Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích cụm ngành lọc hóa dầu Việt Nam
lượt xem 6
download
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu cụm ngành LHD Việt Nam, phân tích các nhân tố từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách giúp nâng cao sức cạnh tranh của ngành LHD Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích cụm ngành lọc hóa dầu Việt Nam
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh – Tháng 5/2015 Học viên Hoàng Trọng Dũng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- HOÀNG TRỌNG DŨNG PHÂN TÍCH CỤM NGÀNH LỌC HÓA DẦU VIỆT NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH THẾ DU TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo lập môi trường học tập thuận lợi nhất trong suốt thời gian tôi học tập tại Trường cũng như thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn thầy Huỳnh Thế Du đã khích lệ, động viên, khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Đồng thời, cho tôi được gửi lời cảm chân thành tới các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp liên quan trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này mà vì nhiều lý do tôi không thể liệt kê hết ra đây. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã cung cấp những thông tin hữu ích như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Hiệp hội Năng lượng, Hiệp hội Phân bón, Văn phòng Chính phủ, các chuyên gia, nhà khoa học đã hỗ trợ tôi. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, công tác và hoàn tất luận văn.
- -iii- TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, ngành dầu khí Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò và vị thế là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam với doanh thu chiếm khoảng 20-25% GDP cả nước, lợi nhuận liên tục tăng trưởng cao qua hàng năm và là một trong những ngành đóng góp cao cho ngân sách Nhà nước với tỷ lệ từ 20-30% tùy từng thời kỳ. Nghiên cứu cũng cho thấy ngành dầu khí hiện nay cũng mới tập trung vào khâu thăm dò khai thác phục vụ xuất khẩu thô là chính, sử dụng khí cũng chủ yếu để phát điện dẫn đến sức cạnh tranh chưa cao, chưa gia tăng được giá trị của dầu thô và khí tự nhiên để phục vụ nhu cầu sản phẩm lọc hóa dầu (LHD) rất lớn của nội địa. Nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm phát triển của các nước Châu Á cho thấy: nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chưa chủ động đầu tư tập trung cụm ngành này, thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ ngành phát triển, đầu tư dàn trải ở nhiều địa phương mà chưa chú trọng đầu tư trọng điểm tại các khu vực gần nơi tiêu thụ, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực này còn thiếu, thực thi pháp luật còn yếu, công tác chuẩn bị đầu tư còn chậm,… Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngành dầu khí chưa khai thác tốt phân khúc thị trường nội địa để gia tăng giá trị (ngoại trừ phân đạm) như nhựa, xăng dầu, hóa chất …Công tác quản trị và chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực này khá so với mặt bằng chung trong nước nhưng còn yếu so với các nước trong khu vực ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh ở các lĩnh vực chất lượng cao như R&D, thiết kế chế tạo, dịch vụ bán hàng. Trên cơ sở nghiên cứu tác giả đưa ra các quan điểm khuyến nghị chính sách để thúc đẩy ngành LHD Việt Nam phát triển trong thời gian tới, bao gồm: nâng cấp và bổ sung khâu hóa dầu (HD) tại Dung Quất để hình thành cụm LHD tại khu vực Miền Trung gia tăng tính cạnh tranh, đầu tư cụm ngành LHD tại khu vực Miền Nam (Vũng tàu) để phục vụ nhu cầu lớn khu vực này, hợp tác đầu tư các sản phẩm LHD cuối cùng phục vụ nhu cầu nội địa, hình thành cơ chế tạo nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng LHD ban đầu đủ lớn đảm bảo sức cạnh tranh trong khu vực và đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước.
