intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ xấu, rủi ro đạo đức và điều tiết của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Phân tích các nhân tố tác động tới nợ xấu; mức độ ảnh hưởng của nợ xấu lên hành vi nhà quản trị ngân hàng, các công cụ điều tiết của ngân hàng nhà nước; các hàm ý chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ xấu, rủi ro đạo đức và điều tiết của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Công Huân NỢ XẤU, RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Công Huân NỢ XẤU, RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG Tp. Hồ Chí Minh - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nợ xấu, rủi ro đạo đức và điều tiết của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi đảm bảo các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn độc lập không sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác. TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2017 Tác giả Đỗ Công Huân
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC VIẾT TẮT CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................2 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................2 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................3 1.6. Kết cấu của luận văn .............................................................................3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................4 2.1 Nền tảng lý thuyết nghiên cứu...............................................................4 2.1.1 Khái niệm về nợ xấu của các Ngân hàng thương mại .......................4 2.1.2 Rủi ro đạo đức ...................................................................................6 2.1.3 Hệ thống ngân hàng thương mại và các quy định .............................7 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đó có liên quan tới bài nghiên cứu ...............................................................................................................................10 2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................10 2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................12
  5. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................15 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................15 3.2 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................15 3.3 Mô hình nghiên cứu .............................................................................16 3.3.1 Biến nghiên cứu...............................................................................16 3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................17 3.3.3 Mô hình hồi quy ..............................................................................19 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI THÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ...................................................................................................24 4.1 Thống kê mô tả .....................................................................................24 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ..........................................................25 4.2 Kết quả thực nghiệm ............................................................................25 4.2.1 Ƣớc tính ngƣỡng ............................................................................27 Bảng 4.2 (a): Ước tính ngưỡng nợ xấu (1 ngưỡng)..................................27 Bảng 4.2 (b): Ước tính ngưỡng nợ xấu (2 ngưỡng) .................................28 Bảng 4.2 (c): Ước tính ngưỡng nợ xấu (3 ngưỡng)..................................29 Hình 4.1. Xây dựng khoảng tin cậy và “miền bác bỏ” (Tỷ số NPLs) ......30 4.2.2 Kết quả hồi quy..............................................................................30 Bảng 4.3: Phân loại các ngân hàng theo giá trị ngưỡng (tỷ lệ NPLs) ......31 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với tỷ số NPLs là ngưỡng .............................33 Bảng 4.5: Ước tính hiệu ứng ngưỡng của CAR .......................................35 Hình 4.2. Xây dựng khoảng tin cậy và “miền bác bỏ” (CAR) .................36 Bảng 4.6: Phân loại các ngân hàng theo giá trị ngưỡng (CAR) ...............36
  6. Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với CAR là ngưỡng .......................................37 Bảng 4.8: Sắp xếp ngân hàng theo 2 tiêu chí đo lường (CAR & NPL) ...38 4.3 Thảo luận các nhân tố ảnh hƣởng đến nợ xấu ..................................39 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................40 5.1 Kết luận .................................................................................................40 5.2 Khuyến nghị ..........................................................................................41 5.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Thống kê mô tả Bảng 4.2 (a) Ước tính ngưỡng nợ xấu (1 ngưỡng) Bảng 4.2 (b) Ước tính ngưỡng nợ xấu (2 ngưỡng) Bảng 4.2 (c) Ước tính ngưỡng nợ xấu (3 ngưỡng) Bảng 4.3 Phân loại các ngân hàng theo giá trị ngưỡng (tỷ lệ NPLs) Bảng 4.4 Kết quả hồi quy với tỷ số NPLs là ngưỡng Bảng 4.5 Ước tính hiệu ứng ngưỡng của CAR Bảng 4.6 Phân loại các ngân hàng theo giá trị ngưỡng (CAR) Bảng 4.7 Kết quả hồi quy với CAR là ngưỡng Bảng 4.8 Sắp xếp các ngân hàng theo hai tiêu chí đo lường (NPL và CAR)
