intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, tạo thêm sản phẩm mới và cũng là để tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn cho thị trường, đồng thời cải thiện tính thanh khoản của thị trường

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ DƢƠNG VĂN NAM ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN ĐỂ KINH DOANH VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ DƢƠNG VĂN NAM ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN ĐỂ KINH DOANH VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời Hƣớng Dẫn Khoa Học : PGS.TS. NGUYỄN VĂN SĨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  3. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Sĩ phòng Đào tạo sau đại học đã tận tình chỉ bảo và hƣớng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Và qua đây tôi xin gởi lời cảm ơn tới tất cả quý thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại trƣờng. Và sau cùng, con xin cảm ơn cha mẹ và các em đã hết lòng quan tâm và giúp đỡ con (anh) hoàn thành luận văn này. Dương Văn Nam
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Mọi thông tin và số liệu trong luận văn đƣợc trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ tại danh mục tài liệu tham khảo và hoàn toàn trung thực. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 09 năm 2011 Tác giả luận văn Dƣơng Văn Nam
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTCK : Thị trƣờng chứng khoán NĐT : Nhà đầu tƣ TTLKCK : Trung tâm lƣu ký chứng khoán SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán HTTT : Hệ thống thông tin OTC : Thị trƣờng phi tập trung (Over The Counter) TPCP : Trái phiếu Chính phủ CBOE : Thị trƣờng quyền chọn Chicago (Chicago Board Options Exchange) OCC : Công ty thanh toán hợp đồng quyền chọn(Option Clearing Corporation) CNH – HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc DNNN : Doanh nghiệp Nhà nƣớc HOSE : Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. HNX : Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội NYSE : Sở giao dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange) AMEX : Thị trƣờng chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange) VN INDEX : Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam NASDAQ : Sàn giao dịch chứng khoán điện tử của Mỹ (sàn OTC) GDP : Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestic Product) ITM : Tình trạng quyền chọn có lời (In The Money) ATM : Tình trạng quyền chọn hòa vốn (At The Money) OTM : Tình trạng quyền chọn bị thua lỗ (Out of The Money)
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1 : Lãi (lỗ) chiến lƣợc quyền chọn Bull Spread tỷ lệ…………………………... 22 Biểu đồ 2.2 : Lãi (lỗ) chiến lƣợc quyền chọn Bear Spread tỷ lệ…………………………... 24 Biểu đồ 2.3 : Lãi (lỗ) chiến lƣợc quyền chọn Straddle ngắn hạn ………………………… 26 Biểu đồ 2.4 : Lãi (lỗ) chiến lƣợc quyền chọn Strangle ngắn hạn ………………………… 27 Biểu đồ 2.5 : Lãi (lỗ) chiến lƣợc quyền chọn Straddle dài hạn…………………………… 29 Biểu đồ 2. 6 : Lãi (lỗ) chiến lƣợc quyền chọn Strangle dài hạn…………………………… 30 Biểu đồ 3.1 : Chỉ số VN – INDEX từ năm 2000 đến 2011……………………………….. 39
