intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hành vi của người dân trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hành vi của người dân trong hoạt động quản lý CTRSH khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đề xuất, khuyến nghị giải pháp phát huy sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý CTRSH khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hành vi của người dân trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  VÕ MINH SỬ PHÂN TÍCH HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  VÕ MINH SỬ PHÂN TÍCH HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN TIẾN KHAI Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. “LỜI CAM ĐOAN” Tôi“xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Phân tích hành vi của người dân trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau” là nghiên cứu do tôi tự thực hiện, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Trần Tiến Khai.” Các“tham khảo trong luận văn được trích dẫn rõ tên tác giả, tên công trình. Các số liệu do tôi thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu, có tính trung thực và độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.” Tôi“xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.” “Học viên thực hiện” Võ Minh Sử
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT NGHIÊN CỨU RESEARCH SUMMARY CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu 4 1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 6 2.1. Cơ sở lý thuyết 6 2.1.1. Lý thuyết về sự tham gia 6 2.1.2. Chất thải rắn 10 2.2. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt một số nước trên thế giới và ở Việt Nam 13 2.2.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới 13 2.2.2. Hiện trạng quản lý CTRSH ở Việt Nam 16 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước 24 2.4. Bài học kinh nghiệm 27 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1. Mô hình lý thuyết 28 3.2. Khung phân tích 29 3.3. Địa bàn nghiên cứu 30 3.3.1. Đặc điểm địa bàn và dân cư huyện Trần Văn Thời 30
  5. 3.3.2. Tình hình quản lý CTRSH khu vực nông thôn tỉnh Cà Mau và huyện Trần Văn Thời 31 3.4. Phương pháp chọn mẫu khảo sát và xử lý dữ liệu 35 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 4.1. Hiện trạng vấn đề CTRSH ở khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời 37 4.1.1. Hình thức cư trú của hộ gia đình nông thôn 37 4.1.2. Phương thức người dân tự xử lý rác thải 37 4.1.3. Hậu quả đang có và cần quan tâm 38 4.2. Hiện trạng hoạt động quản lý CTRSH nông thôn huyện Trần Văn Thời 38 4.2.1. Về phía chính quyền 38 4.2.2. Các HTX thu gom và xử lý rác thải 39 4.2.3. Về phía người dân 40 4.3. Phân tích nhận thức và hành vi tham gia quản lý CTRSH của hộ gia đình nông thôn huyện Trần Văn Thời 41 4.3.1. Thông tin chung 41 4.3.2. Nhận thức của hộ gia đình về vấn đề rác thải và môi trường 46 4.3.3. Hành vi quản lý CTRSH của hộ gia đình 53 4.3.4. Đánh giá của hộ gia đình về hoạt động thu gom rác của tổ, đội quản lý môi trường, HTX (có đóng phí hằng tháng) 57 4.3.5. Đánh giá về khó khăn trong việc quản lý CTRSH của hộ gia đình 58 4.3.6. Dự định của hộ gia đình tham gia quản lý CTRSH trong tương lai 59 4.3.7. Các yêu cầu của hộ gia đình đối với sự hỗ trợ từ chính quyền 62 4.4. Phân tích hoạt động quản lý rác thải của các tổ, đội quản lý môi trường, HTX thu gom rác trên địa bàn huyện Trần Văn Thời 63 4.4.1. Thông tin chung 63 4.4.2. Thực hiện việc thu gom, vận chuyển rác thải 65 4.4.3. Phương pháp xử lý rác thải sau khi đã thu gom 66 4.4.4. Về kinh phí hoạt động 67 4.4.5. Về khó khăn mà đơn vị gặp phải khi tham gia vào hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt 67
