intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cú sốc giá dầu và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm tra tác động của cú sốc giá dầu và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh tế ở Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cú sốc giá dầu và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------  ---------- TRẦN THỊ THƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ BIẾN ĐỘNG TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của cú sốc giá dầu và biến động tỉ giả hối đoái thực đa phương tới tăng trưởng kinh tế Tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP.HCM, tháng 10 năm 2013 Học viên Trần Thị Thương
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC ĐỒ THỊ TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ...... 1 TÓM TẮT .............................................................................................................. 1 1.GIỚI THIỆU....................................................................................................... 2 1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................ 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 4 1.5 Các nội dung nghiên cứu chính .......................................................... 4 2.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ......................................... 5 2.1 Tác động của giá dầu đến hoạt động kinh tế ....................................... 5 2.2 Tác động của tỉ giá hối đoái đến hoạt động kinh tế ............................. 9 2.3 Các bài nghiên cứu về về tác động của giá dầu và tỉ giá hối đoái thực đối với tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 12 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ........................................... 19 3.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 19 3.2 Mô tả dữ liệu .................................................................................... 23 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 26 4.1 Kết quả kiểm định đơn vị ................................................................. 26 4.2 Kết quả kiểm định nhân quả Granger ............................................... 30 4.3 Kết quả kiểm định đồng liên kết....................................................... 32 4.4 Kết quả mô hình VECM trong dài hạn ............................................. 34
  4. 4.5 Kết quả mô hình ECM trong ngắn hạn ............................................. 36 4.6 Kết quả hàm phản ứng xung............................................................. 39 4.7 Kết quả phân rã phương sai .............................................................. 43 5. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAO KHẢO.................................................................................... 48 PHỤ LỤC 1: KÝ HIẾU CÁC BIẾN SỐ ............................................................. 51
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT OIL: Giá dầu thế giới REER: Tỉ giá hối đoái thực đa phương RGDP: Tổng sản phẩm quốc nội thực VAR: Mô hình vector tự hồi quy VECM: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu tới hoạt động kinh tế ...................................................................................................................... 14 Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu tác động của biến động tỉ giá hối đoái thực tới hoạt động kinh tế ................................................................................................... 16 Bảng 3.1: Các biến kinh tế sử dụng trong mô hình................................................. 24 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp ADF của D.LnRGDP............................................................................................................ 26 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp PP của D. Ln RGDP ......... 27 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp ADF của D.LnOIL ........... 27 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp PP của D.LnOIL .............. 28 Bảng 4.5 : Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp ADF của D.LnREER ............................................................................................................ 28 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp PP của D.LnOIL .............. 29 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị .......................................................... 30 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định nhân quả Granger..................................................... 31 Bảng 4.9: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu................................................................ 33 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình VAR ........................... 33 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định đồng liên kết .......................................................... 34 Bảng 4.12: Kết quả mô hình VECM trong dài hạn................................................. 35 Bảng 4.13: Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số ECM .............................................. 37 Bảng 4.14: Kết quả kiểm tra tự tương quan của mô hình VECM ........................... 39 Bảng 4.15:Kết quả phân rã phân sai mức giải thích của các biến đến sự thay đổi của RGDP .................................................................................................................... 44
  7. DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 4.1: Phản ứng của tổng sản phẩm quốc nội thực trước cú sốc giá dầu thế giới ...................................................................................................................... 40 Hình 4.2: Phản ứng của tổng sản phẩm quốc nội thực trước sự biến động của tỉ giá hối đoái thực đa phương ........................................................................................ 41 Hình 4.3: Phản ứng của tỉ giá hối đoái thực đa phương trước cú sốc giá dầu thế giới ...................................................................................................................... 42 Hình 4.4: Kết quả phân rã phân sai mức giải thích của các biến đến sự thay đổi của RGDP .................................................................................................................... 45
  8. 1 TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT Mục đích của bài nghiên cứu là nhằm kiểm tra tác động của cú sốc giá dầu thế giới và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng quý giai đoạn 1995-2012 đối với các biến tổng sản phẩm quốc nội thực (đại diện cho tăng trưởng kinh tế), giá dầu thế giới và tỉ giá hối đoái thực đa phương. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Tác giả tiến hành hồi quy kiểm định bằng mô hình VECM kết quả thu được là cả cú sốc giá dầu thế giới và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương có tác động đáng kể tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh hơn bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái thực đa phương hơn là các cú sốc của giá dầu thế giới.
