intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

51
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội. Phân tích thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo Tỉnh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ DƯƠNG THỊ PHƯƠNG THÚY QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ DƯƠNG THỊ PHƯƠNG THÚY QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Thị Hồng Long An, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài là hoàn toàn trung thực và khách quan. Đề tài nghiên cứu là kết quả của riêng tôi và không sao chép của bất kỳ đề tài nghiên cứu nào, các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Tác giả luận văn Dương Thị Phương Thúy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của quý thầy cô. Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đã cho chúng tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu những vấn đề mới mẻ với những kiến thức sâu hơn, thiết thực hơn. Đặc biệt là sự hướng dẫn khoa học của TS Đoàn Thị Hồng xuyên suốt trong thời gian thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ viên chức Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Tác giả Dương Thị Phương Thúy
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Nghiên cứu này dựa trên các lý luận về công tác thu và quản lý thu bảo hiểm xã hội, kế thừa các nghiên cứu về quản lý thu bảo hiểm xã hội của các tác giả như: Đặng Anh Khoa (2015), Trần Thị Thu Hương (2015), Hoàng Minh Vương (2016)..., đồng thời sử dụng các tài liệu liên quan. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc thu thập, tìm hiểu, xử lý, đánh giá và tổng hợp thông tin, phù hợp với điều kiện của Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu này nói lên thực trạng về quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh để nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang”. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống được: Thứ nhất, hệ thống hóa một cách cụ thể về cơ sở lý luận của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội; Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2016-2018. Từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; Thứ ba, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo.
  6. iv ABSTRACT This research is based on the theories about the collection and management of social insurance collection, inheriting the research on social insurance collection management of the authors such as: Dang Anh Khoa (2015), Tran Thi Thu Huong (2015), Hoang Minh Vuong (2016) ..., and at the same time using related documents. The author uses qualitative research methods which are done through the collection, understanding, processing, evaluation and synthesis of information, in accordance with the conditions of the Social Insurance District of Cho Gao, Tien Giang Province. . This study shows the status of management of social insurance collection in Cho Gao district, Tien Giang province through the use of analytical and synthesis methods, statistical methods and comparisons to research in Bao. social insurance in Cho Gao district, Tien Giang province. The study was conducted to analyze the situation of "Social Insurance Revenue Management at Social Insurance of Cho Gao District, Tien Giang Province". The research results have been systematically: Firstly, systematize specifically about the theoretical basis of the management of social insurance collection; Secondly, analyzing the situation of managing social insurance revenue at Social Insurance of Cho Gao district, Tien Giang province from 2016-2018. From there assessing the achievements, limitations and causes of the limitations; Thirdly, propose solutions to improve the efficiency of social insurance revenue management at the Social Insurance of Cho Gao district, Tien Giang province in the period of 2019-2020 and the following years.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i NỘI DUNG VIẾT TẮT ........................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................viii BẢNG DANH MỤC SỐ LIỆU ................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 2 6. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................................... 2 7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ............................................................ 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ................................................................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận về Bảo hiểm xã hội, quản lý thu Bảo hiểm xã hội ....................... 4 1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội ............................................................................ 4 1.1.2. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội .......................................................................... 5 1.1.3. Vai trò, bản chất, chức năng của quản lý thu Bảo hiểm xã hội........................ 7 1.2. Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội ............................................................ 10 1.2.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ........................................................... 10 1.2.2. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ................................................ 11 1.2.3. Quy trình quản lý thu Bảo hiểm xã hội ........................................................ 12 1.3. Hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội ............................................................. 16 1.3.1. Mục đích, yêu cầu quản lý thu ..................................................................... 16 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thu ................................................... 18 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội ............. 21 1.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý thu Bảo hiểm xã hội .................................... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 28
  8. vi CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN (2016- 2018) ......................................................................................................................... 29 2.1. Giới thiệu khái quát về Bảo hiểm xã hội .......................................................... 29 2.1.1. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiển Giang ................................................................................................................... 29 2.1.2. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo ............................................ 30 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện. ....................................... 31 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo .................................. 33 2.1.5. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Huyện Chợ Gạo ...................... 35 2.2. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo................ 36 2.2.1. Quản lý thu bảo hiểm xã hội......................................................................... 37 2.2.2. Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo ......... 