- -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vi DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................... vii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU..............................................................................................viii 1.1 Bối cảnh nghiên cứu................................................................................................ 1 1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.6 Bố cục luận văn ....................................................................................................... 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ............................................................................................................................................... 4 2.1 Lý thuyết cụm ngành và mô hình kim cương ........................................................... 4 2.2 Một số nghiên cứu trước ......................................................................................... 7 CHƢƠNG 3: HOẠT ĐỘNG LHD KHU VỰC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................................................................ 10 3.1 Tổng quan hoạt động LHD thế giới ...................................................................... 10 3.2 Xu hướng đầu tư vào các nhà máy LHD thế giới ................................................. 11 3.3 Hoạt động dầu khí khu vực Châu Á ...................................................................... 11 3.3.1 Quan hệ cung cầu các sản phẩm LHD khu vực Châu Á................................ 11 3.3.2 Tổng hợp nhu cầu các sản phẩm LHD ở khu vực Châu Á............................. 13 3.4 Cân đối cung cầu sản phẩm LHD ở khu vực Châu Á ........................................... 14 3.5 Tình hình LHD ở một số nước khu vực Châu Á .................................................... 15 3.6 Bài học kinh nghiệm .............................................................................................. 18 CHƢƠNG 4: HOẠT ĐỘNG NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM; PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ...................................................................................................................................... 21
- -v- 4.1 Sơ lược lịch sử ngành LHD Việt Nam ................................................................... 21 4.2 Hoạt động dầu khí tại Việt Nam ............................................................................ 22 4.2.1 Quan hệ cung cầu các sản phẩm LHD tại Việt Nam .................................... 22 4.2.2 Xu hướng đầu tư các nhà máy LHD tại Việt Nam ......................................... 28 4.3 Đánh giá ngành LHD Việt Nam ............................................................................ 30 4.3.1 Điều kiện cầu ................................................................................................. 30 4.3.2 Điều kiện các nhân tố đầu vào....................................................................... 31 4.3.3 Các ngành phụ trợ liên quan ......................................................................... 36 4.3.4 Các yếu tố chiến lược và cạnh tranh ............................................................. 39 4.4 Tổng hợp mô hình cụm ngành LHD ...................................................................... 41 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................................... 44 5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 44 5.2 Gợi ý chính sách ......................................................................................................... 44 5.2.1 Đối với NOC (PVN) ....................................................................................... 45 5.2.2 Đối với Chính phủ, bộ ngành liên quan ......................................................... 45 5.2.3 Đối với chính quyền địa phương.................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 48 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 52