  9. 2 1.GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Như chúng ta đều biết dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào cần thiết cho hầu hết mọi quá trình sản xuất.Việc thay đổi giá dầu có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau, thứ nhất vì đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất nên việc tăng giá dầu sẽ dẫn đến một cú sốc về phía cung hàng hóa đó là sự sụt giảm sản lượng (Brown và Yucel 1999). Thứ hai, giá dầu tăng cũng là dấu hiệu gia tăng tình trạng khan hiếm nguồn nhiên liệu đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất nên các nhà đầu tư sẽ cắt giảm sản xuất do chi phí đầu vào cao làm cho lợi nhuận tạm thời giảm, ngoài ra giá dầu biến động đồng nghĩa với việc gia tăng sự không chắc chắn về nguồn nguyên liệu trong tương lai, đe dọa các nhà đầu tư trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh kết quả là sản lượng sản xuất sẽ giảm (Jimenez-Rodriguez và Sandchez, 2005). Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc xem xét các cú sốc của các nguồn năng lượng tự nhiên và ảnh hưởng của chúng tới nền kinh tế cũng có sự thay đổi theo thời gian, theo quan điểm hiện nay cú sốc giá dầu dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở một số nước. Tuy nhiên các quốc gia còn lại tiếp tục suy yếu trong cuộc suy thoái kinh tế. Cú sốc giá dầu dẫn đến giá cả tăng một cách đáng kể điều này có thể là nguyên nhân gây ra các cuộc suy thoái kinh tế. Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại
  10. 3 trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế khi giá trị đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, dựa vào mối tương quan giữa các đợt tăng giá dầu và các cuộc suy thoái kinh tế nhiều ý kiến cho rằng biến động của giá dầu có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu trước đây nghiên cứu mối quan hệ giữa dầu và tỉ giá hối đoái thực tới tăng trưởng kinh tế đều được thực hiện ở các quốc gia phát triển như Mỹ và các quốc gia Châu âu khác, còn các nước đang phát triển có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Điều này một phần là do thiếu các dữ liệu đáng tin cậy và một phần do sự ít phụ thuộc vào dầu mỏ trong lịch sử của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, từ khi nhu cầu về năng lượng của các quốc gia này ngày càng tăng lên, thì vấn đề nghiên cứu này tại các quốc gia đang phát triển ngày càng được quan tâm. Chính vì vậy tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “ Tác động của cú sốc giá dầu và tỉ giá hối đoái thực đa phương tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm tra tác động của cú sốc giá dầu và biến động động tỉ giá hối đoái thực đa phương hảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh tế ở Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn? 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên bài nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
  11. 4 1. Có tồn tại mối quan hệ giữa biến giá dầu thế giới và biến tỉ giá hối đoái thực đa phương đến biến tổng sản phẩm quốc nội thực hay không? 2. Tác động cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn của cú sốc giá dầu thế giới và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương đến tổng sản phẩm quốc nội thực là như thế nào? 