41 2.2.3. Tình hình nợ đọng Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo.... 44 2.2.4. Kết quả thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Huyện Chợ Gạo ........................ 47 2.3. Kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế ............................ 48 2.4.1. Kết quả đạt được .......................................................................................... 48 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................................. 51 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................. 52 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG . 55 3.1. Định hướng và mục tiêu của Bảo hiểm xã hội ................................................. 55 3.1.1. Định hướng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Tỉnh ......... 55 3.1.2. Mục tiêu thực hiện của Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo ............................ 56 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội ............................ 57 3.2.1. Giải pháp chung ........................................................................................... 57 3.2.2. Giải pháp cụ thể ........................................................................................... 60 3.4. Một số kiến nghị ................................................................................................ 65 3.4.1. Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang .................................... 65 3.4.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Huyện Chợ Gạo ......................................... 66 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 68
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH TN Bảo hiểm xã hội tự nguyện DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh HTX Hợp tác xã HCSN Hành chính sự nghiệp KDCT Kinh doanh cá thể NCL Ngoài công lập NSNN Ngân sách nhà nước TNLĐ - BNN Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp NLĐ Người lao động HĐLĐ Hợp đồng lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động UBND Ủy ban nhân dân SDLĐ Sử dụng lao động
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Số lao động và số đơn vị tham gia b ảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016-2018 .............................................. 38 Bảng 2.2: Tổng quỹ lương thực tế làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn 2016-2018 ......................................................................................................... 38 Bảng 2.3: Tình hình thực kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016-2018 .................................................................. 41 Bảng 2.4: Kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016-2018 .................................................................................................. 42 Bảng 2.5: Kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc theo khối ngành tại Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016-2018 .................................................................. 43 Bảng 2.6: Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016-2018 ......................................................................................................... 45 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ đọng so với tổng số thu thực tế giai đoạn 2016-2018 ...................... 45 Bảng 2.8: Tình hình nợ đọng so với tổng số thu thực tế theo khối loại hình tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016-2018 ........................................................................ 45 Bảng 2.9: Số lao động và đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016-2018 .............................................................. 47 Sơ đồ 1.1: Quy trình thu bảo hiểm xã hội ................................................................... 12 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống các huyện của Bảo hiểm xã hội Tiền Giang ...................... 30 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo ....... 35 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức thu Bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang . .50
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, công tác thu bảo hiểm xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội từng bước được hoàn thiện phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng qua các năm; việc thực hiện chi trả lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Sau 25 năm thực hiện chính sách BHXH đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng thực tế việc quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội hiện nay còn nhiều vấn đề đặt ra như việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội chưa chặt chẽ, sử dụng sai Quỹ bảo hiểm xã hội, nhất là Quỹ hưu trí, tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần; tình trạng người lao động lạm dụng chính sách bảo hiểm, tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội vẫn xảy ra khá phổ biến,.. Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo trực thuộc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang, được thành lập tháng 10/1995, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang tổ chức thực hiện chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật. Huyện Chợ Gạo hiện có 7.841 lao động tham gia BHXH bắt buộc, chiếm tỷ lệ 30% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Nghị quyết số 28, 23/5/2016 của BCHTW đưa ra mục tiêu đến năm 2021: “Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu...; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%”. Việc quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội huyện thời gian qua chưa khai thác hết tiềm năng về số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội, chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ ... né tránh hoặc cố tình tìm mọi cách trốn đóng bảo hiểm xã hội. Tình trạng nợ đọng Bảo hiểm xã hội, việc lạm dụng tiền đóng Bảo hiểm xã hội của người lao
  12. 2 động để làm vốn sản xuất kinh doanh còn xảy ra khá phổ biến làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội cho người lao động nói chung và việc thực hiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội nói riêng, làm ảnh hưởng đến việc thu nộp Bảo hiểm xã hội. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo tác giả chọn đề tài: “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội. Phân tích thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo Tỉnh Tiền Giang. 3. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm: Luận văn nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. 4.2. Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu số liệu từ năm 2016 đến 2018. 5. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng về quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang như thế nào? Giải pháp gì nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang ?. 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1. Đóng góp về phương diện khoa học Tác giả tổng hợp những vấn đề lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội nhằm đáp ứng được những yêu cầu trong quản lý thu Bảo hiểm xã hội.