  6. 4.4.6. Về dự định của đơn vị thu gom rác thải trong tương lai 69 4.4.7. Yêu cầu của đơn vị đối với người dân và chính quyền 70 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73 5.1. Kết luận 73 5.2. Khuyến nghị 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt TN&MT Tài nguyên và Môi trường NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn MTĐT Môi trường đô thị HTX Hợp tác xã VSMT Vệ sinh môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Những mức độ tham gia của người dân theo Pierre André 7 Hình 2.2. Thang đo về sự tham gia của người dân theo Wilcox 8 Hình 2.3. Những mức độ tham gia của người dân theo Dower 9 Hình 2.4. Mô hình quản lý CTRSH tại Việt Nam 17 Hình 3.1. Sơ đồ mô hình lý thuyết nghiên cứu 28 Hình 3.2. Khung phân tích nghiên cứu 29 Hình 3.3. Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về CTRSH khu vực nông thôn tỉnh Cà Mau 32 Hình 3.4. Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về CTRSH khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời 33 Hình 4.1. Tỷ lệ học vấn của tổng mẫu 43 Hình 4.2. Đặc điểm cư trú của hộ gia đình 45 Hình 4.3. Phân chia các loại rác thải theo sự hiểu biết của hộ gia đình 48 Hình 4.4. Nhận thức của hộ gia đình về rác thải gây ra ô nhiễm môi trường 50 Hình 4.5. Loại rác sinh hoạt thải ra của hộ gia đình 54 Hình 4.6. Đánh giá của hộ gia đình về hoạt động của các đơn vị thu gom rác 57 Hình 4.7. Yêu cầu của hộ gia đình đối với sự hỗ trợ từ chính quyền 62
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Lượng phát sinh CTR ở một số nước 14 Bảng 2.2. Tổng hợp hoạt động các mô hình dịch vụ quản lý chất thải nông thôn 22 Bảng 4.1. Kết quả khảo sát về độ tuổi 41 Bảng 4.2. Kết quả khảo sát về dân tộc 42 Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về đối tượng gia đình 43 Bảng 4.4. Kết quả khảo sát về số nhân khẩu, lao động trong hộ gia đình 44 Bảng 4.5. Kết quả khảo sát về nghề nghiệp chính của hộ gia đình 45 Bảng 4.6. Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết, sự hiểu biết cách thức phân loại rác 46 Bảng 4.7. Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của hộ gia đình về các phương pháp xử lý rác thải và xử lý rác thải đúng cách 48 Bảng 4.8. Kết quả khảo sát nhận thức về tình trạng xả thải CTRSH ở địa phương, ở hộ gia đình 50 Bảng 4.9. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải 51 Bảng 4.10. Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm đối với cộng đồng 52 Bảng 4.11. Kết quả khảo sát về lượng rác hộ gia đình thải ra tính theo đầu người 53 Bảng 4.12. Kết quả khảo sát về phương pháp xử lý rác thải của hộ gia đình 54 Bảng 4.13. Kết quả khảo sát hộ gia đình cho là việc các hộ gia đình lân cận nên xử lý rác thải như thế nào 56 Bảng 4.14. Kết quả khảo sát những khó khăn mà hộ gia đình gặp phải 58 Bảng 4.15. Kết quả khảo sát về dự định của hộ gia đình nếu có một chương trình mới về quản lý chất thải hiệu quả hơn 59 Bảng 4.16. Kết quả khảo sát về dự định của hộ gia đình nếu có các thùng chứa chất thải đặt nơi công cộng, thì nên đặt ở đâu 60 Bảng 4.17. Kết quả khảo sát dự định của hộ gia đình nếu yêu cầu họ mang CTRSH đến các điểm chứa rác công cộng hoặc về phân loại rác thải tại nguồn 61 Bảng 4.18. Kết quả khảo sát thời gian thành lập, hoạt động đơn vị thu gom rác 63 Bảng 4.19. Kết quả khảo sát về số thành viên tham gia các đơn vị thu gom rác 64
