liệu xuất khẩu lao động giai đoạn 2010-2014 ...................................... 70 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Đồ thị biểu diễn tổng cầu tăng dẫn đến lạm phát .................................... 8 Biểu đồ 1.2: Đồ thị biểu diễn tổng cung giảm dẫn đến lạm phát ............................... 10 Biểu đồ 1.3: Đường cong Phillips trong ngắn hạn ..................................................... 21 Biểu đồ 1.4: Đường cong Phillips trong dài hạn ........................................................ 23
  11. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2014 ........................ 26 Biểu đồ 2.2: Diễn biến giá dầu thô trung bình của tổ chức OPEC qua các năm ....... 27 Biểu đồ 2.3: Vốn FDI thực hiện giai đoạn 2000-2014 ............................................... 30 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2014 ..................................................................................................................................... 32 Biểu đồ 2.5: Dân số Việt Nam giai đoạn 2000-2014 ................................................. 34 Biểu đồ 2.6: Đường Phillips tại Việt Nam giai đoạn 2000-2014 ............................... 35 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2000-2014 …..36 Biểu đồ 2.8: Đồ thị chuỗi số liệu tỷ lệ lạm phát ......................................................... 39 Biểu đồ 2.9: Đồ thị chuỗi số liệu tỷ lệ thất nghiệp ..................................................... 40
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý dó chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, mục tiêu kiểm soát tỷ lệ lạm phát và tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp luôn là những mục tiêu kinh tế vĩ mô hàng đầu. Đặc biệt là sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hai mục tiêu trên càng trở nên quan trọng đặc biệt được quan tâm. Trong từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể, chính phủ cần đưa ra các chính sách kinh tế đúng đắn phù hợp để thực hiện tốt và hài hòa cả hai mục tiêu kiểm soát lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nếu chính phủ thực hiện tốt được hai mục tiêu này sẽ góp phần đảm bảo kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Xuất phát từ tầm quan trọng của hai vấn đề lạm phát và thất nghiệp, đây là vấn đề thực tiễn quan trọng đang đặt ra cần giải quyết một cách chính xác và phù hợp. Trên thực tế vấn đề lạm phát được đưa ra bàn cãi, tranh luận rất nhiều nhưng giải quyết vấn đề lạm phát kết hợp với vấn đề thất nghiệp thì chưa thực sự có một công trình khoa học nào nghiên cứu thấu đáo rõ ràng. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu cấp bách, là vấn đề kinh tế - xã hội mang tính thực tiễn cao, mang tính cấp thiết của việc nghiên cứu. Với mong muốn làm rõ mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam, kiểm định lý thuyết mô hình đường cong Phillips vào thực tiễn ở Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị nâng cao tính ứng dụng lý thuyết mô hình đường cong Phillips vào các chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời kiến nghị các giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam. Đây chính là lý do mà tôi quyết định chọn đề tài “Kiểm định mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam” để nghiên cứu.
  13. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài: Theo tác giả được biết thì cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đề cập đến nội dung liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, sau đây là tổng lược một số bài đã nghiên cứu trước đây: + TS. Võ Hùng Dũng: “Lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế”, bài nghiên cứu được trình bày trên tạp chí nghiên cứu kinh tế năm 2009. Bài nghiên cứu đã khái quát về đường cong Phillips tại Việt Nam, phân tích định tính nhưng chưa phân tích định lượng về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, chỉ dừng lại phân tích số liệu tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2008. + Phạm Sỹ An: “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam”, bài nghiên cứu được trình bày trên tạp chí quản lý kinh tế năm 2008. Bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân tích số liệu tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp năm 2007, chưa nghiên cứu sâu phân tích định lượng về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. + Phạm Thị Thu Phương: “Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, bài nghiên cứu đã trình bày phân tích được mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên bài nghiên cứu đã chưa đưa ra được kiến nghị chính sách giúp đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát và tạo nhiều việc làm, tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. + NCS Đoàn Hoàng Tuấn: “Giải pháp kiểm soát lạm phát tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung về lạm phát tại Việt Nam nhưng không phân tích đề cập đến mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp, mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là vấn đề nóng bỏng cấp thiết đặt ra cho những người làm chính sách tiền tệ hiện nay. + Tác giả Đỗ Văn Tính: “Thất nghiệp tại Việt Nam”, bài nghiên cứu đưa ra một vài nét về tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn 2006-2009 chủ yếu vào hai năm 2008-2009,
