intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Lạm dụng rượu bia trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng rượu, bia của người dân ở tỉnh Sóc Trăng, thông qua điều tra số liệu thực tế tại thành phố Sóc Trăng. Từ thực trạng tiêu dùng để tìm nguyên nhân vì sao người dân lại có hành vi từ sử dụng chuyển sang lạm dụng? những nguyên nhân này sẽ là tiền đề xây dựng giải pháp giải quyết vấn nạn lạm dụng rượu, bia trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Lạm dụng rượu bia trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THÁI ĐĂNG LẠM DỤNG RƢỢU BIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Sóc Trăng – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THÁI ĐĂNG ĐỀ TÀI: LẠM DỤNG RƢỢU BIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC T.S NGUYỄN HỮU DŨNG Thành phố Sóc Trăng – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: NGUYỄN THÁI ĐĂNG Sinh ngày: 14/9/1980 Quê quán: Thạnh Trị, Sóc Trăng. Hiện công tác tại: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng. Là sinh viên Lớp Cao học Quản lý kinh tế, Viện đào tạo sau đại học, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Xin cam đoan: - Đề tài “LẠM DỤNG RƢỢU BIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP" - Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Dũng. Tôi xin cam đoan rằng tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không sử dụng các nguồn thông tin hay tài liệu nào khác ngoài những tài liệu và thông tin đã đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn của luận văn. Những trích đoạn hay nội dung tham khảo từ các nguồn khác đều đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo theo hình thức những đoạn trích dẫn nguyên văn hoặc lời diễn giải trong luận văn kèm theo thông tin về nguồn tham khảo rõ ràng. Các mẫu nghiên cứu, thu thập đƣợc trong luận văn là do tôi trực tiếp phỏng vấn và các cộng tác viên phỏng vấn tại địa bàn sinh sống. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Bản luận văn này chƣa từng đƣợc xuất bản và cũng chƣa từng đƣợc nộp cho một hội đồng nào khác cũng nhƣ chƣa chuyển cho bất kỳ bên nào khác có quan tâm đến nội dung luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thái Đăng
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................3 MỤC LỤC ...................................................................................................................4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................8 DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................10 LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................12 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN .......................................................................................1 1.1.Sự cần thiết của việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp vấn đề lạm dụng rƣợu, bia hiện nay........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................................5 1.3.Nội dung nghiên cứu:........................................................................................6 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................6 1.5. Cấu trúc của luận văn:......................................................................................6 CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................8 2.1. Một số khái niệm và thông tin liên quan đến nghiên cứu: ...............................8 2.1.1. Khái niệm về nhận thức: .........................................................................8 2.1.2. Khái niệm về thái độ: ..............................................................................9 2.1.3. Khái niệm về hành vi: ...........................................................................10 2.1.4. Lý thuyết hành vi liên quan ...................................................................10 2.1.5. Thế nào là lạm dụng rƣợu, bia? .............................................................12 2.2. Môt số yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng, lạm dụng rƣợu, bia ..........................14 2.3. Tác hại của rƣợu, bia ......................................................................................15 2.3.1. Đến sức khỏe bản thân ..........................................................................15 2.3.2. Đến gia đình và xã hội ...........................................................................18 2.3.3. Tai nạn giao thông có liên quan đến sử dụng rƣợu, bia có xu hƣớng tăng nhanh: .........................................................................................................20
  5. 2.4. Một số nghiên cứu liên quan đến hành vi lạm dụng rƣợu, bia khác: .............21 2.5. Một số chính sách và biện pháp ngăn ngừa chống lạm dụng rƣợu, bia ở Việt nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. .............................................................24 2.5.1. Chính sách của Chính phủ Việt Nam ....................................................24 2.5.2. Chính sách và biện pháp của chính quyền địa phƣơng tỉnh Sóc Trăng: ............................................................................................................................25 CHƢƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................28 3.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu: ...................................................................28 3.2.Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................31 3.2.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................32 3.2.2. Nghiên cứu định lƣợng: .........................................................................32 3.2.3. Xác định mẫu nghiên cứu .....................................................................33 3.2.4. Xây dựng các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu: ..................................33 3.2.5Nguồn thông tin .......................................................................................35 CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................36 4.1. Một số đặc trƣng cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu: .....................................36 4.2.Thực trạng sử dụng, lạm dụng rƣợu, bia .........................................................38 4.2.1. Mức lạm dụng tính theo đơn vị rƣợu ....................................................38 4.2.2. Tần suất uống rƣợu, bia .........................................................................39 4.2.3. Đánh giá mức tiêu thụ bình quân trong 1 tháng (quy đổi ra đơn vị rƣợu) giữa các nhóm đối tƣợng tiêu dùng. ...................................................................41 4.2.4. Chi phí bia/rƣợu bình quân trong 1 tháng: ............................................42 4.2.5. Ngƣời tiêu dùng bị tác dụng của bia, rƣợu đến cơ thể hoặc bị say .......43 Nguồn: Kết quả phân tích mẫu khảo sát (2016) ..............................................44 4.2.6. Địa điểm thƣờng xuyên uống bia/rƣợu .................................................44 4.2.7. Các đối tƣợng thƣờng xuyên cùng uống bia/rƣợu.................................44 4.2.8. Loại rƣợu thƣờng sử dụng: ....................................................................46 4.3.Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng, lạm dụng rƣợu, bia ...........................46 4.3.1.Tuổi bắt đầu sử dụng rƣợu, bia...............................................................46
