intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của biến động giá dầu đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng - Bằng chứng từ Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đóng góp cho lý thuyết nghiên cứu ở một vài khía cạnh. Thứ nhất, bài nghiên cứu kiểm tra làm thế nào những biến động giá dầu ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng tại Việt Nam. Tác động của cú sốc giá dầu lên sự ổn định tài chính của các ngân hàng đã không nhận được nhiều sự xem xét.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của biến động giá dầu đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng - Bằng chứng từ Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ BẢO NGỌC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG: BẰNG CHỨNG TỪ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài viết “Tác động của biến động giá dầu đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng: bằng chứng từ Việt Nam” là bài nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Các số liệu nghiên cứu hoàn toàn trung thực, được công bố rõ ràng, không chỉnh sửa. Tất cả những tài liệu sử dụng để tham khảo được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định. Thành phố Hồ Chí Minh, 2018 Tác giả khóa luận Đoàn Thị Bảo Ngọc
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ I. GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 4 1.5. Bố cục luận văn .................................................................................................. 5 II. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT .......................................................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý thuyết và thực trạng.............................................................................. 6 2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học về nợ xấu và thực trạng tại nền kinh tế Việt Nam..... 6 2.1.1.1. Nợ xấu (NPL)............................................................................................ 6 2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra nợ xấu ...................................................................... 8 2.1.1.3. Thực trạng nợ xấu tại thị trường Việt Nam ............................................ 16 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về giá dầu ............................................................................. 20 2.1.2.1. Sơ lượt vài nét về chuẩn dầu thô ............................................................. 20 2.1.2.2. Giá dầu là chỉ báo nền kinh tế thế giới ................................................... 21 2.1.2.3. Bối cảnh về ngành công nghiệp năng lượng dầu khí của Việt Nam ...... 24 2.1.3.Tác động của biến động giá dầu đối với nợ xấu của ngân hàng .................... 27 2.1.3.1. Mối quan hệ giữa giá dầu và nợ xấu ....................................................... 27 2.1.3.2. Giá dầu tác động đến nền kinh tế và nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam .................................................................................................. 29 2.1.3.3. Phát triển giả thuyết ................................................................................ 31
  4. 2.2. Các bằng chứng thực nghiệm ........................................................................... 33 III. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU - GIỚI THIỆU CÁC THƯỚC ĐO KHÁC NHAU CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ DỮ LIỆU – PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG KIỂM ĐỊNH .............................................................................................................................. 40 3.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 40 3.2. Dữ liệu .............................................................................................................. 48 3.3. Phương pháp ước lượng và kiểm định ............................................................. 48 3.3.1. Phân tích nội dung dữ liệu ............................................................................. 48 3.3.1.1. Thống kê mô tả ....................................................................................... 48 3.3.1.2. Phân tích tương quan các biế n đô ̣c lâ ̣p ................................................... 49 3.3.2. Cách thức kiểm định...................................................................................... 49 3.3.3. Phương pháp hồi quy ước lượng ................................................................... 51 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................... 54 4.1. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................. 54 4.2. Kiểm định sự tương quan các biến trong mô hình và đa cộng tuyến ............... 55 4.2.1. Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson .................... 