intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giá trị xuất khẩu của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành phân tích kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam sẽ nâng cao sự nhận thức về vai trò của FDI trong việc đẩy mạnh xuất khẩu của những nền kinh tế chuyển đổi và tính hiệu quả của FDI trên con đường dẫn tới công nghiệp hóa tập trung xuất khẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giá trị xuất khẩu của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- TRẦN THỊ HOA PHI SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- TRẦN THỊ HOA PHI SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐẠT CHÍ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Người hướng dẫn khoa học là TS.Lê Đạt Chí. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của một số bài nghiên cứu khoa học, bài báo,…Tất cả đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để người đọc dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn mình. TP.HCM, ngày tháng năm 2013 Tác giả Trần Thị Hoa Phi
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG – DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................. 2 1.1 Giới thiệu.................................................................................................. 2 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................. 3 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 3 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4 1.5 Bố cục luận văn ....................................................................................... 4 CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............... 5 2.1 Nghiên cứu: “Sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc: Bằng chứng từ các lĩnh vực được phân tách (The Contribution of Foreign Direct Investment to China’s Export Performance: Evidence from Disaggregated Sectors) của Yan Yuan (2008)5
  5. 2.2 Nghiên cứu: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu- Những kinh nghiệm của Việt Nam” (“Foreign direct investment and exports – The experiences of VietNam”) – Nguyen Thanh Xuan and Yuqing Xing -2008. 9 2.3 Mô hình OLI của John Dunning (1977)................................................. 11 CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 15 3.1 Thiết kế và lựa chọn mô hình nghiên cứu .............................................. 15 3.2 Biến và giả thuyết nghiên cứu............................................................... 18 3.2.1 Biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ............... 18 3.2.2 Các kỳ vọng về kết quả nghiên cứu ................................................... 19 3.3 Dữ liệu và xử lý dữ liệu ........................................................................ 26 3.3.1 Nguồn dữ liệu ..................................................................................... 26 3.3.2 Xử lý dữ liệu ...................................................................................... 27 CHƯƠNG 4.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................... 29 4.1 . Tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay và các tác động của FDI đến kim ngạch xuất khẩu ............................... 29 4.2 Phân tích đơn biến ................................................................................. 38 4.3 Phân tích kết quả mô hình hồi quy........................................................ 39 4.3.1. Phân tích tương quan biến .................................................................. 39 4.3.2. Phân tích hồi quy ................................................................................ 40 4.3.3. Kết quả hồi quy .................................................................................. 48 4.3.4. Nhận xét hồi quy ................................................................................ 48 4.4. Kết luận nghiên cứu ............................................................................. 51
  6. CHƯƠNG 5.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý ............. 52 5.1 Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 52 5.2 Hạn chế của đề tài ................................................................................. 52 5.3 Những gợi ý và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 1
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các kỳ vọng ....................................................... 200 Bảng 4.1: Số liệu về hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam (có bao gồm dầu thô) .......................................................................................... 32 Bảng 4.2: Đánh giá về sức ép cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam ...................................................................................................... 35 Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả các biến của mô hình hồi quy ................... 38 Bảng 4.4: Bảng hệ số tương quan giữa các biến .......................................... 39 Bảng 4.5: Mô hình hồi quy các biến dạng log-log....................................... 40 Bảng 4.6: Mô hình hồi quy điều chỉnh......................................................... 42 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến ........................................................ 17
  8. 1 TÓM TẮT Từ trước đến nay đã có rất nhiều tranh luận trong lý thuyết cũng như thực nghiệm bàn về giá trị xuất khẩu của một quốc gia thực sự có liên quan và bị ảnh hưởng như thế nào bởi tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài.Bài nghiên cứu này kiểm chứng lại có thực sự đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của các nước nhận đầu tư, thông qua trường hợp của Việt Nam.Tác giả sử dụng số liệu trong giai đoạn từ năm 2002-2012 trong việc phân tích và chủ yếu dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả thực nghiệm cho thấy các yếu tố làm tăng giá trị xuất khẩu Việt Nam đó là giá trịđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Quy mô doanh nghiệp(FS);Chi phí lao động (WAGE)hàng năm của Việt Nam và Nhu cầu thế giới (WD). Trong đó, cần cần chú ý tới yếu tố nhu cầu thế giới.Nếu nhu cầu thế giới tăng 10%, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng khoảng 19%. Nó chỉ ra giá trị xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thế giới và có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự biến động của nhu cầu thế giới.
