intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An” với mục tiêu nghiên cứu về thực trạng quản lý thuế Nhập khẩu mà thực chất là quản lý thu thuế Nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2015 - 2019, đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý thuế Nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An nhằm đạt kết quả tốt nhất về Thuế và hiệu quả thu thuế nhập khẩu tại đơn vị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN LÊ PHI NHẬT QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An, tháng 05/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN LÊ PHI NHẬT QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN LƯƠNG Long An, tháng 05/2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Lê Phi Nhật
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo và các Anh/Chị đồng nghiệp đang công tác tại Cục Hải quan tỉnh Long An đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Lương, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Tác giả Lê Phi Nhật
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Cục Hải quan tỉnh Long An là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan trên địa bàn 03 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre nguồn thuế XNK cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Tác giả thực hiện đề tài “Quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An” với mục tiêu nghiên cứu về thực trạng quản lý thuế Nhập khẩu mà thực chất là quản lý thu thuế Nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2015 - 2019, đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý thuế Nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An nhằm đạt kết quả tốt nhất về Thuế và hiệu quả thu thuế nhập khẩu tại đơn vị. Bằng các phương pháp định tính; từ cơ sở lý luận về quản lý thuế nhập khẩu, thu thập số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Long An, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, các website theo cách mô tả, quy nạp, phân tích thục trạng, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân từ đó kiến nghị giải pháp tăng cường quản lý thuế nhập khẩu phù hợp với đặc điểm nguồn lực tại Cục Hải quan tỉnh Long An. Đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra gồm: Tổng hợp các nội dung lý luận có liên quan về quản lý thuế Nhập khẩu; Phân tích thực trạng quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong giai đoạn 2015 - 2019, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân trong quản lý thuế nhập khẩu tại đơn vị. Đề xuất giải pháp, kiến nghị tăng cường quản lý thuế nhập khẩu tại cục Cục Hải quan Long An.
  6. iv ABSTRACT Customs Department of Long An province is the unit assigned to perform the State management of Customs in 03 provinces: Long An, Tien Giang and Ben Tre, the source of import and export tax is not out of the trend. The author implemented the topic "Managing import tax at the Customs Department of Long An Province" with the goal of researching the situation of Import tax management, which is actually managing the collection of Import tax at the Customs Department of Long An Province. In the period of 2015 - 2019, proposing solutions to strengthen the management of Import Taxes at the Customs Department of Long An Province in order to achieve the best results of Taxation and the efficiency of import tax collection at the unit. By qualitative methods; from the theoretical basis of import tax management, collecting data from the Customs Department of Long An province, the General Department of Customs, the Ministry of Finance, websites in a way that describes, induces, analyzes the situation, and assesses strengths, weaknesses and reasons from which proposed measures to strengthen the management of import taxes in accordance with resource characteristics at the Customs Department of Long An Province. The thesis has accomplished the set research objectives, including: Summary of relevant theoretical contents on Import tax management; Analyze the situation of import tax management at the Customs Department of Long An province in the period of 2015-2018, draw the results achieved, the limitations and causes in the management of import tax at the unit. Proposing solutions and recommendations to strengthen the management of import tax at Long An Customs Department.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ----------------------------------------------------------------------------------i LỜI CẢM ƠN -------------------------------------------------------------------------------------- ii NỘI DUNG TÓM TẮT ------------------------------------------------------------------------- iii ABSTRACT --------------------------------------------------------------------------------------- iv MỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------------------ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ---------------------------------------------------------------- viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ------------------------------------------------------ ix PHẦN MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------------- 1 1. Sự cần thiết của đề tài ------------------------------------------------------------------------- 1 2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 2 2.1. Mục tiêu chung--------------------------------------------------------------------------------- 2 2.2. Mục tiêu cụ thể --------------------------------------------------------------------------------- 2 3. Đối tượng nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------- 2 4. Phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 2 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm ------------------------------------------------------------ 2 4.2. Phạm vi về thời gian -------------------------------------------------------------------------- 2 5. Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 3 6. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU ---- 4 1.1. Tổng quan về thuế ---------------------------------------------------------------------- 4 1.1.1. Khái niệm về thuế ---------------------------------------------------------------------- 4 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của thuế ------------------------------------------------------------ 4 1.1.3. Phân loại thuế --------------------------------------------------------------------------- 5 1.2. Thuế nhập khẩu ------------------------------------------------------------------------- 7 1.2.1. Khái niệm ------------------------------------------------------------------------------- 7 1.2.2. Đặc điểm, vai trò của thuế nhập khẩu ----------------------------------------------- 7 1.2.3. Đặc điểm, vai trò của thuế nhập khẩu ----------------------------------------------- 9 1.2.4. Các yếu tố cơ bản của thuế nhập khẩu -------------------------------------------- 12 1.2.5. Cơ quan quản lý thuế nhập khẩu --------------------------------------------------- 14
  8. vi 1.3. Quản lý thuế nhập khẩu ------------------------------------------------------------- 15 1.3.1. Khái niệm ----------------------------------------------------------------------------- 15 1.3.2. Nguyên tắc quản lý thuế nhập khẩu ----------------------------------------------- 15 1.3.3. Nội dung quản lý thuế nhập khẩu -------------------------------------------------- 16 1.3.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý thuế nhập khẩu ------------------- 18 1.3.5. Sự cần thiết tăng cường quản lý thuế nhập khẩu--------------------------------- 20 1.4. Kinh nghiệm tăng cường quản lý thuế nhập khẩu của hải quan các tỉnh thành phố và bài học rút ra cho Cục Hải quan tỉnh Long An -------------------- 21 1.4.1. Kinh nghiệm của Cục Hải quan tỉnh Bình Định trong xác định mã số, áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu----------------------------------------------- 21 1.4.2. Kinh nghiệm của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh trong xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu (phí bản quyền) ---------------------------------------------------- 23 1.4.3. Bài học cơ bản rút ra cho Cục Hải quan tỉnh Long An ------------------------- 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ----------------------------------------------------------------- 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN------------------------------------------------------------------ 28 2.1. Khái quát chung về Cục Hải quan tỉnh Long An------------------------------- 28 2.1.1. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Long An ---------------------------------------- 28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ------------------------------------------------------------------------ 29 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ------------------------------------------------------ 30 2.2. Thực trạng quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An------ 31 2.2.1. Quản lý khai thuế--------------------------------------------------------------------- 31 2.2.2. Quản lý nộp thuế --------------------------------------------------------------------- 40 2.2.3. Quản lý miễn, giảm thuế, hoàn thuế ----------------------------------------------- 42 2.2.4. Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) ------------------------------------------------ 45 2.2.5. Quản lý thanh tra thuế, giải quyết khiếu nại về thuế ---------------------------- 46 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2015 - 2019 ------------------------------------------------------------------ 48 2.3.1. Kết quả đạt được --------------------------------------------------------------------- 48 2.3.2. Những tồn tại ------------------------------------------------------------------------- 51 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ---------------------------------------------------- 53
  9. vii KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ----------------------------------------------------------------- 57 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN -------------------------------------------------------- 58 3.1. Chiến lược phát triển ngành Hải quan------------------------------------------------ 58 3.2. Mục tiêu quản lý thuế nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Long An -------- 60 3.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An -------------------------------------------------------------------------------- 62 3.3.1. Về xuất xử đối với hàng hóa -------------------------------------------------------- 62 3.3.2. Đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan ------------------------------------------------ 62 3.3.3. Chống buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm hành chính của đối tượng nộp thuế -------------------------------------------------------------------------------------------- 63 3.3.4. Công tác hỗ trợ cho người khai hải quan ----------------------------------------- 64 3.3.5. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý và nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ------------------------------------------------------------------------- 65 3.3.6. Áp mã, xác định thuế suất hàng hóa nhập khẩu chính xác --------------------- 66 3.3.7. Xác định trị giá tính thuế ------------------------------------------------------------ 67 3.3.8. Thành lập các tổ tham mưu --------------------------------------------------------- 68 3.3.9. Nâng cao trình độ chuyên môn của công chức ----------------------------------- 68 3.4. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------- 69 3.4.1. Kiến nghị với Tổng Cục Hải quan và Bộ Tài chính ----------------------------- 69 3.4.2. Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh --------------------------------------------------- 71 3.4.3. Kiến nghị với khách hàng nộp thuế xuất nhập khẩu----------------------------- 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------- 74 KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------- 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------- 76 PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ CAM KẾT VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ------------ I
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 BTC Bộ Tài chính 2 DN Doanh nghiệp General Agreement on Tarriffs and Trade (Hiệp định 3 GATT trị giá GATT) 4 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan 5 NK Nhập khẩu 6 NSNN Ngân sách nhà nước 7 TCHQ Tổng cục hải quan Vietnam Automated Cargo Clearrence System (Hệ 8 VNACCS thống thông quan hàng hóa tự động) Vietnam Customs Intelligence Information System 9 VCIS (Hệ thống thông tin tình báo hải quan) Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated VNACCS System (Hệ thống thông quan hàng hóa tự động)/ 10 /VCIS Vietnam Customs Intelligence Information System (Hệ thống thông tin tình báo hải quan) 11 XNK Xuất nhập khẩu 12 XK Xuất khẩu World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế 13 WTO giới)
  11. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Long An 29 Số hiệu Tên bảng biểu Trang bảng biểu Kết quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Long An từ 2015 2.1. 30 – 2019 Phân luồng tờ khai XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An 2.2. 33 giai đoạn 2015 – 2019 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Long 2.3. 38 An năm 2015 – 2019 Số thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Long An 2.4. 41 năm 2015 – 2019 Nợ đọng và công tác thu hồi nợ đọng thuế xuất nhập khẩu 2.5. 42 của Cục Hải quan Long An năm 2015 – 2017 Hoàn thuế, không thu thuế và xét miễn thuế xuất nhập 2.6. 43 khẩu của Cục Hải quan Long An năm 2015 – 2019 Số thuế Cục Hải quan tỉnh Long An truy thu qua kiểm tra 2.7. 46 sau thông qaun giai đoạn 2015 – 2019 Số liệu xử phạt vi phạm hành chính tại Cục Hải quan tỉnh 2.8. 48 Long An giai đoạn 2015 – 2019
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Nguồn thu thuế hải quan chủ yếu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Long An là nguồn thu từ thuế nhập khẩu. Việc bảo đảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu trong bối cảnh giảm mạnh thuế quan là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với ngành Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan tỉnh Long An nói riêng. Mặc dù vậy nhưng trong giai đoạn 2015 – 2019 công tác quản lý thuế của Cục Hải quan tỉnh Long An khá hiệu quả. Năm 2015 có 1.072 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, có 388 DN cò vốn đầu tư nước ngoài và 684 DN trong nước. Kim ngạch XNK hàng hóa theo hợp đồng thương mại đạt 7,58 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng số tờ khai đã làm thủ tục hải quan là 203.482 tờ khai, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó có 124.080 tờ khai XK và 79.402 tờ khai NK. Năm 2016 có 1.272 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó, có 417 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 855 DN trong nước. Kim ngạch XNK hàng hóa theo hợp đồng thương mại đạt 9,74 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng số tờ khai đã làm thủ tục hải quan là 294.682 tờ khai, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2015. Năm 2017 có 1.425 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, có 545 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 880 DN trong nước. Kim ngạch XNK hàng hóa theo hợp đồng thương mại đạt 11,71 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng số tờ khai đã làm thủ tục hải quan là 355.608 tờ khai, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2018 có 1.618 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, có 529 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 1089 DN trong nước. Kim ngạch XNK hàng hóa theo hợp đồng thương mại đạt 14,54 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số tờ khai đã làm thủ tục hải quan là 436.045 tờ khai, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2017. Khó khăn đó thúc đẩy ngành Hải quan phải đổi mới công tác quản lý thuế nhập khẩu phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, song song với việc bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Tăng cường quản lý thuế nhập khẩu trở thành một yêu cầu khách quan, cấp thiết đối với ngành Hải quan.
