intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát - Trường hợp các quốc gia Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

48
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát; đưa ra gợi ý hỗ trợ chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát - Trường hợp các quốc gia Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ========== NGUYỄN THỊ ĐẸP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐẾN LẠM PHÁT: TRƢỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ========== NGUYỄN THỊ ĐẸP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐẾN LẠM PHÁT: TRƢỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành : Tài chính–Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THỊ MAI HOÀI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giảng viên hƣớng dẫn là PGS. TS Bùi Thị Mai Hoài. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình. TP.HCM, ngày tháng năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Đẹp
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1 3. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................2 4. Phạm vi thu thập dữ liệu ......................................................................................2 5. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................2 7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................2 8. Hạn chế ................................................................................................................3 9. Kết cấu đề tài .......................................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ LẠM PHÁT ...............................................................................................................4 1.1 Lạm phát ..........................................................................................................4 1.1.1 Khái niệm .........................................................................................................4 1.1.2 Chỉ số đo lƣờng lạm phát .................................................................................4 1.1.3 Các nguyên nhân gây ra lạm phát ....................................................................4 1.2 Thâm hụt ngân sách .........................................................................................6 1.2.1 Khái niệm .........................................................................................................6
  5. 1.2.2 Nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách nhà nƣớc .........................................7 1.3 Thâm hụt ngân sách và lạm phát......................................................................9 1.3.1 Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................10 1.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan .....................................................13 1.4 Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và lạm phát ........................................16 1.5 Lý thuyết về tiền tệ.........................................................................................17 1.6 Tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát ................................................17 1.6.1 Cơ chế chuyển dịch những thay đổi của tỷ giá hối đoái vào giá cả ...............18 1.6.2 Các yếu tố quyết định của tác động truyền tải ...............................................19 1.6.3 Tác động truyền tải của tỷ giá vào giá: Một hiện tƣợng phi tuyến ................20 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .........................................................................................22 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................23 2.1 Phƣơng pháp luận ..........................................................................................23 2.2 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................25 2.3 Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm....................................................................26 2.4 Kiểm định trị riêng nghiệm đơn vị bảng ........................................................38 2.5 Các nhân tố tác động đến lạm phát ................................................................40 2.5.1 Trƣờng hợp lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng CPI .............................................40 2.5.2 Trƣờng hợp lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng hệ số giảm phát ..........................41 2.6 Kiểm định tính đồng liên kết .........................................................................43 2.6.1 Trƣờng hợp lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng CPI .............................................43 2.6.2 Trƣờng hợp lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng hệ số giảm phát ..........................43 2.7 Kết quả hồi quy ..............................................................................................43 2.7.1 Mô hình fixed effects .....................................................................................43