  9. 2 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu Việt Nam chính thức ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài từ năm 1987, từ đó đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển của nước ta. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm người lao động, cải tiến đáng kể trình độ phát triển khoa học công nghệ của nền sản xuất trong nước nhờ hoạt động chuyển giao công nghệ…Nguồn vốn FDI đã và đang tạo ra một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế. Với vị trí và vai trò hiện nay của Việt Nam trên thế giới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cả về chiều rộng và chiều sâu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) để phát triển kinh tế. Là một nền kinh tế lớn và phát triển nhất khu vực Đông Dương, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và đạt được sự phát triển mạnh mẽ trong xuất khẩu, chính sự phát triển mạnh mẽ này trong suốt hai thập kỉ qua đã cung cấp cho tác giả động lực để nghiên cứu và phân tích mối quan hệ song phương giữa FDI và xuất khẩu. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là có thực sự FDI trong nền kinh tế là nhân tố chính trong việc đẩy mạnh xuất khẩu?Có phải nền kinh tế chuyển đổi trở thành một nền tảng xuất khẩu của những công ty đa quốc gia?Do vậy, tác giả đã chọn đề tài “Sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giá
  10. 3 trị xuất khẩu của Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ. Với nghiên cứu này, tác giả hy vọng thông qua việc phân tích kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam sẽ nâng cao sự nhận thức về vai trò của FDI trong việc đẩy mạnh xuất khẩu của những nền kinh tế chuyển đổi và tính hiệu quả của FDI trên con đường dẫn tới công nghiệp hóa tập trung xuất khẩu. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Tác giả thực hiện đề tài này với mục tiêu: Nghiên cứu sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào giá trị xuất khẩu của Việt Nam. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi sau đây:Giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng hay giảm hơn khi yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng hay còn do những nhân tố khác chi phối? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: FDI và giá trị xuất khẩu của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi nội dung: Nghiên cứu vấn đề về sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua phương pháp hồi quy.  Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2002-2012.
  11. 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh đối chứng: Dựa trên số liệu thực tế thu thập được so sánh với mục tiêu - Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ những phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn. - Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hưởng của FDI đến xuất khẩu. 1.5 Bố cục luận văn Nội dung của luận văn gồm 5 chương chính sau: - Chương 1: Mở đầu - Chương 2:Tổng quan các nghiên cứu trước đây - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu - Chương 5: Đánh giá kết quả nghiên cứu và gợi ý
  12. 5 CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Nghiên cứu: “Sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc: Bằng chứng từ các lĩnh vực được phân tách (The Contribution of Foreign Direct Investment to China’s Export Performance: Evidence from Disaggregated Sectors) của Yan Yuan (2008) Nền tảng lý thuyết cho các nghiên cứu thực nghiệm là một trong những lý thuyết thương mại dựa trên lý thuyết của (HO) Heckscher-Ohlin, những lý thuyết thương mại mới và lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Liu and Shu, 2003).Theo lý thuyết HO, một đất nước nên xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố mà đất nước được trợ cấp, hoặc là xuất khẩu những sản phẩm mà đất nước đó có lợi thế, trong đó có lợi thế so sánh trong cả sản xuất và xuất khẩu. Đối với các lý thuyết thương mại mới, họ bổ sung xem xét cạnh tranh không hoàn hảo, quy mô kinh tế và chi phí thương mại mà sau đó trở thành những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Markusen và Venables (1998) đưa biến FDI vào các mô hình cân bằng thương mại quốc tế do sự toàn cầu hóa nhanh chóng. Ngoài ra, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã nhấn mạnh vai trò của sự đổi mới và kết quả là những tính chất công nghệ của một ngành công nghiệp được coi là một yếu tố quan trọng để tăng hiệu suất của xuất khẩu (Liu and Shu, 2003).