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU :……………………………………………………………………………..1 CHƢƠNG 1 :CƠ SỞ L LU N VỀ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHO N VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN TTCK…………………………………………………………….. 3 1.1 Sự ra đời của quyền chọn………………………………………………………………. 3 1.2 Tổng quan về quyền chọn……………………………………………………………… 4 1.2.1 Khái niệm quyền chọn …………………………………………………………… 5 1.2.2 Đặc điểm quyền chọn……………………………………………………………..5 1.2.3 Các dạng hợp đồng quyền chọn…………………………………………………..7 1.3 Chức năng kinh tế của quyền chọn ……………………………………………………..9 1.3.1 Ứng dụng quyền chọn trong kinh doanh………………………………………….9 1.3.2 Ứng dụng quyền chọn phòng ngừa rủi ro………………………………………... 10 1.4 Lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng quyền chọn ………………………………………. 10 1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá của quyền chọn………………………………………… 13 1.5.1 Gía thị trƣờng của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện ………………………… 13 1.5.2 Thời gian cho đến khi đáo hạn…………………………………………………… 13 1.5.3 Độ bất ổn trong giá của cổ phiếu cơ sở…………………………………………... 13 1.5.4 Cổ tức…………………………………………………………………………….. 14 1.5.5 Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro ……………………………………………………... 14 1.5.6 Lãi suất coupon ...................................................................................................... 14 1.6 Những điều kiện cần thiết để ứng dụng quyền chọn……………………………………14 1.6.1 Điều kiện về luật pháp…………………………………………………………… 14 1.6.2 Điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ……………………………………………... 14 1.6.3 Điều kiện đối với thị trƣờng chứng khoán ………………………………………. 15 1.7 Những mặt tích cực và tiêu cực khi ứng dụng quyền chọn……………………………. 15 1.7.1 Những mặt tích cực …………………………………………………………… 15 1.7.2 Những mặt tiêu cực …………………………………………………………… 15 1.8 Bài học kinh nghiệm ứng dụng quyền chọn trên Sở giao dịch CK TP.HCM………….. 16 1.8.1 Thị trƣờng phái sinh ở Thái Lan………………………………………………. 16 1.8.2 Thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc…………………………………………. 16
  8. CHƢƠNG 2 :V N DỤNG C C CHIẾN LƢỢC QUYỀN CHỌN ĐỂ KINH DOANH VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG C C ĐIỀU KIỆN CỦA THỊ TRƢỜNG……………...19 2.1 Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trong kinh doanh ………………………………... 19 2.1.1 Kinh doanh quyền chọn trong điều kiện thị trƣờng hƣớng lên (Bull Market)....20 2.1.1.1 Mua quyền chọn mua………………………………………………… 20 2.1.1.2 Chiến lƣợc quyền chọn mua Bull Spread…………………………….. 20 2.1.1.3 Chiến lƣợc quyền chọn bán Bull Spread……………………………... 21 2.2.1.4 Chiến lƣợc quyền chọn Bull Spread tỷ lệ…………………………….. 21 2.1.2 Kinh doanh quyền chọn trong điều kiện thị trƣờng hƣớng xuống (Bear Market)……………………………………………………………….. 22 2.1.2.1 Mua quyền chọn bán…………………………………………………. 22 2.1.2.2 Chiến lƣợc quyền chọn bán Bear Spread……………………………. 23 2.1.2.3 Chiến lƣợc quyền chọn mua Bear Spread……………………………. 23 2.1.2.4 Chiến lƣợc quyền chọn Bear Spread tỷ lệ……………………………. 24 2.1.3 Kinh doanh quyền chọn trong điều kiện thị trƣờng không có sự biến động nhiều về giá (Neutral Market)………………………………………………………………25 2.1.3.1 Chiến lƣợc quyền chọn Straddle ngắn hạn……………………………25 2.1.3.2 Chiến lƣợc quyền chọn Strangle ngắn hạn……………………………26 2.1.4 Kinh doanh quyền chọn trong điều kiện thị trƣờng có sự biến động mạnh về giá (Volatile Market)…………………………………………………………………… 27 2.1.4.1 Chiến lƣợc quyền chọn Straddle dài hạn……………………………... 28 2.1.4.2 Chiến lƣợc quyền chọn Strangle dài hạn……………………………... 29 2.2 Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trong phòng ngừa rủi ro …………………………. 31 2.2.1 Mua quyền chọn mua…………………………………………………………. 31 2.2.1.1 Mua quyền chọn mua để chốt giá mua cổ phiếu…………………….. 31 2.2.1.2 Mua quyền chọn mua để bảo vệ vị thế bán khống cổ phiếu………… 31 2.2.2 Mua quyền chọn bán………………………………………………………….. 32 2.2.2.1 Mua quyền chọn bán bảo vệ vị thế nắm giữ cổ phiếu dài hạn……….. 32 2.2.2.2 Mua quyền chọn bán để bảo vệ lợi nhuận chƣa thực hiện cho cổ phiếu đầu tƣ dài hạn………………………………………………………………………………. 32 2.2.3 Bán quyền chọn mua có phòng ngừa………………………………………… 32