  6. 2.7.2 Mô hình random effects .................................................................................44 2.8 Kiểm định Hausman.......................................................................................46 2.8.1 Trƣờng hợp lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng CPI .............................................46 2.8.2 Trƣờng hợp lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng GDP deflator ..............................47 2.9 Các kiểm định phần dƣ trong mô hình REM .................................................47 2.9.1 Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi trong mô hình REM .......................47 2.9.2 Kiểm định tự tƣơng quan trong mô hình REM ............................................49 2.9.3 Kiểm định sự tồn tại của đa cộng tuyến ........................................................49 2.10 Mô hình hoàn chỉnh .......................................................................................50 2.10.1 Trƣờng hợp lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng CPI .........................................50 2.10.2 Trƣờng hợp lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng GDP deflator ..........................51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .........................................................................................53 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................54 3.1 Giải pháp xử lý bội chi ngân sách kiềm chế lạm phát ...................................54 3.2 Trƣờng hợp Việt Nam ....................................................................................57 3.2.1 Bối cảnh .........................................................................................................57 3.2.2 Kiến nghị ........................................................................................................63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .........................................................................................66 KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - CPI: Consumer Price Index - Chỉ số giá tiêu dung - GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội - GDP Deflator: Gross Domestic Product deflator - Chỉ số giảm phát GDP - IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế - NSNN: Ngân sách Nhà Nƣớc
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê mô tả các biến dữ liệu ..............................................................27 Bảng 2.2: Kiểm định nghiệm đơn vị bảng Dickey-Fuller.........................................39 Bảng 2.3: Kết quả hồi quy đối với mô hình lạm phát tính bằng CPI ........................41 Bảng 2.4: Kết quả hồi quy đối với mô hình lạm phát tính bằng GDPD ...................42 Bảng 2.5: Kết quả của fixed effects ..........................................................................44 Bảng 2.6: Kết quả của random effects ......................................................................45 Bảng 2.7: Kết quả kiểm định Hausman đối với mô hình lạm phát tính bằng CPI ...46 Bảng 2.8: Kết quả kiểm định Hausman đối với mô hình lạm phát tính bằng GDPD ...................................................................................................................................47 Bảng 2.9: Kết quả mô hình hồi quy phụ ...................................................................50
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Kênh trực tiếp tác động truyền dẫn của tỷ giá ..........................................19 Hình 1.2: Sơ đồ tác động truyền tải của tỷ giá đến giá .............................................19 Hình 2.1. Kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi đối với REM (Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test) khi đo lƣờng lạm phát bằng CPI. .......................48 Hình 2.2. Kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi đối với REM (Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test) khi đo lƣờng lạm phát bằng GDPD. ...................48 Hình 2.3 Kết quả kiểm định tự tƣơng quan trong mô hình REM khi lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng CPI ....................................................................................................49 Hình 2.4 Kết quả kiểm định tự tƣơng quan trong mô hình REM khi lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng GDPD ................................................................................................49