  14. trình bày nội dung nghiên cứu về thất nghiệp ở Việt Nam tìm ra nguyên nhân và kiến nghị giải pháp nhằm hạn chế thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những luận văn nói trên thì còn một số luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường và cấp bộ đề cập đến vấn đề lạm phát và vấn đề thất nghiệp, nhưng vẫn còn tồn tại khe hở nghiên cứu đó là hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu nào trình bày phân tích đường cong Phillips tại Việt Nam và phân tích chuyên sâu mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các công trình nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở mức phân tích định tính mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp chứ chưa sử dụng phương pháp định lượng để phân tích, đồng thời chưa có một nghiên cứu nào trình bày đường cong Phillips tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: Một là: khái quát hóa và làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản nhất về lạm phát, thất nghiệp và mô hình đường cong Phillips trong ngắn hạn và dài hạn. Trên cơ sở đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu kiểm định mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam. Hai là: phân tích và đánh giá thực trạng lạm phát và thất nghiệp tại Việt Nam, kiểm định lý thuyết mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam từ năm 2000-2014. Ba là: đề xuất những giải pháp nâng cao tính ứng dụng của lý thuyết đường cong Phillips tại Việt Nam trong chính sách kinh tế vĩ mô, kiến nghị các giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là: đường cong Phillips.
  15. Phạm vi nghiên cứu là: thực trạng và mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2000-2014. Kiểm định lý thuyết mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam giai đoạn 2000-2014. 5. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế truyền thống được sử dụng: phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp tư duy khoa học, thống kê, tổng hợp và phân tích. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại như: tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học, nhà quản lý, nhà xây dựng chính sách, chuyên gia kinh tế. Phương pháp định tính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các báo cáo thường niên, số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam. Luận văn có sử dụng phương pháp định lượng, các dữ liệu được xử lý trên phần mềm EVIEWS để thực hiện các kiểm định và tính toán giá trị trung bình. 6. Những đóng góp mới của luận văn: Những điểm đóng góp mới của luận văn: Thứ nhất: luận văn đi sâu làm rõ, phân tích một cách đầy đủ, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lạm phát và thất nghiệp. Với mỗi vấn đề về lạm phát và thất nghiệp, luận văn đi sâu phân tích khái niệm, đo lường, phân loại, tác động. Thứ hai: luận văn phân tích, làm sáng tỏ thêm lý thuyết mô hình đường cong Phillips trong ngắn hạn và dài hạn. Luận văn rút ra nhận xét trong từng lý thuyết đường cong Phillips ngắn hạn và dài hạn.
  16. Thứ ba: luận văn phân tích rõ diễn biến thực trạng về mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014. Luận văn trình bày và phân tích đường cong Phillips tại Việt Nam giai đoạn 2000-2014. Thứ tư: luận văn phân tích định lượng, kiểm định tính thực tế của lý thuyết mô hình đường cong Phillips tại nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1992-2014. Luận văn khẳng định, lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau trong dài hạn tại Việt Nam. Thứ năm: luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao tính ứng dụng của lý thuyết mô hình đường cong Philips vào chính sách kinh tế tại nền kinh tế Việt Nam. Luận văn đề xuất các giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam, bao gồm đề xuất các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa và một số chính sách khác. 7. Kết cấu của luận văn: Bao gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận chung, tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình đường cong Philips. Chương 2: Kiểm định mô hình đường cong Philips tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao tính ứng dụng mô hình đường cong Philips tại Việt Nam.