  6. 4.3.2. Tỷ lệ sử dụng rƣợu, bia theo trình độ học vấn ......................................47 4.3.3.Tỷ lệ sử dụng rƣợu, bia theo nghề nghiệp ..............................................48 4.4. Nhận thức về tác hại của rƣợu, bia: ...............................................................48 4.4.1. Ảnh hƣởng về sức khoẻ: ........................................................................48 4.4.2. Ảnh hƣởng đến tài chính gia đình .........................................................49 4.4.3. Ảnh hƣởng đến an toàn giao thông .......................................................49 4.4.4. Các dấu hiệu liên quan đến sức khoẻ sau khi uống rƣợu, bia ...............51 4.5. Nhận thức về thực trạng lạm dụng rƣợu, bia .................................................52 4.5.1. Nhận thức và thái độ về hành vi tiêu dùng rƣợu, bia của thanh niên, những ngƣời trƣởng thành trong độ tuổi ............................................................52 4.5.2. Cảm nhận về sự gia tăng trong tiêu dùng bia/rƣợu hiện nay tại khu vực đang sinh sống: ...................................................................................................53 4.5.3. Nhận thức và thái độ về việc từ bỏ rƣợu, bia: .......................................54 4.6. Mô tả thái độ và hành vi của ngƣời tiêu dùng: ..............................................55 4.6.1. Hành vi khi đƣợc mời uống rƣợu, bia: ..................................................55 4.6.2. Vắng không làm việc vì đã uống rƣợu, bia ...........................................56 4.6.3. Tham gia giao thông sau khi uống rƣợu, bia: ........................................56 4.7. Mức độ ảnh hƣởng kinh tế, xã hội .................................................................57 4.7.1. Mức độ ảnh hƣởng của giá cả bia/rƣợu đến tiêu dùng trong các trƣờng hợp tăng giá 50%; 25%; 10% .............................................................................57 4.7.2. Vấn đề chi phí xã hội liên quan đến mua bán và tiêu dùng rƣợu, bia: ..58 4.7.3. Mức độ đồng ý đối với biện pháp hoặc chính sách kiểm soát và biện pháp nhằm ngăn chặn sự lạm dụng bia/rƣợu: ....................................................59 4.8. Tóm lƣợc kết quả nghiên cứu: .......................................................................60 CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP..........................................62 5.1.Kết luận về thực trạng tiêu dùng rƣợu, bia trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng ...........................................................................................................62 5.2. Kiến nghị chính sách :....................................................................................63 5.2.1. Kiến nghị đối với Trung ƣơng:..............................................................63 5.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng ...........................................64
  7. 5.3. Hạn chế đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................68 PHỤ LỤC ....................................................................................................................2
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á DSM-IV : Loạn thần dạng phân liệt hay rối loạn dạng phân liệt - Danh mục IV NXB : Nhà xuất bản TP. HCM : Thành phố Hổ Chí Minh TNGT : Tai nạn giao thông TRA : Lý thuyết hành động hợp lý TPB : Lý thuyết hành vi dự kiến PBT : Lý thuyết hành vi vấn đề SCRT : Lý thuyết trách nhiệm xã hội và cộng đồng SNT : Lý thuyết về tập quán xã hội WHO : Tổ chức Y tế thế giới UB ATGT : Uỷ ban an toàn giao thông UBND : Uỷ ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sản lƣợng sản xuất ngành bia, rƣợu, nƣớc giải khát trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Bảng 3.2: Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu Bảng 4.1.Thông tin mẫu nghiên cứu