  9. 2.2.4 Bán quyền chọn bán có phòng ngừa………….………………………………. 34 2.2.5 Quyền chọn mua và quyền chọn bán lai tạp…………………………………... 34 CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHO N THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ CẦN THIẾT ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHO N…………. 36 3.1 Thực trạng Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh…...…………………... 36 3.1.1 Giới thiệu về Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM……………………………. 36 3.1.2 Nhận diện rủi ro trên sở giao dịchh chứng khoán TP.HCM…………………...39 3.2 Giới thiệu thị trƣờng quyền chọn Chicago…………………………………………….. 43 3.2.1 Thị trƣờng quyền chọn Chicago………………………………………………. 43 3.2.2 Những thành phần tham gia giao dịch trên thị trƣờng quyền chọn …………... 44 3.2.2.1 Nhà tạo lập thị trƣờng…………….. ………………………………….44 3.2.2.2 Nhà môi giới trên sàn………………………………………………… 44 3.2.2.3 Nhân viên giữ sổ lệnh……………………………….………………... 44 3.2.2.4 Công ty thanh toán hợp đồng quyền chọn...………………………….. 45 3.2.2.5 Những nhà kinh doanh quyền chọn ngoài sàn ………………………. 45 3.2.3 Cơ chế giao dịch và thanh toán hợp đồng quyền chọn…………...…………… 46 3.2.3.1 Đặt lệnh mở ..……………………………………………………….... 46 3.2.3.2 Vai trò của trung tâm thanh toán.…………………………………….. 47 3.2.4 Yết giá quyền chọn……………………………………………………………. 47 3.2.4.1 Điều kiện niêm yết…………….……………………………………... 47 3.2.4.2 Quy mô hợp đồng……..,…….…………….…………………………. 48 3.2.4.3 Giá thực hiện…..……………………………………………………... 48 3.2.4.4 Ngày đáo hạn…………………………………………………………. 48 3.2.5 Các tài liệu cung cấp cho nhà đầu tƣ trƣớc khi tham gia giao dịch…………… 50 3.3 Bài học kinh nghiệm triển khai quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM……. 51 3.3.1 Những quy định chi tiết đối với hợp đồng quyền chọn chứng khoán………… 51 3.3.2 Hệ thống niêm yết……………………………………………………………... 51 3.3.3 Hệ thống công bố thông tin…………………………………………………… 52 3.3.4 Hệ thống quản lý giám sát …………………………………………………….. 52 3.3.5 Xây dựng tài liệu về quyền chọn để cung cấp cho các nhà đầu tƣ….………… 52 3.4 Sự cần thiết ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM……………... 53
  10. 3.4.1 Giảm thiểu rủi ro về lợi nhuận của các nhà đầu tƣ……………………………. 53 3.4.2 Gia tăng lợi nhuận từ việc kinh doanh quyền chọn chứng khoán…………...... 53 3.4.3 Cải thiện tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán……………................ 54 3.4.4 Tạo ra mục tiêu để các công ty niêm yết phấn đấu……………………………. 54 CHƢƠNG 4 : C C GIẢI PH P ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHO N ĐỂ KINH DOANH VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHO N TP.HCM................................................................................................................................. 55 4.1 Định hƣớng phát triển Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM…………………………... 55 4.1.1 Các mục tiêu phát triển SGDCK TP.HCM…………………………………… 55 4.1.2 Các giải pháp phát triển Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM………………... 56 4.2 Các giải pháp ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM…………… 58 4.2.1 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn chứng khoán…………...... 58 4.2.1.1 Đối với các nhà môi giới……………………………………………... 58 4.2.1.2 Đối với nhà đầu tƣ……………………………………………………. 58 4.2.1.3 Điều kiện về môi trƣờng pháp lý……………………………………... 59 4.2.1.4 Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật………………………………………… 60 4.2.1.5 Điều kiện về hệ thống thông tin và tuyên truyền……………………...60 4.2.2 Các giải pháp ứng dụng quyền chọn chứng khoán trong kinh doanh................ 61 4.2.2.1 Thiết lập danh sách các cổ phiếu đƣợc tham gia giao dịch trên thị trƣờng quyền chọn …………………………………………………………………………. 61 4.2.2.2 Cải thiện tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán……………... 