intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế "Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên" trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận về hoạt động xúc tiến thương mại hàng nông sản; Thực trạng thực trạng xúc tiến thương mại các sản phẩm nhãn của tỉnh Hưng Yên; Định hướng và giải pháp phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- CHU QUANG HÀ PHÁT TRIỂN XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NHÃN CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- CHU QUANG HÀ PHÁT TRIỂN XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NHÃN CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN Chuyên ngành: Marketing Thƣơng mại Mã số: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHÚC ĐẠI LONG Hà Nội, Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên” là kết quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Khúc Đại Long. Các nội dung, số liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu của Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2023 Tác giả Chu Quang Hà
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc đề tài luận văn tốt nghiệp: “Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên” một cách hoàn chỉnh trong thời gian nghiên cứu. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Khúc Đại Long, ngƣời đã dành thời gian, tận tình hƣớng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Những kiến thức, lời khuyên và góp ý của Thầy đã giúp tôi hoàn thiện bài nghiên cứu và phát triển bản thân trong lĩnh vực này. Tôi cũng muốn gửi lời biết ơn sâu sắc đến toàn thể các giảng viên thuộc Khoa Marketing Trƣờng Đại học Thƣơng mại đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập, truyền đạt bổ sung kiến thức nền tảng để nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Công thƣơng Hƣng Yên đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và hƣớng dẫn tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu, nghiên cứu tình hình hoạt động thực tế giúp tôi hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Luận văn đã hoàn thành, tuy nhiên do kiến thức và trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ Sở Công thƣơng Hƣng Yên để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn. Tác giả Chu Quang Hà
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ..................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 1 2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu của đề tài ............................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 12 6. Điểm mới của nghiên cứu ..................................................................................... 13 7. Kết cấu luận văn thạc sĩ ........................................................................................ 14 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI HÀNG NÔNG SẢN .................................................................... 15 1.1 Khái quát chung về xúc tiến thƣơng mại ............................................................ 15 1.1.1 Quan điểm tiếp cận về xúc tiến thương mại ..................................................... 15 1.1.2 Vai trò của xúc tiến thương mại trong tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp .... 17 1.1.3 Các hình thức xúc tiến thương mại ................................................................... 21 1.2 Quy trình thực hiện hoạt động xúc tiến thƣơng mại của các sản phẩm nông nghiệp ........................................................................................................................ 23 1.2.1 Xác định các đối tượng xúc tiến thương mại ................................................... 23 1.2.2 Mục tiêu xúc tiến và ngân sách ........................................................................ 23 1.2.3 Xây dựng thông điệp xúc tiến thương mại ....................................................... 25 1.2.4 Lựa chọn hình thức xúc tiến và kênh truyền thông ........................................... 26 1.2.5 Xác định phối thức xúc tiến thương mại ........................................................... 28 1.2.6 Theo dõi, đánh giá triển khai xúc tiến thương mại .......................................... 31
