intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

113
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng về khai thác, phát triển du lịch; hiện trạng về môi trường du lịch Đà Lạt dựa trên nhận định phát triển du lịch bền vững của các Tổ chức du lịch trên thế giới. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Đà Lạt trên cơ sở phát triển bền vững. Phân tích các mục tiêu để du lịch Đà Lạt phát triển theo hướng bền vững. Đề xuất, lựa chọn giải pháp để xây dựng môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững; đảm bảo cho ngành du lịch tiếp tục phát huy sự đa dạng, tính đặc thù của các nguồn lực tài nguyên du lịch nhưng không làm ảnh hưởng, suy thoái đến môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ NGUYỄN LÂM VŨ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ LẠT THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------------------- NGUYỄN LÂM VŨ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ LẠT THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học Tiến sĩ Malcolm McPherson Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tp. HCM, ngày 20 tháng 5 năm 2011. TÁC GIẢ Nguyễn Lâm Vũ
  4. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Chính sách công tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright này, tôi đã nhận được nhiều sự động viên, khuyến khích, giúp đỡ từ phía các Thầy Cô trong chương trình, bạn bè đồng nghiệp, đồng môn và người thân trong gia đình. Xin gửi lời cám ơn đến thầy Nguyễn Xuân Thành đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Tiến sĩ Malcolm McPherson và Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng đã hướng dẫn, góp ý chi tiết trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các anh chị công tác tại Sở Công thương Lâm Đồng, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Cục Thống kê Lâm Đồng đã phối hợp, hỗ trợ cho tôi hoàn thành luận văn. Nguyễn Lâm Vũ
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ TIẾNG ANH PHIÊN RA TIẾNG VIỆT ASEAN (Association of Southeast Asia Nations) Hiệp hội các nước Đông Nam Á. CANAVAN Tuyến du lịch đường bộ bằng phương tiện tự lái. EC Earth Council: Hội đồng Trái đất. FAM TRIP Familiarization Trip: du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị. GDP Gross Domestic Product: tổng sản phẩm quốc nội. MICE Meeting-Incentive-Conference-Event: Nghỉ dưỡng hội họp kết hợp du lịch. SWOT Strengths-Weaknesses-Opportunities-Threats: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc. UNWTO United Nation World Tourism Organization: Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hiệp quốc. WCED World Commission on Environment and Development: Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển. WTTC World Travel Tourism Council: Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới.
  6. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài .............................................................................................. 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận ............................................... 3 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3 1.3.2. Phương pháp tiếp cận ............................................................................. 3 1.4. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững..................................... 4 1.4.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững ............................................... 4 1.4.2. Khái niệm về môi trường du lịch ............................................................ 5 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH SWOT CHO DU LỊCH ĐÀ LẠT TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..................... 7 2.1. Thực trạng cung cầu và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của du lịch Đà Lạt................................................................................................ 7 2.1.1. Góc độ bền vững về kinh tế .................................................................... 7 2.1.2. Góc độ bền vững về môi trường ............................................................. 9 2.1.3. Góc độ bền vững về xã hội ................................................................... 11 2.2. Môi trường du lịch Đà Lạt .......................................................................... 12 2.3. Sự phát triển của ngành du lịch Đà Lạt ....................................................... 21 2.4. Những quan điểm về tác động của hệ thống thể chế, luật pháp lên phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt ................................................................................. 23 2.5. Phân tích SWOT cho ngành du lịch Đà Lạt từ góc độ phát triển bền vững .. 25 2.6. Mục tiêu đề ra để Đà Lạt phát triển du lịch bền vững .................................. 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 29 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ LẠT THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .......................................................................................................... 30 3.1. Những trở ngại đối với các mục tiêu phát triển du lịch bền vững ................ 30 3.2. Giải pháp phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững ........................... 30 KẾT LUẬN. .......................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 38 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 40 Phụ lục 2.2a. Tài nguyên rừng Đà Lạt. ............................................................... 40 Phụ lục 2.2b. Cây xanh nội ô Đà Lạt.................................................................. 42 Phụ lục 2.3a. Tóm lược một số kết quả hoạt động du lịch Đà Lạt thời gian qua. 44 Phụ lục 2.3b. Phân tích một số nét đặc thù của kiến trúc Đà Lạt. ....................... 50