  13. 3 6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn Nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu cho các nhà quản lý quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là các cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội nghiên cứu, sinh viên, học viên thuộc nhóm ngành kinh tế tham khảo và những ai quan tâm đến đề tài quản lý thu Bảo hiểm xã hội. 7. Phương pháp nghiên cứu Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc thu thập, tìm hiểu, xử lý, đánh giá và tổng hợp thông tin phù hợp với điều kiện của Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang. Khi giải quyết vấn đề nghiên cứu, tác giả đã vận dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, ... Để nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước Tác giả đặng Anh Khoa (2015) Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả Trần Thị Thu Hương (2015) Quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Nam định Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế Trường Đại Học Thương Mại. Tác giả Lưu Thị Thu Hiền (2014) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế Trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu này về quản lý Bảo hiểm xã hội nói chung chưa có một nghiên cứu nào đi sâu về quản lý Bảo hiểm xã hội tại Huyện Chợ Gạo Tỉnh Tiền Giang để thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Huyện Chợ Gạo Tỉnh Tiền Giang. Đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực Quản lý thu Bảo hiểm xã hội nhưng sự khác biệt của tác giả về mặt không gian và thời gian. Thực tế đến tháng 9 năm 2019 tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang chưa có tác giả nào nghiên cứu về Quản lý Bảo hiểm xã hội nên đề tài nghiên cứu này của tác giả là không trùng lắp.
  14. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Cơ sở lý luận về Bảo hiểm xã hội, quản lý thu Bảo hiểm xã hội. 1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ XIX, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Âu. Từ năm 1883, ở nước Phổ (CHLB Đức ngày nay) đã ban hành Luật BHXH. Một số nước châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối năm 1920 mới có đạo luật về BHXH. Tuy ra đời lâu như vậy nhưng khái niệm về BHXH cho đến nay vẫn chưa được sử dụng thống nhất, ở mỗi cách tiếp cận khác nhau, người ta “nhận diện” BHXH theo cách riêng. Trong số đó, khái niệm BHXH nêu trong Từ điển Bách khoa Việt Nam và trong Luật BHXH Việt Nam được coi là phù hợp nhất với các đối tượng nghiên cứu về BHXH ở Việt Nam. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam "BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội". Theo Luật BHXH của Việt Nam: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Để có một khái niệm thống nhất trong việc nghiên cứu BHXH tại Việt Nam, trên phương diện lý thuyết BHXH được khái quát như sau: BHXH là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện thông qua việc tạo lập quỹ tài chính BHXH, nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
  15. 5 Với khái niệm BHXH như trên ta có thể tiếp cận về BHXH trên cả phương diện kinh tế và phương diện xã hội. Về mặt bản chất BHXH là “bù đắp” khoản thu nhập bị giảm hoặc mất của NLĐ tham gia BHXH. Bảo hiểm xã hội được chia làm 2 loại: (1). Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (Khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014). (2). Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất ( Khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014). Như vậy bản chất của bảo hiểm xã hội là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Khi trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống bảo hiểm xã hội có điều kiện ra đời phát triển. Thực chất bảo hiểm xã hội là sự tổ chức bù đắp hậu quả của những rủi ro hoặc các sự kiện bảo hiểm. 1.1.2. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý của cơ quan Nhà nước nhằm đạt được hiệu quả bằng các biện pháp: pháp luật nhà nước, hành chính, tổ chức kinh tế. Thu BHXH là việc nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí qui định hoặc cho phép những đối tượng tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bản cho việc chi trả các chế độ BHXH và hoạt động của tổ chức sự nghiệp BHXH đó (theo Giáo trình Quản trị BHXH) Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của các đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải của xã họi dưới dạng giá trị, nhằm giải quyết hài hòa các mặt lợi ích kinh tế, góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội. (Giáo trình Quản trị BHXH, trang 77, 78)