  10. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Sự thay đổi trong GDP deflator của 9 nƣớc Đông Nam Á từ năm 1991- 2012 ...........................................................................................................................29 Đồ thị 2.2: Sự thay đổi trong CPI của 9 nƣớc Đông Nam Á từ năm 1991-2012......30 Đồ thị 2.3: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP của 9 nƣớc Đông Nam Á hàng năm giai đoạn 1991-2012 .........................................................................................................31 Đồ thị 2.4: Sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách/GDP của 9 nƣớc Đông Nam Á từ năm 1991-2012..........................................................................................................32 Đồ thị 2.5: Mức cung tiền M2/GDP của 9 nƣớc Đông Nam Á từ năm 1991-2012..33 Đồ thị 2.6: Sự thay đổi trong cung tiền/GDP của 9 nƣớc Đông Nam Á từ năm 1991- 2012 ...........................................................................................................................34 Đồ thị 2.7. Tỷ trọng xuất khẩu/GDP của 9 nƣớc Đông Nam Á từ năm 1991-2012 35 Đồ thị 2.8: Sự thay đổi trong xuất khẩu của 9 nƣớc Đông Nam Á từ năm 1991-2012 ...................................................................................................................................36 Đồ thị 2.9: Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái của 9 nƣớc Đông Nam Á từ năm 1991- 2012 ...........................................................................................................................37 Đồ thị 2.10: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của 9 nƣớc Đông Nam Á từ năm 1991-2012 ...................................................................................................................................38 Đồ thị 3.1: Cơ cấu dân số Việt Nam trung bình cho giai đoạn 1991-2012 ..............57 Đồ thị 3.2: Cơ cấu lao động Việt Nam trung bình giai đoạn 1991-2012 ..................58 Đồ thị 3.3: Cơ cấu đóng góp các ngành trong GDP Việt Nam trung bình giai đoạn 1991-2012 .................................................................................................................59 Đồ thị 3.4: Cơ cấu chi ngân sách Việt Nam trung bình giai đoạn 1991-2012 ..........60
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thâm hụt ngân sách là vấn đề nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang phải đối mặt với những mức độ cao thấp khác nhau. Thâm hụt ngân sách không chỉ xảy ra ở các nƣớc đang phát triển và kém phát triển mà còn xảy ra ở các nƣớc phát triển trên thế giới. Gần đây, số liệu ngân sách ở nhiều nƣớc đƣợc công bố cho thấy các nƣớc trong khu vực châu Á đang phải vật lộn với thâm hụt ngân sách nhà nƣớc khổng lồ, do thất thu từ thuế mà các khoản chi (chi cho trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, chi trợ cấp năng lƣợng…) lại ngày càng tăng cao. Mặt khác, tình trạng lạm phát gia tăng ở các nƣớc châu Á trong giai đoạn gần đây cũng là vấn đề cần phải quan tâm vì nó ảnh hƣởng đến việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lƣợng đời sống nhân dân và ổn định xã hội. Có nhiều tranh luận về việc liệu thâm hụt ngân sách có dẫn đến lạm phát hay không? Oyejide (1972) lập luận rằng trong một nƣớc kém phát triển, sự gia tăng thâm hụt ngân sách luôn đồng hành với sự gia tăng lạm phát. Điều này ảnh hƣởng tới sự phát triển của nền kinh tế và làm thay đổi các quyết định ngân sách. Vì vậy, đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách tới lạm phát có một vai trò quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách. Các công trình nghiên cứu trên những nền kinh tế phát triển, đang phát triển và kém phát triển trƣớc đây đã xác định ảnh hƣởng của thâm hụt ngân sách đến lạm phát cũng nhƣ mức độ tác động của nó. Bằng việc kiểm định trong thực tế qua mô hình kinh tế lƣợng sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát để đƣa ra các giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua thu chi ngân sách nhà nƣớc. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát: trƣờng hợp các quốc gia Đông Nam Á” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện nhằm hƣớng đến các mục tiêu sau:
  12. 2 - Đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát trƣờng hợp các quốc gia Đông Nam Á, đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. - Đƣa ra gợi ý hỗ trợ chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Lạm phát, thâm hụt ngân sách, cung tiền, tỷ trọng xuất khẩu, tỷ giá hoái đối giữa nội tệ với USD và GDP. 4. Phạm vi thu thập dữ liệu - Không gian: 9/11 nƣớc Đông Nam Á: Brunei, Campuchia, Indonexia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam (trừ Đông Timor và Singapore) - Thời gian: 1990-2012 5. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu hàng năm các chỉ số CPI, GDP deflator, thâm hụt ngân sách, cung tiền, xuất khẩu, tỷ giá chính thức (EXR) và GDP đƣợc lấy từ ấn phẩm Những chỉ số quan trọng ở các nƣớc Châu Á, Thái Bình Dƣơng (Key Indicators for Asia and the Pacific) của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Cơ sở dữ liệu kinh tế thế giới (World Economic Outlook Database) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tất cả chuỗi dữ liệu là cho giai đoạn 1990-2012. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát, tác giả dùng phƣơng pháp định lƣợng với 2 kỹ thuật: - Fixed effect - Random effect Ngoài ra, đề tài sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn kỹ thuật phù hợp. 7. Đóng góp của đề tài - Đề tài nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm, một lần nữa khẳng định lại các lý thuyết trƣớc đó đúng trong trƣờng hợp các quốc gia đang phát triển Đông Nam Á.