  7. Phụ lục 3.2. Giải pháp chi tiết cho cây xanh Đà Lạt. .......................................... 54 Biểu 2.2c: Thu nhập bình quân hàng tháng theo giá thực tế của lao động trên địa bàn Tp. Đà Lạt ................................................................................................... 59 Biểu 2.2d: Nhiệt độ của thành phố Đà Lạt các tháng từ năm 2000 đến năm 2008 .......................................................................................................................... 60 Biểu 5a: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng từ năm 2000 đến nay .................. 61 Biểu 5b: Danh sách khách sạn sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt ...................... 62 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ ....................................................................... 69
  8. -1- CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, kinh tế du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch đạt 17,2%; thời gian lưu trú bình quân tăng từ 2,1 ngày (năm 2001) lên 2,4 ngày (năm 2009); thu hút được hơn 8.000 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch và 15.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Nhiều loại hình du lịch mới được hình thành để khai thác thế mạnh phát triển du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị - hội thảo, du lịch khám chữa bệnh; công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực du lịch đã được tăng cường.1 Trong quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2005-2015, Thủ tướng Chính phủ đã xác định “Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, một thành phố du lịch sinh thái, hội nghị - hội thảo và nghỉ dưỡng”. Với lợi thế so sánh về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan kiến trúc, con người… Đà Lạt có đầy đủ các đặc tính để hấp dẫn thu hút khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc khai thác hoạt động phát triển du lịch trong thời gian qua chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên du lịch sẵn có, chưa có chiến lược và các giải pháp tích cực để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững; đạt nhịp độ tăng trưởng cao; đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo tồn, nâng cấp và phát huy các giá trị tài nguyên để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và khả năng cạnh tranh lâu dài. Vì vậy, kinh tế du lịch càng phát triển càng có nguy cơ dẫn đến việc xuống cấp, suy thoái cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan đô thị và các giá trị tài nguyên nhân văn nên cần phải có giải pháp phát triển và bảo tồn, phát huy các giá trị của môi trường du lịch. 1 Số liệu do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cung cấp.
  9. -2- Trước yêu cầu nói trên, nhằm đảm bảo phát triển du lịch Đà Lạt bền vững về các góc độ kinh tế - môi trường - xã hội, tác giả chọn đề tài “Xây dựng môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững” làm luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành chính sách công của mình với mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương. 1.2. Mục tiêu đề tài Đề tài “Xây dựng môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững” là một hướng tiếp cận phát triển du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở đảm bảo các hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, của ngành du lịch địa phương và lợi ích kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương; song không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau; đồng thời đề tài nghiên cứu cũng nhằm trả lời cho câu hỏi chính sách đó là (1) Du lịch Đà Lạt phát triển theo hướng bền vững hay chưa? và (2) Giải pháp nào cho du lịch Đà Lạt phát triển theo hướng bền vững? Để trả lời câu hỏi này đề tài sẽ phân tích các vấn đề sau: - Đánh giá hiện trạng về khai thác, phát triển du lịch; hiện trạng về môi trường du lịch Đà Lạt dựa trên nhận định phát triển du lịch bền vững của các Tổ chức du lịch trên thế giới. - Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Đà Lạt trên cơ sở phát triển bền vững. - Phân tích các mục tiêu để du lịch Đà Lạt phát triển theo hướng bền vững. - Đề xuất, lựa chọn giải pháp để xây dựng môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững; đảm bảo cho ngành du lịch tiếp tục phát huy sự đa dạng, tính đặc thù của các nguồn lực tài nguyên du lịch nhưng không làm ảnh hưởng, suy thoái đến môi trường.
  10. -3- 1.3. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Giới hạn về không gian nghiên cứu: đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi địa bàn thành phố Đà Lạt hiện nay. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: môi trường du lịch có phạm trù nghiên cứu rộng, tổng hợp nhiều yếu tố và liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì vậy, với giới hạn về thời gian nghiên cứu và phạm vi thực hiện nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên hai nội dung cơ bản, đó là: môi trường cảnh quan thiên nhiên và môi trường xã hội - nhân văn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho kinh tế du lịch có điều kiện trở thành một ngành kinh tế quan trọng của địa phương, đặc biệt khi thành phố đã được mở rộng, nâng cấp thành đô thị loại 1, đề tài phân tích thêm và đề ra giải pháp của cảnh quan kiến trúc đô thị; vì đây là nội dung liên quan mật thiết góp phần tạo lập hình ảnh du lịch địa phương, tăng khả năng thu hút khách. Từ đó góp phần cho du lịch phát triển ổn định và bền vững. 1.3.2. Phương pháp tiếp cận Phương pháp tiếp cận chủ yếu dùng phương pháp định tính như phân tích hệ thống, mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp và phân tích mô hình SWOT trên cơ sở phát triển du lịch bền vững… theo hướng nghiên cứu tình huống những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch - dịch vụ, có minh hoạ, bổ trợ bằng số liệu. Sử dụng phương pháp tham khảo các tài liệu đã được nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực này; đồng thời kế thừa các số liệu đã được điều tra, tổng hợp từ nhiều cuộc điều tra chuyên ngành.
  11. -4- 1.4. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững 1.4.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững Trong bối cảnh phát triển hội nhập của đất nước với khu vực và quốc tế, sự suy giảm về tài nguyên môi trường, mức sống của người dân còn thấp và nhiều khó khăn, quan điểm về “phát triển bền vững” càng có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động du lịch trong điều kiện Việt Nam có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển nhanh du lịch và đặc tính xã hội hóa cao. Chính vì vậy, một trong những quan điểm phát triển chiến lược của du lịch Việt Nam là: “phát triển du lịch bền vững, theo định hướng Du lịch sinh thái và Du lịch Văn hóa - Lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”.2 Dựa trên những nguyên tắc phát triển bền vững, hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới (WTTC-World Travel Tourism Council), tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hiệp quốc (UNWTO-United Nation World Tourism Organization) và hội đồng Trái đất (EC-Earth Council) xây dựng chương trình Nghị sự 21 với 10 nguyên tắc hướng tới “phát triển du lịch bền vững”. Khái niệm phát triển bền vững trong du lịch được hiểu là: “hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của du khách, có quan tâm tới các lợi ích kinh tế trong dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương”. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và phát triển của du lịch luôn gắn liền với môi trường trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Bản thân sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển bền vững và ngược lại. 2 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 97/2002/QĐ- TTg ngày 22/7/2002.
  12. -5- Quan điểm về phát triển du lịch bền vững là sự cụ thể hóa quan điểm về phát triển bền vững trong lĩnh vực phát triển du lịch. Theo đó, muốn phát triển du lịch bền vững thì mọi hoạt động khai thác, quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu du lịch, cần quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường, duy trì sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai, góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương. 1.4.2. Khái niệm về môi trường du lịch “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Điều 4-Luật Du lịch, 2005). Các hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ tới môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn) như được nêu trong khái niệm: “Môi trường bao gồm các yêu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 3-Luật Bảo vệ môi trường, 2005). “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch” (Điều 4-Luật Du lịch, 2005). Hoạt động du lịch có mối quan hệ qua lại mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại làm thay đổi các đặc tính của môi trường. Sự tồn tại và phát triển của môi trường du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng liên kết tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Chính vì vậy, hoạt động du lịch liên quan chặt chẽ với môi trường theo nghĩa rộng: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch và ngược lại ở chừng mực nhất định, hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới tích cực hoặc tiêu cực. Như vậy, hoạt động du lịch và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có
  13. -6- thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Môi trường du lịch: những thành phần môi trường chính cần được chú trọng đề cập xem xét bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn. Trong đó, môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch; trong môi trường xã hội nhân văn thì các nhân tố chủ yếu cần được xem xét là hệ thống các thể chế chính sách có liên quan đến phát triển du lịch, tình trạng, mức độ bảo tồn phát triển các giá trị truyền thống - yếu tố được xem là quan trọng để thu hút khách du lịch; mức độ thân thiện của cộng đồng đối với sự hiện diện của khách du lịch; môi trường kinh doanh và chất lượng cuộc sống của cộng đồng; tình trạng (số lượng và chất lượng) của đội ngũ nhân lực du lịch. Như vậy, có thể thấy môi trường du lịch là khái niệm tổng hợp bao gồm yếu tố tự nhiên và văn hoá - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển du lịch.