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Xây dựng khoảng tin cậy và “miền bác bỏ” (Tỷ số NPLs) Hình 4.2 Xây dựng khoảng tin cậy và “miền bác bỏ” (CAR)
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại BCBS – Basel Committee on Banking Supervison IMF – International Moneytary Fund IAS – International Acounting Standards NPL – Non-performing loans: Nợ xấu LGR – Loan growth rate: Tốc độ tăng trưởng tín dụng DGR – Deposite growth rate: Tốc độ tăng trưởng tiền gửi ER – Equipty ratio: Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CAR – Capital Adequacy Ratio: Hệ số an toàn vốn
  10. 1 CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thị trường tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, trong đó kênh dẫn quan trọng là hệ thống ngân hàng thương mại trong nước. Nền kinh tế có phát triển bền vững lành mạnh hay không một phần rất quan trọng là sự phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Trong những năm gần đây vấn đề nợ xấu, rủi ro đạo đức của ngân hàng đang nổi lên là vấn đề nhức nhối có ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn bộ ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn từ 2009 đến 2016 là khá cao cụ thể năm 2009 là 2,5%, năm 2010 là 3%, năm 2011 là 3,3 %, năm 2012 tăng lên 4,08% và cuối năm 2016 về mức 2,46%. Mặt khác vấn đề rủi ro đạo đức giai đoạn này cũng đáng báo động với quy mô và mức độ ngày càng tăng, những vụ án chiếm đoạt tài sản, cho vay trái quy định gây thất thoát thiệt hại cho nền kinh tế nhiều ngàn tỷ. Các ngân hàng thương mại hoạt động bị âm vốn “insolvency” bị ngân hàng nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Vấn đề điều tiết của chính phủ cũng diễn ra khá quyết liệt với hàng loạt thông tư, nghị định về xử lý nợ xấu, quản trị rủi ro. Do đó, nghiên cứu tác động của nợ xấu lên hành vi của ngân hàng tại Việt Nam là vấn đề vô cùng quan trọng. Ở Việt Nam gần đây có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại tuy nhiên mới chỉ tập trung vào các yếu tố sức khỏe tài chính nội tại của ngân hàng và nền kinh tế rồi đưa ra những giải pháp mà chưa thấy tập trung vào yếu tố hành vi của nhà quản trị ngân hàng. Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn trên, với mong muốn tìm hiểu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới nợ xấu, rủi ro đạo đức, sự điều tiết của ngân hàng trung ương tới hệ thống ngân hàng thương mại nhằm đưa ra các hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước, tôi đề xuất nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nợ xấu, rủi ro đạo đức và điều tiết của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”.
  11. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu nợ xấu tác động như thế nào lên hành vi của các nhà quản trị ngân hàng. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích các nhân tố tác động tới nợ xấu. - Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu lên hành vi nhà quản trị ngân hàng. - Các công cụ điều tiết của ngân hàng nhà nước. - Các hàm ý chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố nào tác động đến nợ xấu của ngân hàng? Liệu nợ xấu có ảnh hưởng đến hành vi của các nhà quản trị ngân hàng? Chính sách điều tiết như thế nào để hạn chế hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nợ xấu của các ngân hàng, rủi ro đạo đức, điều tiết của ngân hàng trung ương. Phạm vi nghiên cứu: do yêu cầu về dữ liệu của mô hình sử dụng nghiên cứu và giới hạn về dữ liệu được công bố bởi các ngân hàng nên phạm vi bài nghiên cứu là 24 ngân hàng thương mại tại Việt Nam hoạt động trong giai đoạn từ 2006 – 2016 (chi tiết xem phụ lục 01). Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thường niên của các ngân hàng.
  12. 3 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng (Panel threshold regression) dựa trên mô hình của Hansen 1999 để kiểm tra xem hành vi cho vay của các ngân hàng có liên quan đến việc đạt đến một ngưỡng cụ thể của nợ xấu, và quan trọng hơn, liệu các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn có xu hướng áp dụng một chiến lược tích cực cho vay hơn và nhiều rủi ro hơn hay không. Tác giả đưa ra giả thuyết rằng các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn thì nhận nhiều rủi ro hơn để bù đắp các khoản lỗ liên quan đến nợ xấu và do đó nợ xấu sẽ gia tăng hơn nữa do sự tăng trưởng tín dụng cao hơn. Ngoài nợ xấu, bài nghiên cứu này cũng xem xét tính hữu ích của tỷ số an toàn vốn (CAR) là một biện pháp điều tiết thay thế được thúc đẩy bởi những thay đổi pháp lý lớn gần đây ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu được xác định thông qua sử dụng phần mềm Stata 14. 1.6. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương, đó là: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp, dữ liệu nghiên cứu và thống kê mô tả Chương 4: Kết quả nghiên cứu và giải thích Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