55 4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến............................................................................... 57 4.3. Kiểm định các giả thiết định lượng .................................................................. 58 4.3.1. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư ..................................... 58 4.3.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư .............................................. 59 4.4. Phân tích kết quả hồi quy ................................................................................. 60 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................... 71 V. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NPL/NPLs Nợ xấu GDP Tổng sản phẩm quốc nội OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ GMM Phương pháp ước lượng Moment tổng quát IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng nhà nước GCC Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh WTO Tổ chức thương mại thế giới CPIs Chỉ số giá tiêu dùng MENA Khu vực Trung Đông-Bắc Phi GMM Phương pháp ước lượng Moment tổng quát VAR Vector tự hồi quy MEOE Tám nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông LLP Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng LLR Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng WTI Dầu ngọt nhẹ Texas (West Texas Intermediate) OLS Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Cung cấp định nghĩa và nguồn thu thập của tất cả các biến được sử dụng trong bài.......................................................................................................................... 43 Bảng 4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................... 54 Bảng 4.2 Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến ................................... 56 Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai............... 57 Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của các mô hình ................................. 58 Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra tự tương quan phần dư các mô hình ................................... 59 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy .............................................................................................. 62 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy .............................................................................................. 66 Bảng 4.8 Kết quả hồi quy .............................................................................................. 69 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2007 – 2016 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước) .............................................................................. 18 Hình 2.2 So sánh tỷ lệ NPL của các Ngân hàng thương mại giai đoạn 2010 – 2011 và 2011 – 2012 (Nguồn: Báo cáo của Nguyễn Xuân Thành (2016), được tính toán từ Báo Cáo Tài Chính của 37 Ngân Hàng trong 3 năm) ................................................ 19 Hình 2.3 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng theo quý từ 2011 – 2015 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam) .................................................................................... 19 Hình 2.4 sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam hàng năm giai đoạn 2006 – 2016. ............................................................................................................................... 25 Hình 2.5 Sản lượng xuất nhập khẩu dầu Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 (Nghìn Tấn) ................................................................................................................................ 26 Hình 2.6 Kim ngạch xuất nhập khẩu dầu Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 (Triệu Đôla Mỹ) ........................................................................................................................ 26 Hình 2.7 Dự báo nhu cầu và sản xuất dầu tại Việt Nam đến năm 2025 (Nguồn: báo cáo thường niên OPEC 2014) ........................................................................................ 27 Hình 2.8 Giá dầu và nợ xấu của Việt Nam qua các năm 2006 – 2016 ......................... 30