62 4.2.2.3 Bảo vệ tính trong sáng và minh bạch của thị trƣờng chứng khoán…... 62 4.2.2.4 Giải pháp về tổ chức và quản lý sàn giao dịch quyền chọn………….. 63 4.2.2.5 Cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn của Nhà nƣớc…………………… 64 4.3 Các giải pháp hỗ trợ……………………………………………………………………. 64 4.3.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc………………………… 64 4.3.2 Đối với các công ty chứng khoán và các định chế tài chính trung gian………. 65 4.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực……………………………………………………….. 65 PHẦN KẾT LU N………………………………………………………………………… 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………..68
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu tổng quan Thị trường chứng khoán đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, nó là cầu nối tài chính giữa những người cần vốn và những người có vốn nhàn rỗi, nhằm huy động các nguồn vốn trung và dài hạn trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế, bên cạnh đó TTCK còn là nơi để các nhà đầu tư kinh doanh kiếm lời thông qua hoạt động mua đi bán lại các chứng khoán, tuy nhiên thì việc kinh doanh chứng khoán có rất nhiều rủi ro khiến cho các nhà đầu tư không an tâm, gây nhiều tổn thất cho nhà đầu tư và để hạn chế bớt rủi ro cho nhà đầu tư thì trên thị trường chứng khoán cần phải có các công cụ phái sinh, trong đó có quyền chọn chứng khoán, nó giúp ích cho các nhà đầu tư không chỉ trong việc phòng ngừa rủi ro mà còn có thể kinh doanh kiếm lời (tất nhiên là bản thân quyền chọn cũng có rủi ro) – đây chính là hai chức năng kinh tế quan trọng của công cụ quyền chọn, kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ tháng 7 năm 2000 đến nay, nó đã trải qua rất nhiều những biến động về giá chứng khoán, gây ra nhiều mất mát cho nhà đầu tư, vì vậy để phòng ngừa rủi ro và tạo thêm sản phẩm cho thị trường chứng khoán thì công cụ quyền chọn đóng một vai trò rất quan trọng và hết sức có ý nghĩa trong việc tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, hàng hóa mới cho thị trường và tăng thêm tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư, nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư từ việc kinh doanh quyền chọn trên thị trường chứng khoán. Đây chính là lý do khiến tác giả chọn đề tài “Ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của quyền chọn chứng khoán. - Nghiên cứu các chiến lược quyền chọn chứng khoán trong kinh doanh và phòng ngừa rủi ro và sự hình thành và phát triển công cụ quyền chọn ở thị trường quyền chọn chứng khoán Chicago – Mỹ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM. 1
  12. - Phân tích thực trạng SGDCK TP.HCM, nhận diện các loại rủi ro trên thị trường và từ đó đề xuất các giải pháp triển khai công cụ quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP. HCM. 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quyền chọn chứng khoán - Kinh nghiệm triển khai và ứng dụng quyền chọn chứng khoán của thị trường quyền chọn Chicago – Mỹ đề xuất các giải pháp trong việc ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM. - Đề tài không đi sâu vào việc định giá quyền chọn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và kết hợp các phương pháp so sánh, đối chiếu, liên hệ, tổng hợp để khái quát bản chất của vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, tạo thêm sản phẩm mới và cũng là để tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn cho thị trường, đồng thời cải thiện tính thanh khoản của thị trường. 6. Kết cấu của đề tài - Phần mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền chọn chứng khoán và phòng ngừa rủi ro trên TTCK - Chương 2: Vận dụng các chiến lược quyền chọn để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trong các điều kiện của thị trường. - Chương 3: Thực trạng SGDCK TP.HCM và sự cần thiết ứng dụng quyền chọn chứng khoán. - Chương 4: Các giải pháp ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên SGDCK TP.HCM. - Kết luận 2