  6. iv 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng xúc tiến thƣơng mại các sản phẩm nông nghiệp ............. 32 1.3.1 Yếu tố môi trường vĩ mô ................................................................................... 32 1.3.2 Yếu tố môi trường vi mô ................................................................................... 35 1.4 Kinh nghiệm các hoạt động xúc tiến thƣơng mại đối với sản phẩm nông nghiệp37 1.4.1 Thực tiễn của một số địa phương trong nước về xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản. ......................................................................................................... 37 1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho hộ sản xuất trong hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn tại Hưng Yên ................................................................. 44 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI SẢN PHẨM NHÃN CỦA TỈNH HƢNG YÊN ........................................................................................ 46 2.1 Khái quát về kinh tế xã hội, sản xuất tiêu thụ nông sản (nhãn) của tỉnh Hƣng Yên và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng .................................................................... 46 2.1.1 Giới thiệu khái quát tình hình kinh tế xã hội ................................................... 46 2.1.2 Khái quát chung về kĩ thuật sản xuất nhãn ...................................................... 48 2.1.3 Tình hình tiêu thụ nhãn .................................................................................... 60 2.1.4 Đặc điểm của các hộ sản xuất nhãn của tỉnh Hưng Yên ................................. 69 2.2 Phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến thƣơng mại của Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại tỉnh Hƣng Yên ....................................................................................... 75 2.2.1 Thực trạng xác định đối tượng nhận tin của các hộ sản xuất.......................... 76 2.2.2 Thực trạng mục tiêu xúc tiến và ngân sách ..................................................... 82 2.2.3 Thực trạng thông điệp xúc tiến ........................................................................ 83 2.2.4 Xác định phối thức xúc tiến thương mại .......................................................... 84 2.2.5 Thực trạng triển khai các công cụ xúc tiến ...................................................... 85 2.2.6 Thực trạng triển khai, theo dõi và đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại .. 90 2.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác xúc tiến thƣơng mại sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hƣng Yên ............................................................................ 100 2.3.1 Thành công đạt được...................................................................................... 100 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................ 107
  7. v CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NHÃN CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN ................................................................................................ 113 3.1 Định hƣớng phát triển chung và phát triển sản xuất kinh doanh nhãn của tỉnh Hƣng Yên đến năm 2025 tầm nhìn 2030. ............................................................... 113 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn 2030 ......................................................................................... 113 3.1.2 Dự báo về thị trường và năng lực sản xuất của các hộ sản xuất với các sản phẩm nhãn của tỉnh Hưng Yên ................................................................................ 114 3.1.3 Định hướng phát triển/hoàn thiện truyền thông, phát triển xúc tiến thương mại tỉnh Hưng Yên.......................................................................................................... 115 3.2 Một số giải pháp phát triển xúc tiến thƣơng mại hiện nay với sản phẩm nhãn của tỉnh Hƣng Yên ......................................................................................................... 117 3.2.1 Giải pháp đối với các hộ sản xuất, hợp tác xã ............................................... 117 3.2.2 Các giải pháp cho TTXTTM sở Công Thương ............................................... 122 3.3 Một số kiến nghị ................................................................................................ 130 3.3.1 Kiến nghị với Bộ công thương và chính phủ .................................................. 130 3.3.2 Kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước tỉnh ............................................... 131 3.3.3 Đối với các Hiệp hội, ngành nghề .................................................................. 132 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ DN Doanh nghiệp DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng GTGT Giá trị gia tăng KT-XH Kinh tế - xã hội NNT Ngƣời nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nƣớc UBNN Ủy ban nhân dân TMĐT Thƣơng mại điện tử VCCI Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam XNK Xuất nhập khẩu XT Xúc tiến XTTM Xúc tiến thƣơng mại