  10. Bảng 4.20. Kết quả khảo sát về quy mô vốn đầu tư của các đơn vị thu gom rác 64 Bảng 4.21. Kết quả khảo sát về trang thiết bị của các đơn vị thu gom rác 65 Bảng 4.22. Kết quả khảo sát về số lần thu gom, vận chuyển rác thải 65 Bảng 4.23. Kết quả khảo sát về phương pháp xử lý rác thải sau khi đã thu gom 66 Bảng 4.24. Kết quả khảo sát về khó khăn đơn vị gặp phải từ phía người dân 68 Bảng 4.25. Kết quả khảo sát về khó khăn đơn vị gặp phải từ phía chính quyền 69 Bảng 4.26. Kết quả khảo sát dự định của đơn vị thu gom rác trong tương lai 70 Bảng 4.27. Kết quả khảo sát về dự định của đơn vị thu gom rác tham gia vào chương trình quản lý CTRSH hiệu quả hơn 70 Bảng 4.28. Kết quả khảo sát yêu cầu của đơn vị thu gom rác đối với người dân 71 Bảng 4.29. Kết quả khảo sát yêu cầu đơn vị thu gom rác đối với chính quyền 71
  11. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước,“đã dẫn tới nhiều hệ quả kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và môi trường, trong đó có khu vực nông thôn. Vấn đề đặt ra là phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra ở khắp mọi nơi; một trong những vấn đề của môi trường là quá trình quản lý chất thải rắn còn chưa hiệu quả và thiếu tính bền vững. Hành vi của cộng đồng và các bên liên quan là một trong những chiều cạnh của quản lý chất thải rắn. Để đảm bảo tính bền vững trong quá trình quản lý chất thải rắn, bên cạnh những vấn đề kinh tế - tài chính, kỹ thuật, thể chế - chính sách, thì yếu tố “Hành vi của người dân” cũng cần được phân tích và đánh giá, từ đó có những giải pháp hiệu quả cho quá trình quản lý chất thải rắn nói chung.” Đề tài đã triển khai khảo sát về nhận thức,“hành vi của người dân thông qua 165 phiếu khảo sát. Qua đó đề tài đã sử dụng lý thuyết về sự tham gia để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người dân khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó đề xuất, khuyến nghị những giải pháp phát huy sự tham gia của người dân trong công tác này, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.”
  12. RESEARCH SUMMARY Along with the continuous development of the country, has led to many consequences of economic, cultural, social, and environmental education, including rural areas. The question is developed in parallel with environmental protection. However, environmental pollution is still going on everywhere; one environmental problem is the process of solid waste management was ineffective and unsustainable. Behavior of communities and stakeholders is one of the dimensions of solid waste management. To ensure sustainability in the management of solid wastes, besides the economic issues - financial, technical, institutional - policy, the factors “The behavior of the people” should be analyzed and evaluation, from which there are effective solutions for the management of solid waste in general. The subject has developed a survey about knowledge, perceptions and behaviors of 165 people through the survey. Through which the subject has used the theory of the participants to analyze the factors affecting the behavior of people in rural areas Tran Van Thoi district, Ca Mau province in the management of solid waste activities, then to propose, recommend measures to promote the participation of the people in this work, aiming at sustainable development.
