intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân ở TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu là khám phá hành vi của các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân ở TP.HCM, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và các yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến hành vi của họ. Giới hạn nghiên cứu của bài này chỉ khảo sát đối với các nhà đầu tư cá nhân tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, sàn giao dịch có nhiều công ty niêm yết cũng như khối lượng và giá trị giao dịch là lớn nhất của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân ở TP. HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM -------------- Phạm Thị Quỳnh Nương NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN Ở TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM -------------- Phạm Thị Quỳnh Nương NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN Ở TP. HCM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ TẤN PHƯỚC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012 2
  3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, đồng thời đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong công việc. Tp. HCM, ngày 15 tháng 11 năm 2012 Phạm Thị Quỳnh Nương 3
  4. MỤC LỤC Tóm tắt ........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................3 1.1 Tổng quan thị trường chứng khoán ...................................................................3 1.2 Vấn đề cần nghiên cứu ......................................................................................6 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................7 1.4 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................7 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7 1.6 Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................7 1.7 Các nội dung chính của bài nghiên cứu .............................................................8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ....9 2.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................9 2.1.1 Tài chính hành vi: ........................................................................................9 2.1.2 Lựa chọn chứng khoán: .............................................................................12 2.2. Các nghiên cứu trước đây ...............................................................................14 2.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................20 2.4. Kết luận ...........................................................................................................20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................21 3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................21 3.2. Xây dựng bảng câu hỏi ...................................................................................23 3.3. Kiểm tra thí điểm ............................................................................................25 3.4. Tiến hành khảo sát ..........................................................................................25 4
  5. 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................25 3.4.2 Kích thước mẫu .........................................................................................26 3.5. Kết luận ...........................................................................................................26 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................27 4.1 Thông tin tổng quát của mẫu nghiên cứu ........................................................27 4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................30 4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................................................33 4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với nhân tố 1 ..................................34 4.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với nhân tố 2 ..................................35 4.3.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với nhân tố 3 ..................................36 4.3.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với nhân tố 4 ..................................37 4.3.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với nhân tố 5 ..................................37 4.3.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với nhân tố 6 ..................................38 4.3.7 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với nhân tố 7 ..................................39 4.3.8 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với nhân tố 8 ..................................40 4.4 Mô hình điều chỉnh ..........................................................................................40 4.5 Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................42 4.5.1 Ảnh hưởng của nhóm nhân tố đến quyết định lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân .....................................................................................................42 4.5.2 Ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân ...........................................................................................................44 4.6 Kết luận ............................................................................................................49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................51 5.1 Tóm tắt nghiên cứu ..........................................................................................51 5