  13. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Sự ra đời của quyền chọn Việc sử dụng quyền chọn trong một cố gắng bảo vệ các lợi ích kinh tế hay tài chính đạt được, được đề cập trong cuốn sách chính trị của Aristotle được xuất bản năm 332 trước công nguyên thì theo Aristotle, Thales là một triết gia và được cho là người sáng tạo ra quyền chọn. Thales không chỉ là nhà triết học lớn mà ông còn là nhà thiên văn học và nhà toán học. Để đáp lại lời chỉ trích rằng nghề của ông không đem lại giá trị. Thales đã sử dụng khả năng về thiên văn học của mình đọc các vì sao để dự báo về thời tiết. Kỹ năng này của ông đã cho phép ông tiên đoán được vụ thu hoạch Olive lớn trong năm tới. Tuy nhiên, Thales không đủ tiền để mua máy ép dầu Olive nên ông đã sử dụng số tiền ít ỏi của mình để mua quyền sử dụng các máy ép trong mùa thu hoạch chứ không mua các máy ép đó. Sở hữu cái quyền này đã cho Thales quyền sử dụng các máy ép trong mùa thu hoạch (hoặc ông có thể bán quyền sử dụng các máy ép dầu Olive của mình cho người khác mà nó cho ông lợi ích lớn hơn). Thales đã sáng tạo ra một hợp đồng quyền chọn đầu tiên. Người bán quyền cũng rất hạnh phúc vì ông ta có được thu nhập mà không cần quan tâm xem vụ mùa có thành công hay không. Thales đã chứng minh cho mọi người thấy rằng kiến thức triết học, thiên văn học và toán học của ông là rất có giá trị và đem lại những giá trị rất lớn cho bản thân và xã hội. Và quyền chọn tiếp tục phát triển trong các hợp đồng hoa tulip năm 1636 và hoa Tulip đầu tiên được nhập vào Châu Âu từ Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm của thập niên 1500s. Và đầu thế kỷ 17, hoa Tulip được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh vì vậy mà cầu bắt đầu vượt cung (Hà Lan được xem là nơi sản xuất hoa Tulip lớn nhất) người Hà Lan bắt đầu kinh doanh các quyền chọn hoa Tulip với số lượng lớn. Việc sử dụng quyền chọn thì không đắt đỏ như mua trực tiếp với số lượng lớn. Chiến lược quyền chọn này tỏ ra rất có lời và giá cả không leo thang nữa. 3
  14. Vào năm 1872, một nhà tài chính người Mỹ tên Rusell Sage đã phát minh ra các quyền chọn mua, quyền chọn bán cổ phiếu đầu tiên. Giống như các quyền chọn ngày nay, quyền chọn của Sage cho người mua quyền chọn quyền được mua hoặc bán một khối lượng cổ phiếu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Và theo dòng thời gian thì vào những năm đầu của thập niên 1900, một nhóm các công ty gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm một người bán sẵn sang muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới – người mang người mua và người bán đến với nhau – hoặc nhà kinh doanh – người thật sự thực hiện vị thế giao dịch. Mặc dù thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC) này có thể tồn tại, nhưng nó cũng có rất nhiều khiếm khuyết. Thứ nhất, thị trường này không cung cấp cho người nắm giữ quyền chọn cơ hội bán quyền chọn cho một người khác trước khi quyền chọn đáo hạn. Các quyền chọn được thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, và rồi thì chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng quyền chọn có rất ít thậm chí là không có tính thanh khoản. Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các Nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ quyền chọn tuyệt đối không may mắn. Thứ ba, chi phí giao dịch tương đối cao, một phần là do hai vấn đề trên. Và cho tới năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT), sàn giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hóa, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago Board Option Exchange (CBOE) và mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/04/1973. Các hợp đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong tháng 6/1977. CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng cách tiêu chuẩn hóa các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó đã làm tăng tính thanh khoản của thị trường. 1.2 Tổng quan về quyền chọn 4