  13. 3 - Là nguồn cung cấp tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực này. - Từ thống kê, mô tả và định lƣợng tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát, đã tìm ra mối tƣơng quan giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Thông qua đó, nhà điều hành chính sách có cái nhìn rõ hơn về những yếu tố tác động đến lạm phát, để từ đó có giải pháp điều chỉnh lạm phát thích hợp trong nền kinh tế cho từng giai đoạn. 8. Hạn chế Đề tài sử dụng dữ liệu bảng nên không thể đƣa ra kiến nghị cụ thể đối với từng quốc gia. Ngoài ra đề tài chƣa xem xét vấn đề lựa chọn giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát thông qua giảm thâm hụt và mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. 9. Kết cấu đề tài Chƣơng 1: Tổng quan lý thuyết về thâm hụt ngân sách và lạm phát Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và mô hình nghiên cứu Chƣơng 3: Một số kiến nghị
  14. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ LẠM PHÁT 1.1 Lạm phát 1.1.1 Khái niệm Lạm phát là hiện tƣợng tiền trong lƣu thông vƣợt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có những đặc trƣng là: - Hiện tƣợng gia tăng quá mức của lƣợng tiền có trong lƣu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá. - Mức giá cả chung tăng lên. 1.1.2 Chỉ số đo lƣờng lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI (consumer price index): phản ánh mức thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa tiêu dùng so với năm gốc. Thông thƣờng các nhóm chính trong giỏ hàng hóa là thực phẩm, quần áo, nhà cửa, chất đốt vận tải và y tế. Do đó CPI phản ánh mức giá của cả hàng hóa nhập khẩu. Hệ số giảm phát GDP (GDP deflator) đƣợc tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành và GDP tính theo giá kỳ trƣớc. Nghĩa là đo lƣờng mức tăng và giảm giá trên tất cả các loại hàng hoá dịch vụ tính trong GDP (kể cả hàng hóa do doanh nghiệp và chính phủ mua). Do đó nó phản ánh toàn diện hơn chỉ số giá tiêu dùng. 1.1.3 Các nguyên nhân gây ra lạm phát Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" đƣợc coi là hai thủ phạm chính.
  15. 5 Lạm phát do cầu kéo: Khi nền kinh tế đạt tới hoặc vƣợt quá sản lƣợng tiềm năng, việc tăng tổng mức cầu dẫn tới lạm phát, đƣợc gọi là lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu. (Khi nhu cầu của thị trƣờng về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trƣờng). Lạm phát do chi phí đẩy: Khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng sẽ đẩy giá cả tăng lên ngay cả khi các yếu tố sản xuất chƣa đƣợc sử dụng đầy đủ, đƣợc gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lƣơng, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng. Lạm phát quán tính: Lạm phát quán tính còn đƣợc gọi là lạm phát dự đoán. Đó là loại lạm phát mà mọi ngƣời dự đoán nó sẽ xảy ra trong tƣơng lai. Khi mọi ngƣời dự đoán đƣợc mức lạm phát trong tƣơng lai, họ sẽ đƣa tỷ lệ lạm phát này vào các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động,… Mặt khác, có những nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ những chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của Nhà Nƣớc nhƣ chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất,… làm cho nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, kinh tế tăng trƣởng chậm ảnh hƣởng đến nền kinh tế tài chính quốc gia. Một khi NSNN bị thâm hụt thì tất yếu là Nhà Nƣớc phải tăng chỉ số phát hành tiền. Đặc biệt đối với một số quốc gia, trong những điều kiện nhất định, Nhà Nƣớc chủ trƣơng dùng lạm phát nhƣ một công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế. Ngoài ra, nguyên nhân khách quan đƣa đến nhƣ thiên tai, chiến tranh, tình hình biến động của thị trƣờng nguyên vật liệu, nhiên liệu trên thế giới, …