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Các nƣớc dẫn đầu sản lƣợng bia năm 2011 Hình 1.2 Sản lƣợng bia ở Việt Nam qua các năm Hình 2.1 Mô hình thái độ và hành vi Hình 4.1 Độ tuổi đối tƣợng phỏng vấn Hình 4.2 Đánh giá mức độ lạm dụng rƣợu, bia của ngƣời tiêu dùng đƣợc khảo sát tại thành phố Sóc Trăng Hình 4.3 Tần suất uống rƣợu, bia của nam và nữ Hình 4.4 Tần suất uống rƣợu, bia của nam và nữ Hình 4.5 Tần suất uống rƣợu, bia của 2 nhóm trình độ học vấn Hình 4.6 Mức tiêu thụ có sự khác biệt giữa nam và nữ Hình 4.7 So sánh mức tiêu thụ giữa 2 nhóm trình độ học vấn Hình 4.8 Mức tiêu thụ trung bình giữa 2 nhóm ngành nghề khác nhau Hình 4.9 So sánh chi phí bia rƣợu bình quân giữa 2 nhóm thu nhập Hình 4.10 So sánh chi phí bia rƣợu bình quân giữa nam và nữ Hình 4.11 Tác dụng của rƣợu, bia đến cơ thể hoặc bị say Hình 4.12 Địa điểm thƣờng xuyên uống Hình 4.13 Đối tƣợng thƣờng xuyên cùng uống rƣợu, bia Hình 4.14 Loại rƣợu thƣờng sử dụng Hình 4.15 Độ tuổi bắt đầu uống bia/rƣợu Hình 4.16 Trình độ học vấn cao nhất đạt đƣợc Hình 4.17 Nghề nghiệp đối tƣợng phỏng vấn Hình 4.18 Cảm nhận rƣợu, bia ảnh hƣởng đến sức khoẻ Hình 4.19 Cảm nhận rƣợu, bia ảnh hƣởng đến tài chính Hình 4.20 Cảm nhận ảnh hƣởng xấu khi tham gia giao thông Hình 4.21 Dấu hiệu ảnh hƣởng đến sức khoẻ sau khi uống rƣợu, bia
  11. Hình 4.22 Nhận định, ý kiến của ngƣời đƣợc phỏng vấn về hành vi tiêu dùng rƣợu, bia của thanh niên, những ngƣời trƣởng thành trong độ tuổi Hình 4.23 Cảm nhận về sự gia tăng trong tiêu dùng bia/rƣợu hiện nay tại khu vực đang sinh sống Hình 4.24 Phải từ bỏ rƣợu, bia nhƣng không thành công Hình 4.25 Hành vi khi đƣợc mời uống rƣợu, bia Hình 4.26 Vắng không làm việc vì đã uống rƣợu, bia Hình 4.27 Tham gia giao thông sau khi uống rƣợu, bia Hình 4.28 Ảnh hƣởng của giá cả rƣợu, bia đến tiêu dùng Hình 4.29 Vấn đề chi phí xã hội Hình 4.30 Mức độ đồng ý về các biện pháp kiểm soát
  12. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, rƣợu, bia và các loại thức uống có cồn đang tồn tại một cách hiển nhiên và thƣờng xuyên trong cuộc sống của ngƣời Việt Nam. Ngƣời tiêu dùng sử dụng rƣợu, bia trong mọi dịp lễ, tết, họp mặt, hội họp, hỷ sự, hậu sự…nhƣ một điều bình thƣờng trong cuộc sống. Nhƣng điều bình thƣờng này lại trở thành vấn nạn của xã hội khi việc sử dụng rƣợu, bia quá thƣờng xuyên chuyển thành hành vi lạm dụng rƣợu, bia. Nhiều nghiên cứu khoa học trƣớc đây đã cho thấy lạm dụng rƣợu, bia là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội nhƣ bạo lực gia đình, tại nạn giao thông, phạm pháp hình sự, bên cạnh đó còn ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời, sức khỏe sinh sản, ảnh hƣởng đến sự phát triển của giống nòi. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau sẽ dựa trên những khía cạnh khác nhau của thực trạng lạm dụng rƣợu, bia, để chỉ ra tác hại và đề xuất những phƣơng án giải quyết. Đề tài nghiên cứu “LẠM DỤNG RƢỢU BIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng đến mức độ tiêu dùng rƣợu, bia của ngƣời dân ở tỉnh Sóc Trăng, thông qua điều tra số liệu thực tế tại thành phố Sóc Trăng. Từ thực trạng tiêu dùng để tìm nguyên nhân vì sao ngƣời dân lại có hành vi từ sử dụng chuyển sang lạm dụng? những nguyên nhân này sẽ là tiền đề xây dựng giải pháp giải quyết vấn nạn lạm dụng rƣợu, bia trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đề tài nghiên cứu xuất phát từ yếu tố con ngƣời để tìm hiểu xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời dân đối với rƣợu, bia. Các nhân tố mà đề tài nghiên cứu bao gồm thị hiếu, sở thích, những tác động từ xã hội (bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, nhà sản xuất rƣợu, bia), giá cả rƣợu, bia, tác động từ chính sách pháp luật của Nhà nƣớc…ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hành vi tiêu dùng của ngƣời dân đối với rƣợu, bia, từ đó xác định nguyên nhân vì sao ngƣời dân lại chuyển từ hành vi sử dụng sang hành vi lạm dụng rƣợu, bia và định hình xu hƣớng phát triển trong xã hội hiện nay – điển hình trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