  15. 1.2.1 Khái niệm quyền chọn Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Không giống như hợp đồng tương lai, quyền và nghĩa vụ của người mua và bán quyền chọn không cân xứng nhau. Người mua quyền chọn có quyền, còn người bán quyền chọn có nghĩa vụ. Gía phải trả cho quyền chọn thường được gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn. Thực chất của việc kinh doanh quyền chọn là đánh cược trên sự biến động giá cả của chứng khoán, nếu sự dự đoán của nhà đầu tư là chính xác thì NĐT có lời và ngược lại sẽ bị thua lỗ. Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa cơ sở với một mức giá xác định (hay còn được gọi là giá thực hiện - Strike price) và trong một thời hạn nhất định. Các hàng hóa cơ sở (Underlying assets) : Có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai. 1.2.2 Đặc điểm quyền chọn (Characteristics of options) - Vị thế mua là người mua quyền chọn có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền, còn vị thế bán là người phải thực hiện theo yêu cầu của người mua quyền. - Ngày thực hiện quyền là do người mua quyền quyết định trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn, nếu quá thời hạn thì quyền chọn mất hiệu lực, đối với quyền chọn kiểu Mỹ thì người mua quyền có thể thực hiện vào bất cứ ngày nào trong thời hạn của quyền chọn. Đối với quyền chọn kiểu Châu Âu thì ngày thực hiện quyền là ngày cuối cùng của quyền chọn (tức là vào ngày đáo hạn của quyền chọn). - Gía thực hiện – Strike price là giá đã được thỏa thuận đối với mỗi cổ phần theo đó thì chứng khoán cơ sở có thể được mua hoặc bán bởi người nắm giữ quyền chọn khi họ thực hiện hợp đồng quyền chọn. - Người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản phí – gọi là phí quyền chọn (option premium). 5
  16. - Phí quyền chọn có hai yếu tố chính là : Gía trị nội tại (Intrinsic value) và giá trị thời gian (Time value). + Gía trị nội tại của quyền chọn mua – Intrinsic Value (Call options) khi thị giá của cổ phiếu cở sở cao hơn giá thực hiện thì quyền chọn mua có lời – và số chênh lệch giữa thị giá và giá thực hiện chính là giá trị nội tại của quyền chọn mua. + Gía trị nội tại của quyền chọn bán – Intrinsic Value (Put options) nếu giá thị trường của chứng khoán cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện thì quyền chọn bán có lời – và số chênh lệch giữa thị giá và giá thực hiện chính là giá trị nội tại của quyền chọn bán. + Gía trị thời gian của quyền chọn – Time Value - trước khi đáo hạn, trong phí quyền chọn gồm hai phần, phần phí dôi dư ngoài giá trị nội tại của quyền chọn chính là giá trị thời gian của quyền chọn. Gía trị thời gian của quyền chọn được biết đến như là một lượng giá trị mà một nhà đầu tư sẵn lòng trả cho một quyền chọn lớn hơn phần giá trị nội tại với hy vọng rằng vào một lúc nào đó trước khi hết hạn thì giá trị của quyền chọn sẽ tăng lên vì sự thay đổi thuận lợi trong giá của chứng khoán cơ sở. Thời gian càng dài và các điều kiện thị trường hoạt động có lợi cho nhà đầu tư, thì giá trị thời gian càng tăng lên. 6