  16. 6 Tóm lại, lạm phát xảy ra khi xuất hiện sự gia tăng mặt bằng chung về giá cả hàng hóa. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhƣng nếu mức giá chung tăng, thì có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, thì có giảm phát. Nếu chỉ có một vài mặt hàng chẳng hạn nhƣ giá đƣờng, hay giá gạo tăng một cách đơn lẻ thì không có nghĩa là lạm phát, mà đơn giản chỉ là một sự mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu trong ngắn hạn. Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền bị sụt giảm. 1.2 Thâm hụt ngân sách 1.2.1 Khái niệm Thâm hụt NSNN, hay còn gọi là bội chi NSNN, là chênh lệch thiếu giữa tổng số chi và tổng số thu (thu từ thuế và một số khoản thu không mang tính chất hoàn trả) của NSNN. Đây là hiện tƣợng mất cân đối giữa lƣợng giá trị sản phẩm đƣợc Nhà Nƣớc huy động với lƣợng tiền tệ chi ra đã đƣợc phân phối sử dụng trong năm. Tình trạng khi tổng chi tiêu của NSNN vƣợt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của NSNN. Bảng cân đối thu chi NSNN hàng năm Thu Chi A. Thu thƣờng xuyên (thuế, phí, lệ phí) D. Chi thƣờng xuyên B. Thu về vốn (bán tài sản Nhà Nƣớc) E. Chi đầu tƣ C. Bù đắp thâm hụt F. Cho vay thuần - Viện trợ (= cho vay mới – thu nợ gốc) - Lấy từ nguồn dự trữ - Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc) Nguyên tắc: A + B +C = D + E + F Công thức tính thâm hụt NSNN của một năm sẽ nhƣ sau: Bội chi NSNN (C) = (D + E + F) – (A + B) Bội chi NSNN không hẳn luôn luôn là biểu hiện của tình trạng kinh tế tốt hay xấu, cũng không hẳn luôn là biểu hiện của sự điều hành NSNN hợp lý hay chƣa. Song
  17. 7 bội chi NSNN là tình trạng đƣợc quan tâm đặc biệt bởi vì nó biểu hiện cho sự thiếu hụt nguồn lực so với nhu cầu, có tác động đa chiều đối với nền kinh tế và chứa đựng nhiều mâu thuẩn nội tại. Chẳng hạn chính sách chủ động bội chi trong phạm vi kiểm soát đƣợc có thể đƣa nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn suy thoái. Song, bội chi kéo dài sẽ làm cho nợ công gia tăng, kết quả là tạo sức ép đối với chính sách quản lý nợ và chèn ép đầu tƣ của khu vực tƣ, áp lực gia tăng lạm phát. Quan điểm ngân sách cân bằng tuyệt đối chỉ đúng trong bối cảnh của những nền kinh tế hàng hoá còn sơ khai, vai trò của Nhà Nƣớc chƣa đƣợc mở rộng, hoặc trong điều kiện nền kinh tế phải rất giàu có, ngân sách có đủ nguồn tài chính đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu hàng năm của Nhà Nƣớc, hoặc trong môi trƣờng kinh tế cạnh tranh tự do hoàn hảo. Quan điểm của Keynes: Chính phủ cần kích thích mức tiêu dùng bằng cách “bỏ thêm tiền vào túi” ngƣời tiêu thụ thông qua việc cắt giảm thuế và trực tiếp gia tăng chi tiêu của chính phủ. Ông ủng hộ thâm hụt NSNN và cho rằng đó là công cụ của chính sách tài chính để làm cho nhà nƣớc có thể tạo ảnh hƣởng trên tổng mức cầu và công ăn việc làm trong nền kinh tế. Keynes cho rằng để bù đắp những thiếu hụt NSNN cần in thêm tiền giấy (Nguyễn Ngọc Hùng, 2006) Đối với những quốc gia có nền kinh tế đƣợc xếp loại đang phát triển, các quốc gia này đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì quan điểm ngân sách thâm hụt có mức độ đƣợc chấp nhận. 1.2.2 Nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách nhà nƣớc Khi nhu cầu chi và thực tế chi của Nhà Nƣớc cho tiêu dùng không thể cắt giảm mà ngày càng tăng lên, trong khi đó việc tăng thu bằng các công cụ thuế sẽ dẫn đến sự chống đối mạnh mẽ từ mọi phía. Đối với các nƣớc đang phát triển, đặc biệt là các nƣớc nghèo thì vấn đề bội chi ngân sách dƣờng nhƣ không thể tránh khỏi. Tình trạng thu nhập bình quân đầu ngƣời quá thấp, chỉ đủ cho tiêu dùng thƣờng xuyên của ngƣời dân ở mức tằn tiện, điều này đã không cho phép chính phủ tăng tỷ trọng động viên từ GDP vào NSNN. Trong khi đó, các nhu cầu chi tiêu cho chức năng của chính phủ lại
  18. 8 tăng lên, đặc biệt những dự án phát triển trong chiến lƣợc kinh tế thƣờng đòi hỏi nguồn vốn lớn nhằm cải thiện cơ cấu kinh tế và hƣớng tới sự phát triển. - Xét về mặt thu ngân sách: Thất thu ngân sách hàng năm dẫn đến một lƣợng tiền không nhỏ chƣa đƣợc thu vào NSNN để đáp ứng chi ngân sách, làm mất cân đối thu, chi ngân sách, tức là bội chi ngân sách. Bội chi ngân sách làm tăng số nợ của chính phủ (nếu chính phủ phải vay trong nƣớc và vay nƣớc ngoài để bù đắp) hoặc phải phát hành tiền. Lƣợng tiền không nhỏ còn thất thu ở trên cộng với lƣợng tiền mới đƣa ra lƣu thông sẽ tạo sức ép đối với lạm phát. - Xét về mặt chi ngân sách: có một số tiền không nhỏ đã bị lãng phí, thất thoát thông qua việc đầu tƣ công, thông qua việc chi tiêu của các cơ quan Nhà Nƣớc, thông qua việc làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà Nƣớc. Đầu tƣ, chi tiêu kém hiệu quả góp phần làm bội chi ngân sách, làm tăng nợ nần của chính phủ và tạo sức ép lạm phát. Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chƣa có công thức hay phƣơng pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tƣ nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lƣợng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trƣờng từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trƣờng vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội. Do đó, tình trạng thu ngân sách nhà nƣớc sụt giảm so với trƣớc giai đoạn suy thoái; trong khi đó ngoài các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc, Chính phủ cần chi khuyến khích đầu tƣ, sản xuất nhằm khôi phục nền kinh tế và điều tất yếu không thể tránh khỏi là thâm hụt ngân sách càng lớn. Tƣơng tự, khi thiên tai hay chiến tranh xảy ra, sản lƣợng quốc gia suy giảm, sản xuất đình trệ,... thu ngân sách nhà nƣớc giảm sút nhƣng các khoản chi ngân sách lại có xu hƣớng tăng nhằm phục vụ chiến tranh, nhằm trợ cấp ngƣời tỵ nạn, .... Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà Nƣớc. Nhà Nƣớc không sắp xếp đƣợc nhu cầu chi tiêu cho phù hợp với khả năng,
  19. 9 cơ cấu chi tiêu và đầu tƣ không hợp lý gây lăng phí, không có biện pháp thích hợp để khai thác đủ nguồn lực và nuôi dƣỡng nguồn thu. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra đƣợc gọi là bội chi cơ cấu. Nguyên nhân thứ hai là tác động của chu kỳ. Do nền kinh tế suy thoái theo chu kỳ hoặc ảnh hƣởng bởi thiên tai hay chiến tranh, thu NSNN giảm sút tƣơng đối so với nhu cầu chi tiêu để phục hồi nền kinh tế. Mức bội chi do tác động của chu kỳ gây ra đƣợc gọi là bội chi chu kỳ. Các nguyên nhân khách quan: - Do nền kinh tế suy thoái mang tính chu kỳ. - Thiên tai, tình hình bất ổn chính trị, chiến tranh. Các nguyên nhân chủ quan: - Do quản lý và điều hành ngân sách bất hợp lý. - Do Nhà Nƣớc chủ động