  13. Kết quả của đề tài nghiên cứu cho thấy đa số ngƣời dân đều hiểu đƣợc tác hại của rƣợu, bia ảnh hƣởng xấu đến đời sống của bản thân, gia đình và xã hội; nhƣng mọi ngƣời dƣờng nhƣ thờ ơ và vẫn lạm dụng rƣợu, bia trong cuộc sống hàng ngày: một số ít ngƣời dân không quan tâm đến giá cả, chi phí phải chi trả trong quá trình lạm dụng rƣợu, bia, họ lạm dụng rƣợu, bia vì mục tiêu thăng tiến, giao tiếp, mở rộng mối quan hệ trong xã hội; một số ít ngƣời dân lạm dụng rƣợu, bia vì sự thiếu hiểu biết, nhàn rỗi không nghề nghiệp lao động; một số ngƣời sử dụng rƣợu, bia và họ không nghĩ đây sẽ trở thành hành vi lạm dụng…Đề tài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học và kết quả đạt đƣợc là những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời tiêu dùng, chuyển thành hành vi lạm dụng rƣợu, bia. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn tìm hiểu những chính sách, quy định của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng tỉnh Sóc Trăng đối với việc hạn chế hành vi lạm dụng rƣợu, bia của ngƣời dân. Nhà nƣớc đã có những chính sách, quy định để kiểm soát hành vi lạm dụng rƣợu, bia, đặc biệt quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng rƣợu, bia khi tham gia giao thông đã cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với vấn nạn này. Đối với tỉnh Sóc Trăng đã có những văn bản chỉ đạo phòng chống nạn lạm dụng rƣợu, bia, đặc biệt là đối với cán bộ công chức không sử dụng rƣợu, bia trong giờ làm việc; tuy nhiên các chỉ đạo chỉ dừng lại ở việc lồng ghép quy định phòng chống lạm dụng rƣợu, bia vào các chính sách bảo vệ trật tự an toàn giao thông, bạo lực gia đình, bạo lực học đƣờng, phạm pháp hình sự…chƣa có quy định, kế hoạch cụ thể để kiểm soát, kiềm chế việc lạm dụng rƣợu, bia trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Từ kết quả nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng từ xã hội và các chính sách, quy định của Nhà nƣớc, địa phƣơng đến nạn lạm dụng rƣợu, bia, Đề tài đã xây dựng những giải pháp kiểm soát tác hại của việclạm dụng rƣợu, bia đến ngƣời tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Các giải pháp bao gồm: nâng cao chất lƣợng, đổi mới phƣơng pháp và tƣ duy trong tuyên truyền, phổ biến tác hại của rƣợu, bia đến từng hộ gia đình, từng ngƣời dân; chính sách kiểm soát giá cả, mức thuế, kiểm soát các loại hình quảng cáo của các thƣơng hiệu rƣợu, bia; chính sách xây dựng loại thức
  14. uống thay thế rƣợu, bia tại các buổi tiệc, họp mặt, hội nghị, thay thế hoàn toàn tâm lý “có họp mặt là phải có rƣợu, bia”; tăng cƣờng chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nhàn rỗi, kéo những ngƣời thất nghiệp ra khỏi vấn nạn lạm dụng rƣợu, bia gây ảnh hƣởng đến trật tự an toàn xã hội…Các chính sách của đề tài xây dựng bắt nguồn từ tâm lý tiêu dùng của nguời dân đối với nạn lạm dụng rƣợu, bia và tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng đối với vấn nạn nạn này. Từ đó sẽ góp phần giải quyết và kéo giảm mức độ lạm dụng rƣợu, bia trong ngƣời dân, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe của ngƣời dân, tăng cƣờng hiệu quả chất lƣợng trong lao động, tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội, tiến tới phát triển kinh tế của tỉnh Sóc Trãng ngày càng vững mạnh.