  17. - Các trạng thái của quyền chọn: + Đối với quyền chọn mua + Nếu giá thị trường của cổ phiếu lớn hơn giá thực hiện của cổ phiếu thì quyền chọn có lời – In the money – ITM. + Nếu giá thị trường của cổ phiếu nhỏ hơn giá thực hiện của cổ phiếu thì quyền chọn bị lỗ - Out of the money – OTM. + Nếu giá thị trường của cổ phiếu bằng giá thực hiện cổ phiếu thì quyền chọn mua hòa vốn – At the money – ATM. + Đối với quyền chọn bán + Nếu giá thị trường của cổ phiếu nhỏ hơn giá thực hiện của cổ phiếu thì quyền chọn bán có lời – In the money – ITM. + Nếu giá thị trường của cổ phiếu lớn hơn giá thực hiện của cổ phiếu thì quyền chọn bán bị lỗ - Out of the money – OTM. + Nếu giá thị trường của cổ phiếu bằng giá thực hiện của cổ phiếu thì quyền chọn bán hòa vốn – At the money – ATM. 1.2.3 Các dạng hợp đồng quyền chọn - Quyền chọn mua (Call Option) 7
  18. Quyền chọn mua cho người mua quyền được mua một số lượng cổ phiếu nhất định (thường một hợp đồng quyền chọn mua có số lượng là 100 cổ phiếu) trong một thời gian xác định – thời gian này có thể là 3,6, 9 tháng. Người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn một khoản phí, và được gọi là phí quyền chọn. Người mua quyền có thể thực hiện quyền vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn của quyền chọn (nếu là quyền chọn kiểu Mỹ) nếu quá thời hạn của quyền chọn mà người mua không thực hiện quyền thì quyền chọn trở lên vô hiệu. Minh họa : (Trong các trường hợp sau đây thì phải giả định là không có thuế, phí và chi phí giao dịch). Khi một nhà đầu tư mua một hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu XYZ (lúc này nhà đầu tư đang kỳ vọng về sự tăng giá của cổ phiếu XYZ trong tương lai) với số lượng là 100 cổ phiếu, giá thực hiện là 100USD/cổ phiếu trong vòng 3 tháng tới, vậy nhà đầu tư có thể bán 100 cổ phiếu này vào ngày bất kỳ trong vòng 3 tháng tới, giả sử người mua phải trả cho người bán quyền một khoản phí là 2USD/cổ phiếu hay 200USD/hợp đồng. Gỉa sử trong thời gian tới giá cổ phiếu XYZ tăng lên 120 USD/cổ phiếu thì khi đó nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền chọn là mua 100 cổ phiếu XYZ với giá là 100USD/cổ phiếu rồi sau đó đem bán ngoài thị trường với giá là 120USD/cổ phiếu. Như vậy lúc này nhà đầu tư đã lời 20USD/cổ phiếu và được tính như sau : (120USD x 100) - (100USD x 100) = 2000USD Trừ đi phí quyền chọn mua là : 2USD x 100 = 200USD Vậy số tiền lời thực của nhà đầu tư : 1800USD = 2000USD - 200USD - Quyền chọn bán (Put Option) Quyền chọn bán cho người mua quyền được bán một số lượng cổ phiếu (thường là 100 cổ phiếu/hợp đồng quyền chọn bán) nhất định trong một thời gian nhất định và người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản phí. Quyền chọn bán ngược lại với quyền chọn mua (nếu quyền chọn mua áp dụng cho nhà đầu tư kỳ vọng vào sự tăng giá cổ phiếu trong tương lai thì quyền chọn bán lại được các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự sụt giảm giá trong tương lai của cổ phiếu). 8
  19. Khi nhà đầu tư mua một hợp đồng quyền chọn bán cổ phiếu XYZ nào đó (có nghĩa là nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự sụt giá của cổ phiếu XYZ trong tương lai) với số lượng là 100 cổ phiếu với giá là 100USD/cổ phiếu, thời gian là 3 tháng, người mua quyền chọn bán phải trả một khoản phí là 2USD/cổ phiếu hay 200USD/hợp đồng. Gỉa sử một tháng sau giá cổ phiếu XYZ trên thị trường giảm xuống còn 80USD/cổ phiếu vậy lúc này nhà đầu tư sẽ mua 100 cổ phiếu XYZ trên thị trường với giá là 80USD/cổ phiếu và sau đó bán lại theo hợp đồng quyền chọn bán cũng 100 cổ phiếu XYZ này nhưng với giá là 100USD/cổ phiếu, vậy nhà đầu tư đã lời 20USD/cổ phiếu và được tính như sau : (100USD x 100) - (80USD x 100) = 2000USD Trừ đi phí quyền chọn là : 2USD x 100 = 200USD Số tiền