  13. 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 2.1 Nền tảng lý thuyết nghiên cứu 2.1.1 Khái niệm về nợ xấu của các Ngân hàng thƣơng mại Trên thế giới hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nợ xấu tuy nhiên nợ xấu “Nonperforming loans” có thể được hiểu là các khoản nợ không thực hiện hoặc thực hiện thanh toán gốc và lãi trễ so với kỳ hạn được chủ nợ quy định hoặc các khoản nợ nghi ngờ bị mất vốn hay khả năng thanh toán của khách hàng. Trong đó một số quan điểm về nợ xấu phổ biến được công nhận và sử dụng rộng rãi đó là: Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (BCBS – Basel Committee on Banking Supervison): Các khoản nợ được xem là không có khả năng chi trả khi một trong hai hoặc cả hai sự kiện sau xảy ra: (i) Ngân hàng nhận thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa có bất cứ hành động gì để cố gắng thu hồi khoản nợ; (ii) Người vay đã quá hạn trả nợ gốc và lãi trên 90 ngày. (Basel Committee on Banking Supervison, 2002). Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF – International Moneytary Fund): “Nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả đầy đủ (người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu cho đến thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi khoản thay thế. (IMF’s Compliation Guide on Financial Soundness Indicatiors, 2004). Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS – International Acounting Standards): Thường đề cập đến các khoản nợ bị giảm giá trị (Impairred) thay vì sử
  14. 5 dụng thuật ngữ nợ xấu (NPL. Chuẩn mực kế toán IAS 39 công bố tháng 12 năm 1999 và sau 2 lần chỉnh sửa (lần 1 vào tháng 12 năm 2000 và lần 2 vào đầu tháng 12 năm 2003) được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005 chỉ ra rằng cần phải có bằng chứng khách quan để xếp hạng một khoản vay có dấu hiệu bị giảm giá trị. Trong trường hợp nợ bị giảm giá trị thì tài sản được ghi nhận sẽ bị giảm xuống do những tổn thất chất lượng do nợ xấu gây ra. Cơ bản IAS 39 chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp này để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và là phương pháp phân tích dòng tiền trong tương lai hoặc xếp hạng khoản vay. Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Tại Việt Nam: khái niệm về nợ xấu xuất hiện lần đầu tiên tại quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ra ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN Việt Nam. Thông tư 02/2013/TT-NHNN thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN thì nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn); các nhóm nợ trên có các khoản nợ gốc và lãi đã quá hạn từ 90 ngày trở lên. Kết luận: Như vậy theo các khái niệm về nợ xấu được nêu ra trên thế giới và tại Việt Nam thì nợ xấu được xác định căn cứ trên hai yếu tố cơ bản đó là: (i) Các khoản cho vay quá hạn thanh toán gốc và lãi từ 90 ngày trở lên; (ii) Nghi ngờ về khả năng thanh toán đầy đủ gốc và lãi khoản vay của khách hàng đối với khoản cho vay khi đến hạn. Trong bài nghiên cứu nợ xấu được nhắc đến là tỷ lệ các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 trên tổng dư nợ cho vay.
  15. 6 2.1.2 Rủi ro đạo đức Theo Dembe và Boden (2000) thì thuật ngữ moral hazard (rủi ro đạo đức) được các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm Anh quốc đặt ra từ thế kỷ 17. Vào thập niên 1960, các nhà kinh tế học Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng thường xuyên thuật ngữ moral hazard để chỉ tình trạng kém hiệu suất nảy sinh từ loại rủi ro như trên. Sau này, thuật ngữ moral hazard được sử dụng trong bối cảnh nhấn mạnh các yêu tố tâm lý hơn. “Trong kinh tế học, rủi ro đạo đức xuất hiện khi một người chấp nhận nhiều rủi ro hơn bởi vì một ai khác gánh chịu chi phí cho những rủi ro đó. Rủi ro đạo đức có thể xuất hiện khi hành động của một bên có thể thay đổi để gây thiệt hại cho người khác sau khi một giao dịch tài chính đã diễn ra. Một bên quyết định có bao nhiêu rủi ro để thực hiện, trong khi một bên khác gánh chịu chi phí nếu mọi thứ trở nên xấu đi, và một bên bị cô lập khỏi rủi ro khác với cách thức mà nó sẽ phải chịu rủi ro”. (Collins Dictionary of Business: moral hazard. (n.d.) Collins Dictionary of Business, 3rd ed.. (2002, 2005)). Các giám đốc ngân hàng có thể có những khuyến khích hay động cơ để thực hiện cho vay với rủi ro cao hơn so với mức tối ưu. Jensen và Meckling (1976) cho rằng có hai loại vấn đề rủi ro đạo đức nảy sinh từ hành vi này. Thứ nhất, đó là việc tìm kiếm đặc lợi của nhà quản lý, thực hiện khi các giám đốc theo đuổi các lợi ích cá nhân của họ bởi việc đầu tư vào các dự án ưa thích hoặc thông qua việc kiểm soát không đầy đủ những khoản vay. Vấn đề rủi ro đạo đức còn lại nảy sinh từ sự mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các chủ nợ. Các cổ đông có thể muốn thực hiện những khoản vay rủi ro nhưng cuối cùng lại chuyển những rủi ro này đến những người gửi tiền. Lý thuyết Jensen và Meckling (1976) hàm ý rằng cả hai vấn đề rủi ro đạo đức trên đều dẫn đến tốc độ tăng trưởng nợ vay (tín dụng) cao hơn và một lượng lớn các khoản nợ xấu.