  15. 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 1.1.Sự cần thiết của việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp vấn đề lạm dụng rƣợu, bia hiện nay Rƣợu, bia đã có từ lâu trong cuộc sống cộng đồng dân cƣ trên thế giới, ngƣời dân thƣờng dùng rƣợu, bia trong những dịp vui và các ngày lễ, tết. Tuy nhiên, hiện nay việc làm dụng rƣợu, bia và thức uống có cồn khác đang có xu hƣớng tăng về số lƣợng và cả mức độ. Theo tổ chức nghiên cứu thị trƣờng Eurowatch (Anh) và Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng Euromonitor International (Anh), năm 2013 Việt Nam đã tiêu thụ 3 tỷ lít bia, gấp 3,5 lần so với năm 2004. Lƣợng bia sử dụng trung bình/ngƣời/năm là 32 lít, 6 lít rƣợu/năm xếp thứ nhất khu vực ASEAN (tƣơng đƣơng với Thái Lan) và thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản). Việc lạm dụng rƣợu, bia gây tác hại đến sức khỏe của ngƣời sử dụng, đến gia đình, cộng đồng và kinh tế - xã hội đã đƣợc nhà nƣớc và cộng đồng đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế kiểm soát sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, sử dụng rƣợu, bia đã đƣợc áp dụng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dựa trên cách tính “1 đơn vị rƣợu = 1 lon bia 330ml = 125ml rƣợu vang = 40ml rƣợu mạnh” đã đƣa ra lƣợng an toàn sử dụng rƣợu, bia trong một ngày đối với nam không quá 3 đơn vị rƣợu/ngày (không quá 03 lon bia/ngày), đối với nữ không quá 2 đơn vị rƣợu/ngày (không quá 02 lon bia/ngày), nếu dùng quá mức này đƣợc coi là lạm dụng rƣợu, bia. Tuy nhiên, ngƣời Việt ta đang uống với mức trung bình hiện nay là 7,3 ly hoặc lon bia 330ml/ngày (khoảng 7,3 đơn vị rƣợu/ngày), gấp trên hai lần mức độ an toàn. Nên có thể nói Ngƣời Việt Nam đang lạm dụng rƣợu, bia. Sự lạm dụng đã kéo theo sự tăng trƣởng không ngừng về sản lƣợng rƣợu, bia. Năm 2001, Việt Nam với sản lƣợng 817 triệu lít bia xếp hạng thứ 29 trên thế giới đã tăng lên 2.780 triệu lít bia, vƣơn lên hạng thứ 13 trên thế giới vào năm 2011. Trong khu vực châu Á, thị trƣờng bia Việt Nam năm 2004 xếp vị trí thứ 8, hiện nay đứng thứ 3 chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản. Và bảng số liệu đƣợc nêu trong hình 1.1,
  16. 2 cho thấy chỉ trong 10 năm sản lƣợng rƣợu, bia của Việt Nam đã tăng trƣởng 240,4 % (hơn gấp đôi). Hình 1.1 Các nƣớc dẫn đầu sản lƣợng bia năm 2011 Nguồn: Anh Tùng, 2012. Sản xuất và sử dụng rƣợu bia trên thế giới. Mức độ lạm dụng rƣợu, bia của ngƣời Việt còn thể hiện qua sự phát triển không ngừng của thị trƣờng rƣợu, bia Việt Nam. Hiện nay thị trƣờng rƣợu, bia Việt Nam đa dạng về chủng loại, độ cồn, màu sắc, mùi vị…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Đặc biệt, việc quảng cáo rƣợu, bia đƣợc thực hiện rầm rộ, có chiến lƣợc trên những kênh thông tin đại chúng phủ rộng cả nƣớc, đã mang rƣợu, bia đến đời sống của mỗi ngƣời dân. Về sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam: vào năm 2014 tăng 3% đạt 3,1 tỷ lít, số liệu này từ báo cáo của Hiệp hội Bia rƣợu Nƣớc giải khát Việt Nam
  17. 3 (VBA). Trong 3,1 tỷ lít bia sản xuất và tiêu thụ thì Tổng công ty Bia rƣợu nƣớc giải khát Sài Gòn (Sabeco) đạt trên 1,3 tỷ lít, Tổng công ty Bia rƣợu nƣớc giải khát Hà Nội (Habeco) chiếm 637 triệu lít, 890 triệu lít còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác. Việt Nam có hơn 400 nhà máy bia. Những tỉnh, thành phố tập trung năng lực sản xuất bia là TP. HCM chiếm 23,2% tổng năng lực sản xuất, TP. Hà Nội: 13,44%, TP. Hải Phòng: 7,47%, Hà Tây: 6,1%, Tiền Giang: 3,79% (Theo Euromonitor). Thị trƣờng bia Việt Nam tăng trƣởng mạnh từ 9 đến 11% mỗi năm; từ 2012 đến 2015 mức tăng trƣởng lên đến 15%. Dự báo năm 2015, Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 4 đến 4,4 tỷ lít bia, bình quân 45 đến 47 lít/ngƣời/năm, các nhà đầu tƣ sản xuất bia vẫn đang tăng tốc để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và kỳ vọng con số này sẽ tăng lên 60 đến 70 lít bia/năm trong thời gian tới. (Anh Tùng, 2012. Bia rƣợu liên tục phát triển: mừng hay lo. http://www.cesti.gov.vn/the-gioi-du-lieu/bia-ruou-lien- tuc-phat-trien-mung-hay-lo.html) Tất cả số liệu nêu trên cho thấy tỷ lệ sử dụng rƣợu, bia ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh và đang ở mức báo động, cụ thể theo biểu đồ tăng trƣởng đƣợc nêu trong hình 1.2: Hình 1.2 Sản lƣợng bia ở Việt Nam qua các năm Nguồn: Anh Tùng, 2012. Sản xuất và sử dụng rƣợu bia trên thế giới.