  13. 2 Với xu hướng khối lượng công việc tăng lên hàng năm trong điều kiện về nguồn lực có hạn thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Hải quan luôn luôn được quan tâm. Công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong những năm qua được đánh giá đạt kết quả nhưng cần phải được rà soát, nghiên cứu, phân tích để tìm ra các thiếu sót, hạn chế nhằm đề ra biện pháp khắc phục làm cho công tác quản lý ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa. Từ thực tế nêu trên, đặt ra đòi hỏi cấp thiết là cần nghiên cứu nhận thức rõ ràng, cụ thể hơn về tình hình công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An để kiến nghị biện pháp tăng cường tổ chức quản lý phù hợp. Với mong muốn đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An” làm đề tài luận văn thạc sĩ Kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu về thực trạng quản lý thuế Nhập khẩu mà thực chất là quản lý thu thuế Nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2015 - 2019, đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý thuế Nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An nhằm đạt kết quả tốt nhất về Thuế và hiệu quả thu thuế nhập khẩu tại đơn vị. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng quản lý thuế hàng nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong giai đoạn 2015 - 2019, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân trong quản lý thuế nhập khẩu của đơn vị. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị tăng cường quản lý thuế nhập khẩu của Cục Hải quan Long An. 3. Đối tượng nghiên cứu Quản lý thuế nhập khẩu mà thực chất là Quản lý thu thuế hàng nhập khẩu trong lĩnh vực Hải quan và thực tiễn quản lý thuế nhập khẩu của Cục Hải quan Long An. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu về quản lý thu thuế nhập khẩu trong lĩnh vực Hải quan và thực tiễn quản lý thuế nhập khẩu của Cục Hải quan Long An. - Không gian: Nghiên cứu tại cục Hải quan tỉnh Long An.
  14. 3 - Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2015 - 2019. 5. Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng Quản lý thu thuế nhập khẩu giai đoạn 2015 - 2019 tại Cục Hải quan tỉnh Long An như thế nào? (2) Cần có giải pháp gì để tăng cường quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An? 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính; thống kê; tổng hợp; phân tích; so sánh, cụ thể: từ cơ sở lý luận về quản lý thuế nhập khẩu, thu thập số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Long An, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, các website theo cách mô tả, quy nạp, phân tích thục trạng, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân từ đó kiến nghị giải pháp tăng cường quản lý thuế nhập khẩu phù hợp với đặc điểm nguồn lực tại Cục Hải quan tỉnh Long An.
  15. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU 1.1. Tổng quan về thuế 1.1.1. Khái niệm về thuế Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung của toàn xã hội. [11 ] Thuế mang bản chất giai cấp rất là sâu sắc, thuế ra đời là do có sự ra đời của Nhà nước; Nhà Nước đại diện quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội, do đó bản chất của Nhà nước quyết định bản chất của thuế; Nhà nước mang bản chất giai cấp nên thuế cũng mang bản chất giai cấp. [11 ] Ngoài khoản thu về thuế, Nhà nước còn thu các khoản phí và lệ phí. Đây là khoản thu mà các tổ chức hay cá nhân phải trả khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước ủy quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng. [11] 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của thuế Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng sự bắt buộc này là phi hình sự. Quá trình động viên nguồn thu từ thuế của Nhà nước là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu một bộ phận thu nhập của các pháp nhân và thể nhân thành quyền sở hữu của Nhà nước. Do đó Nhà nước phải dùng quyền lực để thực hiện quyền chuyển đổi. Tính quyền lực tạo nên sự bắt buộc là một tất yếu khách quan, nhưng vì các hoạt động thu nhập của thể nhân và pháp nhân không gây cản trở cho xã hội nên tính bắt buộc này là phi hình sự. Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mọi quốc gia, việc đóng góp thuế cho nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân. Mọi công dân làm nghiã vụ đóng thuế theo những luật thuế được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế theo những hình thức nhất định. Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt buộc, song sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nền tảng kinh tế-xã hội của người làm nghĩa vụ đóng thuế, do đó thuế bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố kinh tế xã hội.