  14. -7- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH SWOT CHO DU LỊCH ĐÀ LẠT TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 2.1. Thực trạng cung cầu và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của du lịch Đà Lạt Trong thời gian qua, ngành du lịch Đà Lạt đã đạt được một số thành tựu thể hiện qua tốc độ tăng trưởng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đóng góp ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động; đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 13-14%; trong đó, ngành du lịch - dịch vụ chiếm trên 73% trong tổng GDP của thành phố Đà Lạt.3 Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng hoạt động phát triển du lịch từ năm 1995 trở lại đây có thể nhận thấy một số vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững Đà Lạt - Lâm Đồng như sau. 2.1.1. Góc độ bền vững về kinh tế Vấn đề đặt ra đối với Đà Lạt về góc độ bền vững kinh tế là nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để phục vụ khách du lịch và thu hút sự quay trở lại thường kỳ của du khách. Điều này sẽ giúp cho Đà Lạt có nguồn thu ổn định và gia tăng bền vững lượng khách du lịch. Khách du lịch luôn là đối tượng mà ngành du lịch quan tâm bởi lượng khách tăng sẽ đồng nghĩa với việc tăng thu nhập du lịch, tăng khả năng đóng góp của ngành du lịch vào GDP của địa phương. 3 Số liệu do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cung cấp.
  15. -8- LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN ĐÀ LẠT TỪ NĂM 2000-2009 2500 2000 Ngàn lượt người 1500 1000 500 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Khách quốc tế Khách nội địa Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng. Tuy nhiên, một vấn đề cần đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững ở góc độ kinh tế là “chất lượng” nguồn khách. Thực tế diễn biến thị phần khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt - Lâm Đồng trong nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 1995 trở lại đây cho thấy ngành du lịch chỉ mới thu hút được nguồn khách quốc tế dao động từ 65 ngàn đến 75 ngàn và đến 2009 đạt hơn 100 ngàn lượt khách. Phần lớn đối tượng khách quốc tế đến từ các thị trường khác nhau: Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada), Châu Âu (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức…), Châu Á (ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…), khả năng chi trả của đối tượng này còn thấp, thời gian lưu trú bình quân ngắn; tỷ lệ khách quốc tế đến địa phương chỉ bằng 1/34 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Điều này dẫn đến doanh thu của ngành hạn chế. Đối với khách nội địa mặc dù số lượng tuyệt đối tăng (năm 2009 đạt hơn 2,5 triệu lượt). Nhưng thực tế, các đối tượng khách chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên và người dân đi du lịch, nghỉ mát vào các dịp lễ, tết hàng năm, có khả năng chi tiêu ở mức trung bình hoặc thấp, thời gian lưu trú ngắn (2,4 ngày). Điều này phản ánh rõ tính “bình dân” của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng hiện nay.4 4 Số liệu do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cung cấp.
  16. -9- Số ngày lưu trú của khách du lịch tại một số địa phương Ngày 3,0 2,5 2000 2,0 2009 1,5 1,0 0,5 0,0 Nha Sapa Hội An Đà Nẵng Huế Mũi Né Đà Lạt Trang Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Với tư cách là một ngành kinh tế, sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của du khách sẽ có khả năng bán với giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Như vậy, Đà Lạt vẫn hướng đến phục vụ du khách “bình dân” nhưng khi nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sẽ gia tăng thời gian lưu trú cũng như sự quay lại thường xuyên của du khách. Chính điều này sẽ giúp cho việc tăng thu nhập mà không cần tính đến việc phát triển sản phẩm để chỉ thu hút du khách “cao cấp”. 2.1.2. Góc độ bền vững về môi trường Đứng từ góc độ môi trường, hoạt động du lịch Đà Lạt đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, bởi sự suy thoái của môi trường, xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên, khí hậu. Trong khi đó, những tài nguyên này là lợi thế cạnh tranh của du lịch địa phương. Kinh tế nói chung, trong đó có kinh tế du lịch phát triển tất yếu sẽ dẫn đến tác động tiêu cực về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Môi trường suy thoái, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, mất đi bản chất gốc. Các dự án đầu tư về du lịch và công nghiệp đã khai phá đi nhiều rừng thông, cảnh quan thiên nhiên như dự án Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, các dự án sản xuất - chế biến