- -vi- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Từ/cụm từ Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt viết tắt AFTA : ASEAN Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các nước Đông Nam Á Nations Chiến lƣợc : Chiến lược phát triển lĩnh vực chế biến PVN (2014) dầu khí Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2035 CN : Công nghiệp CSHT : Cơ sở hạ tầng DN : Doanh nghiệp GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc dân IOC/NOC : Công ty dầu khí quốc tế/Công ty dầu khí quốc gia LD/HD/LHD : Lọc dầu/Hóa dầu/Lọc hóa dầu NK/XK/XNK : Nhập khẩu/Xuất khẩu/Xuất Nhập khẩu NMLHD : Nhà máy lọc hóa dầu O&M : Operation and Management Quản lý và vận hành PVN : Tập đoàn Dầu khí Việt Nam R&D : Research and Development Nghiên cứu và phát triển SXKD : Sản xuất kinh doanh THHD : Tổ hợp hóa dầu TNHH : Trách nhiệm hữu hạn WTO : World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
- -vii- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ cụm ngành LHD Việt Nam ......................................................................... 5 Hình 1.2: Mô hình kim cương ............................................................................................... 6 Hình 1.3: Mô hình kim cương cụm ngành LHD Dung Quất ................................................. 9 Hình 3.1: Cân đối cung cầu các sản phẩm LHD thế giới (2000-2020) ............................... 10 Hình 3.2: Tổng sản lượng các sản phẩm lọc dầu ở châu Á (2000 – 2030) .......................... 11 Hình 3.3: Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm lọc dầu ở châu Á (2000 – 2030) ........................ 12 Hình 3.4: Bản đồ thị trường hóa chất khu vực Châu Á năm 2018 ...................................... 14 Hình 3.5: Cân đối cung cầu sản phẩm LHD ở khu vực Châu Á đến 2030 .......................... 15 Hình 3.6: Cân đối tình hình sản xuất-tiêu thụ dầu khu vực Châu Á giai đoạn 2008-2015 ............................................................................................................................................. 15 Hình 3.7: Tốc độ tăng trưởng GDP (%) thực tế khu vực Châu Á giai đoạn 2006-2014 ..... 17 Hình 3.8: GDP bình quân đầu người thực tế (quy đổi USD) khu vực Châu Á giai đoạn 2006-2014 ............................................................................................................................ 18 Hình 4.1: Sơ lược lịch sử ngành LHD Việt Nam ................................................................ 22 Hình 4.2: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lọc dầu ở Việt Nam (2005 – 2013) .......................... 23 Hình 4.3: Dự báo tiêu thụ sản phẩm lọc dầu ở Việt Nam giai đoạn 2014-2035 .................. 24 Hình 4.4: Khả năng sản xuất sản phẩm lọc dầu tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 ........ 24 Hình 4.5: Cân bằng cung cầu sản phẩm lọc dầu ở Việt Nam giai đoạn 2014-2035 ............ 26 Hình 4.6: Các Nhà máy LHD của PVN ............................................................................... 29 Hình 4.7: Các nhà máy LHD do các đơn vị khác đầu tư ..................................................... 30 Hình 4.8: Tổng hợp mô hình kim cương ngành LHD Việt Nam......................................... 42 Hình 4.9: Đánh giá về mô hình kim cương cụm ngành LHD Việt Nam ............................. 43