  13. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc vừa phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra ở khắp mọi nơi và khu vực nông thôn cũng không ngoại lệ. Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế đất nước, sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế tỉnh Cà Mau, kinh tế huyện Trần Văn Thời cũng đang trong giai đoạn chuyển mình để phát triển, trong đó có khu vực nông thôn. Sự phát triển đó đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện (UBND) bình quân hằng tháng khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời thải ra trên 1.700 tấn rác thải, tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt gần 40%. Mặt khác, dân cư vùng nông thôn có thói quen tự xử lý rác thải theo hình thức phân tán ở cấp độ hộ gia đình, xử lý bằng cách chôn lấp kết hợp với đốt. Từ nhiều năm về trước, khi dân cư còn thưa thớt thì cách thức xử lý chất thải sinh hoạt như thế không gây ra vấn nạn ô nhiễm về môi trường. Nhưng khi mật độ dân số gia tăng, sự hình thành các thị tứ, các khu dân cư tập trung ở nông thôn, và lượng rác thải ra ngày càng nhiều thì thu gom và xử lý rác thải trở thành vấn đề cấp thiết ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó,“công tác quản lý về môi trường ở khu vực nông thôn còn đan xen, thiếu đơn vị đầu mối, nhiều mảng còn bị bỏ ngỏ trong quản lý. Tại Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV (năm 2015) đã chỉ ra một thực tế: Trong những năm qua, ngay từ cấp Trung ương, công tác quản lý môi trường nông thôn chưa có đơn vị đầu mối. Nhiệm vụ, chức năng quản lý môi trường nông thôn còn chồng chéo, mỗi Bộ ngành một mảng. Đơn cử như: đối với công tác quản lý chất thải rắn (CTR), Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước nhưng hiện chỉ tập trung vào công tác quản lý CTR khu vực đô thị và khu vực tập trung dân cư đông. Còn tại khu vực nông thôn, công tác này lại được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT); đối với chất thải nguy hại (chất thải từ hoạt động nông nghiệp, làng nghề) thì Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) là đơn vị được giao nhiệm vụ. Tuy nhiên, chất thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn hầu như
  14. 2 chưa có Bộ nào quản lý, còn đang bỏ ngỏ. Mặt khác, trong quản lý chất thải, thuốc bảo vệ thực vật, việc thu gom, sử dụng, lưu giữ thuộc trách nhiệm của Bộ NN&PTNT, nhưng hiện việc xử lý, tiêu hủy bao bì, xử lý các kho hóa chất, thực vật tồn lưu lại thuộc trách nhiệm của Bộ TN&MT…” Công tác“quản lý CTR ở nông thôn hiện nay cũng đang trong tình trạng không thống nhất tại các địa phương, nơi do Sở TN&MT quản lý (ở cấp huyện là Phòng TN&MT), nơi lại do Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm (ở cấp huyện là Phòng NN&PTNT). Riêng đối với chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) khu vực nông thôn và CTR của làng nghề, việc quản lý vẫn còn bất cập, bị bỏ ngỏ. Do sự phân công, xác định trách nhiệm giữa các Bộ, ngành đối với công tác quản lý CTR ở nông thôn chưa được rõ ràng, nên chưa xác định được vai trò của các cấp, các ngành trong hệ thống quản lý, chồng chéo khi triển khai tổ chức thực hiện.” Mặt khác, việc thu gom rác thải nông thôn chưa được coi trọng, còn manh mún, thô sơ, chủ yếu sử dụng phương thức thu gom ở các điểm tập kết rác lưu động, không áp dụng phương thức thu gọm tại nhà và thu gom theo khối. Hiện nay, ở vùng nông thôn, chính quyền bố trí một số cụm thùng chứa rác ở một số khu dân cư tập trung để người dân đổ rác, sau đó có phương tiện đến thu gom, vận chuyển đến các điểm tập kết rác; nhưng hoạt động này cũng không được diễn ra thường xuyên, liên tục do chưa có sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ của chính quyền cộng với việc tuyên truyền, vận động người dân chưa thật sự mang lại hiệu quả. Ngoài ra, những nơi chưa được bố trí thùng chứa rác, những nơi phương tiện thu gom rác không đến được, thì chính quyền còn khá lúng túng, chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề rác thải nông thôn. Rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn do một bộ phận người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi, từ đường thôn, ngõ xóm đến kênh mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiện và gần cũng có thể vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt. Đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn trong vùng dân cư nông thôn chưa có cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi
  15. 3 trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội, họ có tư tưởng “sạch riêng, bẩn chung” môi trường phải chịu, thói quen vứt rác bừa bãi, tùy tiện đã hình thành từ lâu đời và trở thành thói quen khó sửa. Quản lý CTRSH“ở nông thôn là một vấn đề bức xúc và cần được xử lý ngay để hạn chế gây ô nhiễm môi trường và tác động đến sức khỏe người dân, đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua ở Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý CTR nhưng chủ yếu tập trung vào CTR công nghiệp, sinh hoạt ở các đô thị… mà ít có những nghiên cứu về CTRSH ở khu vực nông thôn. Chính vì thế, việc nghiên cứu phân tích hành vi của người dân trong công tác quản lý CTRSH ở nông thôn là việc làm cần thiết. Qua đó, giúp đánh giá sát tình hình thực tế, xác định đúng vai trò của người dân trong công tác này, đồng thời chỉ ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân, đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình, hoàn thiện chính sách của chính quyền. Đây là đề tài có tính khả thi và có ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn; góp phần bảo vệ môi trường, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của địa phương; đồng thời có thể nhân rộng, ứng dụng cho các địa phương khác.” Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phân tích hành vi của người dân trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích hành vi của người dân trong hoạt động quản lý CTRSH khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đề xuất, khuyến nghị giải pháp phát huy sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý CTRSH khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Người dân khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau có hành vi quản lý CTRSH như thế nào? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sự tham gia của người dân trong công tác quản lý CTRSH ở khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau?
  16. 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hành vi quản lý rác thải của người dân trong hoạt động quản lý CTRSH khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Phạm vi nghiên cứu: Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài. Phương pháp chuyên gia:“Tham vấn ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, nhằm để tham khảo các ý kiến về chuyên môn đối với các nội dung nghiên cứu của đề tài.” Phương“pháp so sánh, đối chiếu các kết quả điều tra: Việc so sánh, đối chiếu các chính sách, giải pháp nhằm tìm ra những ưu điểm, những hạn chế cần phải khắc phục của mỗi chính sách, giải pháp. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả, những mặt đạt được và những vấn đề còn hạn chế cần phải khắc phục.” Phương“pháp tổng hợp và phân tích: Giúp đánh giá rõ về thực trạng hoạt động quản lý CTRSH, qua đó đề xuất các chính sách, giải pháp có tính khoa học, khả thi, phù hợp với thực tế, nhằm góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý CTRSH khu vực nông thôn.” Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Kết quả của việc điều tra, phỏng vấn sẽ phục vụ cho xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài. 1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn Chương 1. Giới thiệu Chương này trình bày lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vị nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Chương này trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài, cơ sở lý thuyết của đề tài, tổng quan các nghiên cứu trước đây và rút ra bài học kinh nghiệm. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày mô hình lý thuyết, khung phân tích, quy trình nghiên cứu cụ thể; cách chọn mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu.
  17. 5 Chương 4. Kết quả và thảo luận Chương“này trình bày kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế, phân tích, thảo luận đánh giá kết quả nhằm phân tích hành vi của người dân trong công tác quản lý CTRSH ở khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các khuyến nghị giúp phát huy sự tham gia của người dân trong công tác quản lý CTRSH khu vực nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
  18. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết về sự tham gia Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự tham gia của người dân,“tùy thuộc vào lĩnh vực, góc độ tiếp cận của vấn đề. Theo World Bank (2005), trích bởi Bàn Cao Sơn (2016) thì tham gia là quá trình trong đó các nhóm liên quan tác động và chia sẻ giám sát đối với hoạt động phát triển, các quyết định và các nguồn gây ảnh hưởng đến họ. Theo Florin, Paul (1990), trích bởi Đào Duy Ngọc (2015) thì sự tham gia của người dân là quá trình mà trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ. Như vậy, có thể thấy rằng tham gia là sự tương tác của các bên liên quan nhằm đạt được mục tiêu chung.” Theo một định nghĩa khác của Pierre André (2012), trích bởi Đào Duy Ngọc (2015)“thì sự tham gia của người dân là quá trình mà trong đó những người dân thường tham gia - trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc và hành động một mình hoặc trong một nhóm - với mục tiêu ảnh hưởng đến quyết định sẽ tác động đến cộng đồng của họ. Sự tham gia này có thể diễn ra bên trong hoặc bên ngoài khuôn khổ thể chế và nó có thể được tổ chức bởi thành viên của các tổ chức xã hội hay người ra quyết định. Tùy vào nhận thức, văn hóa và điều kiện địa lý của từng vùng khác nhau, mà mức độ tham gia của người dân vào các công việc phát triển cộng đồng thể hiện ở các cấp độ khác nhau, như một tiến trình liên tục; được chia thành 06 cấp độ như sau:” (1)“Tham gia thụ động (Passive participation): Trong các hoạt động, người dân thụ động tham gia, kêu sao làm vậy và không tham dự vào việc ra quyết định.” (2)“Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin (Participation as contributors): Thông qua trả lời các câu hỏi điều tra của các nhà nghiên cứu. Người dân không tham dự vào việc phân tích và sử dụng các thông tin.” (3)“Tham gia như nhà tư vấn (Participation as consultants): Người dân được tham vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề tại địa phương của mình.”