  7. 1 I. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Sự suy giảm chất lượng danh mục cho vay của các ngân hàng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trong hệ thống ngân hàng và khủng hoảng tài chính ở các nền kinh tế phát triển. Thảm họa khủng hoảng toàn cầu năm 2008 đã để lại rất nhiều hệ lụy về kinh tế, tài chính cho hầu hết tất cả các quốc gia, bắt nguồn cũng từ sự cho vay dưới chuẩn tại Mỹ và sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers. Sự gia tăng nợ xấu và thế chấp ngân hàng tại Mỹ nhấn mạnh mối liên hệ giữa vĩ mô – tài chính, mối quan hệ giữa ma sát trong thị trường tín dụng và nguy cơ bất ổn về tài chính. Chủ đề "nợ xấu" (NPL) đã thu hút nhiều sự chú ý hơn trong những thập kỷ gần đây. Một số nghiên cứu đã kiểm tra những thất bại của ngân hàng và thấy rằng chất lượng tài sản là một chỉ số về khả năng mất khả năng thanh toán. Các ngân hàng vẫn có mức nợ xấu cao trước khi phá sản. Do đó, số lượng lớn các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thường dẫn đến thất bại ngân hàng. NPL là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trì trệ kinh tế. Mỗi khoản nợ xấu trong khu vực tài chính làm tăng khả năng dẫn đến công ty gặp khó khăn và không sinh lợi. Việc giảm thiểu NPL là điều kiện cần thiết để cải thiện tăng trưởng kinh tế. Rất khó có thể phóng đại sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của các nước trên thế giới. Dầu được sử dụng vào gần hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế, ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và người sản xuất. Điều này cũng có nghĩa là giá dầu là một trong số ít các chỉ số có thể được sử dụng để dự đoán các chuyển động trong tương lai của tổng sản phẩm trong ngành, tổng sản phẩm quốc nội, và xu hướng của hoạt động kinh tế. Những biến động về giá dầu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế, từ mức độ chi tiêu của hộ gia đình, hoạt động giao thông vận tải đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia xuất nhập khẩu dầu nhiều, vì hoạt động kinh tế tài chính trong các quốc gia này có liên quan đến biến động giá dầu. Đứng thứ 3 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thứ 22 trên thế giới về trữ lượng dầu thô (2016), Việt Nam được xem là một trong những nước xuất khẩu dầu thô lớn trong khu vực. Kể từ năm 2008 – 2013,
  8. 2 ngành năng lượng nói chung và ngành dầu khí nói riêng của Việt Nam đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, chiếm trung bình khoảng 22,6% GDP. Tuy nhiên, mặc dù là nước xuất khẩu dầu nhiều, xăng dầu Việt Nam vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trong nước do các nhà máy lọc dầu chỉ đáp ứng được khoảng 35% và sự cạnh tranh sản phẩm thành phẩm với chi phí rẻ. Theo thống kê của Tổng cục hải quan về 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2016 không có sự xuất hiện của dầu thô, trong khi đó lượng nhập khẩu xăng dầu chiếm khoảng 4,5% trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, Việt Nam vẫn được xem là một trong những nước nhập khẩu xăng thành phẩm nhiều. Như thường xảy ra với ngành năng lượng, dầu thô đã được đi đầu trong những tin tức của cuối năm. Trong vài năm gần đây, câu chuyện đã tập trung vào sự sụt giảm giá dầu thô toàn cầu bắt đầu hồi giữa năm 2014, cuối cùng chạm đáy vào tháng 1 năm 2016, giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Sự không chắc chắn về sức khoẻ của nền kinh tế toàn cầu cũng như sự chậm lại trong kinh tế đang suy thoái ở Trung Quốc bắt đầu vào giữa năm 2015 dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu và tiêu dùng dầu mỏ toàn cầu. Các nhà sản xuất dầu tiếp tục nỗ lực hết mình để giành được thị phần quý giá đầu ra từ các nhà sản xuất khác trong khu vực, ngay cả khi giá tiếp tục giảm. Một thỏa thuận ngừng sản xuất giữa các nhà sản xuất dầu lớn, do Ả rập Xê út và Nga tiến hành, cuối cùng đã đạt được kết quả vào cuối tháng 11 năm 2016, khiến giá dầu hồi phục vào cuối năm 2016 vào năm 2017. Các hậu quả kinh tế vĩ mô của giá dầu thấp đối với các nền kinh tế đã được ghi nhận đầy đủ. Nền kinh tế suy yếu và sự sụt giảm của giá dầu thấp đã tạo ra sự gia tăng nợ xấu (NPLs) kéo theo lợi nhuận giảm tại nhiều ngân hàng trong năm qua. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam về cú sốc giá dầu tác động đến kinh tế vĩ mô (ví dụ Phạm Thị Hoàng Anh và cộng sự, 2015, Đinh Thị Thu Hồng, 2016) và nghiên cứu các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến vấn đề nợ xấu của ngân hàng (Lương Thị Mỹ Tiên, 2016, Võ Thanh Bình, 2015) nhưng chưa có bằng chứng thực nghiệm nào xem xét từ những cú sốc bên ngoài, cụ thể là giá dầu, ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu của ngân hàng. Có một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy được có sự
  9. 3 tồn tại mối quan hệ giữa giá dầu và các hoạt động kinh tế tài chính, được biểu thị bằng nợ xấu của ngân hàng, nhưng các kết quả nghiên cứu lại không đồng nhất với nhau. Theo Osamah và Ali, 2017, sự thay đổi giá dầu có một tác động ngược đáng kể đến các khoản nợ xấu của ngân hàng khi xem xét ở các quốc gia giàu dầu mỏ. Hay Idris và Naya, 2017, cũng có các nghiên cứu tương tự khi cho thấy rằng giá dầu thay đổi cũng tác động ngược đến các khoản nợ xấu ở các nước OPEC. Tuy nhiên, khi nghiên cứu 10 nền kinh tế Châu Á, Abeysinghe (2001) đã nhận thấy rằng ngay cả những nhà xuất khẩu dầu ròng như Indonesia và Malaysia cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu cao. Theo như Cunado và Perez de Gracia (2005), tác động của giá dầu còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình xuất nhập khẩu dầu của các nước. Do Việt Nam vừa là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn, đồng thời cũng nhập xăng dầu thành phẩm nhiều nên việc giá dầu tác động dương hay âm, cùng chiều hay ngược chiều vẫn chưa rõ ràng. Từ những vấn đề trên, bài viết với đề tài: “Tác động của biến động giá dầu đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng: bằng chứng từ Việt Nam” được đưa ra nhằm giải quyết lỗ hổng nghiên cứu này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (a) Mục tiêu nghiên cứu Mu ̣c tiêu chính của bài viết là xem xét những tác động của biến động giá dầu lên các khoản nợ xấu của ngân hàng ta ̣i thực nghiê ̣m Việt Nam, từ đó nhằm giúp bổ sung thêm vào khung lý thuyết những yếu tố ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu của ngân hàng. (b) Câu hỏi nghiên cứu Với những vấn đề được nêu trên và để làm rõ hơn cho mục tiêu nghiên cứu, bài viết giải quyết ba câu hỏi quan trọng: - Những cú sốc giá dầu có ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu của ngân hàng ở Việt Nam hay không? - Nếu tồn tại mối quan hệ trên thì tác động là cùng chiều hay ngược chiều?
  10. 4 - Có tác động bất cân xứng giữa những trường hợp giá dầ u tăng và giảm hay không? 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ dữ liệu bao gồm một mẫu 24 ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 từ các báo cáo kế toán tổng hợp. Bài viết xây dựng dựa trên các nghiên cứu mới nổi về liên kết dầu – vĩ mô – tài chính và sử dụng hồi quy bảng động, kiểm soát trực tiếp vấn đề nội sinh, phương sai thay đổ i và tự tương quan bằng cách sử dụng ước lượng GMM. Các biến số kinh tế vĩ mô được sử dụng trong bài bao gồm tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát, tín dụng trong nước và giao dịch. Ngoài ra, để đo lường lợi nhuận giá dầu, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu giá dầu giao ngay và xác định 5 chỉ số đo lường cho lợi nhuận giá dầu bao gồm Oil Return I, Oil Return II, Oil Return Up, Oil Return Down, Oil Price. Chi tiế t cách đo lường đươ ̣c trin ̀ h bày ở chương 3. Công cu ̣ của bài nghiên cứu sử du ̣ng là Stata 13. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Bài viết đóng góp cho lý thuyết nghiên cứu ở một vài khía cạnh. Thứ nhất, bài nghiên cứu kiểm tra làm thế nào những biến động giá dầu ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng tại Việt Nam. Tác động của cú sốc giá dầu lên sự ổn định tài chính của các ngân hàng đã không nhận được nhiều sự xem xét. Thực tế, rất ít nghiên cứu đã xem xét tác động của sự thay đổi giá dầu đối với sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Thứ hai, bài viết kiểm tra tác động bất cân xứng giữa các cú sốc giá dầu trong gia đoạn giá dầu tăng và giai đoạn giá dầu giảm đối với nợ xấu của ngân hàng. Việc giảm giá dầu chưa chắc cảí thiện được nền kinh tế và do đó làm giảm nợ xấu của các ngân hàng ở các nền kinh tế vừa xuất nhập khẩu dầu ròng và cùng một cách mà việc tăng giá chưa chắc có thể làm suy giảm nền kinh tế và tăng nợ xấu của ngân hàng. Về thực tiễn, sự ổn định tài chính của các ngân hàng là mối quan tâm lớn cho các nhà hoạch định chính sách, bởi vì ngành ngân hàng đóng một vai trò quan trọng
  11. 5 trong nền kinh tế hiện nay và sự ổn định của ngành ngân hàng là tác nhân quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Một khía cạnh sức khỏe của ngân hàng là dựa trên hiệu quả của nó và chất lượng của bất kỳ tài sản nào mà ngân hàng có. Mối đe dọa lớn đối với chất lượng danh mục tài sản là sự gia tăng trong nợ xấu. Do đó, bằng cách kiểm tra mối quan hệ giữa giá dầu và nợ xấu, bài viết cũng nâng cao kiến thức về sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng và cho thấy lỗ hổng tiềm năng của chúng trước những cú sốc từ bên ngoài, cụ thể là giá dầu thế giới. Bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến sự đa dạng hóa kinh tế, để giảm nhẹ tác động của biến động giá dầu. Ví dụ, bằng cách tự do hóa lĩnh vực tài chính và khuyến khích nhiều dòng vốn quốc tế, Việt Nam sẽ thu hút đầu tư nước ngoài và tư nhân lớn hơn, cung cấp nhiều sự lựa chọn cho chi tiêu chính phủ. Điều này làm cho hiệu quả khu vực doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng, giúp các ngân hàng mau phục hồi do sự gia tăng giá dầu thế giới. Thực tế, bằng cách thu hút nhiều nguồn tài trợ từ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước có thể đa dạng hóa các nguồn vốn của mình, từ đó sẽ làm cho ngành ngân hàng linh hoạt hơn với sự biến động của giá dầu. 1.5. Bố cục luận văn Bài viết được tổ chức như sau: Chương 1: Giới thiệu khái quát về bài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây và phát triển giả thuyết Chương 3: Mô hình nghiên cứu - giới thiệu các thước đo khác nhau của cú sốc giá dầu và dữ liệu – Phương pháp ước lượng kiểm định Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết Luận
  12. 6 II. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý thuyết và thực trạng 2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học về nợ xấu và thực trạng tại nền kinh tế Việt Nam 2.1.1.1. Nợ xấu (NPL) Khi các ngân hàng nhận được khoản thanh toán đúng hạn, các khoản cho vay sẽ có hiệu quả và các ngân hàng sẽ có lợi nhuận. Trên thực tế, có bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng cho vay là trọng tâm của ngành ngân hàng vì tiền lãi mà ngân hàng tính vào tiền vay là nguồn thu chính của họ. Do các khoản vay và các khoản tạm ứng là những hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các ngân hàng thương mại, các ngân hàng sẵn sàng cho vay nhiều hơn mặc dù thực tế đây là công cuộc làm ăn đầy mạo hiểm (Karim, et al., 2010). Chắc chắn rất nhiều lần các ngân hàng đã không nhận được lợi nhuận đối với các khoản vay mà họ phát hành vì vỡ nợ. Các khoản vay này không được thanh toán trong thời gian quy định được coi là không có hiệu quả và gây nguy hiểm cho ngân hàng vì chúng có thể gây ra sự sụp đổ của ngân hàng, ngành ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Theo Fatemi và Fooladi (2006), khoản nợ xấu là các khoản cho vay, không thu hồi được trong thời hạn do luật pháp của quốc gia quy định hoặc do ngân hàng và bên đi vay đồng ý tại thời điểm quy định. Như vậy, khả năng lấy được tiền lời từ các khoản vay như vậy là không chắc chắn. Các khoản nợ xấu cũng được coi là các khoản vay có thời gian trả nợ hơn 90 ngày và còn được biết đến như là tài sản không hoạt động theo ngôn ngữ của ngân hàng (Richard, 2011). Vấn đề nợ xấu đã được chú ý nhiều ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 vì nó được cho là nguyên nhân chính gây thất bại của hầu hết các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng. Không có một tiêu chuẩn toàn cầu nào để xác định NPL ở hầu hết tất cả các quốc gia vì thừa nhận rằng có thể những tiêu chuẩn đó phù hợp ở một quốc gia này nhưng lại không phù hợp ở một quốc gia khác. Sự khác biệt tồn tại dưới dạng hệ
  13. 7 thống phân loại, phạm vi và nội dung. Tuy nhiên, có một số ý kiến chung về vấn đề này. Một khoản nợ xấu là khoản vay dừng thanh toán hoặc trong tình trạng gần như vỡ nợ. “Một khoản vay không còn hiệu quả khi việc thanh toán lãi và/hoặc nợ gốc quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi suất từ 90 ngày trở lên đã được tái cấp vốn, tái cơ cấu hoặc trì hoãn theo thoả thuận hoặc thanh toán chậm hơn 90 ngày, nhưng có những lý do chính đáng khác để không chắc việc thanh toán sẽ được thực hiện đầy đủ” (IMF, 2009). Sau khi khoản vay được phân loại là không còn hiệu quả, khoản vay này (và, có thể là các khoản vay thay thế) vẫn giữ phân loại như vậy cho đến khi xóa sổ hoặc lãi suất được thanh toán và/hoặc nợ gốc được nhận. Định nghĩa của Ngân hàng thế giới về vấn đề nợ xấu như sau: “nợ xấu của ngân hàng trên tổng nợ là giá trị các khoản nợ trên tổng giá trị danh mục cho vay (bao gồm các khoản nợ xấu trước khi khấu trừ khoản dự phòng cụ thể). Số tiền vay được ghi nhận không hiệu quả là tổng giá trị của khoản vay được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, không chỉ số tiền nợ quá hạn.” Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, nợ xấu như sau: “"Nợ xấu" (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Theo điều 6, nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Theo điều 7, nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi; Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao; Nhóm 5 (Nợ có khả
  14. 8 năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.” (Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam). Nói chung, nợ xấu là các khoản cho vay không thanh toán gốc và lãi trong một khoảng thời gian dài trái với các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vay. Bất kỳ khoản vay nào không cập nhập về thanh toán gốc và lãi trái với các điều khoản của hợp đồng vay nợ là nợ xấu. Nợ xấu có thể được coi như là đầu ra không mong muốn hoặc chi phí của sự cho vay mà nó làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hennie và Sonja (2009) xác định NPLs là tài sản không tạo ra thu nhập. Việc không trả nợ vay là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ khoản cho vay nào. Những gì các ngân hàng làm là giảm thiểu nguy cơ vỡ nợ. Như vậy, tổng khối lượng nợ xấu đo lường chất lượng tài sản ngân hàng (Tseganesh, 2012). 2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra nợ xấu Trên thực tế, các khoản cho vay không hiệu quả là rất quan trọng đối với ngân hàng vì chúng có thể được sử dụng để xác định sự ổn định của ngành ngân hàng cũng như là lợi nhuận của ngân hàng. Điều này là do các khoản vay nợ xấu có thể làm giảm nguồn vốn của ngân hàng khiến ngân hàng không thể tăng trưởng hoặc phát triển kinh doanh và kết quả là dẫn đến phá sản hay thanh lý ngân hàng. Các khoản cho vay không hiệu quả là những rủi ro tiềm ẩn đối với ngành ngân hàng và nền kinh tế bởi chúng có khả năng làm giảm thanh khoản của ngân hàng, gây ra sự mở rộng tín dụng và làm sụt giảm trong khu vực sản xuất. Hơn nữa, các ngân hàng có nợ xấu cao trong danh mục đầu tư chắc chắn sẽ nhận thấy sự sụt giảm trong thu nhập của họ. Theo các nhà kinh tế, các chuyên gia, các cơ quan hoạch định quản lý, nguyên nhân xảy ra vấn đề nợ xấu của các ngân hàng có thể bắt nguồn từ rất nhiều khía cạnh như môi trường kinh tế nội tại và đối ngoại có nhiều bất lợi; sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế; sự thay đổi thường xuyên trong chính sách của chính phủ, lỗ hổng nằm trong các quy định, các chính sách, các cơ chế, công tác giám sát, quản lý, thanh tra; sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đã làm cho chất lượng tài sản
  15. 9 của họ dễ bị tổn thương; sự yếu kém trong vấn đề quản lý, năng lực của người lãnh đạo, tư cách chuyên môn và đạo đức làm việc bị suy giảm trong cán bộ nhân viên ngân hàng; về vấn đề trung thực từ phía khách hàng;.…Nói chung, thay vì tiếp tục xem xét về những căn nguyên mà được thảo luận rất nhiều và khó bàn cãi này thì bài viết sẽ gộp chung vào 2 luận điểm chính liên quan đến các biến số trong mô hình nghiên cứu và nhìn vào các nguyên nhân này một cách chi tiết. a) Các yếu tố kinh tế vĩ mô là một trong những nguyên ngân gây ra các khoản nợ xấu cho các ngân hàng. “Có một sự thật là nền kinh tế Việt Nam luôn luôn nằm trong trạng thái bất ổn” (Thống đốc NHNN: Có cơ sở để đưa ra 3 gói bơm tiền, tháng 2/2013). Những thay đổi thường xuyên trong chính sách của chính phủ mà cuối cùng làm cho doanh nghiệp trở nên khó khăn vì các quy trình chính sách của chính phủ không minh bạch nhiều như được công bố bởi khu vực doanh nghiệp. Theo Trịnh Quang Anh (2013), nguyên do của vấn đề nợ xấu trong khu vực ngân hàng hiện nay là sự bất cân đối và yếu kém nghiêm trọng nằm sâu bên trong nền kinh tế do bởi sự bất cập trong quản lý và năng lực công tác điều hành nền kinh tế của Chính Phủ. Lạm phát dâng cao kéo theo sự mất ổn định trong tỷ giá, đặc biệt là lãi suất, tiếp theo làm hoạt động của ngành ngân hàng bị rối loạn, mất niềm tin. Trên thực tế, một số nghiên cứu được tiến hành tại các nền kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Một số yếu tố đã được xác định là đặc biệt quan trọng trong việc xác định khoản nợ xấu. Trong đó bao gồm suy thoái kinh tế (lạm phát), tỷ giá hối đoái (giao dịch xuất nhập khẩu), tổng sản phẩm quốc nội cũng như tăng trưởng tín dụng Có một liên kết phức tạp giữa sự ổn định của ngân hàng và chu kỳ kinh doanh. Trên thực tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô đã được tìm thấy liên quan đến sự ổn định ngân hàng (Richard, 2011). Theo nghĩa này, sự mở rộng kinh tế được thể hiện bằng mức nợ xấu thấp của các ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế đang mở rộng, cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh đều có thu nhập và doanh thu cao hơn và do đó có nhiều khả năng chi trả hoặc bù đắp các khoản nợ đang chờ xử lý. Vì vậy số
  16. 10 lượng hoặc mức nợ xấu của ngân hàng được sụt giảm. Babouček và Jančar (2005) nhận thấy rằng trong giai đoạn mở rộng hoặc thời kỳ bùng nổ của nền kinh tế, các ngân hàng có thể mở rộng tín dụng cho những người vay nợ chất lượng thấp mà không cần nhiều sự phòng bị, giới hạn. Beck (2006) cho rằng hoạt động kinh tế không chỉ ở một quốc gia mà cả toàn cầu, có ảnh hưởng đến mức nợ xấu. Do đó, sự sụt giảm trong nền kinh tế toàn cầu vẫn là một rủi ro cho các ngân hàng dẫn đến nợ xấu. Bằng chứng của việc suy thoái kinh tế liên quan đến nợ xấu cao hơn đã trở nên phổ biến khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và người đi vay gặp khó khăn trong việc trả nợ. Một số nghiên cứu kết hợp trực tiếp tình trạng thất nghiệp trong mô hình của họ và cũng tìm ra mối quan hệ tích cực mạnh giữa thất nghiệp và nợ xấu, vì tỷ lệ thất nghiệp cao làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay (Klein, 2013, Nkusu, 2011). Tỷ lệ lạm phát cao hơn do suy thoái kinh tế dẫn đến tình trạng bấp bênh và không thể đoán trước được lợi nhuận kinh doanh (Karim, et al., 2010). Điều này có liên quan đến sự gia tăng chi phí hàng hoá và dịch vụ, mà tạo nên chỉ số giá, ảnh hưởng một cách tích cực đến sự sẵn lòng của người dân đến việc chấp nhận rủi ro và rất có khả năng không trả được nợ (Beck, và cộng sự 2013). Theo Beck và các cộng sự (2013), GDP thực là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ NPL. Các kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng giữa GDP thực và nợ xấu đã có một mối tương quan tích cực có ý nghĩa (Murumba, 2013). Bessis (2006) chỉ ra rằng các nghiên cứu được tiến hành tại các ngân hàng Tây Ban Nha cho thấy rằng tăng trưởng GDP, các điều khoản vay và lãi suất cao là yếu tố xác định nợ xấu. Do đó, các nghiên cứu cho thấy rằng khi nền kinh tế u ám, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đi xuống, và kết quả là mức nợ xấu biến động tăng lên do người đi vay nhiều khả năng không giữ được khoản cho vay mà họ đã được cung cấp (Babouček và Jančar, 2005). Sự tăng trưởng kinh tế trái với sự gia tăng trong căng thẳng về tài chính vì nó thừa nhận sự tăng lên doanh thu và thu nhập. Do đó, sự gia tăng trong tăng trưởng GDP thực được thực hiện khi mức độ việc làm cũng tăng, kết quả là giảm nợ xấu (Murumba, 2013). Điều này là bởi vì tăng trưởng GDP thực sẽ tăng cường khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến giảm mức nợ xấu. Do đó, sự tăng
  17. 11 trưởng âm trong GDP thực do suy giảm kinh tế rõ ràng đã làm gia tăng nợ xấu (Beck, và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, mối liên quan giữa GDP thực và các khoản nợ xấu vẫn là chủ đề của cuộc tranh luận khi cho rằng có những phát hiện cho thấy mối liên quan này không có ý nghĩa hay không chắc chắn. Ví dụ Murumba (2013) quan sát rằng trong một nghiên cứu của Khemja và Pasha (2009) về ngành ngân hàng Guyana từ năm 1994 đến năm 2004, người ta thấy rằng giữa GDP thực và nợ xấu chỉ tổn tại mối quan hệ chớp nhoáng. Những phát hiện này thực sự đáng báo động trong bối cảnh các lập luận ủng hộ một mối quan hệ giữa GDP thực và nợ xấu. Vấn đề xuất hiện khi nếu các bằng chứng của Khemja và Pasha được coi là xác thực và được giải thích thì điều đó ngụ ý rằng hiệu quả kinh tế mạnh sẽ làm giảm các khoản nợ xấu (Murumba, 2013). Mặt khác, sự sụt giảm của GDP thực dẫn đến sự gia tăng mức nợ xấu của các ngân hàng. Giai đoạn tăng trưởng kinh tế đôi khi đi kèm với tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và có thể nhiều xu hướng dẫn đến rủi ro mang lại tăng. Tăng trưởng tín dụng cao hơn làm gia tăng rủi ro tín dụng, vì nó thường liên quan đến các tiêu chuẩn bảo lãnh cho vay nới lỏng, dẫn đến nợ xấu cao hơn (Klein, 2013). Và sự mất cân bằng được tạo ra trong những thời kỳ đó chỉ trở nên rõ ràng khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và tăng thiệt hại về khoản vay. Salas và Saurina (2002) khám phá mối liên hệ giữa hệ thống ngân hàng và chu kỳ kinh doanh. Trong giai đoạn tốt, cả người đi vay và người cho vay tự tin về dự án đầu tư và khả năng thanh toán, bù đắp khoản vay và các khoản phí và lãi suất tương ứng. Sự lạc quan quá mức của các ngân hàng về triển vọng trong tương lai của người đi vay, cùng với bảng cân đối tài chính mạnh mẽ và cạnh tranh ngày càng tăng đã mang lại các chính sách tín dụng tự do hơn với các tiêu chuẩn tín dụng thấp hơn. Vì đóng vai trò cung cấp các chức năng trung gian cho nền kinh tế thực, các ngân hàng được tiếp xúc với các điều kiện chu kỳ kinh doanh để xác định toàn diện sức khỏe của nền kinh tế thực. Khi điều kiện kinh tế xấu đi trong thời kỳ suy thoái kinh tế, rủi ro của trung gian có xu hướng tăng lên. Hiệu quả trong ngành ngân hàng và tăng trưởng hoạt động kinh tế cao theo cùng
  18. 12 một chu kì là tín hiệu của một nền kinh tế quá nóng và do đó sự suy giảm trong hoạt động kinh tế sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của tỷ lệ nợ xấu (Festic et al., 2011). Nguyên nhân và giải quyết các khoản nợ xấu cũng đã được nghiên cứu kỹ bởi Gorter và Bloem (2001). Họ đồng ý rằng “các khoản cho vay xấu” có thể tăng đáng kể do những thay đổi đột ngột về lãi suất. Một nghiên cứu do Espinoza và Prasad tiến hành năm 2010 đã tập trung vào các yếu tố kinh tế vĩ mô và ngân hàng cụ thể ảnh hưởng đến các khoản vay không hiệu quả và tác động của chúng đến hệ thống ngân hàng GCC. Sau khi phân tích toàn diện, họ phát hiện ra rằng lãi suất cao sẽ tăng các khoản cho vay không hiệu quả nhưng mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Salas và Saurina (2002) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu và cho rằng quy mô lớn hơn cho phép nhiều cơ hội đa dạng hơn. Hu và cộng sự (2004) báo cáo những bằng chứng thực nghiệm tương tự. b) Nợ xấu gắn liền với đặc trưng ngân hàng Các yếu tố kinh tế vĩ mô là những nguyên nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng. Richard (2011) nhận xét rằng có những yếu tố từ bên trong tổ chức của ngân hàng là nguyên nhân ảnh hưởng đến mức nợ xấu. Những yếu tố bên trong này liên quan đến cấu trúc và chính sách nội bộ của các ngân hàng cụ thể. Phần lớn NPL có thể quy cho là liên quan đến chính trị trong vấn đề điều khoản tín dụng, cơ cấu sở hữu ngân hàng và cho vay nội bộ. Cho vay không trung thực, đặc biệt ở các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và những tác động từ cá nhân bởi những người đi vay không có đạo đức là vấn đề của việc quản trị kém của các ngân hàng và cơ quan quản lý. Các điều khoản về tín dụng nên được nghiêm ngặt nhất để có thể đảm bảo rằng cơ hội vỡ nợ của khách hàng vay được giảm thiểu nhiều càng tốt. Theo Lu và các cộng sự (2011), khi các ngân hàng thực hiện các điều khoản tín dụng nghiêm ngặt và tuân theo chúng, thì cơ hội không trả được nợ vay sẽ giảm xuống rất lớn. Điều khoản tín dụng là điều kiện mà các ngân hàng bắt buộc liên quan đến tổng số tiền tín dụng hàng tháng, thời gian trả nợ tối đa và tỷ lệ trả nợ muộn. Điều quan trọng đối với các ngân hàng là không khoan hồng hoặc từ bi khi thiết lập và tuân thủ các điều khoản tín dụng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi các
  19. 13 ngân hàng và người quản lý của họ quá khoan hồng trong việc thiết lập các điều khoản tín dụng, họ tạo điều kiện thuận lợi cho người đi vay không trả được nợ. Thực tế, khi các khoản tín dụng được nới quá lỏng, khuynh hướng khách hàng vay vốn cao hơn nhiều và điều này có thể dẫn tới việc cho vay quá mức vốn là tiền đề cho nợ xấu (Khemraj và Pasha, 2009). Các nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu của các ngân hàng quyết định mức độ cho vay đối với các cá nhân và công ty. Do đó, các ngân hàng nhà nước khoan hồng trong việc cung cấp các khoản vay cho các cá nhân, các nhóm và các ngân hàng vì các ngân hàng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các kế hoạch phát triển của chính phủ (Richard, 2013). Tuy nhiên, các ngân hàng tư nhân, được điều khiển bởi lợi nhuận chứ không phải chương trình phát triển quốc gia, có xu hướng cung cấp các khoản tín dụng khá nghiêm ngặt cho người đi vay. Về cơ bản, mức nợ xấu đối với các khoản vay được cấp bởi các khoản tín dụng khoan hồng lớn hơn các khoản cho vay theo các điều khoản tín dụng chặt chẽ hơn. Micco và cộng sự (2004), phân tích 50.000 tổ chức tài chính với các loại hình sở hữu khác nhau trên 119 quốc gia. Họ kết luận rằng các khoản nợ xấu có xu hướng cao hơn ở các ngân hàng sở hữu nhà nước so với các nhóm ngân hàng khác. Gần đây hơn là Fawad Ahmad (2013), đã phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và cơ cấu sở hữu của các ngân hàng tại Pakistan. Nghiên cứu cho thấy tính hợp lệ của quan điểm truyền thống khi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước làm giảm hiệu quả hoạt động và tăng cường rủi ro cho các ngân hàng (tăng NPL) nhưng lại bác bỏ quan điểm cho rằng các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân và ngân hàng nước ngoài tăng cường hiệu quả hoạt động và giảm rủi ro ngân hàng. Có một quy tắc ứng xử được chấp nhận trong ngành ngân hàng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới rằng khi các ngân hàng cho khách hàng vay tiền của mình, ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng các điều khoản và điều kiện tương tự như khoản vay của khách hàng khác. Do đó, các điều khoản tương tự bao gồm lãi suất, tiêu chuẩn đánh giá tín dụng và thời hạn trả nợ áp dụng cho người vay khác cũng nên áp dụng cho nhân viên của ngân hàng (Messai và Jouini, 2013). Những khoản vay này
  20. 14 xuất phát từ áp lực chính trị, nỗ lực của ban quản lý để làm hài lòng nhân viên ngân hàng, quyền sở hữu ngân hàng hay là do vấn đề về thiếu vốn. Các nhà quản lý thường phản đối các quy định và đưa ra các điều khoản tín dụng tốt hơn cho nhân viên của họ. Cho vay nội bộ có tiềm năng gây ra sự sụp đổ của ngân hàng (Nkusu, 2011). Do đó, cho vay nội bộ đã được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra mức nợ xấu cho nhiều ngân hàng (Brownbridge, 2007). Richard (2011) nhận xét rằng các khoản cho vay nội bộ là một trong những lý do chính cho sự thất bại của nhiều ngân hàng. Lý do chính tại sao các khoản vay nội bộ thất bại là bởi ngoài các khoản vay được cấp theo các điều khoản khác với các khoản cho vay ở bên ngoài; các khoản vay từ nội bộ cũng được đầu tư vào các dự án đầu cơ có khuynh hướng thất bại cao như phát triển bất động sản (Messai và Jouini, 2013). Bên cạnh đó, các khoản vay thường được đầu tư vào các dự án mở rộng lớn nên ít có khả năng tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn. Berger và DeYoung (1997), người nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu, hiệu quả trong chi phí và vốn hóa ở các ngân hàng thương mại Mỹ trong giai đoạn 1985- 1994, đã tìm ra mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hiệu quả về chi phí và nợ xấu. Họ giải thích nguyên nhân gây ra nợ xấu từ hiệu quả về chi phí thông qua giả thuyết "quản lý tồi". Cụ thể, giả thuyết này cho rằng hiệu quả về chi phí thấp là một tín hiệu của việc quản lý kém, ngụ ý rằng do việc bảo lãnh, giám sát và kiểm soát nợ kém, các khoản nợ xấu có thể sẽ tăng lên. Podpiera và Weil (2008), người đã phân tích các ngân hàng Séc từ năm 1994-2005, và Louzis, Vouldis và Metaxas (2010), những người đã tập trung vào mối quan hệ giữa chất lượng khoản vay và hiệu quả chi phí giữa các ngân hàng tiết kiệm Châu Âu từ năm 1990-1998 và cũng kiểm tra các yếu tố quyết định NPL trong ngành ngân hàng Hy Lạp, đã tìm thấy sự ủng hộ cho giả thuyết này. Ngoài ra, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp cũng là một trong những nguyên gây gây ảnh hưởng đến NPL. Tác động của nó thông qua giả thuyết “rủi ro đạo đức”, được Keeton và Morris (1987) thảo luận, cho rằng các ngân hàng vốn tương đối thấp dẫn đến nguy cơ về đạo đức do có nhiều động cơ tham gia vào các hành vi cho vay rủi ro làm tăng tỷ lệ các khoản nợ xấu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2