- -viii- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Năng lực chế biến của các NMLHD khu vực Châu Á, Châu Đại Dương giai đoạn 2008- 2015 (ngàn tấn/ngày) ........................................................................................ 16 Bảng 4.1: Năng lực sản xuất của các dự án lọc dầu lớn tại Việt Nam (ngàn tấn) ............... 25 Bảng 4.2: Nhu cầu sản phẩm HD chính tại Việt Nam 2005-2013 (ngàn tấn) ..................... 27 Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu các sản phẩm HD Việt Nam đến 2035 (ngàn tấn) .................... 28 Bảng 4.4: Năng lực LHD các nước Châu Á và Châu Đại Dương giai đoạn 2008-2015 ..... 33
- -1- CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, ngành dầu khí đã trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, trung bình hàng năm ngành dầu khí đóng góp từ 20-30% tổng thu ngân sách Nhà nước (PVN, 2014). Sau thời gian dài khai thác dầu thô có dấu hiệu chững lại do chưa tìm kiếm, phát hiện được các mỏ dầu mới trong khi phải nhập khẩu (NK) các sản phẩm dầu khí để đáp ứng nhu cầu nội địa. Trong khi đó, việc đầu tư mở rộng công suất thêm các nhà máy LHD trong nước cần một lượng lớn dầu thô sẽ là khó khăn, thách thức không nhỏ của dầu khí trong thời gian tới. Dù đã đầu tư đáng kể về mọi mặt nhưng ngành công nghiệp (CN) dầu khí Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Bên cạnh thành tựu trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác thì khâu lọc hóa dầu (LHD) còn phát triển chậm và manh mún, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành. Việc phân tích đánh giá nguyên nhân tình trạng phát triển của ngành LHD từ đó đề xuất chính sách phát triển, cải thiện môi trường đầu tư của ngành có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Thực tiễn cho thấy, thời kỳ đầu phát triển công nghiệp hóa, nhiều nước khu vực Châu Á đã có chính sách hợp lý phát triển ngành LHD, qua đó góp phần hỗ trợ, đẩy mạnh sự phát triển các ngành CN khác, phục vụ có hiệu quả nhu cầu tiêu thụ nội địa và XK. Đến nay, nhiều nước đã có những tổ hợp LHD quy mô lớn không những phục vụ nhu cầu an ninh năng lượng trong nước mà còn XK các sản phẩm có giá trị cao (BMI, 2014). Hiện Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định thương mại quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hiệp định thương mại tự do (AFTA) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đang tham gia đàm phán Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) đòi hỏi ngành dầu khí Việt Nam phải tăng cường khả năng cạnh tranh do các nước cắt giảm hàng rào thuế quan, đồng thời phải đủ năng lực để sản xuất các sản phẩm LHD có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước và hướng đến XK. Để làm được điều đó, chúng ta cần xác định vị trí của khâu LHD trong nước trên cơ sở so sánh
- -2- với các nước khác nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, qua đó tìm ra những giải pháp có tính khả thi cao nhằm cải thiện, nâng cao vị thế, giá trị của ngành LHD Việt Nam trong khu vực trong thời gian tới. 1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu cụm ngành LHD Việt Nam, phân tích các nhân tố từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách giúp nâng cao sức cạnh tranh của ngành LHD Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết yêu cầu trên, tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau: Đâu là điểm mạnh và điểm yếu của cụm ngành LHD Việt Nam ? Làm cách nào để cụm ngành LHD Việt Nam có thể chuyển dịch nhanh, tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển hơn trong tương lai? Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy và xây dựng cụm ngành LHD Việt Nam nên như thế nào ? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Cụm ngành LHD Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Phân tích ngành LHD ở Việt Nam từ 1986 đến nay và một số nước Châu Á từ 1960 đến nay. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính để đánh giá thực trạng, vị trí của ngành LHD Việt Nam và các nước ở khu vực Châu Á từ đó đưa ra khuyến nghị về chính sách. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh, mô tả. Các