  17. -10- nông sản tại Đà Lạt, Lạc Dương. Khi đầu tư đã tàn phá hơn 70% lượng cây thông tại khu vực xây dựng dự án.5 Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2005-2009 trung bình rác thải tăng hàng năm là khoảng 6,51%/năm. So với năm trước, năm 2006 tăng 5,42%, năm 2007 tăng 9,99%, năm 2008 tăng 7,93% và năm 2009 tăng 2,7%. Một số loại chất thải rắn như chất thải công nghiệp, y tế chưa được điều tra hoàn chỉnh về số lượng và thành phần. Vấn đề này cũng đang gây sức ép đến môi trường du lịch Đà Lạt do đó công ty Công trình đô thị Đà Lạt đã đầu tư hệ thống đốt rác với công suất 120kg rác/giờ, hệ thống này chủ yếu xử lý rác thải y tế và một số rác thải nguy hại khác.6 Ô nhiễm không khí là mối đe doạ nghiêm trọng tới thiên nhiên, môi trường cũng như các hệ sinh thái, đã có nhiều bằng chứng cho thấy vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu và trái đất đang nóng lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần tuý là do dao động khí hậu của tự nhiên. Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng lớn đến con người. Theo dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng” của Cục Bảo vệ Môi trường (năm 2007), kết quả ước tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí tác động đến sức khỏe con người trung bình là 295.000 đồng/người/năm. Nếu tính cho Đà Lạt năm 2009 với 201.300 người dân thì thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí mỗi năm là 59,38 tỷ đồng. Bụi trong không khí hấp thụ nhưng tia sóng cực ngắn của mặt trời làm cho cây không lớn và khó nẩy mầm, những khu vực bị ô nhiễm bụi cây cối xơ xác, còi cọc không phát triển và có thể chết. Một trong những nguyên nhân mai anh đào tại Đà Lạt chết hàng loạt trong thời gian qua là do ô nhiễm của bụi phát sinh từ công việc nạo vét hồ Xuân Hương, xây dựng nhiều công trình công cộng trong trung tâm thành phố Đà Lạt. Để tận dụng điều kiện khí hậu của Đà Lạt cho ngành nông nghiệp phát triển song song với du lịch nhằm tối đa nguồn thu của tỉnh cần có sự quy hoạch khu vực 5 Số liệu do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cung cấp. 6 Số liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng cung cấp.
  18. -11- chế biến sau thu hoạch và giao dịch sản phẩm nông sản. Khu vực này cách trung tâm Đà Lạt để không ảnh hưởng đến môi trường chung của thành phố. 2.1.3. Góc độ bền vững về xã hội Mọi hoạt động phát triển chỉ bền vững nếu được sự ủng hộ của xã hội nói chung, của cộng đồng nơi diễn ra hoạt động đó nói riêng, hoạt động phát triển du lịch sẽ không nằm ngoài quy luật này. Đến nay, toàn thành phố Đà Lạt đã có 750 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số trên 11.000 phòng, sức chứa tối đa trên 35.000 khách/ngày-đêm. Trong đó có 68 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-5 sao, với 01 khách sạn 5 sao (Sofitel Dalat Palace: 43 phòng), 06 khách sạn 4 sao (Novotel Dalat, Golf3, Resort Hoàng Anh-Đà Lạt, Samy, Resort Ana Mandara Villas Dalat, Sài Gòn-Đà Lạt: 640 phòng), 03 khách sạn 3 sao (Cẩm Đô, Ngọc Lan, Vietsovpetro: 226 phòng) và 58 khách sạn tiêu chuẩn từ 1-2 sao (1.300 phòng). Trong đó, có hơn 90% cơ sở lưu trú thuộc quyền sở hữu và quản lý của tư nhân.7 Để làm đa dạng, phong phú các sản phẩm du lịch vấn đề đặt ra là cần phát triển các khu du lịch vệ tinh. Đây là các làng nghề truyền thống, các khu trung tâm mua sắm cũng như các làng du lịch sinh thái được tổ chức bài bản và chuyên nghiệp. Đà Lạt triển khai tổ chức kết nối các tour nội tỉnh, tập trung khai thác tiềm năng lợi thế và đặc thù như: du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hóa, công trình kiến trúc; du lịch lễ hội; tour tham quan các danh lam thắng cảnh; du lịch thể thao, dã ngoại, leo núi, săn bắn; tour du lịch sinh thái, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên; tour du lịch trở về chiến trường xưa, tham quan các di tích lịch sử-cách mạng; tour tham quan, mua sắm tại các vườn hoa, rau, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ; tour du lịch tham quan tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa, ẩm thực của đồng bào bản địa... hầu hết các tour du lịch hiện nay đều mang tính chất đặc thù có lợi thế so sánh đối với các địa phương lân cận trong vùng do đó có thể thu hút, liên kết khai thác khách một cách hiệu quả. Một thực tế đang diễn ra trong hoạt động du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững từ góc độ xã hội là đã xuất hiện những biến đổi trong sinh hoạt 7 Số liệu do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cung cấp.
  19. -12- cộng đồng nơi diễn ra hoạt động du lịch. Điều này dễ dàng nhận thấy ở nhiều điểm du lịch như: Sapa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), Xã Lát (Lạc Dương-Lâm Đồng)… dân địa phương thấy khách du lịch chụp hình là xin tiền, đòi tiền làm mẫu, trẻ em buôn bán nhỏ theo du khách; các lễ hội chỉ diễn ra khi du khách cho tiền hoặc xin tiền mới hoạt động như chợ tình, lễ hội cúng xin thần lửa; bán hàng rong, hàng lưu niệm, treo bán quần áo trước các khu điểm du lịch… đây thực sự là một vấn đề bức xúc đặt ra cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam nói chung, ở Đà Lạt-Lâm Đồng hiện nay. Trong thời gian qua, nhận thức xã hội về du lịch còn chưa đầy đủ và chưa nhất quán, ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành, địa phương có liên quan trong hoạt động phát triển du lịch. Vẫn còn tồn tại những vấn đề tiêu cực nổi cộm trong hoạt động kinh doanh du lịch: ép giá, chào kéo, đeo bám khách du lịch, các loại “cò” trong kinh doanh du lịch… từ đó ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch địa phương. Tại một bài báo viết về Đà Lạt (http://vietbao.vn/Xa- hoi/Co-mut-long-hanh-o-Da-Lat/45197590/157/) đã nêu lên hình ảnh cò tại các lò mứt đặc sản giành giựt khách, gây mất trật tự và an ninh. Một hệ quả kéo theo của các hoạt động ép giá, chào kéo là mất trật tự an ninh, tạo hình ảnh không tốt cho du lịch Đà Lạt. Mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành khắc phục tình trạng này bằng hình thức phạt trực tiếp người chào kéo, đồng thời thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở kinh doanh có hiện tượng ép giá, chào kéo, đeo bám. Tuy nhiên, đây là giải pháp tình thế mà không mang tính căn cơ. 2.2. Môi trường du lịch Đà Lạt Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
  20. -13- Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với sự gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường phát triển hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên… từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều trường hợp do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép rất lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường. Chính điều này làm cho du lịch phát triển thiếu tính bền vững. Những tác động tích cực và tiêu cực của việc phát triển du lịch lên môi trường tự nhiên và môi truờng xã hội nhân văn được thể hiện qua phần phân tích sau. Tác động tích cực Môi trường tự nhiên Tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nhờ khai thác những dự án phát triển du lịch cần đến các quỹ đất còn bỏ trống hoặc sử dụng không đạt hiệu quả. Phát triển các dự án du lịch sinh thái, dưới tán rừng dưới hình thức bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên như các dự án khu du lịch Phương Nam, Trúc Lâm Viên, Thung lũng Vàng… Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế trong những dự án phát triển du lịch tại các khu vực nhạy cảm (Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…) với các ranh giới được xác định cụ thể và quy mô khai thác hợp lý; Đà Lạt có những giải pháp cụ thể để bảo vệ vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tránh tình trạng khai thác gỗ, thiếc, mật ong rừng, động vật rừng của cư dân như trước đây. Nói đến Đà Lạt, trước hết phải nói đến tài nguyên rừng. Rừng của Đà Lạt có một ý nghĩa hết sức quan trọng, chính rừng quyết định sự sống còn của đô thị du lịch Đà Lạt. Ngoài ra, rừng còn là nhân tố quyết định đến môi trường sinh thái và nguồn nước dự trữ cho địa phương và cả khu vực. Với tầm quan trọng như vậy, nên Chính phủ đã xác định rừng ở Đà Lạt là rừng phòng hộ, cảnh quan. Yếu tố này đã làm cho thành phố Đà Lạt có tính hấp dẫn, lãng mạn, tạo nên tính đặc trưng riêng của một thành phố “hòa lẫn trong đồi núi và rừng thông”, tạo nên những cảnh quan đẹp và kỳ thú. (Xem thêm Phụ lục 2.2a. Tài nguyên rừng Đà Lạt và Phụ lục 2.2b. Cây xanh nội ô Đà Lạt).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2