  19. 7 (4)“Tham gia trong việc thực hiện (Participation in implementation): Trong các hoạt động, người dân thành lập nhóm nhằm cùng thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương, tuy nhiên ở cấp độ này họ vẫn không tham dự vào quá trình ra quyết định.” (5)“Tham gia trong quá trình ra quyết định (Participation in decision-making): Người dân chủ động tham gia vào quá trình phân tích và xây dựng kế hoạch, lúc này họ tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định tại địa phương.” (6)“Tham gia tự nguyện (Self-mobilization): Người dân tự mình thực hiện ngay từ đầu tất cả các công việc, từ việc lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch và đánh giá các hoạt động, việc này được thực hiện mà không có sự hỗ trợ hay định hướng từ bên ngoài.” Tham gia tự nguyện Tham gia trong quá trình ra quyết định Tham gia trong việc thực hiện Tham gia như nhà tư vấn Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin Tham gia thụ động “Hình 2.1. Những mức độ tham gia của người dân theo Pierre André.” “Nguồn: Tác giả tự vẽ.” Hay một quan điểm khác thể hiện mức độ tham gia sâu hơn của người dân: theo Heller, Price, Reinharz, và Wandersman (1984) trích bởi Võ Thanh Duy (2014) thì“sự tham gia của người dân được định nghĩa là một quá trình mà những cá
  20. 8 nhân được tham gia trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến thể chế, các chương trình và môi trường có tác động đến đời sống người dân. Hoặc Sherry R. Arnstein (1969) trích bởi Võ Thanh Diệu (2017) lại chú trọng đến việc phân chia các mức độ tham gia của người dân thông qua việc đưa ra thang đo 08 mức độ (Vancouver Community Network, 2014); thang đo này đã được David Wilcox mô tả như sau:” Người dân quản lý Người dân Ủy quyền nắm quyền Hợp tác Động viên Tham gia mang Sự tham gia Tham vấn của người dân tính hình thức Cung cấp thông tin Liệu pháp Không tham gia Vận động gia “Hình 2.2. Thang đo về sự tham gia của người dân theo Wilcox.” Nguồn: Tác giả tự vẽ. (1)“Sự vận động và (2) Liệu pháp: Giai đoạn này chưa tạo ra sự tham gia, mà chỉ nhằm mục đích là đào tạo những người tham gia. Giả sử rằng kế hoạch kiến nghị là tốt nhất và phải giành được sự ủng hộ từ cộng đồng, thông qua quan hệ công chúng.” (3)“Cung cấp thông tin: Đây được xem như là một bước quan trọng đầu tiên, nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân nhưng thông tin thường chỉ mang tính một chiều mà không có phản hồi.” (4)“Tham vấn: Đây là bước tiến hành khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp khu dân cư để tham khảo ý kiến cộng đồng; nhưng thường mang tính hình thức.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2