  13. 6 Mô hình nghiên cứu ln(EXPi,t) = β0 + β1* ln(FDIi,t) + β2* ln(EXRi,t) + β3* ln(DIi,t)+ β4* ln(GSPi,t) + β5* ln(FSi,t) + β6* ln(RDi,t)+ β7* ln(WAGEi,t) + β8* ln(WDi,t) + εi,t - EXP: Tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc - FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài - EXR: Tỷ giá hối đoái được đo bằng tổng giá trị thu đổi ngoại tệ của Trung Quốc - DI (domestic investment): Đầu tư trong nước được tổng hợp hàng năm dựa vào tỷ lệ chi phí vốn đầu tư. - GSP (gross sectoral product): Tổng sản phẩm ngành phổ cập (GSP) có thể là một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu. Nó tương tự GDP ngoại trừ việc nó cho thấy năng suất của một ngành công nghiệp cụ thể.Nó đã làm rõ được hiệu quả kinh tế và năng suất của từng ngành được nghiên cứu. GSP dự kiến sẽ liên quan tích cực với kim ngạch xuất khẩu. - FS (firm size): Đại diện cho quy mô doanh nghiệp của nền kinh tế và được đo bằng sản lượng thực tế trung bình cho mỗi công ty. - RD (research and development for innovation): Nghiên cứu và phát triển sản phẩm được đo bằng số bằng sáng chế của được cấp trong một năm. - WAGE: Đại lượng biểu diễn cho chi phí lao động,được định lượng bằng lương thực tế bình quân của nhân viên trong một năm.
  14. 7 - WD (world demand): Viết tắt của nhu cầu thế giới, đó là tổng nhập khẩu trên thế giới (trừ Trung Quốc) cho từng mặt hàng /ngành công nghiệp. Kết quả thực nghiệm: Đối với tất cả các lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp, chi phí lao động và tỷ giá là không hoàn toàn khác không về mặt thống kê, thậm chí ở mức ý nghĩa 10%.Điều này cho thấyquy mô doanh nghiệp không phải là một yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc.Kết luận này phù hợp với những gì Katsikeas et al. (1995) đã tìm ra.Tỷ giá cũng không phải là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc.Điều này có thể là do một vài yếu tố. Đầu tiên, do đặc điểm của dữ liệu là theo năm, biến động tỷ giá trong ngắn hạn có thể không được quan sát. Thứ hai, mặc dù Trung Quốc đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn trong thời gian gần đây nhưng nó vẫn còn tương đối cố định trong một thời gian dài. Chi phí nhân công không giúp tăng cường hoạt động xuất khẩu. Điều này có thể là do chi phí lao động đã rất thấp của Trung Quốc. Đáng lưu ý rằng nhu cầu thế giới có ý nghĩa ở mức 1%. Nếu nhu cầu thế giới tăng 10 phần trăm, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng 8,8 phần trăm trong các ngành công nghiệp sản xuất. Nó chỉ ra các lĩnh vực này là rất phụ thuộc vào nhu cầu thế giới và có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự biến động nhu cầu thế giới. Đầu tư trong nước có thể đẩy mạnh xuất khẩu của Trung Quốc, và điều này là phù hợp với những nghiên cứu trước đây (Coughlin và Fabel, 1988; Erickson và Hayward, 1992; Zhang và Song, 2000).Đầu tư trong nước có
  15. 8 thể giúp củng cố cơ sơ hạ tầng và đẩy mạnh năng lực sản xuất, do đó có thể giúp công ty đẩy mạnh xuất khẩu. Nghiên cứu và phát triển không góp phần đẩy mạnh xuất khẩu ở mức ý nghĩa 5%, và điều này là phù hợp với nghiên cứu của Liu và Shu (2003). Điều này phản ánh rằng những sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc là những sản phẩm thâm dụng lao động nhưng không đòi hỏi nhiều vốn và những kỹ thuật tiên tiến. Liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, 4 ngành trong tổng số 14 ngành nghiên cứu có sự ảnh hưởng mạnh cùng chiều ở mức ý nghĩa 1% và 4 ngành khác cũng có sự ảnh hưởng cùng chiều ở mức ý nghĩa 10%. Xuất khẩu các thiết bị điện tử có sự ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đó là các ngành sản xuất giấy và các sản phẩm liên quan đến giấy.Kết quả này cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng những vai trò chiến lược khác nhau trong từng ngành khác nhau.Đầu tư trực tiếp nước ngoài có chiến lược hướng đến việc sản xuất những sản phẩm mà có thể tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào và lương nhân công thấp ở Trung Quốc, sau đó xuất khẩu chúng sang các thị trường lân cận.