  6. 5.2 Kiến nghị .........................................................................................................52 5.2.1 Đối với nhà đầu tư .....................................................................................53 5.2.2 Đối với công ty niêm yết ..........................................................................53 5.2.3 Đối với chính phủ ......................................................................................53 5.3 Hạn chế và hướng phát triển ............................................................................54 6
  7. Danh mục các bảng biểu Bảng 3.1: Các biến quan sát trong bài nghiên cứu Bảng 3.2: Quy ước thang đo Likert Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả giới tính và độ tuổi của mẫu nghiên cứu Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả trình độ học vấn của các nhà đầu tư trong mẫu Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả thời gian tham gia thị trường chứng khoán Bảng 4.4: KMO and Bartlett’s Test Bảng 4.5: KMO and Bartlett’s Test sau khi loại nhân tố Bảng 4.6: Ma trận xoay nhân tố Bảng 4.7: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo đối với toàn bộ 26 biến Bảng 4.8: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo đối với nhân tố 1 Bảng 4.9: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo đối với nhân tố 2 Bảng 4.10: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo đối với nhân tố 3 Bảng 4.11: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo đối với nhân tố 4 Bảng 4.12: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo đối với nhân tố 5 Bảng 4.13: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo đối với nhân tố 6 Bảng 4.14: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo đối với nhân tố 7 Bảng 4.15: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo đối với nhân tố 8 Bảng 4.16: Trung bình và độ lệch chuẩn của các nhân tố 7
  8. Bảng 4.17: Bảng phân phối tần suất của các biến ảnh hưởng có ý nghĩa đến quyết định lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân Bảng 4.18: Bảng phân phối tần suất của các biến ảnh hưởng ít nhất đến quyết định lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân Bảng 4.19: Bảng trung bình và độ lệch chuẩn của các biến Bảng 5.1: Các nhóm nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân Bảng 5.2: Những yếu tố tác động nhiều nhất đến quyết định lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân Bảng 5.3: Những yếu tố tác động ít nhất đến quyết định lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân 8
  9. Danh mục các hình vẽ, biểu đồ Hình 1.1: Các nội dung chính của bài nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Hình 4.1: Mô hình điều chỉnh Biểu đồ 4.1: Trình độ học vấn của các nhà đầu tư trong mẫu nghiên cứu Biểu đồ 4.2: Thời gian tham gia thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư 9
  10. Tóm tắt Bài nghiên cứu này tìm hiểu và khám phá những yếu tố tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp chọn mẫu là phi ngẫu nhiên thuận tiện với số lượng phỏng vấn là 210 nhà đầu tư, kết quả thu về có 146 bảng câu hỏi đạt chất lượng. Bảng câu hỏi dùng để đi khảo sát được phát triển dựa trên lý thuyết tài chính hành vi, mô hình lựa chọn chứng khoán của Treynor & Black và các nghiên cứu trước đây, nền tảng là nghiên cứu của Al-Tamimi, và thông qua thảo luận nhóm. Kết quả sau khi xử lý dữ liệu với SPSS phiên bản 15.0 như sau: - Những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân gồm: Lợi nhuận công ty, Tính thanh khoản của cổ phiếu, Tính minh bạch của báo cáo tài chính, Danh tiếng công ty, Vị thế công ty trong ngành, Giá cổ phiếu hợp lý, Cổ tức mong đợi. Hầu hết các yếu tố này đều tuân theo mô hình lựa chọn chứng khoán của Treynor – Black, ngoại trừ yếu tố Tính thanh khoản của cổ phiếu vi phạm lỗi “Sự đơn giản trong quyết định đầu tư” và yếu tố Tính minh bạch của báo cáo tài chính được đưa vào để kiểm chứng thực tế từ thị trường Việt Nam. - Những yếu tố ít ảnh hưởng gồm: Sự tác động từ bạn bè, người thân, Tin đồn, Nhận định của các công ty chứng khoán, Tư vấn từ nhân viên môi giới, Cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều, Tư vấn từ chuyên viên phân tích có kinh nghiệm, Thông tin phân tích trên các diễn đàn. Những yếu tố này đều thuộc lỗi thông thường trong đầu tư, đa phần là lỗi “Hành vi bầy đàn”, duy chỉ có yếu tố Cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều là vi phạm lỗi “Sự đơn giản trong quyết định đầu tư”. 1