  16. 5 + Yếu tố kinh tế thể hiện : Hệ thống thuế trước hết phải kể đến thu nhập bình quân đầu người của một Quốc gia, cơ cấu kinh tế, thực tiễn vận động của cơ cấu kinh tế đó, cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước. Cùng với yếu tố đó còn phải kể đến phạm vi, mức độ chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế của mình. + Yếu tố xã hội thể hiện : Hệ thống thuế phải dựa trên phong tục, tập quán của quốc gia, kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của các thành viên trong từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác thuế còn thực hiện phân phối lại thu nhập xã hội đảm bảo công bằng xã hội. Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Nghiã là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà nhà nước thu từ công dân đó như là một khoản vay mượn. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của Ngân sách nhà nước cho việc sản xuất và cung cấp hàng hoá công cộng. Đặc điểm này làm nổi rõ sự khác nhau giữa thuế và lệ phí. Lệ phí được coi là một khoản đối giá giữa Nhà nước với công dân, khi công dân thừa hưởng những dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp phải trả một phần thu nhập của mình cho nhà nước. Tuy nhiên việc trao đổi này thường không tuân thủ theo hình thức trao đổi ngang giá dựa trên quy luật của thị trường. Tóm lại, Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà nước, nó được thực thi khi hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập hoặc sử dụng nguồn thu nhập tạo ra. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước ngày càng trở nên quan trọng thì vai trò của thuế cũng chiếm vị trí không thể thiếu được trong công tác quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong nền kinh tế thị trường: 1.1.3. Phân loại thuế Tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mà cơ cấu và nội dung các Luật thuế có khác nhau. Cũng tùy thuộc vào cơ sở, mục đích phân định, thông thường thuế được phân loại theo các tiêu thức sau:
  17. 6 1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước, thuế được phân làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu thuế đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tính chất gián thu thể hiện ở chổ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau. Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế.Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của các pháp nhân hoặc thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện ở chổ người nộp thuế theo quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế. Ở nước ta thuộc loại thuế này gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp… Sự phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế. 1.1.3.2. Căn cứ vào đối tượng đánh thuế Theo cách phân loại này thuế được chia thành: Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuế giá trị gia tăng. Thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất. Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước. Thuế khác và lệ phí, phí.
  18. 7 Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừa phát huy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hổ trợ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện một cách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống pháp luật thuế. 1.2. Thuế nhập khẩu 1.2.1. Khái niệm Thuế nhập khẩu hay còn được gọi chung là thuế quan, là một loại thuế đánh vào các hàng hóa được giao thương qua biên giới các quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia. Hàng hóa nhập khẩu thông qua hợp đồng ngoại thương là hàng hóa nhập khẩu mậu dịch. Hàng hóa nhập khẩu không thông qua hợp đồng ngoại thương là hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch. Hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất vào thị trường trong nước được xem là hàng hóa nhập khẩu. [11 ] Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu động viên từ người tiêu dùng hàng nhập khẩu nhằm góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu do các tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp theo quy định của pháp luật với số tiền thuế nhập khẩu phải nộp theo thời hạn nhất định của pháp luật. Sử dụng tốt chính sách thuế nhập khẩu là phát huy đầy đủ chức năng, vai trò của thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia với các quốc gia khác trong thương mại quốc tế. 1.2.2. Đặc điểm, vai trò của thuế nhập khẩu 1.2.2.1. Đặc điểm của thuế nhập khẩu Một là, vai trò kiểm soát hàng hóa nhập khẩu Đối với mỗi quốc gia, việc kiểm soát về lượng đối với hàng hóa NK là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong xu thế tự do hoá thương mại ở cả phạm vi khu vực và thế giới. Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ thì lượng hàng hóa được NK sẽ rất lớn. Trong các hàng hóa đó, có loại được dùng để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhưng có loại chỉ phục vụ cho một số ít người có nhu cầu xa xỉ. Để khuyến khích hay hạn chế việc NK các loại hàng hóa đó nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: hạn ngạch, quy định về quy chuẩn