  16. 9 2.2 Nghiên cứu: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu- Những kinh nghiệm của Việt Nam” (“Foreign direct investment and exports – The experiences of VietNam”) – Nguyen Thanh Xuan and Yuqing Xing -2008. Bài nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra tình trạng thực thi của 5919 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt bởi Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư từ năm 1988 và từ đó tạo ra một dữ liệu của những khoản đầu tư đã thực sự giải ngân vốn vào Việt Nam. Dữ liệu này bao gồm các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 23 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004. Sử dụng dữ liệu này, tác giả đã tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giá trị xuất khẩu của Việt Nam thông qua mô hình lực hấp dẫn (“Gravity Model”). Mô hình nghiên cứu: ln(EXVjt) = β0 + β1* ln(YVt) + β2* ln(Yjt) + β3* ln(FDIjV(t-1))+ β4*REVjt + β5* dVj + β6*θ+ β7* FTAA + β8* FTAUS + εVjt Trong đó: - YVt : tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam - Yjt: tổng sản phẩm quốc nội của nước i đầu tư vào Việt Nam - EXVji : giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các nước j - FDIjV: đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước j vào Việt Nam. - REVjt: tỷ giá giữa Việt Nam đồng và tiền tệ của nước đối tác j - dVj: khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đối tác j (tính bằng khoảng cách giữa thủ đô của hai nước).
  17. 10 - θ : biến giả dùng để đo lường sự ảnh hưởng của yếu tố biên giới. Giá trị bằng 1 nếu nước đối tác và Việt Nam có cùng chung biên giới, còn lại là bằng 0. - FTAA : biến giả đo lường sự ảnh hưởng của yếu tố ký kết Hiệp Định Thương Mai Tự Do (“Free Trade Aggreement”- FTA) giữa Việt Nam và các nước Asean. Giá trị bằng 1 sau khi Việt Nam tham gia FTA, còn lại là bằng 0 - FTAUS : biến giả đo lường sự ảnh hưởng của yếu tố ký kết Hiệp Định Thương Mai Tự Do (“Free Trade Aggreement”- FTA) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Giá trị bằng 1 sau khi Việt Nam tham gia FTA, còn lại là bằng 0. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự ảnh hưởng đáng kể đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các nước đầu tư. Sự tăng trưởng 1% của FDI có thể dẫn đến 0.13% tăng trưởng đối với giá trị xuất khẩu đến các nước cung cấp đầu tư. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sự mất giá của tiền Việt Nam đồng đối với tiền tệ của các nước đầu tư cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Đáng lưu ý hơn cả là độ co giãn (“elasticity”) của giá trị xuất khẩu và tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam là 3.21. Điều này cho thấy năng lực xuất khẩu và tính cạnh tranh ngày càng tăng của hàng hóa Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu.
  18. 11 Tác giả không đưa ra kết luận rõ ràng về việc ký kết Hiệp Định Thương Mại Tự Do với các nước ASEAN có phải là yếu tố đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam hay không; nhưng ngược lại nghiên cứu đã cho thấy việc ký kết Hiệp Định Thương Mại Tự Do với Hoa Kỳ đã thực sự góp phần vào sự tăng trưởng của giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua các năm. 2.3 Mô hình OLI của John Dunning (1977) Hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xoay quanh lí thuyết chiết trung về sản xuất quốc tế, mô hình OLI của John Dunning (1977).Học thuyết này kế thừa rất nhiều những ưu điểm của các học thuyết khác về FDI. Dunning đã tổng hợp các yếu tố chính của nhiều công trình khác nhau lý giải về FDI và đề xuất rằng có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp có động cơ tiến hành đầu tư trực tiếp: lợi thế về sở hữu, địa điểm và nội bộ hóa.Cách tiếp cận này được biết đến dưới tên mô hình OLI.Lợi thế về sở hữu của một doanh nghiệp có thể là một sản phẩm hoặc một qui trình sản xuất mà có ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp khác không thể tiếp cận. Các lợi thế về địa điểm bao gồm không chỉ các yếu tố nguồn lực, mà còn có cả các yếu tố kinh tế và xã hội, như dung lượng và cơ cấu thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường và trình độ phát triển, môi trường văn hóa, pháp luật chính trị và thể chế. Tiếp đến là lợi thế về nội bộ hóa sản xuất, được hiểu là việc một công ty thực hiện và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất một sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến việc bán sản phẩm.Từ nền tảng của lý thuyết Dunning, hàng loạt các nghiên cứu đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam cả cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh, vùng. Các nghiên cứu
  19. 12 hầu như tập trung vào tiềm năng thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách chính phủ và tác động tích lũy. Về tiềm năng thị trường, các biến được sử dụng phổ biến là dân số, tốc đô tăng dân số, GDP, GDP đầu người hay tốc độ tăng GDP. Nguyen và Hans-Rimbert (2002) dựa trên 2 mô hình hồi quy cho 61 quan sát và nhận thấy GDP và GDP đầu người tác động mạnh tới cả FDI đăng kí và FDI thực hiện cộng dồn tới 31/12/2000 của các tỉnh. Tuy nhiên, tác động của GDP đầu người lại trái chiều nhau giữa mô hình của FDI thực hiện và FDI đăng kí, trong khi GDP của tỉnh ảnh hưởng thuận chiều với dòng vốn FDI. Gần đây nhất là nghiên cứu của Bulent và Mehmet nghiên cứu FDI vào 62 tỉnh của Việt Nam giai đoạn 2006-2009 cho thấy tác động dương của GDP thực tế đầu người theo giá cơ sở 2005 tới dòng vốn FDI. Nguyen và Nguyen (2007) thấy tác động dương tới FDI của tốc độ tăng GDP (đồng thuận với Mayer và Nguyen (2005), đối với FDI tích lũy đến 1999, nghiên cứu tác động của sự tạo cơ hội để tiếp cận nguồn lực khan hiếm của thể chế chính trị tỉnh và áp lực của doanh nghiệp nhà nước) trong khi GDP đầu người lại không có ý nghĩa thống kê đối với FDI mới và lũy kế từ 1988 tới 2006. Mayer và Nguyen (2005), nghiên cứu FDI tích lũy đến 1999, thấy dân số tác động dương ở hầu hết các mô hình. Về lao động, nhân tố này được phân tích theo chất lượng lao động, đo bằng phần trăm công nhân có bằng cấp trên tổng số lao động (Nguyen và Hans-Rimbert, (2002) tác động dương) hay số giảng viên đại học trên 1000 dân ( Mayer và Nguyen (2005), tác động dương), sự sẵn sàng của lao động, đo bằng dân số (Nguyen và Nguyen (2007), tác động dương với giá trị và số lượng đề án FDI tích lũy, số lượng đề án mới), chi phí lao động, đo bằng
  20. 13 lương hàng tháng của lao động nhà nước do địa phương quản lý ( Le Viet Anh, (2004), tác động âm, nghiên cứu thời kì 1991-2001, nghiên cứu cấp vùng, Nguyen Phi Lan(2006) ), nghiên cứu 61 tỉnh từ 1996-2003, tác động âm), Mayer và Nguyen(2005), tác động không có ý nghĩa thống kê, nghiên cứu 61 tỉnh đến 1999). Về cơ sở hạ tầng, biến số được sử dụng tương đối rộng rãi ở các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam là số điện thoại hay số điện thoại trên 1000 dân, (Nguyen và Nguyen (2007), không thấy tác động, Le Viet Anh(2004), Nguyen Phi Lan(2006) tác động tích cực ở hầu hết các mô hình), nguồn điện được cung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các tỉnh (Nguyen và Hans-Rimbert (2002), tác động dương tới FDI thực hiện cộng dồn), độ dài đường nhựa ở tỉnh (Nguyen và Hans-Rimbert(2002), không có tác động), khối lượng hành khách vận chuyển địa phương (Mayer và Nguyen(2005), tác động dương trừ trường hợp FDI mới. Ngoài ra, khu cụm công nghiệp cũng được sử dụng như một chỉ số cho cơ sở hạ tầng (Nguyen và Nguyen(2007), Nguyen và Hans-Rimbert (2002) có tác động cùng chiều ở tất cả các mô hình). Ngoài ra, khoảng cách đến các trung tâm lớn cũng có thấy tác động âm đối với số đề án FDI cấp mới năm 2006, Malesky (2007). Về chính sách chính phủ, đây là nhân tố được đo lường bởi rất nhiều biến khác nhau. Chỉ số được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây là chỉ số PCI, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, được Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì nghiên cứu giới thiệu. Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng chỉ số này còn có nhiều khác biết.Nguyen và Nguyen (2007) không thấy PCI 2006 tác động đáng kể đến giá trị FDI mới, FDI tích lũy. Trong khi đó, nghiên cứu thời gian gần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2