  17. 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH ĐƢỜNG CONG PHILLIPS 1.1 Những vấn đề cơ bản về lạm phát: 1.1.1 Khái niệm lạm phát: Do xuất phát từ tiếp cận lạm phát ở các khía cạnh khác nhau nên đã có nhiều khái niệm về lạm phát khác nhau. Có khái niệm lạm phát tiếp cận theo nguyên nhân gây ra lạm phát, trong khi đó có khái niệm lạm phát lại tiếp cận theo hướng ảnh hưởng của lạm phát. Có thể nêu ra một số khái niệm lạm phát như sau: Khái niệm lạm phát theo nhà kinh tế học K.Marx: “ Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá mức nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân ”. Khái niệm lạm phát theo nhà kinh tế học Paul.A.Samuelson: “ Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung ”. Khái niệm lạm phát theo nhà kinh tế học Milton Friedman: “ Lạm phát dù lúc nào và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ. Lạm phát ở bất cứ nơi nào luôn là một hiện tượng tiền tệ với nghĩa là nó được và có thể được tạo ra chỉ bằng cách tăng lượng tiền nhanh hơn so với tăng sản lượng ”. Dù các nhà kinh tế học đưa ra các khái niệm lạm phát khác nhau nhưng các khái niệm trên đều có điểm cơ bản chung của lạm phát là: biểu hiện cơ bản của lạm phát là sự tăng lên của giá cả. Từ đó xuất hiện khái niệm lạm phát được nhiều nhà kinh tế chấp nhận và phổ biến hiện nay đó là: “ Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung trong nền kinh tế tăng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định ”.
  18. 2 Trong đó mức giá chung trong nền kinh tế là mức trung bình của giá cả các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế, được biểu hiện ở chỉ số giá cả chung của hàng hóa. Trên cơ sở các khái niệm lạm phát đã đề cập, theo tác giả lạm phát tiền tệ có 3 biểu hiện cơ bản đó là:  Mức chung của giá cả hàng hóa tăng liên tục và kéo dài.  Tiền tệ bị mất giá.  Tài sản tài chính liên tục giảm giá. 1.1.2 Đo lƣờng lạm phát: Để đo lường mức độ của lạm phát, phương pháp chỉ số được sử dụng nhằm thể hiện sự biến động của mức giá chung trong nền kinh tế. Có một số phương pháp tính chỉ số giá cả như sau: 1.1.2.1 Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng (CPI): Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng là chỉ số được tính theo một giỏ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ chính trên thị trường. Chỉ số CPI được sử dụng phổ biến trên nhiều quốc gia để đánh giá mức độ thay đổi lạm phát xảy ra, mỗi quốc gia quy định khác nhau về nhóm mặt hàng trong giỏ hàng hóa và quyền số của từng mặt hàng, nhóm mặt hàng và quyền số này được thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội. Ví dụ như ở Việt Nam, nhóm mặt hàng và quyền số để tính chỉ số CPI được quy định như sau:
  19. 3 Bảng 1.1: Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014 Đơn vị tính: % STT Nhóm hàng hóa và dịch vụ Quyền số 1 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93 2 Đồ uống và thuốc lá 4,03 3 May mặc, mũ nón, giày dép 7,28 4 Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD 10,01 5 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65 6 Thuốc và dịch vụ y tế 5,61 7 Giao thông 8,87 8 Bưu chính viễn thông 2,73 9 Giáo dục 5,72 10 Văn hóa, giải trí và du lịch 3,83 11 Hàng hóa và dịch vụ khác 3,34 Cộng chỉ số chung 100 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam [14]. Công thức tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số CPI như sau: = Trong đó: : tỷ lệ lạm phát năm t (tính theo CPI). : chỉ số giá cả hàng hóa năm t so với năm gốc. : chỉ số giá cả hàng hóa năm (t-1) so với năm gốc.
  20. 4 1.1.2.2 Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội là chỉ số giá cả cho toàn bộ hàng hóa và dịch vụ trong GDP để xác định tỷ lệ lạm phát, chỉ số này được tính bằng tỷ lệ của tổng giá trị GDP danh nghĩa với tổng giá trị GDP thực tế. Công thức tính chỉ số giảm phát GDP như sau: = Trong đó: : chỉ số giảm phát GDP. : GDP danh nghĩa (đo lường sản lượng năm hiện tại theo giá năm hiện tại). : GDP thực tế (đo lường sản lượng hiện tại theo giá năm gốc). Trên cơ sở tính được chỉ số giảm phát GDP, công thức tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giảm phát GDP như sau: = Trong đó: : tỷ lệ lạm phát năm t (tính theo GDP). : chỉ số giảm phát GDP năm t. : chỉ số giảm phát GDP năm t-1. Như vậy có thể nhận xét so sánh một số điểm khác biệt cơ bản giữa chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội với chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2