  11. - Những yếu tố ảnh hưởng vừa phải (bình thường) gồm: Cổ phiếu dẫn dắt thị trường, Chính sách của Chính phủ, Danh tiếng cổ đông, người lãnh đạo, Sự tăng, giảm VN Index tương lai, Các chỉ số kinh tế vĩ mô hiện hành, Sự minh bạch việc công bố thông tin nội bộ, Tỷ lệ cổ tức được trả trong quá khứ. Bên cạnh việc đa phần các yếu tố đều tuân thủ mô hình lựa chọn chứng khoán của Treynor – Black, thì yếu tố Cổ phiếu dẫn dắt thị trường đã vi phạm lỗi “Hiệu ứng ngôi sao đang lên”, còn yếu tố Sự minh bạch việc công bố thông tin nội bộ được đưa vào để kiểm chứng thực tế thị trường Việt Nam. Như vậy, các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân ở Tp. Hồ Chí Minh chủ yếu tuân theo mô hình lựa chọn chứng khoán của Treynor – Black và ít vi phạm nhất vào lỗi “Hành vi bầy đàn”, tuy nhiên có vi phạm vào lỗi “Hiệu ứng ngôi sao đang lên” và “Sự đơn giản trong quyết định đầu tư”. 2
  12. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tổng quan thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 20/7/2000 với tên gọi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 và sau đó là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 14/7/2005. Qua quá trình hoạt động và tăng trưởng, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã chuyển đổi thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, chính thức khai trương vào ngày 08/8/2007. Giai đoạn khởi đầu khi đưa Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào hoạt động, thị trường chứng khoán đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do chỉ có 02 công ty niêm yết là REE (CTCP Cơ điện lạnh) và SAM (CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông). Nguồn cung hàng hóa khan hiếm như vậy nên chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt đỉnh điểm là 571,04 điểm vào ngày 25/6/2001, tuy nhiên 3 năm sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm cho đến cuối 2003 thì tăng mạnh trở lại. Năm 2005, sau khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả hai sàn là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4.940 tỷ đồng. Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005 hoạt động khá trầm lắng, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP, toàn thị trường có chưa đến 10 công ty chứng khoán và chưa có 1 công ty quản lý quỹ nào vào năm 2004, tổng số tài khoản chứng khoán thời điểm này cũng khoảng 20.300 tài khoản. Giai đoạn 2006 – 2009 cũng chứng kiến những kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam, quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức 43% vào năm 2007. Tháng 3
  13. 3/2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất với VN Index đạt 1.170,67 điểm, HNX Index đạt 459,36 điểm. Tuy nhiên, tại phiên giao dịch ngày 24/02/2009 VN Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm và HNX Index lùi về dưới mốc 100 khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm. Cũng trong năm 2009 này, phiên giao dịch ngày 23/10 được coi là “siêu thanh khoản” khi lập kỷ lục cao nhất về cả khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị 6.414 tỷ đồng ở sàn Hose, còn sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng tương ứng 3.040 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2009, thị trường có 541 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn và 04 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết với tổng giá trị niêm yết đạt 127.489 tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính tại thời điểm 31/12/2009 ước đạt 620.551 tỷ đồng, tương đương với gần 38% GDP cả năm 2009, toàn thị trường có 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ, tổng số thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán là 122 thành viên (trong đó có 8 ngân hàng lưu ký và 12 tổ chức mở tài khoản trực tiếp) với tổng tài khoản giao dịch là hơn 90.000 tài khoản. Ngoài ra, nhằm từng bước thu hẹp thị trường tự do để mở rộng thị trường có tổ chức tức là có sự quản lý của Nhà nước, hệ thống giao dịch cho các chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết (hệ thống giao dịch UpCOM trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) cũng đã được đưa vào vận hành ngày 24/6/2009. Thị trường chứng khoán năm 2010 nổi bật với tình trạng đi ngang trong suốt 6 tháng đầu năm, dao động trong biên độ hẹp 480 – 550 điểm. Trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn lao dốc khi chỉ số chứng khoán ở cả sàn đều chạm mốc thấp nhất trong vòng một năm, VN Index mất hơn 16%. Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 11, thị trường tiếp tục những chuỗi ngày giảm điểm rồi đi ngang, giao dịch quanh ngưỡng 4