  18. 4 Sự lạm dụng rƣợu, bia của ngƣời Việt Nam đã kéo theo những tác động có hại đến sức khỏe con ngƣời, ảnh hƣởng đến nền kinh tế và cả sự phát triển của đất nƣớc. Không thể phủ nhận thị trƣờng rƣợu, bia đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế, nhƣ giải quyết lao động, nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc từ nộp thuế, nhƣng những vấn nạn từ rƣợu, bia mang đến cũng không ít Mỗi năm ngƣời Việt Nam tiêu thụ hơn 3 tỷ lít bia và gần 68 triệu lít rƣợu. Đi cùng sự gia tăng sử dụng rƣợu, bia là sự gia tăng tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, sức khỏe của ngƣời Việt không ngừng giảm sút do các bệnh mãn tính từ rƣợu, bia gây ra. Theo thống kê tại Việt Nam, các rối loạn do lạm dụng rƣợu (14%) là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam giới, tiếp đến là trầm cảm (11%) và tai nạn giao thông (8%). Khoảng 60% các vụ bạo lực gia đình, gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội và gần 70% vụ tai nạn giao thông là do sử dụng rƣợu, bia. 15% số giƣờng ở bệnh viện tâm thần là dành cho ngƣời nghiện rƣợu. Đây là những con số đáng báo động. (Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế, 2015. Lạm dụng rƣợu bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. http://moh.gov.vn:8086/news/Pages/TinKhacV2.aspx?ItemID=573.) Rƣợu, bia gây tác hại đến sức khỏe, tâm sinh lý của con ngƣời, ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả năng suất lao động. Điều này tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, đầu tiên quyết định sự thành công trong công cuộc kiến thiết tổ quốc, khi nguồn nhân lực Việt Nam bị suy thoái về thể chất lẫn tinh thần do rƣợu, bia thì mọi mục tiêu đặt ra sẽ trở nên bất khả thi. Nhận thức đƣợc tác hại của rƣợu, bia, thời gian qua Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm chỉ đạo thông qua những chính sách, quy định nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của rƣợu, bia. Năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng rƣợu, bia. Trong đó, có các biện pháp hiệu quả nhƣ tăng thuế, hạn chế tính sẵn có của rƣợu, bia (cấm bán tại một số địa điểm và thời gian nhất định, đăng ký, cấp phép…), cấm và hạn chế quảng cáo,
  19. 5 khuyến mại, tài trợ, cấm sử dụng rƣợu, bia trong thời gian làm việc, cấm lái xe có sử dụng rƣợu, bia…Đặc biệt, quy định cấm cán bộ công chức sử dụng rƣợu, bia trong giờ làm việc chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả. Đây là những thông tin đƣợc đƣa ra tại hội nghị triển khai chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn do Bộ Y tế tổ chức ngày 7/5 tại Hà Nội. Tuy nhiên, những chính sách, quy định hiện nay dƣờng nhƣ chƣa cải thiện đƣợc tình hình lạm dụng rƣợu, bia của ngƣời Việt Nam hiện nay. Cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, đặc biệt là những nhà khoa học, nhà nghiên cứu để tìm nguyên nhân của sự lạm dụng rƣợu, bia, rút ra kinh nghiệm và giải pháp giải quyết vấn nạn này, mang lại cuộc sống lành mạnh cho toàn xã hộ và một nền kinh tế phát triển bền vững với những con ngƣời khỏe mạnh, tài năng. Một số nhà nghiên cứu đã đi vào thực tế, đánh giá mức độ lạm dụng rƣợu, bia để tìm ra giải pháp khắc phục.Nhƣng tác giả của Luận văn