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG, HỘP Bảng 2.1 Tỉ lệ các hộ sản xuất kinh doanh nhãn tại Tỉnh Hƣng Yên ....................... 54 Bảng 2.2 So sánh diện tích trồng và năng suất nhãn của Hƣng Yên so với một số tỉnh khác .................................................................................................................... 55 Bảng 2.3 Hoạt động hộ chế biến ............................................................................... 56 Bảng 2.4 Hạch toán chi phí và lợi nhuận cho 10 kg long nhãn năm 2022 ............... 57 Bảng 2.5. Sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm nhãn và các sản phẩm chế biến từ long nhãn Hƣng Yên giai đoạn 2018-2022 ................................................................................ 60 Hộp 2.1 Khó khăn về nhãn đầu vào cho sản xuất long nhãn .................................... 66 Bảng 2.6 Lao động trong các hộ ở vùng điều tra ...................................................... 72 Bảng 2.7 Giá nhãn tại Hƣng Yên qua 3 năm 2020 – 2022 ....................................... 74 Bảng 2.8. Nguồn kinh phí xúc tiến thƣơng mại của HSX, tổ chức và từ ngân sách nhà nƣớc tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2019-2022 ......................................................... 83 Bảng 2.9. Hình thức xúc tiến thƣơng mại đƣợc lựa chọn (2018-2022)...................... 85 Bảng 2.10. Số ấn phẩm thông tin cho hộ sản xuất (2018-2022) ................................ 86 Bảng 2.11 Các phƣơng tiện truyền thông trong xúc tiến thƣơng mại tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2018-2022 .................................................................................................. 90 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Thị trƣờng tiêu thụ nhãn của một số tỉnh chủ yếu ................................. 61 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Tỷ lệ và kênh nguyên liệu đầu vào của ngƣời chế biến ............................ 58 Sơ đồ 2.2 Tỷ lệ và kênh đầu ra của ngƣời chế biến .................................................. 59 Sơ đồ 2.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn ăn tƣơi ....................................................... 64 Sơ đồ 2.4 Kênh tiêu thụ nhãn chế biến ..................................................................... 68 Sơ đồ 2.5 Tỷ lệ và kênh đầu ra của hộ trồng nhãn .................................................... 73 Sơ đồ 2.6 Kênh đầu vào của tác nhân thu gom, chủ buôn ........................................ 76 Sơ đồ 2.7 Kênh đầu ra của các tác nhân thu gom, chủ buôn ................................... 77 Sơ đồ 2.8 Kênh đầu vào của ngƣời bán lẻ................................................................. 78
  10. viii Sơ đồ 2.9 Kênh đầu ra của ngƣời bán lẻ ................................................................... 78 Sơ đồ 2.10 Kênh đầu vào của HTX .......................................................................... 79 Sơ đồ 2.11 Kênh đầu ra của HSX nhãn Hƣng Yên ................................................... 80 Sơ đồ 3.1 Kênh tiêu thụ nhãn tƣơi hợp lý ............................................................... 118 Sơ đồ 3.2 Kênh tiêu thụ nhãn chế biến hợp lý ........................................................ 119 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Nhãn Lồng Hƣng Yên ................................................................................ 48 Hình 2.2 Nhãn Sơn La............................................................................................... 48 Hình 2.3 Nhãn lồng Hƣng Yên lên sàn thƣơng mại điện tử ..................................... 62 Hình 2.4 Nhãn Lồng Hƣng Yên của các hộ sản xuất đƣợc đóng hộp có logo theo tiêu chuẩn VietGAP .................................................................................................. 63 Hình 2.5 Hình ảnh sản phẩm nhãn Lồng Hƣng Yên sấy đóng gói ........................... 67