- -3- lập luận trong bài viết sẽ dựa trên những diễn biến và số liệu thực tế của ngành LHD Việt Nam và Châu Á hơn 30 năm qua. 1.6 Bố cục luận văn Luận văn gồm: Chƣơng 1 trình bày nội dung cơ bản về nghiên cứu, gồm: bối cảnh, mục đích, đối tượng nghiên cứu. Chƣơng 2 trình bày các lý thuyết, mô hình kinh tế ứng dụng trong nghiên cứu và các nghiên cứu đã thực hiện của tác giả trong và ngoài nước. Chƣơng 3 phân tích ngành LHD một số quốc gia ở Châu Á và bài học kinh nghiệm. Chƣơng 4 phân tích thực trạng ngành LHD Việt Nam và đánh giá so sánh Chƣơng 5 gợi ý chính sách và tóm tắt kết quả nghiên cứu.
- -4- CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC 2.1 Lý thuyết cụm ngành và mô hình kim cƣơng Khái niệm cụm ngành của Michal E. Porter (1990,1998, 2008) được hiểu là “sự tập trung về mặt địa lý các doanh nghiệp (DN), các nhà cung ứng và các DN có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại …) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”. Việc xác định cấu trúc cụm ngành và các bộ phận liên quan có vai trò quan trọng trong nghiên cứu cụm ngành. Theo Michal E. Porter (2008), để xác định các bộ phận cụm ngành liên quan nên bắt đầu một số công ty lớn đại diện trong ngành, sau đó tìm kiếm các mối liên kết với công ty thượng nguồn và hạ nguồn theo chuỗi liên kết dọc. Đối với ngành chế biến dầu khí chẳng hạn (hình 1), hoạt động cốt lõi là tích hợp sản xuất lọc dầu và hóa dầu, chế biến khí. Xác định liên kết theo chiều ngang nhằm mục đích tìm kiếm các ngành có liên quan trên cơ sở sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có tính bổ sung cho ngành như: hóa chất, xúc tác, hóa phẩm và chất tẩy rửa, nhựa và chất dẻo, phân bón, điện; ngành có sử dụng nhân tố đầu vào chuyên biệt như xúc tác, hóa phẩm; ngành có kênh phân phối tương tự nhau như hóa chất. Xác định các thành viên cụm ngành có những kỹ năng chuyên môn, công nghệ, thông tin, vốn, cơ sở hạ tầng (CSHT) hoặc những yếu tố đầu vào thiết yếu liên quan đến ngành như: tài chính - ngân hàng, đại học và cao đẳng nghề dầu khí, viện nghiên cứu, hệ thống phân phối và XNK, thương mại, điện nước, xử lý môi trường. Mạng lưới cung cấp đầu vào cho ngành LHD như: chế tạo máy thiết bị, công nghệ thông tin và tự động hóa, các nguyên liệu và phụ kiện. Mạng lưới cung cấp đầu ra cho ngành LHD như vận tải, logistic, phân phối. Xác định các cơ quan chính phủ, địa phương hoặc các thể chế, cơ chế có ảnh hưởng đến hoạt động của các thành viên trong cụm LHD như Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương,
- -5- địa phương nơi cụm ngành đầu tư, các Hiệp hội năng lượng/phân bón/hóa chất; các cam kết quốc tế (WTO, TPP, ASEAN…) Lợi ích của cụm ngành tạo ra cho các DN đó là: sự tiện lợi cho khách hàng, giảm chi phí vận hành chuỗi cung ứng, tăng khả năng tuyển dụng công nhân lành nghề và chuyên gia kỹ thuật. Ngoài ra, Porter còn chỉ ra những lợi thế cạnh tranh của cụm ngành nhờ tăng năng suất, đổi mới, thương mại hóa và tạo các DN mới. Hình 1.1: Sơ đồ cụm ngành LHD Việt Nam Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Lê Việt Trung (2014), “Quản lý chuỗi cung ứng và khả năng áp dụng vào ngành công nghiệp dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam.