  14. 450 điểm. VN Index giai đoạn giữa tháng 11 tiếp tục giảm, dao động quanh mốc 425 điểm rồi bất ngờ quay đầu phục hồi vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 với 493,5 điểm cho phiên ngày 15/12. Ngoài ra, năm 2010 cũng được xem là năm của các “đội lái” khi mà các đội này không còn hoạt động riêng lẻ nữa mà phối hợp với nhau để cùng đẩy giá một mã cổ phiếu, để rồi sau khi họ không còn “tung hứng” thì giá cổ phiếu thậm chí còn thấp hơn ban đầu. Một điểm nổi bật khác trong năm 2010 chính là sự mạnh tay mua vào của khối ngoại với khoảng 840 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương ứng khoảng 16.000 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2009 và chỉ đứng sau mức kỷ lục 24.000 tỷ đồng của năm 2007. Thực tế, tổng giá trị mua vào của khối ngoại trong năm 2010 chỉ đạt 66% so với 2007 nhưng khối lượng cổ phiếu mua vào đạt trên 200%. Số thành viên của VSD trong năm này là 125 thành viên, trong đó có 103 công ty chứng khoán, 13 thành viên mở tài khoản trực tiếp, 6 ngân hàng lưu ký nước ngoài và 3 ngân hàng lưu ký trong nước với tổng số tài khoản đến cuối năm 2010 là 1.047.307 tài khoản. Vốn hóa thị trường đạt khoảng 726.000 tỷ đồng, tương đương 39% GDP năm 2010. Năm 2011 là giai đoạn đầy khó khăn và thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. VN Index lao từ mức đỉnh 522,59 điểm (ngày 9/2)về vùng đáy 347,8 điểm (ngày 27/12), HNX Index còn giảm sâu hơn, từ 113,4 điểm (ngày 04/01) đến thiết lập vùng đáy sâu nhất trong lịch sử là 56,7 điểm (ngày 27/12) do không có lực đỡ từ nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn như sàn HoSE. Về quy mô giao dịch của cả năm, tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 8.303 triệu cổ phần, tương ứng 160.395 tỷ đồng, tại HNX là 7.944 triệu cổ phần, tương ứng 95.847 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường cuối năm 2011 chỉ đạt 27,15% GDP, thấp hơn nhiều so với mức 38,5% GDP của đầu năm (tháng1). Về thành viên của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, có thêm 2 thành viên mới với một là thành viên mở tài khoản trực tiếp và thành viên thứ 2 là 5
  15. ngân hàng lưu ký trong nước, nâng tổng số thành viên của VSD lên 127 thành viên. Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam có những dấu hiệu khởi sắc nhưng chưa vững chắc. Khởi động năm mới với các chỉ số thấp ở cả 2 sàn, cụ thể là 336,37 điểm tại HoSE (ngày 6/1) và 55,27 điểm (ngày 6/1) tại HNX nhưng thị trường đã có sự đột phá, tăng trưởng đáng kể về cả khối lượng và giá trị giao dịch, VN Index đạt 488,07 điểm (phiên ngày 8/5) và HNX đạt 83,79 điểm trong cùng phiên. Giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm tháng 5 này đạt 799.088 tỷ đồng, chiếm 31,3% GDP. Tuy nhiên, thị trường ở những tháng tiếp theo lại có xu hướng giảm, đặc biệt là vào tháng 9, VN Index dao động quanh ngưỡng 390 điểm, HNX Index dao động quanh ngưỡng 60 điểm. Giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm tháng 9 đạt 727.319 tỷ đồng, chiếm 28,49% GDP với hơn 700 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán Việt Nam 1.2 Vấn đề cần nghiên cứu Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 12 năm biến động thăng trầm đã tạo cho các nhà đầu tư đầy đủ các cung bậc cảm xúc, từ thăng hoa đến thất vọng hay có khi là tâm trạng chao đảo, chán chường đến bàng quan đứng ngoài. Hơn nữa, họ phải đối đầu với bao áp lực về việc chọn lọc thông tin từ nhiều phía để đưa ra quyết định đầu tư, có nhà đầu tư lựa chọn theo tâm lý đám đông, có người lựa chọn theo sự phân tích của bản thân, có người lại quan sát hành động của các nhà đầu tư nước ngoài,… hay họ phải kết hợp nhiều thông tin. Vậy những yếu tố nào sẽ tác động đến quyết định lựa chọn của họ, những nhà đầu tư cá nhân trong nước và những yếu tố này có tuân theo một mô hình, lý thuyết nào không ? Bài nghiên cứu này sẽ đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên. 6
  16. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu là khám phá hành vi của các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân ở TP.HCM, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và các yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến hành vi của họ. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu của bài này chỉ khảo sát đối với các nhà đầu tư cá nhân tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, sàn giao dịch có nhiều công ty niêm yết cũng như khối lượng và giá trị giao dịch là lớn nhất của Việt Nam. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này sử dụng 2 phương pháp: - Kỹ thuật thảo luận nhóm: để xây dựng bảng câu hỏi - Phân tích nhân tố khám phá bằng phần mềm SPSS (phiên bản 15.0) 1.6 Ý nghĩa thực tiễn Bài nghiên cứu nhằm khám phá hành vi của các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng nhất đến quyết định đầu tư của họ. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như kế hoạch tài chính tương lai của các nhà đầu tư này. Đối với các công ty niêm yết, biết được những yếu tố này sẽ giúp họ đưa ra những chính sách cũng như những chiến lược phù hợp hơn cho công ty trong tương lai. Cuối cùng, đối với Chính phủ nói chung và Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh nói riêng, những yếu tố này sẽ giúp họ thấy được rõ ràng hơn nhu cầu của các nhà đầu tư để từ đó xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu đầu tư và nâng cao tính hiệu quả của thị trường. 7