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi trên bài nghiên cứu sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) với dữ liệu hàng quý từ quý 1 năm 1995 đến quý 4 năm 2012 cho các biến số: Tổng sản phẩm quốc nội thực (RGDP), giá dầu thế giới (OIL), tỉ giá hối đoái thực đa phương (REER). Trong đó dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội thực và tỉ giá hối đoái thực đa phương được lấy từ Datastream còn giá dầu thế giới được lấy từ Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF. 1.5 Các nội dung nghiên cứu chính Bài nghiên cứu được chia làm bốn phần chính, nội dung của các phần trong bài nghiên cứu như sau:  Phần 1 là giới thiệu  Phần 2 là tổng quan các nghiên cứu trước đây  phần 3 là phương pháp nghiên cứu  phần 4 là nội dung và kết quả nghiên cứu  Phần 5 là kết luận của bài nghiên cứu
  12. 5 2.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Có rất nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước đã tiến hành nghiên cứu và khám phá ra mỗi quan hệ giữa cú sốc giá dầu và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương tới hoạt động kinh tế tại các khu vực khác nhau và các quốc gia khác nhau. Do vậy, để thuận lợi trong việc theo dõi kết quả của các nghiên cứu này tác giả tiến hành phân chia các kết quả nghiên cứu theo các nội dung sau:  Tác động của giá dầu đến hoạt động kinh tế  Tác động của biến động tỉ giá hối đoái đến hoạt động kinh tế  Các bài nghiên cứu về tác động của giá dầu và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương tới hoạt động kinh tế 2.1 Tác động của giá dầu đến hoạt động kinh tế Sự biến động của giá dầu nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu do vai trò quan trọng của nó đối với các biến số kinh tế vĩ mô khác. Theo McKillop(2004) giá dầu tăng cao có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, dẫn tới sự ảm đạm của thị trường chứng khoán, cũng như sự gia tăng tốc độ lạm phát và dẫn đến sự bất ổn của thị trường tài chính tiền tệ. Nó cũng có thể là nguyên nhân tạo ra một mức lãi suất cao hơn hay thậm chí là một cuộc đại suy thoái về kinh tế. Một sự gia tăng đáng kể trong giá dầu quốc tế có thể được xem như là một nguyên nhân làm giảm tăng trưởng kinh tế (Jin,2008). Tuy nhiên giá dầu được cho là không ảnh hưởng tới các nước lớn chẳng hạn như Mỹ và các quốc gia khu vực Châu Âu do sức mạnh trong đồng tiền của họ, nhờ vậy tình trạng kinh tế của họ tiếp tục đạt được một sự tăng tưởng lớn (Gisser & Goodwin, 1986).
  13. 6 Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã khám phá mối quan hệ giữa biến động giá dầu và các hoạt động kinh tế. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cú sốc giá dầu có ảnh hưởng đáng đến sản lượng sản xuất của các quốc gia. Hamilton (1983) tác giả của các bài viết có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực này đã chứng tỏ có một mối quan hệ ngược chiều giữa giá dầu và hoạt động kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Hoa Kỳ thời kỳ 1948-1980. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng khi có một sự gia tăng trong giá dầu sẽ dẫn đến sản lượng sản xuất suy giảm. Lee và Ni (2002) trong bài phân tích tác động của cú sốc giá dầu đối với cung và cầu ở các ngành công nghiệp khác nhau, bằng cách sử dụng mô hình VAR cho mẫu dữ liệu hàng tháng từ năm 1959-1997 của các ngành công nghiệp khác nhau ở Mỹ, hai ông đã nhận thấy rằng có sự tương đồng đáng kể về phản ứng đầu ra đối với cú sốc giá dầu ở hầu hết các các ngành công nghiệp. Để phản ứng lại một cú sốc về giá dầu, sản lượng thường giảm sau đó 10 tháng, nhưng sự suy giảm này chỉ xảy ra trong ngắn hạn.Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các ngành công nghiệp, Các ngành công nghiệp có độ nhạy cảm lớn về chi phí đối với giá dầu thì cú sốc giá dầu chủ yếu làm giảm phía nguồn cung, như là ngành công nghiệp lọc dầu hay ngành công nghiệp hóa chất, còn đối với các ngành công nghiệp khác cú sốc giá dầu làm giảm cầu như là ngành công nghiệp ô tô hay ngành đồ dùng dân dụng, với một số ngành như là nhựa cao su, sắt thép hay đồ điện tử cú sốc giá dầu làm giảm cả cung và cầu về sản phẩm của nó. Cunado và Gracia (2005) trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá dầu và hoạt động kinh tế vĩ mô của sáu quốc gia Châu Á là Malaysia, Nhật, Singapore, South Korea, Philippines và Thái Lan. Cụ thể tác giả nghiên cứu tác động của giá dầu tới lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế với dữ liệu
  14. 7 hàng quý giai đoạn 1975Q1-2002Q2. Kết quả của bài nghiên cứu thu được: Thứ nhất, đối với các phương pháp đo lường giá dầu khác nhau cho ra kết quả khác nhau. Khi đo lường giá dầu bằng giá quốc tế (USD) tác động của nó tới nền kinh tế nhiều hơn là khi đo lường gia dầu bằng đồng nội tệ của nước đó. Điều này được giải thích có thể là do vai trò của tỉ giá hối đoái hoặc do các biến về giá khác đối với hoạt động kinh tế. Thứ hai, tác động của giá dầu và hoạt động kinh tế chỉ xảy ra trong ngắn hạn và không phát hiện ra mối quan hệ dài hạn giữa chúng. Thứ ba, khi giá dầu được đo lường bằng đồng nội tệ nó có ảnh hướng tới tốc độ làm phát ở cả sáu nước. Thứ tư, phản ứng của từng quốc gia với cú sốc giá dầu là khác nhau, mối quan hệ giữa giá dầu và hoạt động kinh tế dường như không có ý nghĩa nhiều đối với Malaysia (quốc gia chỉ nhập khẩu dầu) so với 5 quốc gia còn lại. Milani (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu và các biến số kinh tế vĩ mô ở Mỹ. Cụ thể tác giả sử dụng mô hình cân bằng cấu trúc tổng thể với dữ liệu hàng quý giai đoạn 1960Q1-2008Q4 để ước lượng mối quan hệ giữa giá dầu, tổng cầu và lạm phát thông qua vai trò của giá dầu trong sản xuất và tiêu thụ, mô hình bắt đầu với giả thiết kỳ vọng hợp lý là các ngành kinh tế điều chỉnh theo kỳ vọng của nền kinh tế và được xem xét theo thời gian, do đó giá dầu có thêm một hiệu ứng bổ sung, nó hoạt động thông qua tác động của nó tới sự hình thành kỳ vọng trong tương lai về sản lượng, lạm phát và các chính sách tiền tệ vì kỳ vọng có sự tác động mạnh mẽ tới sản lượng nên tác động của cú sốc giá dầu có thể được khuyếch đại thông qua sự thay đổi về kỳ vọng mà nó tạo ra. Tuy tác giả phát hiện ra giá dầu ảnh hưởng tới nền kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau nhưng tác giả cũng nhận thấy rằng theo quá trình nhận thức của các nhà lãnh đạo thì tác động của giá dầu thay đổi theo thời gian. Giá
  15. 8 dầu được phát hiện là có ảnh hưởng lớn tới sản lượng và lạm phát trước những năm 1970 và ảnh hưởng không đáng kể sau giữa năm 1980. Marcel Gozali (2010) nghiên cứu tác động của biến động giá dầu và độ bất ổn của giá dầu lên các chỉ số lạm phát, đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP, tiêu dùng của tư nhân, chi tiêu của chính phủ, đầu tư, lãi suất và cán cân thương mại ở Indonesia. Tác giả so sánh sự khác biệt giữa tác động của biến động giá dầu và tác động của độ bất ổn giá dầu bằng phương pháp kiểm định nhân quả Granger và mô hình vector tự hồi quy (VAR) với dữ liệu từ năm 1990-2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi áp dụng phương pháp đo độ bất ổn giá dầu thực hiện (realized volatility) còn được gọi tắt là RV thì RV là chỉ báo của tốc độ tăng trưởng GDP. Còn biến động giá dầu lại tác động đến chi tiêu của chính phủ và đầu tư. Du, Limin, Yanan, He,Wei, Chu (2010) trong bài nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu thế giới và nền kinh tế vĩ mô của Trung Quốc dựa trên số liệu chuỗi thời gian hàng tháng từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 12 năm 2008, bằng cách sử dụng phương pháp vector tự hồi quy (VAR). Kết quả cho thấy giá dầu thế giới ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Trung Quốc. Mặt khác, hoạt động kinh tế của Trung Quốc không ảnh hưởng đến giá dầu thế giới, có nghĩa là giá dầu thế giới vẫn là biến ngoại sinh đối với nền kinh tế Trung Quốc. Gần đây U. Adiguzel, T.Bayat, S.Kayhan (2011) nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa giá dầu thô và tỷ giá hối đoái ở Brazil, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng từ đầu chế độ thả nổi tỉ giá từ tháng 1 năm 1999 cho Brazil, tháng 5 năm 1993 với Ấn Độ và tháng 2 năm 2001
  16. 9 cho Thổ Nhĩ Kỳ tới tháng 7 năm 2011. Với phưng pháp VAR cho thấy có mối quan hệ nhân quả giũa giá dầu và tỉ giá hối đoái cả trong ngắn hạn và dài hạn Có rất ít bài nghiên cứu tác động của giá dầu đối với nền kinh tế Việt Nam. P.K Narayan và Seema Narayan (2010) là người nghiên cứu đầu tiên về mô hình tác động của giá dầu đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng dữ liệu hàng ngày cho giai đoạn 2000-2008 trong đó tỷ giá hối đoái danh nghĩa như một yếu tố quyết định bổ sung của giá cổ phiếu. Họ nhận ra rằng giá chứng khoán, giá dầu và tỉ giá hối đoái danh nghĩa có mối tương quan với nhau giá dầu có tác động tích cực và đáng kể đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 2.2 Tác động của tỉ giá hối đoái đến hoạt động kinh tế Ảnh hưởng của biến động tỉ giá hối đoái đến hoạt động kinh tế cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong thời gian qua do vai trò quan trọng của nó trong hoạt động kinh tế. Trong một mẫu gộp dữ liệu chuỗi thời gian và chéo không gian, Edwards (1989) hồi quy biến GDP thực của 12 nước đang phát triển theo tỉ giá hối đoái thực và tỉ giá hối đoái danh nghĩa, chi tiêu chính phủ, các điều khoản thương mại, và các biện pháp phát triển tiền tệ. Ông nhận thấy rằng khi giữ các yếu tố khác không đổi phá giá tiền tệ hay tỉ giá thực tăng có xu hướng làm giảm sản lượng trong ngắn hạn, và trong dài hạn thì việc phá giá có ảnh hưởng phức tạp hơn nhiều. Agenor (1991) phát triển một mô hình xác định sản lượng theo kỳ vọng hợp lý, ông phân biệt tác động thay đổi có dự kiến và không dự kiến trước của tỉ giá hối đoái và ước lượng mô hình này dựa trên chuỗi dữ liệu chéo không gian tại 23 nước đang phát triển. Kết quả giải thích cho mô hình này
  17. 10 đó là: khi có một sự phá giá đồng tiền có dự kiến sẽ dẫn tới một sự gia tăng trong mức giá và tạo ra sự gia tăng trong tiền lương danh nghĩa dưới giả định cung lao động phụ thuộc vào mức tiền lương dự kiến thực tế và kết quả là cầu về lao động và đầu vào nhập khẩu giảm và do đó sản lượng sẽ giảm. Mặt khác một sự phá giá bất ngờ sẽ không tác động đến giá và tiến lương thực tế, tuy nhiên nó dẫn tới sự gia tăng không mong muốn về nhu cầu hàng trong nước vì giá tương đối của hàng trong nước giảm. Điều này cho thấy một sự gia tăng bất ngờ trong giá có thể kích thích nguồn cung. Ông