  16. 7 Dĩ nhiên, rủi ro đạo đức không quan sát trực tiếp được nhưng có thể được suy ra từ việc quan sát hành vi của ngân hàng. Như đã được nhấn mạnh ở trên, một trong những lý do chính của vấn đề rủi ro đạo đức là chấp nhận rủi ro quá mức trong cho vay. 2.1.3 Hệ thống ngân hàng thƣơng mại và các quy định Trước năm 1975 Việt Nam tồn tại hai ngân hàng trung ương một ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa (Ngân hàng Quốc gia Việt Nam sau đổi thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và một ở Miền Nam cộng hòa (Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa). Thời kỳ 1975-1985 là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam; thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc; phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Giai đoạn 1986 - 1990 đứng trước thực trạng khó khăn trì trệ trong kinh tế và hệ thống tài chính cả nước hệ thống ngân hàng đã bắt đầu có những cải cách đầu tiên, làm tiền đề cho việc hình thành và phát triển một hệ thống Ngân hàng Việt Nam một cách căn bản và toàn diện hơn. Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sự ra đời của 2 Pháp lệnh ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Trong đó, cấp 1 là Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng. Và cấp 2 là các ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng
  17. 8 trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện như ngân hàng cổ phần, liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân và công ty tài chính. Từ năm 1990 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN (Nghị định số 88/1998/NĐ-CP ngày 02/11/1998, Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008, Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013), làm rõ hơn địa vị pháp lý của NHNN, đồng thời xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của NHNN với tư cách là ngân hàng trung ương, thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng quan trọng của một ngân hàng trung ương là thực thi chính sách tiền tệ và giám sát an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tính đến thời điểm 31/12/2016 Việt Nam có 31 NHTMCP trong nước, 2 NH chính sách, 4 NHTM Nhà nước, 8 NHTM 100% vốn nước ngoài, 2 NHTM liên doanh, 1 Ngân hàng hợp tác xã với trên 2.600 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp 64 tỉnh thành cả nước. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, sau hơn 30 năm chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hệ thống ngân hàng cũng không nằm ngoài sự phát triển và hội nhập đó, những quy định và cải cách liên tục phù hợp với thông lệ và quy định quốc tế, tạo sự an toàn lành mạnh cho hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính đã được đưa ra. Cụ thể là năm 1998 ban hành hai luật về ngân hàng là bước tiến trong củng cố, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Năm 1999, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5, quy định CAR là 8%, nhưng phương pháp
  18. 9 tính đơn giản và chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Năm 2005, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, theo đó CAR vẫn là 8%, nhưng phương pháp tính toán đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. Năm 2010, cơ quan này ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel II. Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN (có hiệu lực từ 1/2/2015), tạo lập chuẩn mực mới về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng với các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn, hạn chế cấp tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Việt Nam chưa phải là thành viên của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, do đó không bị ràng buộc bởi thời hạn phải tuân thủ các Hiệp ước Basel. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản luật và quy định theo định hướng Basel II. Đặc biệt, nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã xác định lộ trình triển khai tuân thủ Basel II. Theo đó, kể từ tháng 2/2016, 10 ngân hàng gồm: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II cho đến cuối năm 2018. Sau giai đoạn này, Basel II sẽ được áp dụng rộng rãi tại các ngân hàng thương mại còn lại. Khi hệ thống ngân hàng phát triển thì việc ban hành những quy định càng trở nên phức tạp hơn. Sự quản lý kém và việc chấp nhận rủi ro quá mức có thể gây ra sự bất ổn nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng và góp phần vào việc gia tăng khủng hoảng kinh tế. Sự xung đột lợi ích và rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