  17. 1.7 Các nội dung chính của bài nghiên cứu • Giới thiệu 1. • Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 2. • Phương pháp nghiên cứu 3. • Nội dung và kết quả nghiên cứu 4. • Kết luận 5. Hình 1.1: Các nội dung chính của bài nghiên cứu 8
  18. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Tài chính hành vi: nỗ lực giải thích như thế nào và tại sao xúc cảm và những lỗi về nhận thức ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và tạo ra thị trường chứng khoán bất thường như bong bóng và sự sụp đổ. Thị trường bao gồm “những người có lý trí” – những người biết phân tích chính xác thông tin và đưa ra một cách lựa chọn thuần nhất – và “những người không có lý trí” sẽ tạo ra những bất thường trên thị trường. Tại sao tài chính hành vi là quan trọng? Vì “Đầu tư không phải là trò chơi mà ở đó những gã có IQ 160 thắng những gã có IQ 130 … Bạn chỉ cần có trí thông minh bình thường, cái mà bạn cần là khí chất để kiểm soát sự ham muốn mạnh mẽ mà mọi người mắc phải những vấn đề trong đầu tư” – Warren Buffett.  Những lỗi thông thường trong đầu tư: - Sự đơn giản trong quyết định đầu tư: dạng hành vi mà các nhà đầu tư có khuynh hướng sử dụng những quy tắc đơn giản trong các quyết định đầu tư của mình, xuất phát từ khuynh hướng của trí óc để tạo ra những đường tắt tưởng tượng và tránh dài hơn trong tiến trình phân tích đầu tư. Các quy tắc và kinh nghiệm học được thường giúp chúng ta ra quyết định nhanh chóng và dễ dàng hơn trong những tình huống đầu tư, tuy nhiên, trong một số trường hợp, dựa dẫm quá nhiều vào những quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài thay đổi. 9
  19. + Nghiên cứu của Tversky và Kahneman (1979) chỉ ra rằng, người ta thường đề cao hiệu quả của những quy tắc đơn giản, gần gũi và dễ nhớ. Họ gọi kiểu hiệu ứng này là hiệu ứng quy tắc có sẵn. + Nghiên cứu của Shiller (2000) đã đưa ra một ví dụ: Khi nhiều người đều dùng internet thì họ dễ dàng nghĩ đến ngành kinh doanh này sẽ thành công, và cuối cùng đã dẫn đến vụ bùng nổ giá cổ phiếu các công ty công nghệ cao (dot com) vào cuối những năm 1990. + Benartzi và Thaler (2001) khi họ thử nghiệm cho một số người, cho họ N lựa chọn đầu tư từ tiền tiết kiệm, nhiều người nhanh chóng áp dụng quy tắc 1/N tức là đầu tư 1/N số tiền vào mỗi loại hình đầu tư, trong khi đó nếu phân tích kỹ, họ có thể đầu tư theo những quy tắc khác tối ưu hơn, chia những tỷ trọng đầu tư khác nhau vào mỗi loại hình đầu tư. + Một kết quả của sự đơn giản trong quyết định đầu tư là tự lừa dối, xuất hiện khi những nhà đầu tư theo lối nghĩ rằng họ thì tốt hơn là họ thực sự như thế (Triver, 1991). + Một dạng khác của sự đơn giản trong quyết định đầu tư là các nhà đầu tư thường căn cứ vào thành quả trong quá khứ của cổ phiếu đó làm nền tảng cho quyết định đầu tư của mình. - Hiệu ứng ngôi sao đang lên: Nếu chúng ta nhìn một cổ phiếu nào đó hay rộng hơn là nhìn thị trường chứng khoán như một ngôi sao đang lên, có thể chúng ta sẽ có những kỳ vọng rất cao vào những cổ phiếu đó hay thị trường chứng khoán. Biểu hiện cụ thể của những kỳ vọng này là giá cổ phiếu đó có thể rất cao, bởi vì kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư là giá cổ phiếu đó sẽ tiếp tục tăng nữa như những trường hợp của cầu thủ ngôi sao. 10
  20. - Hành vi giống bầy đàn: + Những dạng hành vi bất hợp lý, nếu chỉ có một vài nhà đầu tư mắc phải thì có lẽ nó đã không ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường, chỉ khi nào những hành vi bất hợp lý này mang tính hệ thống thì tác động của nó mới đáng kể. + Theo nghiên cứu của Solomon Asch, 35% chủ thể đã làm theo ý kiến của nhóm ngay cả khi họ biết rằng là sai, bởi vì họ cảm thấy không thoải mái để trở thành phần thiểu số chống lại phần đa số mạnh mẽ. + Khi những nhà đầu tư nhận thấy được vấn đề sai nhưng đó là xu hướng thị trường thì lúc này họ cũng hành động theo hướng thị trường, có lẽ đối với một cá nhân thì với thế lực yếu ớt của mình không thể chống lại đối với một thị trường mặc dù sai nhưng lớn mạnh. + Tại sao hành vi bầy đàn lại bị coi là một hành động sai lầm của nhà đầu tư? Việc sai lầm đầu tiên đó là hành động này thường xảy ra khi nhà đầu tư đại đa số neo việc đầu tư của mình vào một giá trị. Thứ hai, những nhà đầu tư khi hoạt động theo bầy đàn thường có một xu hướng thái quá trong việc đầu tư và khi thị trường điều chỉnh thì họ lại chính là những nạn nhân cho việc đầu tư thái quá đó. Như vậy, đi theo bước chân của thị trường là đúng nhưng với những hành động đi theo mang tính chất mù quáng và không nhận thức thì là một dạng hành vi sai lầm của nhà đầu tư. Ranh giới giữa sự thông minh và ngu dốt chỉ cách nhau trong gang tấc, có thể họ tưởng họ thông minh nhưng thật sự là họ đang dại khờ.  Áp dụng tài chính hành vi: - Trở nên khiêm nhường: tránh đòn bẩy, vay mượn, đa dạng hóa, giảm đến mức tối thiểu việc giao dịch; 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1