kết luận rằng việc phá giá đồng tiền có dự tính thì tác động tiêu cực tới sản lượng, trong khi phá giá bất ngờ có một tác động tích cực tới sản lượng. Rogers và Wang (1995) nghiên cứu nguồn gốc của sự biến động trong sản lượng và lạm phát ở Mexico sử dụng năm biến: sản lượng, chi tiêu chính phủ, lạm phát, tỉ giá hối đoái thực đa phương và tăng trưởng tiền. Ước lượng bằng mô hình véc tơ tự hồi quy VAR kết quả cho thấy: Lạm phát bị ảnh hưởng bởi tất cả các yếu tố, trong khi thay đổi sản lượng được giải thích bởi các cú sốc thực sự, phá giá tiền tệ dẫn tới sự suy giảm trong sản lượng. Jin (2008) phát hiện thấy gia tăng tỉ giá hối đoái thực có tác động tốt tới tăng trưởng kinh tế ở Nga nhưng lại tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế ở Nhật bản và Trung quốc. Aliyu (2009) nhận thấy khi tỉ giá hối đoái thực tăng 10% thì tổng sản phẩm quốc nội ở Negeria chỉ tăng 0.35%. Trong bài nghiên cứu kiểm tra tác động của giao động tỉ giá hối đoái tới tốc độ tăng trưởng sản lượng thực và lạm phát ở 20 nước đang phát triển giai đoạn 1955-1995. Magda Kandil (2004) đã giới thiệu mô hình kỳ vọng lý thuyết hợp lý để ước lượng sự biến động của các biến khi tỉ giá hối đoái biến động theo đúng kỳ vọng và biến động bất ngờ. Nhìn chung khi tỉ giá giảm
  18. 11 theo cả hai hướng đúng kỳ vọng và bất ngờ thì tốc độ tăng trưởng sản lượng thực giảm và lạm phát tăng. Kết quả nghiên cứu cũng xác nhận tác động không tốt của việc giảm giá đồng nội tệ đối với nền kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Bên cạnh đó bài nghiên cứu cũng chỉ rằng với các độ mở thương mại ở các quốc gia khác nhau thì biến động tỉ giá tạo ra ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh tế ở các quốc gia đang phát triển là khác nhau. Tác động rõ ràng đó là khi tỉ giá giảm hay đồng nội tệ mất giá thì sản lượng giảm và lạm phát giá tăng. Về mặt chính sách khi tỉ giá biến động lớn hơn nhiều so với giá trị dự kiến của nó sẽ tác động không tốt tới sự phát triển kinh tế của các quốc gia này. Do đó bài nghiên cứu gợi ý là ở các quốc gia đang phát triển chính sách tỉ giá nên hướng tới sự ổn định tránh sự biến động bất ngờ để bảo vệ nền kinh tế trong nước bởi các tác động không mong muốn. Sử dụng phương pháp hiệu chỉnh sai số(VECM) để xem xét mối quan hệ giữa biến động tỉ giá và sản lượng, Kamin Klau(1998) ước lượng hồi quy sản lượng đối với sự thay đổi trong tỉ giá hối đoái thực cho hai mươi bảy quốc gia và cho cùng một kết luận không có bằng chứng cho thấy phá giá được thu hẹp(suy giảm) trong dài hạn. Gần đây hơn H. Bazlul, H. Sayema, A. Mohammad (2012) trong bài nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế giữa tỉ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế, sử dụng dữ liệu hàng năm, từ năm 1980-2012 ở Banglades và tiến hành phân tích với mô hình VAR kết quả cho thấy biến động tỉ giá hối đoái thực sự có ảnh hưởng tới tổng sản lượng. Trong dài hạn khi tỉ giá hối đoái thực giảm 10% thì tổng sản lượng tăng 3.2%. Dhasmana (2013), nghiên cứu tác động của biến động tỉ giá hối đoái thực đôí với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất ở Ấn Độ giai