  19. 8 và tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thuế quan. Trong các công cụ này, thuế quan là một công cụ quan trọng. Thuế NK là một bộ phận cấu thành giá cả của hàng hóa NK, nếu áp dụng mức thuế cao thì giá thành hàng hóa NK sẽ cao và ngược lại. Từ đó, nhà nước sẽ có chính sách phù hợp nhằm kiểm soát lượng hàng hóa NK, những mặt hàng khuyến khích NK thì áp thuế suất thấp, ngược lại những mặt hàng hạn chế NK sẽ bị áp dụng mức thuế NK cao. Hai là, vai trò huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước Trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, phải từng bước cắt giảm thuế quan thì vai trò của thuế NK huy động nguồn thu ngân sách ngày càng giảm. Nhưng đối với các nước đang phát triển như Việt Namthì thuế NK vẫn là nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia. Ba là, vai trò thực hiện chính sách quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thuế NK là một bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa và có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa mà giá cả hàng hóa lại ảnh hưởng trực tiếp đến cầu tiêu dùng. Vì vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể, nhà nước sử dụng công cụ thuế NK để chủ động điều hành nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng thì việc tăng thuế NK có tác dụng góp phần giảm tổng cầu thông qua việc tăng giá. Đối với những mặt hàng quan trọng như xăng dầu, sắt thép, xi măng khi có sự biến động giá cả trên thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn sản xuất và tiêu dùng trong nước và để ổn định giá cả trong trong trường hợp này thì Nhà nước thường sử dụng công cụ thuế NK. Như vậy, qua việc xây dựng các luật thuế mà Nhà nước có thể chủ động phát huy vai trò điều hoà nền kinh tế. Dựa vào công cụ thuế NK, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích luỹ đầu tư, khuyến khích hoặc hạn chế NK, khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng. Bốn là, vai trò bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước Ngoài chức năng là công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì thuế NK còn là một công cụ có chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua việc tác động vào giá cả hàng hóa NK trên thị trường. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ ảnh hưởng lên giá cả chứ không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa NK.Mà chất lượng hàng hóa NK(bên cạnh giá cả) là một yếu tố mang tính cạnh tranh giữa hàng NK
  20. 9 với hàng nội địa. Thuế quan bảo hộ được đưa ra với mục đích làm tăng giá hàng hóa NK một cách chủ quan nhằm bảo hộ sản xuất hàng hóa trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài. Vì vậy,biện pháp này thực sự không bền vững, không thể áp dụng lâu dài. Thực tế, rất khó có thể phân biệt vai trò tạo nguồn thu hoặc vai trò bảo hộ bởi vì đây là hai thuộc tính của thuế quan. Thuế quan bảo hộ một mặt hỗ trợ nền sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm và tạo nguồn thu nội địa nhưng mặt khác cũng có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, việc xác định ngành nghề bảo hộ, thời gian bảo hộ, mức độ bảo hộ phù hợp là rất quan trọng. Để mục tiêu bảo hộ mang tính bền vững, lâu dài thì yếu tố quyết định đó là đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng phương pháp quản lý hiện đại và cải tiến phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành để sản phẩm có thể cạnh tranh được ở thị trường trong nước cũng như quốc tế. Năm là, vai trò thực hiện các chính sách kinh tế đối ngoại Mỗi nước đều xây dựng biểu thuế quan (tự định hoặc theo cam kết) đối với hàng hóa. Biểu thuế quan là một bảng tổng hợp các mức thuế quan đánh vào các loại hàng hóa chịu thuế khi Nkhoặc xuất khẩu. Áp dụng các mức thuế suất thuế NKkhác nhau đối với hàng hóa từ các nước, vùng lãnh thổ thể hiện chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam đối với nước, vùng lãnh thổ đó. 1.2.3. Phân loại thuế nhập khẩu 1.2.3.1. Căn cứ vào mục đích của việc thu thuế Nếu căn cứ vào mục đích của việc thu thuế thì thuế nhập khẩu được chia thành các loại sau: + Loại để tạo nguồn thu: Thuế nhập khẩu được quy định đối với tất cả các mặt hàng để tạo lập nguồn thu cho Chính phủ, không phân biệt khả năng sản xuất, nhu cầu bảo hộ và chính sách thương mại của quốc gia đó. + Loại để bảo hộ: Loại này thường được quy định có lựa chọn. Nếu trong nước có sản xuất, có khả năng sản xuất nhưng chưa đủ sức cạnh tranh, cần sự bảo hộ của nhà nước thì xây dựng mức thuế bảo hộ để hàng sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2