lời thực của nhà đầu tư là : 1800USD = 2000USD - 200USD - Quyền chọn 2 chiều (Call and put options) Trong trường hợp giá cả của cổ phiếu biến động nhiều thì nhà đầu tư nên chọn quyền 2 chiều – nhà đầu tư sẽ mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro và kiềm lời, nếu trong trường hợp giá cả cổ phiếu trên thị trường tăng lên thì nhà đầu tư nên thực hiện quyền chọn mua và ngược lại nếu giá cổ phiếu trên thị trường giảm giá thì nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền chọn bán để kiếm lời. Tuy nhiên thì nhà đầu tư cũng phải quan tâm tới biên độ biến động giá, nếu biên độ biến động giá lớn thì việc kinh doanh quyền chọn mới có lời, còn nếu biên độ dao động hẹp hoặc không có sự biến động giá thì số tiền kiếm được sẽ không đủ bù đắp chi phí và sẽ bị thua lỗ. 1.3 Chức năng kinh tế của quyền chọn 1.3.1 Ứng dụng quyền chọn trong kinh doanh Cổ phiếu của công ty Z hiện đang giao dịch trên thị trường với mức giá 20.000đ/cổ phần. Nhà đầu tư dự đoán mức giá này sẽ tăng lên trong vòng 1 tháng tới. Gỉa sử quyền lựa chọn được niêm yết để giao dịch đối với cổ phiếu Z, nhà đầu tư có thể mua một quyền chọn mua cổ phiếu Z ở mức giá 20.000đ, với số lượng 100.000 cổ phiếu. Gỉa sử phí của quyền chọn là 2% giá trị hợp đồng tương đương với : 20.000đ x 100.000CP x 2% = 40.000.000đ 9
  20. Nhà đầu tư bỏ ra 40 triệu đồng để mua quyền chọn mua này. Sau một tháng cổ phiếu Z tăng lên 21.000đ/cổ phiếu vậy phần chênh lệch giá NĐT được hưởng là 100.000.000đ, trừ phí 40.000.000đ còn lại lãi ròng là 60.000.000đ. Như vậy trong vòng 1 tháng nhà đầu tư đã thu được khoản lợi nhuận là 60.000.000đ trên khoản đầu tư là 40.000.000đ, tương đương với lãi suất 150%. Nếu thay vì sử dụng quyền chọn, nhà đầu tư phải bỏ ra 2 tỷ đồng để mua 100.000 cổ phiếu Z sau 1 tháng giá tăng lên 21.000đ, nhà đầu tư bán cổ phiếu và thu được tiền lời là 100.000.000đ trên vốn đầu tư là 2 tỷ đồng tương đương mức lợi tức là 5%. 1.3.2 Ứng dụng quyền chọn phòng ngừa rủi ro Chức năng kinh tế quan trọng nhất của quyền chọn là nhằm cung cấp công cụ giảm thiểu rủi ro. Một người đang phải chịu rủi ro từ một sự thay đổi giá bất lợi có thể sự dụng các quyền chọn để loại trừ rủi ro đó. Một quyền chọn mua có thể được xem như là một công cụ đảm bảo một mức giá mua tốt (nếu giá thị trường của chứng khoán cao hơn mức giá thực hiện, quyền chọn sẽ giúp nhà đầu tư mua được chứng khoán tại mức giá thực hiện). Một quyền chọn bán sẽ đảm bảo một mức giá bán tốt (việc thực hiện quyền sẽ giúp cho nhà đầu tư bán chứng khoán ở mức giá thực hiện trong trường hợp giá thị trường của chứng khoán thấp hơn giá thực hiện). Như vậy, các quyền chọn có thể được xem như một công cụ phòng ngừa những sự thay đổi giá bất lợi. 1.4 Lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng quyền chọn Hầu hết trong các chiến lược mà các nhà đầu tư quyền chọn sử dụng để giới hạn rủi ro, nhưng đồng thời thì lợi nhuần tiềm năng cũng có giới hạn. Vì lý do này, các chiến lược quyền chọn không phải là những kế hoạch làm giàu nhanh chóng. Các giao dịch quyền chọn thường cần vốn ít hơn so với các giao dịch kinh doanh cổ phiếu nhưng lại đem lại tỷ suất sinh lợi cao hơn so với việc kinh doanh cổ phiếu. Thậm chí đối với các nhà đầu tư mà sử dụng quyền chọn trong các chiến lược đầu cơ, như là viết quyền chọn mua (bán quyền chọn mua) thường cũng không nhận được lợi nhuận cao. Lợi nhuận tiềm năng thì giới hạn trong phí quyền chọn mà họ nhận được từ mỗi hợp đồng, và lỗ tiềm năng là không giới hạn. Mặc dù vậy thì quyền chọn không phải dành cho mọi người và chúng là những sự lựa chọn linh hoạt nhất trong các lựa chọn đầu tư. Tùy 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0