- -6- Thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng các cụm LHD ở Bà Rịa Vũng Tàu, Dung Quất, Cà Mau và đang có kế hoạch xây dựng các cụm LHD mới ở Nghi Sơn, Vũng Rô, Nhơn Hội, Nam Vân Phong. Tuy nhiên, sự phát triển các cụm ngành ở các địa phương vẫn mang tính rời rạc, quy mô nhỏ, chưa tạo được sự phát triển lan tỏa cho cả vùng trên quy mô lớn. Theo Porter (1990, 1998, 2008), lợi thế cạnh tranh có tính địa phương dựa trên mô hình kim cương gồm bốn nhân tố (hình 2): - Các điều kiện nhân tố sản xuất gồm: lao động có kỹ năng, nguồn lực, công nghệ và CSHT; - Các điều kiện cầu gồm: nhu cầu trong và ngoài nước về sản phẩm và dịch vụ; - Các ngành hỗ trợ và có liên quan gồm: các nhà cung ứng và phân phối hỗ trợ ngành. - Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của DN bao gồm: những điều kiện ảnh hưởng việc tạo lập, tổ chức và quản lý DN, đặc điểm của các đối thủ trong nước. Hình 1.2: Mô hình kim cương Môi trƣờng chính sách giúp phát huy chiến lƣợc kinh doanh và cạnh tranh Môi trường nội địa khuyến khích các dạng đầu tư và nâng cấp bền vững thích hợp Những điều kiện Cạnh tranh quyết liệt giữa các Những điều kiện Nhân tố (Đầu vào) đối thủ tại địa phương cầu Số lƣợng và chi phí của nhân tố (đầu vào) Những khách hàng Các ngành phụ trợ và Tài nguyên thiên nhiên có liên quan nội địa sành sỏi và đòi Tài nguyên con người hỏi khắt khe. Tài nguyên vốn Nhu cầu của khách Cơ sở hạ tầng vật chất Sự hiện hữu của các nhà cung cấp hàng (nội địa) dự báo Cơ sở hạ tầng quản lý nội địa có năng lực nhu cầu ở những nơi Cơ sở hạ tầng thông tin Sự hiện hữu của ngành công khác. Cơ sở hạ tầng khoa học và nghiệp cạnh tranh có liên quan Nhu cầu nội địa bất công nghệ thường ở những phân Nhân tố số lượng khúc chuyên biệt hóa Nhân tố chuyên môn hóa có thể được đáp ứng trên toàn cầu Nguồn: Huỳnh Thế Du, “Tiếp cận những cách thức xây dựng quy hoạch thực tế hơn gắn với cải cách”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
- -7- Dựa vào mô hình kim cương để phân tích cụm ngành LHD Việt Nam từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển cụm ngành nói riêng và kinh tế nói chung. Tuy nhiên, việc phân tích cho thấy vai trò quan trọng của nhà nước đến sự hình thành và phát triển cụm ngành do nguyên nhân thất bại của thị trường như độc quyền tự nhiên, nhu cầu thấp, rủi ro cao, người ăn theo và ngoại tác tiêu cực. Sự phát triển cụm ngành có tác động mạnh đến phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm, thu hút đầu tư, do đó, địa phương đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phát triển cụm ngành. Ngoài việc hỗ trợ các cụm ngành hiện có, Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ thích hợp khác để phát triển cụm ngành mới làm động lực phát triển cho cả vùng và lan tỏa sang các ngành khác. 2.2 Một số nghiên cứu trƣớc Nghiên cứu của trường Kennedy School (2012) về tổ hợp hóa dầu UAE đánh giá theo mô hình kim cương (Phụ lục 1) cho thấy mặc dù UAE là nước có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào nhưng đến nay, ngành LHD nước này vẫn còn những hạn chế cần khắc phục để nâng cao khả năng cạnh tranh. Các yếu tố đầu vào (+) Dự trữ dầu lớn thứ 4 & dự trữ khí đốt lớn thứ 5 (+) Nguồn nguyên liệu giá rẻ (+) Gần thị trường lao động và bán hàng châu Á (+) Các trung tâm nghiên cứu chuyên sâu cho ngành CN dầu khí (-) Ít chuyên gia có kinh nghiệm (-) Nguồn nguyên liệu đầu vào đang cạn dần (-) Khả năng xử lý số lượng lớn sản phẩm HD còn hạn chế (400 container/tuần) (-) Dịch vụ cung ứng và phân phối đắt đỏ
- -8- (-) Hiệu quả hỗ trợ các DN vừa và nhỏ (SME) chưa cao (-) Hợp tác giữa các trường đại học và ngành còn yếu Các yếu tố chiến lƣợc và cạnh tranh (+) Các khu CN và thương mại tự do (+) UAE xếp thứ 12 trong bảng xếp hạng các nước phát triển ngành của NGCI (-) Tập đoàn nhà nước thống trị ngành HD (-) Giới hạn tỉ lệ sở hữu khối ngoại ở mức 49% (-) Giới hạn tiếp cận các nguồn tài chính lớn (trên 15 triệu Dirham) Các ngành phụ trợ và có liên quan (+) Ngành CN dầu khí đã phát triển (+) Các dịch vụ kĩ thuật và hợp đồng dầu khí chuyên biệt (+) Các kĩ thuật sản xuất mới nhất (-) Mức độ phát triển của ngành HD chưa cao (-) Các nhà máy lọc dầu còn nhiều hạn chế (-) Các ngành CN chuyển đổi còn yếu Các yếu tố nhu cầu (+) Nhu cầu sản phẩm HD của các thị trường lân cận đang lên (châu Á) (+) Sự phát triển của các ngành CN sử dụng sản phẩm tại địa phương/trong khu vực (nhựa, ô tô, dây cáp, đường ống, bao bì đóng gói, v.v…)