  19. 10 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đó có liên quan tới bài nghiên cứu 2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều bài nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan tới nợ xấu, rủi ro đạo đức và điều tiết hệ thống ngân hàng thương mại và mối quan hệ giữa chúng. Về mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu đa phần các nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng tín dụng có tác động tích cực (cùng chiều và ngược chiều) tới tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn sau đó. Nổi bật trong số các nghiên cứu đó là của Foos et al. (2010) tác giả gợi ý rằng sự tăng trưởng tín dụng đại diện cho một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng. Qua việc nghiên cứu hơn 10.000 ngân hàng ở Mỹ, Canada, Nhật và Châu Âu trong suốt giai đoạn 1997-2007, Foos et al cho rằng sự tăng trưởng tín dụng (Loan growth) dẫn đến môt sự gia tăng các khoản lỗ (Losses) từ cho vay trong suốt ba năm liên tiếp sau đó, gây nên một sự sụt giảm trong cả thu nhập từ lãi và tỷ lệ vốn. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, đồng thời xem xét vấn đề rủi ro đạo đức, các nghiên cứu cho thấy: Cấu trúc sở hữu cổ phần của ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chấp nhận hay e ngại rủi ro của ngân hàng: nếu cổ đông sở hữu ngân hàng thì sẽ chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong hoạt động so với nhà quản lý sở hữu ngân hàng. Demirguc-Kunt (1989), Barr et al. (1994), Gorton and Rosen (1995), Berger and Udell (1994) and Shrieves and Dahl (2003) đã nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và sự chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Phần lớn trong bài nghiên cứu cũng xem xét về vấn đề rủi ro đạo đức, hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng trong khuôn khổ cấu trúc sở hữu cổ phần. Cụ thể: Saunder et al. (1990) phát hiện rằng cổ đông kiểm soát các ngân hàng thì có khuynh hướng thực hiện nhiều rủi ro hơn so với những nhà quản lý kiểm soát ngân
  20. 11 hàng. Demsert and Strahan (1997) tìm thấy về mối quan hệ dương và không tuyến tính giữa các thước đo rủi ro thị trường và mức sở hữu của nhà quản lý (cổ phần thuộc nhà quản lý). Jia (2009) cho thấy hoạt động cho vay bởi các ngân hàng cổ phần thì thận trọng hơn so với hoạt động cho vay bởi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc. Zhou (2014) cho thấy sự đa dạng hóa trong cấu trúc thu nhập của các ngân hàng Trung Quốc giúp giảm thiểu không đáng kể tổng rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của giai đoạn trước đó có ảnh hưởng tích cực lên hành vi trong giai đoạn tiếp theo của nhà quản lý ngân hàng, nếu tỷ lệ nợ xấu cao thì nhà quản lý thận trọng có xu hướng hạn chế những hoạt động mang nhiều rủi ro trong khi với những nhà quản lý khác lại là một động cơ để thúc đẩy việc cho vay nhiều rủi ro hơn để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu. Bernanke và Gertler (1986) chỉ ra rằng những khoản nợ xấu có thể đưa đến các hành vi khác nhau của các ngân hàng dưa theo sự ưa thích hay khẩu vị rủi ro của họ. Các ngân hàng thận trọng thường có xu hướng cẩn trọng hơn khi họ đối mặt với mức độ gia tăng của các khoản nợ xấu. Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ xấu quá cao, cả cổ đông và các nhà quản lý ngân hàng đều có sự khuyến khích rõ ràng để dịch chuyển các rủi ro. Eisdofer (2008) cho rằng các doanh nghiệp trong tình trạng kiệt quê tài chính sẽ có hành vi chuyển dịch rủi ro nhiều hơn. Xem xét các ngân hàng ở Mỹ, Koudstaal và Wijinbergen (2012) tìm thấy danh mục cho vay có càng nhiều vấn đề thì càng thúc đẩy các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao. Bruche và Llobet (2011) tranh luận khi các ngân hàng đối mặt với mối đe dọa phá sản, họ có xu hướng đảo nợ xấu để gia tăng khả năng thu hồi. Quy mô của ngân hàng cũng có ảnh hưởng tới nợ xấu và rủi ro đạo đức của nhà quản lý, cụ thể khi các ngân hàng lớn thường có xu hướng tăng cường cho vay dựa trên vị thế thị trường của mình. Tâm lý “quá lớn để sụp đổ” làm cho ngân hàng có xu hướng chấp nhận thêm rủi ro bởi kỳ vọng được cứu trợ trong trường hợp mất khả năng thanh toán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2