sử dụng bội chi NSNN nhƣ một cụ sắc bén của chính sách tài khóa. - Do cách đo lƣờng bội chi. 1.3 Thâm hụt ngân sách và lạm phát Bội chi NSNN ở mức cao đều có nguy cơ gây ra lạm phát. Bởi vì, khi ngân sách bị bội chi có thể đƣợc bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây nên nguy cơ lạm phát tăng. Thứ nhất, việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền tệ trên thị trƣờng sẽ gây lạm phát cao, đặc biệt khi việc tài trợ thâm hụt lớn và diễn ra liên tục thì nền kinh tế phải trải qua lạm phát cao và kéo dài. Sự gia tăng cung tiền có thể không làm tăng lạm phát nếu nền kinh tế đang đà tăng trƣởng, mức cầu tiền giao dịch tăng lên phù hợp với mức tăng của cung tiền. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp khu vực tƣ nhân đã thỏa mãn với lƣợng tiền họ đang nắm giữ (mức cầu tiền tƣơng đối ổn định) thì sự gia tăng của cung tiền làm cho lãi suất thị trƣờng giảm, nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ, nhu cầu đầu tƣ sẽ tăng lên kéo theo sự tăng của tổng cầu nền kinh tế, mặt bằng giá cả sẽ tăng lên gây áp lực lạm phát.
  20. 10 Ngƣời ta gọi trƣờng hợp khi chính phủ tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách tăng cung tiền là hiện tƣợng chính phủ đang thu "thuế lạm phát" từ những ngƣời đang nắm giữ tiền. Thứ hai, bù đắp thâm hụt bằng nguồn vay nợ trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài, việc vay nợ trong nƣớc bằng cách phát hành trái phiếu ra thị trƣờng vốn, nếu việc phát hành diễn ra liên tục thì sẽ làm tăng lƣợng cầu quỹ cho vay, do dó, làm lãi suất thị trƣờng tăng. Để giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ƣơng phải can thiệp bằng cách mua các trái phiếu đó, điều này làm tăng lƣợng tiền tệ gây lạm phát hay vay nợ nƣớc ngoài để bù đắp bội chi ngân sách bằng ngoại tệ, lƣợng ngoại tệ phải đổi ra nội tệ để chi tiêu bằng cách bán cho Ngân hàng Trung ƣơng, điều này làm tăng lƣợng tiền nội tệ trên thị trƣờng tạo áp lực lên lạm phát. 1.3.1 Cơ sở lý thuyết Về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát, các trƣờng phái kinh tế có những quan điểm khác nhau. - Trƣờng phái tiền tệ cho rằng cung tiền gây ra lạm phát. Nếu chính sách tiền tệ thích ứng với thâm hụt ngân sách bằng cách gia tăng cung tiền liên tục trong thời gian dài. Việc tài trợ thâm hụt này lần lƣợt làm gia tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, gia tăng trên mức sản lƣợng tự nhiên. Lao động ngày càng tăng yêu cầu tăng lƣơng, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong tổng cung theo hƣớng giảm xuống. Sau một thời gian nền kinh tế trở lại mức sản lƣợng tự nhiên. Tuy nhiên, điều này xảy ra tại các chi phí của giá cả cao hơn thƣờng xuyên. Theo quan điểm tiền tệ, thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến lạm phát, nhƣng chỉ đến mức mà cung tiền tăng thêm để tài trợ (Hamburger và Zwick (1981)). Friedman (1968) lập luận rằng những nhà hoạch định chính sách tiền tệ có thể kiểm soát lạm phát, đặc biệt trong dài hạn với việc kiểm soát cung tiền. Thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến lạm phát, nhƣng chỉ trong phạm vi mà họ phát hành tiền tài trợ. Việc tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu có dẫn đến lạm phát hay không phụ thuộc vào cách tiếp cận của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Nếu họ chọn ổn định lãi suất và phát hành trái phiếu để tài trợ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2