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2022: cho đến hiện nay nƣớc ta đang có gần 65% dân số sống ở nông thôn và 57% lực lƣợng lao động của cả nƣớc sinh sống bằng nghề nông. Với một đất nƣớc mà tỉ lệ các sản phẩm nông nghiệp vẫn còn chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch nền kinh tế quốc dân nhƣ hiện nay. Ở trong lĩnh vực nông nghiệp, để tăng cƣờng khả năng thƣơng mại hóa hiện nay có rất nhiều công cụ: nâng cao chất lƣợng nông sản, đẩy mạnh xúc tiến,... Trong đó hoạt động xúc tiến thƣơng mại đóng vai trò rất quan trọng trong tiêu thụ các sản phẩm của mỗi địa phƣơng, mỗi doanh nghiệp. Sản xuất là căn cứ để phát triển thƣơng mại nhƣng hoạt động xúc tiến lại có vai trò dẫn dắt, tiếp cận và thâm nhập thị trƣờng, vì thế không thể thiếu khi bàn đến việc phát triển hoạt động xúc tiến thƣơng mại của các chủ thể khác nhau. Sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của cả nền kinh tế và sự ổn định chính trị - xã hội của Việt Nam nói chung và của Tỉnh Hƣng Yên nói riêng. Xúc tiến thƣơng mại chính là “Chìa khóa mở rộng thị trƣờng” hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung và các sản phẩm nhãn nói riêng đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Sản xuất là căn cứ để phát triển thƣơng mại nhƣng hoạt động xúc tiến lại có vai trò dẫn dắt, tiếp cận và thâm nhập thị trƣờng. Hƣng Yên là một tỉnh trong số địa phƣơng có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là ở khu vực thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng vùng Bắc Bộ có thể kể đến: Hải Dƣơng(Ổi Thanh Hà, tỏi Nam Sách...), Bắc Giang(vải Thiều), Hòa Bình(cam Cao Phong), Sơn La(Mận).... Trong số đó Hƣng Yên là địa phƣơng đƣợc nổi tiếng với sản phẩm đặc trƣng là nhãn lồng, mật ong nhãn, Rƣợu làng Vân.... Tổng diện tích tự nhiên 930,2 km2 chiếm 6,2% diện tích đồng bằng bắc bộ. Hƣng Yên là một trong 2 tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển rất thuận lợi cho phát triển giao thông và sản xuất. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hƣng Yên, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2022 ƣớc đạt khoảng
  12. 2 15.000 ha, chiếm 12,4% diện tích cây ăn quả vùng ĐBSH, Sản lƣợng cây ăn quả toàn tỉnh năm 2022 ƣớc đạt 236.492 tấn, trong đó sản phẩm nông sản chủ lực là nhãn với sản lƣợng khoảng hơn 50.000 tấn. Nhãn lồng từ lâu đã trở thành một thƣơng hiệu sản phẩm mang nét đặc trƣng của tỉnh Hƣng Yên. Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng đƣợc nhãn, trong đó có những địa phƣơng có cùng điều kiện khí hậu, cùng thổ nhƣỡng nhƣng chỉ có nhãn lồng Hƣng Yên mới có đƣợc hƣơng vị thơm ngon nổi tiếng mà không địa phƣơng nào có đƣợc. Tuy nhiên, quá trình sản xuất nông sản nói chung và quá trình sản xuất chế biến nhãn và các sản phẩm từ quả nhãn ở nơi đây vẫn còn đang ở trình độ thấp, phát triển thiếu ổn định. Hạn chế về việc phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ việc quản lý thƣơng hiệu nhãn Hƣng Yên còn nhiều nhƣợc điểm dẫn đến bất lợi cho cả ngƣời sản xuất lẫn ngƣời tiêu dùng: Sản xuất nhỏ lẻ không tập trung, không đồng bộ về giống, các biện pháp kỹ thuật thâm canh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại còn chƣa đƣợc áp dụng hoặc áp dụng chƣa đồng bộ, … dẫn tới sản phẩm thu hoạch không đồng đều, giảm sức cạnh tranh. Sản lƣợng nhãn tuy chƣa quá nhiều nhƣng hiện tƣợng ứ đọng, ách tắc trong khâu lƣu thông thƣờng xuyên diễn ra; giá nhãn lên xuống thất thƣờng với điệp khúc “đƣợc mùa, mất giá”. Điều này có ảnh hƣởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của rất nhiều hộ nông dân, tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và tới cả nên kinh tế. Do vậy, vấn đề giải quyết “đầu ra” cho các sản phẩm nhãn là vấn đề quan trọng, đƣợc bàn thảo thƣờng xuyên tại các cuộc họp, hội nghị xúc tiến thƣơng mại của Tỉnh. Xúc tiến thƣơng mại chính là “Chìa khóa mở rộng thị trƣờng” hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung và các sản phẩm nhãn nói riêng đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Sản xuất là căn cứ để phát triển thƣơng mại nhƣng hoạt động xúc tiến lại có vai trò dẫn dắt, tiếp cận và thâm nhập thị trƣờng. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên” đƣợc chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Đề tài dự kiến đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