này muốn đứng trên một góc độ khác để giải quyết vấn nạn lạm dụng rƣợu, bia. Đó là nghiên cứu dựa trên những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng rƣợu, biabao gồm kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi của ngƣời tiêu dùng (văn hóa cộng đồng; ảnh hƣởng từ ngƣời thân, đồng nghiệp và những mối quan hệ xã giao; đặc điểm tính chất của công việc; giá cả hay chất lƣợng rƣợu, bia…) từ đó, tìm ra nguyên nhân cốt lõi của sự lạm dụng rƣợu, bia và có giải pháp thiết thực, khả thi nhất. Đề tài nghiên cứu tập trung xem xét những guyên nhân cốt lõi của việc lạm dụng rƣợu, bia xuất phát từ ngƣời tiêu dùng nhƣ thế nào, lạm dụng đã đến mức báo động ra sao và những giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề này. Tác giả lựa chọn thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng để nghiên cứu do đây là nơi công tác và sinh sống sẽ thuận lợi trong quá trình đi thực tế, tìm số liệu; đồng thời, do thời gian nghiên cứu hạn chế, nên chỉ dừng lại trên địa bàn thành phố Sóc Trăng 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chính của đề tài nhằm đánh giá thực trạng tiêu dùng rƣợu, bia và xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến tần suất, mức độ tiêu dùng rƣợu, bia của ngƣời
  20. 6 tiêu dùng tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để làm giảm bớt việc lạm dụng rƣợu, bia một cách hiệu quả hơn. 1.3.Nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi sau: - Thực trạng tiêu dùng rƣợu, bia trên địa bàn thành phố Sóc Trăng nhƣ thế nào (đối tƣợng, độ tuổi, địa điểm, môi trƣờng…nào tiêu dùng nhiều nhất)? mức độ lạm dụng rƣợu, bia nhƣ thế nào? - Nguyên nhân của thực trạng nêu trên? Sự hiểu biết của ngƣời tiêu dùng về tác hại của lạm dụng rƣợu, bia? Tại sao có nhiều tác hại vẫn xảy ra vấn nạn lạm dụng rƣợu, bia? - Những giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác ph ̣ng ch ống lạm dụng rƣợu, bia và giảm tác hại của việc lạm dụng rƣợu, bia nào có thể áp dụng? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: nhận thức, thái độ, hành vi và mức độ tiêu dùng rƣợu, bia của ngƣời tiêu dùng; nhà sản xuất rƣợu, bia và chính quyền địa phƣơng tại tỉnh Sóc Trăng. Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian và năng lực tài chính, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện trên địa thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. 1.5. Cấu trúc của luận văn: Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện trong luận văn này gồm có 5 chƣơng: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chƣơng này bao gồm giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu; trình bày nội dung nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; xác định đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời nêu cấu trúc nghiên cứu của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý luận và một số khái niệm cơ bản Chƣơng này trình bày cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện đề tài nhƣ một số lý thuyết về hành vi và tập quán. Trình bày một số khái niệm liên quan đến đề tài và những chính sách mà nhà nƣớc ta đang áp dụng trên nƣớc Việt nam nói chung và địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1