  16. 6 Từ hai khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về quản lý thu BHXH: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội “được hiểu là sự tác động có tổ chức của các chủ thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được muc đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH” (Giáo trình Quản trị BHXH, trang 79) * Nguyên tắc quản lý thu Bảo hiểm xã hội: Một là, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời: - Thu đúng, là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công và đúng thời gian quy định: mọi NLĐ khi có HĐLĐ hoặc giao kết lao động theo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối tượng đóng BHXH bắt buộc. - Thu đủ, là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng BHXH của NLĐ, NSDLĐ. - Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi tham gia BHXH. Ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH của NSDLĐ và NLĐ đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động tham gia BHXH. Hai là, đảm bảo tập trung, thống nhất, công bằng, công khai. Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của NLĐ, NSDLĐ đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế. Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo đúng quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nước và giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội. Tính công bằng được thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH như nhau. Ba là, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do được tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn chưa sử dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trượt giá. Vì vậy,
  17. 7 thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu. 1.1.3. Vai trò, bản chất, chức năng của quản lý thu Bảo hiểm xã hội 1.1.3.1. Vai trò quản lý thu đối với công tác thu Bảo hiểm xã hội: Tạo sự thống nhất trong quản lý, nắm chắc được các nguồn thu BHXH. Trên cơ sở các nguồn thu như: nguồn đóng BHXH của người lao động tham gia BHXH; nguồn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động; tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng; nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn khác như viện trợ, biếu tặng,… của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, hoạt động quản lý thu BHXH sẽ có các biện pháp tăng cường công tác quản lý thu chặt chẽ , đảm bảo thu đúng, thu đủ. Tăng thu, bảo đảm ổn định, bền vững cân đối quỹ BHXH. Cụ thể là việc thực hiện tăng số người tham gia đóng BHXH, thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thu đúng thời gian qui định. Bằng việc kết hợp các biện pháp quản lý thu khoa học, biện pháp hành chính cứng rắn sẽ hạn chế tình trạng nợ đọng, chậm đóng từ đó góp phần tăng hiệu quả quản lý thu. Đảm bảo quyền lợi người tham gia BHXH. Vai trò này được thể hiện trên hai nội dung: Thứ nhất, là bảo vệ quyền lợi người lao động trong các đơn vị được tham gia BHXH, nếu có trường hợp doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm, BHXH sẽ có biện pháp tác động hạn chế tình trạng trên, đảm bảo quyền lợi người lao động. Thứ hai, khi quỹ BHXH mất cân đối sẽ được BHXH trợ cấp kịp thời góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Kiểm tra đánh giá hoạt động thu. Thu BHXH là một nội dung của tài chính BHXH mà thông thường bất kỳ hoạt động liên quan đến tài chính đều rất dễ mắc phải tình trạng gây thất thoát, vô ý hoặc cố ý làm sai. Vì vậy, với nhiệm vụ người quản lý phải đảm nhiệm đó là: kiểm tra hoạt động thu BHXH được đánh giá một cách kịp thời và toàn diện. Nhờ có hoạt động quản lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá luôn sát thực tiễn, quá trình thu, hoạt động thu sẽ được điều chỉnh kịp thời sau khi có sự đánh giá. Ở tầm vĩ mô khi quản lý thu được thực hiện tốt số thu lớn hơn số chi, quỹ BHXH sẽ đầu tư lượng tiền nhàn rỗi theo quy định của Chính phủ sẽ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  18. 8 1.1.3.2. Bản chất của quản lý thu bảo hiểm xã hội. Thứ nhất, BHXH góp phần trợ giúp NLĐ gặp rủi ro (ốm đau,TNLĐ-BNN, thất nghiệp,...) sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu và sớm có việc làm trở lại. Theo quy định của BHXH thì NLĐ khi có việc làm sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ dự phòng. Quỹ này hỗ trợ NLĐ khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ, khi không làm việc, lúc về già để duy trì và ổn định cuộc sống của NLĐ cũng như gia đình họ. Do vậy hoạt động BHXH, một mặt đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng NLĐ đối với bản thân, với gia đình và đối với cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ; mặt khác thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, giữa các thế hệ kế tiếp nhau trong một quốc gia, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị - xã hội bền vững. Thứ hai, BHXH góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Theo quy định của Luật BHXH, NLĐ tham gia đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên khi hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động thì được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hằng tháng. Với nguồn lương hưu và trợ cấp BHXH, người cao tuổi có thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, cả nước đã có khoảng hơn 3,7 triệu người đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng với số tiền chi trả từ quỹ BHXH hàng ngàn tỉ đồng mỗi tháng. Thứ ba, BHXH góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của NLĐ trong các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính sách BHXH hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản “có đóng - có hưởng” đã tạo ra bước đột phá quan trọng về sự bình đẳng của NLĐ về chính sách BHXH. Khi đó mọi NLĐ làm việc ở các thành phần kinh tế, các ngành nghề, địa bàn khác nhau, theo các hình thức khác nhau đều được tham gia thực hiện các chính sách BHXH. Phạm vi đối tượng tham gia BHXH không ngừng được mở rộng, đã thu hút hàng triệu NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, khuyến khích họ tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi BHXH, tạo sự an tâm, tin tưởng và yên tâm lao động, sản xuất kinh doanh. Thứ tư, BHXH góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng,
  19. 9 hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho NSNN, bảo đảm an sinh xã hội bền vững. BHXH được thực hiện theo nguyên tắc có đóng - có hưởng, có nghĩa là người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH thì người đó mới được hưởng quyền lợi về BHXH. Như vậy, nguồn để thực hiện chính sách là do NLĐ đóng góp, Nhà nước không phải bỏ ngân sách ra nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội lâu dài. 1.1.3.3. Chức năng của quản lý thu bảo hiểm xã hội. Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu cần thiết của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Chứng tỏ chính sách BHXH không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính cộng đồng và nhân văn sâu sắc. Vì vậy BHXH có những chức năng chủ yếu sau: - Chức năng hạn chế khó khăn về kinh tế của người lao động: Với chức năng này cho phép tất cả các hoạt động kinh tế hoặc các thành viên đã tham gia quá trình kinh tế trước đây của xã hội hoặc tất cả các công dân, hình thành các quyền cho phép để duy trì một chuẩn mực sống tương đối đảm bảo ngay cả trong trường hợp có sự cố bất ngờ xảy ra. - Chức năng hình thành một hệ thống an toàn xã hội : Chức năng này không chỉ cần thiết cho người lao động mà còn đảm bảo sự ổn định xã hội cho quốc gia. Hai chức năng này hỗ trợ cho nhau một cách hữu quan. Một khi đảm bảo ổn định kinh tế cho người lao động, khuyến khích họ yên tâm làm việc, giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định. BHXH có vai trò to lớn trong việc bảo đảm cho xã hội, ổn định và phát triển, thể hiện thông qua các tác động chủ yếu sau: Một là, thay thế và bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, bị mất việc làm. Sự đảm bảo chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng mọi người sẽ mất khả năng lao động khi họ hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Đây là chức năng cơ bản của BHXH vì nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế hoạt động của BHXH. Hai là, tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH có người lao động, có người sử dụng lao động, nhà nước và các bên tham gia đã cùng đóng góp ý xây dựng lên quỹ BHXH. Sự phân
  20. 10 phối này là phân phối thu nhập giữa những người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang công tác với những người già cả, ốm đau đang nghỉ việc. Chức năng này của BHXH đã góp phần tạo nên sự công bằng xã hội mang tính nhân văn cao cả. Ba là, góp phần kích thích tinh thần lao động, khuyến khích họ hăng hái sản suất nâng cao năng xuất lao động cho xã hội. Bốn là, gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người sử dụng lao động với xã hội.Thông qua BHXH những mâu thuân giữa những người sử dụng lao động như mâu thuẫn về tiền lương, thời gian lao động … sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt là cả hai bên đều nhận thức được là nhờ có BHXH mà mình có quyền lợi được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau và gắn bó lợi ích với nhau. Còn đối với Nhà nước và xã hội thì chi cho BHXH là khoản chi rất nhỏ (vì chỉ mang tính chất hỗ trợ), nhưng lại đem lại hiệu quả rất cao trong đảm bảo ổn định trong đời sống của người lao động và gia đình họ, góp phần ổn định sản xuất và kinh tế xã hội. 1.2. Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội 1.2.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội Đối tượng tham gia BHXH là cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm đóng góp để tạo lập nên quỹ BHXH. Nói cách khác, những NLĐ và NSDLĐ tham gia đóng góp vào quỹ BHXH đều là đối tượng tham gia BHXH. Hoạt động BHXH được thực hiện bắt buộc ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng có nước lại thực hiện cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Vì thế, cần xác định cụ thể hơn đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. - Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Bao gồm những NLĐ và NSDLĐ bắt buộc phải tham gia đóng góp BHXH theo pháp luật BHXH + Người lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Người lao động là công dân Việt Nam; người lao động được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc,... + Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0