  13. 3 hiệu quả công tác xúc tiến thƣơng mại cho sản phẩm nhãn Hƣng Yên trong thời gian tới. 2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu của đề tài Hoạt động xúc tiến thƣơng mại đƣợc nghiên cứu khá hệ thống và thƣờng xuyên đƣợc cập nhật để phù hợp với tình hình thực tiễn. Có khá nhiều công trình nghiên cứu cả trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc về lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại nói chung cũng nhƣ chính sách xúc tiến thƣơng mại của các địa phƣơng nói riêng. Ở ngoài nƣớc, đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến lƣợc của quốc gia cũng nhƣ chiến lƣợc của doanh nghiệp, tiêu biểu nhƣ: Alfred D. Chandler, Jr (1962), Strategy and Structure, Massacchusettes Institute of Technology; Quinn, J. B(1980), Strategies for Change: Logical Incrementalism Homewood, Illinois; Irwin, G.Johnson, K.Scholes (2008), Exploring corporate strategy , Pearson Education; Andy Bruce. Ken Langdon (2007), Cẩm nang quản lý hiệu quả - Tư duy chiến lược, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; Michael E. Porter(2015), Chiến lược cạnh tranh (2015), Nhà xuất bảnTrẻ; Robert S. Kaplan và David P. Norton (2011),Bản đồ Chiến lược - Strategy Maps,Nhà xuất bảnTrẻ; Richard Kiihn và Rudolf Griinig (2007), Hoạch định chiến lược theo quá trình (2007), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, SAIKAT SINHA ROY, SIMONTINI DAS, SOURIT DAS (2019), State- level Exports and Trade Promotion Policies: An exploration with Indian data (Chính sách xúc tiến thƣơng mại và xuất khẩu ở quy mô quốc gia: một phân tích với số liệu của Ấn Độ), Saburo Yuzawa (2021), Successful tools and policies in trade promotion for good and services (Chính sách và công cụ để xúc tiến thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ hiệu quả)- bài viết giới thiệu về chƣơng trình của Jetro trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại, trong nỗ lực mở rộng các mối quan hệ kinh tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là thƣơng mại, đầu tƣ và hợp tác công nghiệp.… Những công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến một số nội dung nhƣ: khái niệm về chiến lƣợc; các yếu tố cơ bản của chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp. Một số nƣớc trên thế giới cũng đã xây dựng chiến lƣợc phát triển của quốc gia, đƣợc thể hiện qua
  14. 4 các công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỷ XXI của Iaxuhicô Nacaxônê (Nhà xuất bảnThông tấn, 2004); Chiến lược phát triển KT-XH Trung Quốc thời kỳ 1996 - 2050 của tác giả Lý Thành Luân (Viện Nghiên cứu Tài chính Việt Nam dịch, 1996), … Clara Brandi (2013), Successful trade promotion; Lesson from emerging economies (Xúc tiến thƣơng mại thành công: Bài học từ các nền kinh tế mới nổi). Báo cáo nghiên cứu đƣa ra một số kết luận sau: (i) Hỗ trợ cơ sở hạ tầng liên quan đến thƣơng mại, tạo thuận lợi thƣơng mại và quan hệ nhà nƣớc - doanh nghiệp hiệu quả có thể cải thiện hoạt động thƣơng mại; (ii) Các nền kinh tế mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đã thành côngtrong hỗ trợ hoạt động thƣơng mại của họ và đƣa ra các bài học cho các nƣớc thu nhập thấp (LIC); (iii) Cơ sở hạ tầng: thiết lập một môi trƣờng thể chế thuận lợi, tìm kiếm các nhà đầu tƣ tổ chức trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài và hỗ trợ các quan hệ đối tác công tƣ (PPP); (iv) Tạo thuận lợi thƣơng mại: tăng cƣờng sử dụng thông tin và truyền thôngcông nghệ (ICT), thúc đẩy trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và cơ sở một cửa sổ và giảm thiểu việc kiểm tra thực tế; (iv) Quan hệ Nhà nƣớc - Doanh nghiệp: xây dựng năng lực cho các mối quan hệ giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp hiệu quả, giải quyết các lợi ích đƣợc giao chống lại cải cách và tạo ra một khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh. Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Hồng Sơn (2019). Tăng cường xúc tiến thương mại của Sở Công Thương tỉnh Điện Biên. Công trình đã tổng quan những nội dung lý luận về hoạt động xúc tiến thƣơng mại từ tiếp cận, vai trò cho đến các hoạt động xúc tiến thƣơng mại cơ bản. Trên cơ sở những nội dung về lý luận, tác giả đã nghiên cứu thực tế hoạt động xúc tiến thƣơng mại của Sở Công Thƣơng trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đƣa ra những giải pháp cho tỉnh Điện Biên. Luận văn thạc sỹ của tác giả Cấn Thị Minh Lan (2020). Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu tại Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý đối với hoạt động xúc tiến thƣơng mại xuất khẩu của
  15. 5 Hiệp hội trong một ngành hàng cụ thể - ngành hàng thủy sản. Tác giả cũng đã đƣa ra những vấn đề trọng tâm trong hoạt động quản lý đối với xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua. Sách của tác giả Lê Hoàng Oanh (2014), Xúc tiến thƣơng mại Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, H.2014, Nội dung cuốn sách đƣợc chia thành 6 chƣơng, trong đó, Chƣơng 1. Khái quát về XTTM và vai trò XTTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam; Chƣơng 2. Giới thiệu hệ thống các cơ quan XTTM; Chƣơng 3. Khái quát hoạt động QLNN về XTTM. Chƣơng 4 và 5 giới thiệu nội dung và tổng hợp kết quả thực hiện Chƣơng trình XTTM quốc gia và Chƣơng trình Thƣơng hiệu quốc gia ở Việt Nam từ năm 2003 đến nay; và Chƣơng VI trình bày một số nghiệp vụ XTTM mà DN quan tâm. Công trình nghiên cứu của tác giả Kiều Hà Thu (2021). Năng lực đội ngũ các nhà quản trị và tác nghiệp xúc tiến đầu tư và thương mại của các trung tâm xúc tiến thương mại nhà nước. Thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sỹ. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và phân tích một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo cho các hoạt động xúc tiến thƣơng mại đạt hiệu quả, đó là năng lực đội ngũ các nhà quản trị và tác nghiệp trong các trung tâm xúc tiến thƣơng mại nhà nƣớc. Công trình cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả để nghiên cứu thực trạng những yếu tố có thể giúp hoạch định, triển khai các chính sách một cách có hiệu quả - yếu tố nguồn lực. Nguyễn Văn Tuấn (2022), Chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, LATS kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân. Những lý luận cơ bản về chiến lƣợc phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh, thành phố đƣợc nghiên cứu trong công trình này, bao gồm: Chiến lƣợc và chiến lƣợc phát triển thƣơng mại trong nền kinh tế quốc dân; Vai trò và những nội dung cơ bản của chiến lƣợc phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh, thành phố; Những yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc phát triển thƣơng mại; Quy trình và phƣơng pháp xây dựng chiến lƣợc phát triển trên địa bàn tỉnh, thành phố. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu thực trạng xây dựng chiến lƣợc và kết
  16. 6 quả phát triển thƣơng mại trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất hoàn thiện quá trình xây dựng và những giải pháp cơ bản thực hiện chiến lƣợc phát triển thƣơng mại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những công trình nghiên cứu nhƣ đề tài, luận văn, luận án, chủ đề về XTTM nói chung và XTTM sản phẩm chủ lực cấp Quốc gia, cấp Tỉnh còn đƣợc đề cập trong nhiều bài báo, kỷ yếu hội thảo, … Trong đó, một số công trình tiêu biểu là: Công trình của tác giả Lê Huy Khôi (2014), Giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2030, đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế -xã hội Đà Nẵng. Nội dung bài báo đã đề cập đến thực trạng phát triển thủy sản vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung giai đoạn 2012-2022 và thực trạng xúc tiến thƣơng mại thủy sản Việt Nam của vùng, trên cơ sở khái quát hoạt động xúc tiến thƣơng mại của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và những hoạt động XTTM thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nói riêng cả ở tầm vĩ mô (quốc gia, vùng) và vi mô (doanh nghiệp). Từ đó đánh giá những mặt đƣợc, chƣa đƣợc và nguyên nhân để đề ra định hƣớng, giải pháp XTTM thủy sản Vùng đến năm 2030. Bài báo tổng hợp tình tình thực tế của một số hoạt động XTTM đƣợc triển khai thời gian qua ở một số tỉnh thành và đƣa ra những nhận định về vai trò của hoạt động XTTM, của việc liên kết giữa HTX, doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối,… để đảm bảo đầu ra cho nông sản chủ lực. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2022), về “Xúc tiến thương mại hàng nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang - Những vấn đề cấp thiết đặt ra”, đã chỉ ra rằng, Bắc Giang là tỉnh đƣợc đánh giá rất cao về các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, trong đó có xúc tiến thƣơng mại hàng nông sản chủ lực. Rất nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Tỉnh không chỉ nổi tiếng khắp cả nƣớc, mà còn vƣơn xa ra các thị trƣờng quốc tế nhƣ vải thiều, gạo, chè. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến thƣơng mại củaTỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể nhƣ sau: Trƣớc hết, hoạt động xúc
  17. 7 tiến thƣơng mại của tỉnh Bắc Giang chƣa đạt đƣợc trình độ chuyên nghiệp. Mặc dù là cầu nối để đƣa sản phẩm nông sản chủ lực nhanh chóng đến với ngƣời tiêu dùng, nhƣng hình thức tổ chức, nội dung xúc tiến thƣơng mại sản phầm nông sản chủ lực còn nghèo nàn, không thực sự thu hút. Những định hƣớng dài hạn cho xúc tiến thƣơng mại còn mờ nhạt. Trên thực tế, hoạt động xúc tiến thƣơng mại hàng nông sản chủ lực tỉnh Bắc Giang còn ở quy mô nhỏ, bƣớc đầu có sự tiếp xúc với một số thị trƣờng quốc tế nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, nhƣng lại chƣa tiệm cận đƣợc với các thị trƣờng lớn nhƣ châu Âu, châu Mỹ… Ngoài ra, mức độ đầu tƣ cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại của Tỉnh còn hạn chế. Hoạt động quảng bá sản phẩm tiêu tốn rất nhiều kinh phí, đặc biệt là chi phí quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, do kinh phí còn hạn hẹp, nên hoạt động quảng bá sản phầm vẫn dừng ở mức thấp, chƣa thực sự phổ quát. Bên cạnh đó, mặc dù đã quan tâm tới chất lƣợng đội ngũ nhân lực làm công tác xúc tiến thƣơng mại, nhƣng do nguồn kinh phí cho đào tạo nhân lực còn thấp, bản thân các trƣờng đào tạo cũng chƣa thực sự chuyên nghiệp, nên chất lƣợng nhân lực xúc tiến thƣơng mại chƣa đƣợc bứt phá. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác xúc tiến thƣơng mại còn yếu và thiếu. Chƣa có Trung tâm hội chợ triển lãm của tỉnh, địa điểm chuyên dụng để tiến hành các hội chợ triển lãm, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Nguồn kinh phí hoạt động xúc tiến thƣơng mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp còn quá nhỏ so với nhu cầu. Trong khi đó, các doanh nghiệp của Tỉnh chủ yếu là vừa và nhỏ chiếm tới 97%, tiềm lực hạn chế, năng lực cạnh tranh yếu, hoặc chƣa coi trọng đúng mức về tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Nguyễn Thùy Vân (2018), Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại quốc gia trong tình hình mới, tapchitaichinh.vn ngày 8/4/2018. Với việc tham gia một loạt hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) song phƣơng và đa phƣơng, Việt Nam đã bƣớc vào kỷ nguyên của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Trƣớc những yêu cầu của bối cảnh mới, hoạt động xúc tiến thƣơng mại cần đƣợc nâng cao cả về chất và lƣợng, triển khai phối hợp đa dạng với nhiều biện pháp cả trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc, hƣớng tới mục tiêu tăng cƣờng tối đa tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong
  18. 8 công tác này. Trong đó, hoạt động xúc tiến thƣơng mại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tăng trƣởng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Bài viết tổng quan tình hình thực hiện xúc tiến thƣơng mại quốc gia thời gian qua, phân tích những rào cản và đƣa ra một số đề xuất chính sách. Nguyễn Văn Tuấn (2020), Xúc tiến thương mại hàng nông sản chủ lực của tỉnh Hưng Yên – Những vấn đề cấp thiết đặt ra, Tạp chí Công Thƣơng. Nội dung bài báo tổng quan về xúc tiến thƣơng mại, phân tích hoạt động XTTM hàng nông sản chủ lực của tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2015 – 2018 (về kinh phí, kết quả thực hiện) và một số nhận xét về tồn tại, hạn chế, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp, chính sách đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản chủ lực của tỉnh Hƣng Yên. Trần Hồng Hạnh (2018), Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức Hội chợ, triển lãm thương mại tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Luận văn Thạc sĩ Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng,. Đề tài trình bày về phƣơng hƣơng hƣớng phát triển của Trung tâm XTTM Nông nghiệp và các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tổ chức Hội chợ, triển lãm của Trung tâm. Trong đề tài này mới chỉ nghiên cứu tập trung cho hoạt động tổ chức Hội chợ, triển lãm, chƣa đề cập tới các hình thức hoạt động XTTM khác cho sản phẩm nông nghiệp. Theo Bộ công Thƣơng( 2022), Hoạt động xúc tiến thương mại và các hình thức của hoạt động XTTM: Ở khía cạnh nhà nước (cả ở tầm vĩ mô - trung ương và trung mô - địa phương), xúc tiến thƣơng mại thực chất là các hoạt động hỗ trợ của chính phủ cho các hoạt động xúc tiến thƣơng mại của doanh nghiệp nói riêng và nhằm phát triển các hoạt động thƣơng mại của đất nƣớc nói chung. Trong đó, xúc tiến thƣơng mại gồm Xúc tiến thƣơng mại thị trƣờng nội địa và Xúc tiến xuất khẩu. -Xúc tiến thƣơng mại thị trƣờng nội địa (còn gọi là XTTM thị trƣờng trong nƣớc) là một tổng thể các hoạt động của các chủ thể có liên quan (Chính phủ, tổ chức XTTM, DN) nhằm nghiên cứu, nhận dạng, khai thác và phát triển các cơ hội thƣơng mại trên thị trƣờng trong nƣớc thông qua phát triển các kênh phân phối và
  19. 9 thực hiện các biện pháp, các hình thức giới thiệu, trƣng bày, quảng cáo sản phẩm và dịch vụ, khuyến mại, tổ chức hội chợ triển lãm nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thƣơng mại. Tại Luận văn này, tập trung nghiên cứu về xúc tiến thƣơng mại thị trƣờng nội địa. -Xúc tiến xuất khẩu: là các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong nƣớc ra thị trƣờng nƣớc ngoài và dùng ngoại tệ làm phƣơng tiện trao đổi. Xúc tiến xuất khẩu cũng bao gồm các hoạt động XTTM nhƣ: hội chợ triển lãm ở nƣớc ngoài, khảo sát thị trƣờng nƣớc ngoài, thông tin thƣơng mại, ứng dụng TMĐT ở nƣớc ngoài, … các hoạt động này đƣợc thực hiện ở nƣớc ngoài hoặc nhằm mục đích thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa ở ngoài nƣớc, tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc. XTTM là tất cả các biện pháp có tác dụng hỗ trợ, khuyến khích phát triển thƣơng mại, bao gồm: Thông tin thƣơng mại, tuyên truyền và lập trung tâm dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp; (2) Tƣ vấn xuất khẩu; (3) Đào tạo và nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp; (4) Hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu; (5) Khảo sát, tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu; (6) Quảng bá thƣơng hiệu quốc gia và sản phẩm xuất khẩu đặc trƣng quốc gia; (7) Chi phí ban đầu xây dựng cơ sở hạ tầng XTTM; (8) Nghiên cứu ứng dụng phát triển thƣơng mại điện tử phục vụ xuất khẩu. Theo Luật Thƣơng mại (2005), XTTM gồm các hoạt động là Khuyến mại, quảng cáo thƣơng mại, trƣng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thƣơng mại. Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 của Chính phủ, XTTM gồm các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thƣơng mại và hội chợ, triển lãm thƣơng mại. Theo Thông tin liên tịch 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28/05/2008 của Bộ Công Thƣơng và Bộ Nội vụ, hoạt động XTTM của Sở Công Thƣơng bao gồm: Tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, đề án XTTM của Sở Công Thƣơng (Tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, đề án XTTM nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ
  20. 10 trợ các DN trên địa bàn xây dựng và phát triển thƣơng hiệu hàng Việt Nam; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thƣơng mại, khuyến mại cho các thƣơng nhân). Khoảng trống nghiên cứu của luận văn Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách xúc tiến thƣơng mại về cơ bản đã đƣa đƣợc khái niệm xúc tiến thƣơng mại, các công cụ cơ bản của xúc tiến thƣơng mại, vai trò của xúc tiến thƣơng mại cùng các nhân tố ảnh hƣởng đến nó trong hoạt động kinh doanh hiện nay, đặc biệt liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hay đầu tƣ. Nhiều công trình nghiên cứu hoạt động xúc tiến thƣơng mại ở góc độ vĩ mô hay chỉ ở góc độ vi mô với các doanh nghiệp cụ thể trong 1 thị trƣờng, một ngành hàng nhất định đều là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả để hoàn thiện việc nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến chính sách xúc tiến thƣơng mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Hƣng Yên. Quá trình nghiên cứu các tài liệu liên quan, tác giả đã tìm ra các luận cứ khoa học để làm cơ sở cho việc đƣa ra các luận điểm của mình và tìm ra đƣợc những hạn chế, thiếu sót mà các công trình trƣớc chƣa phát hiện, chƣa đƣợc đề cập để tiếp tục nghiên cứu. Hầu hết các công trình này đều đã nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến hoạt động xúc tiến thƣơng mại trong lĩnh vực nông sản. Mặc dù vậy, các tác phẩm này đều chỉ dừng lại ở mức độ bài viết, bài tham luận hoặc phân tích trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Đối tƣợng nghiên cứu của các bài viết trên là hoạt động xúc tiến thƣơng mại nói chung; phạm vi nghiên cứu chƣa cụ thể, không đi sâu phân tích thực trạng cũng nhƣ hạn chế, nguyên nhân yếu kém của hoạt động này, các giải pháp đƣa ra chỉ chung chung, chƣa cụ thể. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng những nghiên cứu ở góc độ rộng và chuyên sâu về chính sách xúc tiến thƣơng mại của 1 địa phƣơng cấp tỉnh còn rất hạn chế. Nhƣ vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyền thông và xúc tiến các mặt hàng nông sản làm tiền đề, nền móng nhƣng chƣa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về hoạt động phát triển xúc tiến thƣơng mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hƣng Yên. Do đặc thù riêng của từng nhóm mặt hàng nông sản nói chung và với sản phẩm quả nhãn nói riêng cùng với sự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2