  19. 12 đoạn 2000-2012, sử dụng dữ liệu của 500 doanh nghiệp sản xuất tại Ấn Độ trong thời kỳ này, kết quả nghiên cứu cho thấy biến động tỉ giá hối đoái thực hiệu lực có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất thông qua chi phí sản xuất cũng như doanh thu thu về của doanh nghiệp. Mức độ tác động của biến động tỉ giá phụ thuộc và thị phần xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như sức mạnh cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Nâng giá và phá giá tiền tệ các tác động không đối xứng đến sản lượng và tốc độ tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp. Nâng giá có tác động mạnh hơn thông qua kênh xuất khẩu(doanh thu) trong khi phá giá có tác động mạnh hơn thông qua kênh nhập khẩu( chí phí). 2.3 Các bài nghiên cứu về về tác động của giá dầu và tỉ giá hối đoái thực đối với tăng trưởng kinh tế Aliyu (2009) nghiên cứu tác động của giá dầu và biến động tỉ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế ở Negeria, dựa vào dữ liệu hàng quý, từ Q1 năm 1986 đến quý 4 năm 2007 kết quả cho thấy giá dầu quốc tế và biến động tỉ giá hối đoái thực là hai biến số quan trọng có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Negeria trong thời kỳ nghiên cứu. Cụ thể phân tích trong dài hạn thì khi giá dầu thô quốc tế tăng 10% sẽ làm GDP thực tế tăng 7.72 %. Trong khi đó cùng với một mức tăng 10% trong tỉ giá hối đoái thực chỉ làm GDP thực tế tăng 0.35%. Điều này cho thấy GDP thực tế ở Nigeria chịu ảnh hưởng lớn bởi cú sốc giá dầu hơn là sự biến động của tỉ giá hối đoái thực. Cuối cùng bài nghiên cứu nhận thấy rằng cú sốc giá dầu có ảnh hưởng tới cả thu nhập và sản lượng đối với nền kinh tế Nigeria. Còn sự bất ổn của tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thương mại và ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng và hoạt động đầu tư của quốc gia này.
  20. 13 Jouko Rautava( 2002) trong bài nghiên cứu” vai trò của giá dầu đối và tỉ giá hối đoái thực đối với nền kinh tế Nga” Tác giả sử dụng phương pháp VAR và kiểm định đồng liên kết cho mẫu dữ liệu theo quý từ Q1 năm 1995 đến Q3 năm 2001. Ông nhận thấy rằng trong dài hạn khi giá dầu quốc tế tăng hay giảm 10% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga tăng, giảm tương ứng 2%. Tương tự khi đồng Rúp tăng (giảm) giá 10% sản lượng của Nga giảm (tăng) 2.4%. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác động của sự thay đổi giá dầu đối với sản lượng có thể được cân bằng bằng sự thay đổi tương ứng trong tỉ giá hối đoái thực. Usama Al-mulali (2010) nghiên cứu tác động của các cú sốc dầu mỏ và tỷ giá hối đoái thực tới sản phẩm quốc nội của Na Uy bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian 1975-2008, với phương pháp vector tự hồi quy (VAR), kiểm định đồng liên kết và kiểm tra mối quan hệ nhân quả Granger. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự gia tăng trong giá dầu là lý do đứng đằng sau trong sự gia tăng GDP của Na Uy và tỉ giá thực làm tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại. Vì vậy, có vẻ như là cú sốc giá dầu là một tín hiệu tốt đối với Na Uy. Gần đây hai tác giả Lê Việt Trung và Nguyễn Thị Thúy Vinh (2011) trong bài nghiên cứu về tác động của giá dầu, tỉ giá hối đoái thực hiệu lực, và làm phát đối với hoạt động kinh tế ở Việt Nam, sử dụng dữ liệu hàng tháng cho giai đoạn 1995-2009 với mô hình VAR và kiểm định đồng liên kết kết quả cho thấy có mối quan hệ trong dài hạn giữa giá dầu, tỉ giá hối đoái thực, và làm phát đối với hoạt động kinh tế mà cụ thể hoạt động kinh tế được đại diện bằng biến chỉ số sản xuất công nghiệp. Một sự gia tăng hoặc giảm xuống trong giá dầu có thể làm giảm hoặc tăng cường hoạt động kinh tế. Tuy nhiên,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2