- -9- (-) Sức tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương còn hạn chế (20kg/năm tại UAE so với 75kg/năm tại châu Âu). Nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh và Nguyễn Xuân Thành (2011) xây dựng sơ đồ cụm ngành LHD Việt Nam (Phụ lục 2), từ đó, các tác giả đánh giá cụm ngành LHD Dung Quất theo mô hình kim cương như hình 3 dưới đây. Hình 1.3: Mô hình kim cương cụm ngành LHD Dung Quất
- -10- CHƢƠNG 3: HOẠT ĐỘNG LỌC HÓA DẦU KHU VỰC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1 Tổng quan hoạt động LHD thế giới Theo Chiến lược PVN (2014) tổng hợp từ IEA và Wood Mackenzie, 2014, năm 2000, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm LHD thế giới đạt gần 3.617 triệu tấn, đến năm 2010 đạt trên 4.089 triệu tấn và năm 2015 đạt khoảng hơn 4.277 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng nhu cầu bình quân đạt 1,17%/năm giai đoạn 2000-2015. Tuy nhiên, về nguồn cung các sản phẩm LHD thế giới tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân đạt 5,55%/năm nên cân đối cung cầu có sự chênh lệch lớn như thể hiện trong cân đối cung cầu, trong đó xăng là sản phẩm duy nhất thiếu hụt kể từ năm 2008 trở đi và thặng dư cung nhiều nhất là dầu nhiên liệu (như mô tả trong hình 4 dưới đây). Với sự mất cân đối cung –cầu của các sản phẩm LD sẽ tác động đến khả năng tích hợp công nghệ để chuyển sang các sản phẩm HD trong thời gian tới. Hình 3.1: Cân đối cung cầu các sản phẩm LHD thế giới (2000-2020) Surplus LPG Naphtha Gasoline Jet/Kerosene Diesel/Gasoil Fuel Oil 180000,0 160000,0 140000,0 120000,0 Balances (kt) 100000,0 80000,0 60000,0 40000,0 20000,0 ,0 -20000,0 -40000,0 Deficit 2000 2005 2010 2015 2020 Source: Wood Mackenzie Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Chiến lược PVN (2014) và IEA và Wood Mackenzie, 2014.
- -11- 3.2 Xu hƣớng đầu tƣ vào các nhà máy LHD thế giới Theo tổng hợp từ IEA và Wood Mackenzie 2014, xu thế đầu tư vào các NMLHD của các công ty dầu khí quốc gia (NOC) cao hơn nhiều so với các các công ty dầu khí quốc tế (IOC) do năng lực của các NOC được cải thiện và sự hạn chế của các chính phủ các nước nhằm giảm ảnh hưởng của các IOC. Số liệu thống kê của Wood Mackenzie cho biết, trong thập niên 1980, các IOC chiếm giữ hơn 40% trữ lượng dầu toàn cầu thì tới năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống còn 25%. Ngoài ra, các IOC có xu hướng cắt giảm nguồn lực ở khâu hạ nguồn để tập trung cho các lĩnh vực ở thượng nguồn như tìm kiếm, thăm dò, khai thác tàng trữ, vận chuyển (phụ lục 3). Vai trò của các NOC là rất quan trọng trong thời gian tới, từ đó sẽ có những tác động chính sách của các nước lớn liên quan đến cạnh tranh thị trường dầu khí, đặc biệt là những nước có trữ lượng dầu khí lớn, sẽ xuất hiện trào lưu đầu tư của các NOC trên thế giới. 3.3 Hoạt động dầu khí khu vực Châu Á 3.3.1 Quan hệ cung cầu các sản phẩm LHD khu vực Châu Á Theo Chiến lược PVN (2014) tổng hợp từ IEA và Wood Mackenzie 2014, trong giai đoạn 2013-2020, nguồn cung ngành LHD khu vực châu Á dự báo tăng thêm 194 triệu tấn, từ 1.302 triệu tấn năm 2013 tăng lên 1.496 triệu tấn năm 2020 và ổn định đến năm 2030. Hình 3.2: Tổng sản lượng các sản phẩm lọc dầu ở châu Á (2000 – 2030) 2.000 1.500 Triệu tấn/Năm 1.000 500 0 2000 2005 2010 2015 2020 2025 2030 Tổng cung 906 1.056 1.222 1.355 1.496 1.531 1.553 LPG 26 33 40 44 49 50 51 Naphtha 71 94 114 129 146 149 150 Xăng 148 175 217 255 286 293 298 Jet/KO 104 110 116 126 137 139 140 DO 277 336 417 477 527 541 549 FO 148 136 104 87 87 88 89 Khác 132 172 214 236 265 271 276 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Chiến lược PVN (2014) và IEA, Wood Mackenzie, 2014.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn