intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh An Giang

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm hiểu quy trình quản lý chất lượng hiện tại trong chuỗi. Phân tích vai trò của Nhà nước đối với việc xây dựng quy trình quản lý chất lượng, VSATTP đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh An Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT Nguyễn Quỳnh Như TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ DA TRƠN XUẤT KHẨU TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS David Dapice TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư Tiến sĩ David Dapice, Tiến sĩ Trần Tiến Khai, người đã hướng dẫn tôi rất tận tình và đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quan trọng trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Ngoài ra, tôi cũng rất biết ơn các giảng viên và nhân viên của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - Tp.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô giá và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu tại chương trình. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ & những người thân trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện và là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong suốt thời gian tham gia khóa học. Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã cùng tôi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập của lớp MPP1. TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2010 Nguyễn Quỳnh Như
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tác giả Nguyễn Quỳnh Như
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i MỤC LỤC............................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...............................................................................v TÓM TẮT ............................................................................................................ vi TÓM TẮT ............................................................................................................ vi Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................1 1.2 Mục đích nghiên cứu......................................................................................4 1.3 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................5 1.4 Cấu trúc bài nghiên cứu .................................................................................5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................6 2.1 Lý thuyết chuỗi giá trị ....................................................................................6 2.2 Quản lý và đảm bảo chất lượng ......................................................................8 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................11 3.1 Khung phân tích ...........................................................................................11 3.2 Phương pháp định tính .................................................................................13 3.2 Thu thập dữ liệu ...........................................................................................13 Chương 4: KẾT QUẢ .......................................................................................16 4.1 Chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu.................................................................16 4.1.1 Bản đồ chuỗi giá trị cá da trơn ...............................................................16 4.1.2 Mô tả chuỗi ...........................................................................................16 4.2 Phân tích chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu ..................................................19 4.2.1 Phân tích về việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý...19 4.2.2 Phân tích về việc thực hiện VSATTP của các tác nhân trong chuỗi........25 4.2.2.1 Cơ sở sản xuất cung cấp cá giống ...................................................25
  5. iii 4.2.2.2 Công ty, đại lý cung cấp thức ăn thủy sản và thuốc thú y thủy sản..27 4.2.2.3 Hộ nuôi cá da trơn thương phẩm ....................................................28 4.2.2.4 Công ty chế biến ............................................................................30 4.2.3 Phân tích các điểm nguy hại tới hạn trong chuỗi: ...................................38 Chương 5: GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...................................................................41 KẾT LUẬN ..........................................................................................................47 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................58 PHỤ LỤC .............................................................................................................60
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFA Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang BRC Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu CDT XK Cá da trơn xuất khẩu CP XNK Cổ phần xuất nhập khẩu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EU Châu Âu FDA Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ GLOBALGAP Sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu GMP Thực hành sản xuất tốt GTZ Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức HACCP Phân tích mối nguy hại và xác định điểm kiểm soát tới hạn IFS Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế NAFIQUAVED Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Việt Nam NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLCL Quản lý chất lượng SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa SQF 1000CM An toàn chất lượng thực phẩm áp dụng cho người nuôi trồng và các nhà sơ chế SSOP Quy phạm vệ sinh chuẩn SXTMDV Sản xuất, thương mại, dịch vụ TCN Tiêu chuẩn ngành TNHH Trách nhiệm hữu hạn TQM Quản lý chất lượng toàn diện VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm XTTM Xúc tiến thương mại
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị nông nghiệp ..............................................................6 Hình 3.1: Khung phân tích chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu ...............................12 Hình 4.1: Bản đồ chuỗi giá trị cá da trơn tỉnh An Giang.......................................16 Hình 4.2: Văn bản áp dụng cho các công đoạn sản xuất trong chuỗi ....................25 Hình 4.3: Sơ đồ quy trình sản xuất cá da trơn.......................................................35
  8. vi TÓM TẮT Vấn đề xuất khẩu cá da trơn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật trong thương mại tồn tại ở các nền kinh tế phát triển. Chúng có tác động rất quan trọng đến quá trình trao đổi những sản phẩm thủy sản trên thị trường quốc tế. Một số doanh nghiệp Việt Nam có hàng xuất khẩu bị ách lại do chúng không đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cùng các quy định kỹ thuật chặt chẽ của các nước nhập khẩu. Bài viết này, ngoài mục tiêu đánh giá tác động của các quy định hiện hành do nhà nước ban hành về kiểm soát chất lượng sản phẩm cá da trơn xuất khẩu và sự tương thích với các quy định tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường nhập khẩu chính, đã cố gắng tìm hiểu việc thực thi quá trình quản lý chất lượng của các tác nhân trong chuỗi giá trị. Từ đó, bài viết đã đề xuất một số gợi ý chính sách góp phần hỗ trợ nâng cao quy trình quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở từng công đoạn, nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng và hướng đến phát triển bền vững.
  9. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, sản phẩm cá da trơn Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu tương đương khoảng 2% GDP của cả nước và hiện đang chiếm phần lớn thị phần thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá da trơn của cả nước năm 2008 đạt 1,48 tỷ USD, năm 2009 đạt 1,3 tỷ USD. Trong đó, An Giang là tỉnh sản xuất cá da trơn lớn nhất cả nước với diện tích nuôi 1.118 ha, sản lượng gần 245 ngàn tấn năm 20091 và chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu năm 20082. An Giang còn là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá da trơn được xếp vào nhóm các công ty ở vị thế đầu ngành như: công ty CP Nam Việt, công ty Agifish, công ty CP XNK thủy sản Cửu Long An Giang, v.v. Trong những năm gần đây, An Giang cũng đã triển khai thực hiện việc tuyên truyền, tập huấn các quy trình nuôi cá sạch cho các hộ nuôi. Một số hộ nuôi đã áp dụng tốt quy trình và được các tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn như SQF 1000CM cấp chứng nhận. Hơn nữa, tại An Giang đã có mô hình Liên hiệp sản xuất cá sạch của công ty Agifish (APPU) điển hình tổ chức thành công khá lớn trong việc liên kết giữa hộ nuôi và doanh nghiệp chế biến. Với những đặc điểm nổi trội này, An Giang là nơi rất thích hợp để nghiên cứu, áp dụng chính sách và từ đó lan tỏa sang các tỉnh khác. 1 Cục Thống kê và Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh An Giang (2009), Báo cáo kết quả điều tra thủy sản thời điểm 01/11/2009 2 Becker, D., Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú (2009)
  10. 2 Tuy nhiên, trong những năm qua, ngành sản xuất và chế biến cá da trơn xuất khẩu đang đối mặt với nhiều khó khăn. Năm 2009, giá xuất khẩu cá da trơn Việt Nam liên tục sụt giảm. Điều đáng lo ngại là thị trường lớn EU đã sụt giảm mạnh về nhập khẩu cá da trơn với tỷ lệ 14% khối lượng và 19% giá trị nhập khẩu (các thị trường lớn trong khối như Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Bỉ đều giảm từ 18% - 35% về giá trị nhập khẩu). Ai Cập, một thị trường tiềm năng ở Trung Đông, cũng giảm mạnh nhập khẩu cá da trơn Việt Nam trong tháng 8-2009 với mức trên 40%. Nga và Ucraina là thị trường tăng nhập khẩu mặt hàng này đột biến năm ngoái, cũng đã đột ngột đóng băng từ tháng 12-2008.3 Bên cạnh các yếu tố cơ bản như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự biến động cung cầu trên thị trường; sự tranh cãi bán phá giá; sự cạnh tranh không lành mạnh, thiếu sự phối hợp giữa các doanh nghiệp chế biến & xuất khẩu, các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu, v.v; còn có yếu tố quan trọng là việc quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm cá da trơn Việt Nam chưa được kiểm soát tốt nên đôi khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những quy định tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của các quốc gia nhập khẩu như Mỹ và Châu Âu, làm mất uy tín của thương hiệu cá da trơn Việt Nam. Ta có thể thấy rõ điều đó thông qua số liệu lượng hàng thủy sản bị ách lại tại một số thị trường chính do lỗi kỹ thuật. Một lượng đáng kể các thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã bị từ chối do các sản phẩm này bị phát hiện có chứa các vi khuẩn gây bệnh, các hóa chất độc hại và các thành phần gây ngộ độc. Tổng số lượng hàng thủy sản bị nhiễm là 41 lô năm 2000, 108 lô năm 2001, 238 lô năm 2002, 204 lô 3 Xem tại trang web http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2009/10/206506/
  11. 3 năm 2003, 111 lô năm 20044. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do bị nhiễm vi sinh vật và kháng sinh; đến năm 2004 mới có 10 lô hàng bị cảnh báo nhiễm hóa chất, kim loại nặng tại EU. Thêm một số thông tin gần đây cho biết: năm 2008, sản phẩm cá da trơn xuất khẩu chiếm 27 lô hàng trong số 38 lô hàng bị cảnh báo tại Nga. Đầu năm 2009, trong 265 lô hàng cá da trơn xuất khẩu sang Ai Cập có 9 lô hàng bị trả lại vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng5. Đầu năm 2010 có 2 lô hàng cá da trơn đã bị cảnh báo tại Nhật do phát hiện dư lượng Trifluralin vượt mức cho phép của Nhật6. Đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, vấn đề cốt lõi là các sản phẩm này phải đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn thủy sản hiện nay. Các nước phát triển với nền khoa học kỹ thuật cao luôn đặt ra rào cản kỹ thuật trong thương mại để buộc các nhà xuất khẩu thủy sản nước ngoài phải: “(1) tuân theo các tiêu chuẩn và quy định mang tính kỹ thuật; (2) phù hợp với quy định về nhãn mác sản phẩm; (3) kiểm soát được các hành động gian lận thương mại; (4) tuân theo các quy định về xuất xứ sản phẩm; và (5) đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường” (Trần Văn Nam, 2005). Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Việt Nam muốn vào một số thị trường lớn có tiêu chuẩn cao phải tuân thủ theo HACCP để đạt mức phù hợp cơ bản. Ngoài ra, họ còn phải đạt được các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của từng thị trường khác nhau như: tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của Anh, chứng nhận FDA của Mỹ, chứng nhận BRC của Anh, IFS của tổ chức INTEREK, chứng nhận HALAL của Hồi giáo, EEC của Châu Âu. 4 Số liệu được tính từ bảng thống kê lượng hàng nhiễm tại một số thị trường chính 2000 – 2004 trong bài viết của TS.Trần Văn Nam (2005). 5 Xem trang web: http://vneconomy.vn 6 Xem trang web: http://www.bsc.com.vn/News/2010/3/16/84994.aspx
  12. 4 Vì vậy, để ngành sản xuất và chế biến cá da trơn xuất khẩu phát triển bền vững, tăng giá trị xuất khẩu, đảm bảo thương hiệu cho cá da trơn Việt Nam về lâu dài thì thật sự rất cần vai trò của Nhà nước thông qua xây dựng và thực thi có hiệu quả thể chế, chính sách; tạo được quy trình quản lý tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị. Do đó, tôi chọn đề tài “Tác động của chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh An Giang” để giải quyết những vấn đề trên. Vấn đề nghiên cứu ở đây là: việc quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của cá da trơn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tăng cường kiểm soát chất lượng tất cả các khâu trong chuỗi giá trị cá da trơn thông qua xây dựng và thực thi có hiệu quả thể chế, chính sách. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu quy trình quản lý chất lượng hiện tại trong chuỗi. - Phân tích vai trò của Nhà nước đối với việc xây dựng quy trình quản lý chất lượng, VSATTP đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Vai trò của cơ quan nhà nước và các tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu trong việc quản lý chất lượng, VSATTP như thế nào? - Quy trình quản lý chất lượng, VSATTP nào đang được quy định hiện nay? Trong thực tế, quy trình này được áp dụng trong chuỗi giá trị như thế nào?
  13. 5 - Nhà nước cần phải cải thiện chính sách, quy định, quy trình quản lý chất lượng, VSATTP hay không nhằm kiểm soát và nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu? 1.3 Phạm vi nghiên cứu An Giang là một trong hai tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức nuôi cá da trơn đại trà. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay, An Giang luôn là tỉnh có diện tích, sản lượng nuôi lớn trong khu vực ĐBSCL. Sản lượng, doanh số xuất khẩu và số nhà máy chế biến cá da trơn của tỉnh An Giang chiếm cao nhất trong khu vực (nổi cộm như những nhà máy lớn: Nam Việt, Việt An, Agifish, Cửu Long…). Vì vậy, đề tài chọn phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh An Giang theo kênh cung cấp cá da trơn cho thị trường xuất khẩu, thông qua chọn mẫu khảo sát các hộ nuôi cá, phỏng vấn các chuyên gia trong cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp chế biến. 1.4 Cấu trúc bài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này bắt đầu với một chương giới thiệu trình bày vấn đề tồn tại hiện nay, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. Chương thứ hai trình bày cơ sở lý thuyết dựa trên những tư tưởng, định nghĩa và những vấn đề có liên quan. Chương thứ ba trình bày về phương pháp nghiên cứu, bao gồm kế hoạch nghiên cứu, phương pháp luận, công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu. Chương 4 báo cáo những phân tích dữ liệu. Việc thảo luận đưa ra những gợi ý chính sách được trình bày trong chương 5. Phần cuối cùng tóm tắt và rút ra những kết luận và đề nghị cho đề tài nghiên cứu.
  14. 6 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lý thuyết chuỗi giá trị Định nghĩa: “Chuỗi giá trị là một chuỗi các quá trình sản xuất (các chức năng) từ cung cấp các đầu vào cho một sản phẩm cụ thể tới sản xuất sơ bộ, chế biến, marketing và tiêu thụ cuối cùng; là sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể.” (GTZ Eschborn, 2007). Thứ tự cơ bản của các chức năng trong một chuỗi giá trị nông nghiệp: Đầu vào Sản xuất Chuyển đổi Bán Tiêu dùng Cung cấp Trồng, thu Phân loại Vận chuyển Nấu - Thiết bị hoạch, sơ chế Chế biến Phân phối Ăn - Đầu vào Đóng gói Bán Các loại nhà vận hành trong các chuỗi giá trị và quan hệ giữa họ: Nhà cung Nông dân Nhà chế Nhà buôn cấp đầu vào (nhà sản xuất biến (bán) Người tiêu dùng cụ thể ban đầu) (thị trường) Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị nông nghiệp Nguồn: GTZ Eschborn (2007) [3] Theo Kaplinsky và Morris (2000), việc phân tích chuỗi giá trị cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa nhanh chóng hiện nay bởi ba lý do: Thứ nhất, “với sự phân công lao động và phân bổ toàn cầu của việc sản xuất các hợp phần ngày càng tăng thì khả năng cạnh tranh mang tính hệ thống ngày càng trở nên quan trọng hơn”. Khi quy mô thị trường ngày càng mở rộng, tiến đến toàn
  15. 7 cầu hóa thì các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần phải tổ chức chuyên môn hóa nhiệm vụ cho người lao động để nâng cao hiệu quả làm việc. Đồng thời, qua phân tích chuỗi giá trị còn giúp các công ty hiểu biết về nhu cầu và quy mô của khả năng cạnh tranh mang tính hệ thống, qua đó tập trung vào các năng lực cốt lõi của mình để tạo ra sản phẩm, dịch vụ riêng biệt có giá trị cho khách hàng và thuê ngoài các chức năng còn lại từ các công ty khác trong chuỗi. Thứ hai, “tính hiệu quả trong sản xuất chỉ là một điều kiện cần cho việc thâm nhập thành công vào thị trường toàn cầu”. Khi ngày càng nhiều các công ty ở các quốc gia có nguồn cung ứng với chi phí thấp đã cải thiện năng lực của mình và có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường toàn cầu thì chính sách thương mại tại thị trường cuối cùng mới đóng vai trò quyết định trong việc tham gia vào thị trường toàn cầu của các công ty này. Phân tích chuỗi giá trị đảm bảo xử lý toàn bộ chu kỳ sản xuất trong chuỗi, bao gồm cả phương cách mà các nhà sản xuất được kết nối với thị trường cuối cùng. Thứ ba, “để việc tham gia vào các thị trường toàn cầu mang lại sự tăng trưởng thu nhập bền vững đòi hỏi sự hiểu biết về các nhân tố động bên trong toàn bộ chuỗi giá trị”. Cũng theo Kaplinsky và Morris (2000), trong phạm vi các nhóm công ty được liên kết với nhau trong chuỗi giá trị thì có bốn hình thức nâng cấp có thể áp dụng trong việc theo đuổi mục tiêu nâng cấp, đó là: nâng cấp quy trình, nâng cấp sản phẩm, nâng cấp chức năng và nâng cấp chuỗi. Vì vậy, việc phân tích các nhân tố ngăn chặn và cho phép đối với việc nâng cấp trên thật sự rất hữu ích. Chính sách
  16. 8 nhà nước thông qua các văn bản luật và dưới luật là nhân tố môi trường bên ngoài điều tiết các hoạt động toàn bộ chuỗi giá trị, từ đó có tác động hỗ trợ sự nâng cầp hay chỉ đơn thuần đảm bảo sự vận hành chuỗi theo quy luật thị trường. Kaplinsky và Morris (2000) còn đề cập đến cách thức mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) có thể tham gia vào mạng lưới toàn cầu bởi vì chúng thường được liên hệ đến những khu vực nghèo. Phân tích chuỗi giá trị cho thấy các SME kết nối với nhau chủ yếu theo hai cách thức chính là chiều rộng hoặc chiều sâu trong các chuỗi giá trị. Phân tích chuỗi giá trị còn làm sáng tỏ cách thức mà các nhà sản xuất được kết nối với thị trường toàn cầu. Do quy mô nhỏ nên các SME phải bán hàng thông qua các công ty trung gian. Những công ty trung gian này có thể không chỉ rút tỉa phần lớn lợi nhuận trong một chuỗi giá trị mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép hay ngăn chặn khả năng nâng cấp của các SME. Mặc dù sự toàn cầu hóa các chuỗi giá trị tạo ra cơ hội liên kết vào các thị trường xuất khẩu với lợi nhuận lớn hơn và mở ra tiềm năng cho sự nâng cấp quan trọng, nhưng những SME tại các nước đang phát triển thường không có khả năng tiếp cận đến các nguồn lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp cần thiết để đáp ứng các yêu cầu tuân thủ. Toàn cầu hóa cũng dựng lên các rào cản gia nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu mà chúng được thiết lập bởi những tiêu chuẩn khắt khe của các nền kinh tế phát triển. 2.2 Quản lý và đảm bảo chất lượng Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa: “Quản lý chất lượng là những hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu, trách nhiệm
  17. 9 và được thực hiện bằng các biện pháp như chính sách chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng cho phép” (trích dẫn từ Phạm Ngọc Tuấn và Nguyễn Như Mai, 2005). Theo Kaoru Ishikawa: “Đảm bảo chất lượng là đảm bảo một mức chất lượng của sản phẩm, cho phép người tiêu dùng tin tưởng mua và sử dụng nó trong một thời gian dài. Hơn nữa, sản phẩm đó phải thỏa mãn hoàn toàn những yêu cầu của người tiêu dùng” (trích dẫn từ Phạm Ngọc Tuấn và Nguyễn Như Mai, 2005). Cũng theo Phạm Ngọc Tuấn và Nguyễn Như Mai (2005), một số hệ thống quản lý chất lượng được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: - Hệ thống quản lý chất lượng (QLCL) ISO 9000: là bộ các tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn về QLCL do Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ban hành, nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, v.v - Hệ thống QLCL toàn diện TQM: là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng và cải tiến không ngừng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Việc áp dụng TQM được triển khai qua 12 bước: am hiểu chất lượng; cam kết chất lượng; tổ chức và phân công trách nhiệm; đo lường chất lượng, hoạch định chất lượng; thiết kế nhằm đạt chất lượng; xây dựng hệ thống chất lượng; theo dõi bằng phương pháp thống kê; kiểm tra chất lượng; hợp tác nhóm; đào tạo, huấn luyện về chất lượng; thực hiện TQM.
  18. 10 - Hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP): đòi hỏi các điều kiện về chất lượng vệ sinh của nhà xưởng, phương tiện vệ sinh, thiết bị và dụng cụ trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản nguyên liệu, phụ phẩm, thành phẩm, vệ sinh cá nhân. Việc áp dụng hệ thống này sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát có hiệu quả quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm xuất xưởng. - Hệ thống phân tích mối nguy hại và xác định điểm kiểm soát tới hạn (HACCP): nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy hại trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn cho tiêu dùng. - Hệ thống QLCL môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000: là những công cụ mang tính tự nguyện do các tổ chức khác nhau trên thế giới quan tâm xây dựng nên và có xu hướng được sử dụng ở tất cả các quốc gia khác nhau.
  19. 11 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khung phân tích
  20. 12 Cơ quan nhà nước Cơ quan ban hành các quy định Cơ quan trực thuộc: thực thi Quy định về kiểm soát chất lượng của liên quan đến CDT XK các quy định về CDT XK Nhà nước có tương thích với quy định ? của các nhà nhập khẩu hay không? Đảm bảo về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hay chưa? Chủ vựa Nhà cung Thu Người cấp đầu vào: Người gom tiêu -Cá giống sản Người bán lẻ dùng -Thức ăn xuất nội -Thuốc cá da địa TYTS trơn Công ty chế biến Xuất khẩu ? ? ? ? Có tuân thủ quy trình nuôi cá sạch Hiện đang áp dụng các hệ thống QLCL chưa? nào? Quy định, tiêu chuẩn chất lượng, Việc mã hóa, ghi chép, lưu trữ hồ sơ Ai kiểm soát việc thực thi theo đúng quy VSATTP của các nước nhập khẩu ntn? trình của các hệ thống QLCL và chứng như Mỹ, EU, Nhật như thế nào? Xử lý môi trường nuôi cá tốt chưa? nhận chất lượng thành phẩm trước khi Có sx theo hợp đồng không? XK? Chất lượng thức ăn thủy sản và thuốc Việc mã hóa ghi nhận nguồn gốc sản Đường phân phối sản phẩm: thú y thủy sản đã được kiểm soát tốt phẩm và lưu trữ hồ sơ ntn? Luồng thông tin quản lý: chưa? Ai làm? Cách xử lý các sp không đạt tiêu chuẩn? Luồng thông tin cần nghiên cứu (có dấu ?): Nguồn nguyên liệu có chất lượng và ổn định không? Hình 3.1: Khung phân tích chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1