intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ: Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:175

58
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà theo các tiêu chí kỹ thuật hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước bằng công nghệ tin học, cụ thể là ứng dụng bộ phần mềm ArcGIS 10.2.2 để thiết kế CSDL, phục vụ cho công tác quản lý nguồn nước trên dòng chính sông Đà nhằm mục đích là công cụ tốt nhất cho việc quản lý, điều chỉnh dự báo các vấn đề liên quan đến an ninh nguồn nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ: Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà

  1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC TỶ LỆ 1:100.000 PHỤC VỤ ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG ĐÀ CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ TRẦN THỊ THƠM HÀ NỘI, NĂM 2017
  2. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC TỶ LỆ 1:100.000 PHỤC VỤ ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG ĐÀ TRẦN THỊ THƠM CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ MÃ SỐ: 60520503 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH XUÂN VINH PGS.TS TRẦN DUY KIỀU HÀ NỘI, NĂM 2017
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Đinh Xuân Vinh Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS Trần Duy Kiều Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Doãn Hà Phong Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Tiến Thành Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày..........tháng..........năm 2017
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nào khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Hà Nội, Ngày 25 tháng 10 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Thị Thơm
  5. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học Khoa Trắc địa Bản đồ, chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ, khóa 1 tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Để thực hiện luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đinh Xuân Vinh và PGS.TS Trần Duy Kiều, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, cùng toàn thể các thầy, cô thuộc khoa Trắc địa - Bản đồ, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo một môi trường tốt cho chúng em hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và các đồng nghiệp, những người đó luôn bên tôi, khuyến khích, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận văn một cách tốt nhất. Xin trân trọng cảm ơn!
  6. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................... viii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................... x MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ...... 6 TÀI NGUYÊN NƯỚC ................................................................................. 6 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ................................................................6 1.1.1. Lịch sử phát triển của cơ sở dữ liệu ...........................................................6 1.1.2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý..............................................................................7 1.1.3. Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước ...................................................................8 1.2. VẤN ĐỀ AN NINH NGUỒN NƯỚC HIỆN NAY .......................................11 1.2.1. Hiện trạng an ninh nguồn nước ................................................................11 1.2.2. Định hướng quản lý tài nguyên nước .......................................................13 1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ...................................................17 1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................18 CHƯƠNG 2: NGHIÊN C ỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC TỶ LỆ 1:100.000 ........................................................ 25 2.1. KHÁI QUÁT NỘI DUNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC ...............................................................................................25 2.1.1. Mục đích của xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước............................25 2.1.2. Nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước ..................................25 2.1.3. Chuẩn hóa dữ liệu.....................................................................................27 2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC ........29 2.2.1. Rà soát, phân tích nội dung thông tin dữ liệu ....................................... 29 2.2.2. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu .................................................................30
  7. iv 2.2.3. Tạo lập dữ liệu cho danh mục dữ liệu, siêu dữ liệu .................................30 2.2.4. Tạo lập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu .............................................................30 2.2.5. Biên tập dữ liệu ........................................................................................32 2.2.6. Kiểm tra sản phẩm ....................................................................................32 2.3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC BẰNG PHẦN MỀM ARCGIS ......................................................................................33 2.3.1. Cấu trúc nội dung của cơ sở dữ liệu .........................................................33 2.3.2. Phương pháp nhập và xử lý dữ liệu ..................................................... 42 2.3.3. Khả năng ứng dụng của phần mềm ArcGIS ............................................44 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC TỶ LỆ 1:100.000 PHỤC VỤ ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG ĐÀ ....................................................... 47 3.1. KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU SỬ DỤNG..................................47 3.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.................................................................47 3.1.2. Tài nguyên nước trong khu vực nghiên cứu ................................................49 3.1.3. An ninh nguồn nước trên tiêu chí phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và phát triển thủy điện ........................................................................................................54 3.1.4. Tư liệu sử dụng ...........................................................................................59 3.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC TỶ LỆ 1:100.000 ............................................................................................. 60 3.2.1. Điều tra, thu thập, hệ thống hóa, tổng hợp và đánh giá nguồn dữ liệu hiện có ............................................................................................................................60 3.2.2. Khảo sát thực địa nhằm cập nhật, bổ sung và đánh giá độ chính xác của dữ liệu đã thu thập được .....................................................................................63 3.2.3. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu .................................................................65 3.2.4. Biên tập, chỉnh lý, chuẩn hóa dữ liệu và tạo lập dữ liệu cho CSDL ........68 3.2.5. Kiểm tra sản phẩm ....................................................................................75 3.3. NỘI DUNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC TỶ LỆ 1:100.000 ...76 3.3.1. Feature Dataset Tài nguyên nước: ............................................................77
  8. v 3.3.2. Feature Dataset Quy hoạch tài nguyên nước: ..........................................89 3.3.3. Feature Dataset Hiện trạngkhai thác tài nguyên nước: ............................99 3.3.4. Feature Dataset An ninh nguồn nước .....................................................115 3.4. ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC TỶ LỆ 1:100.000 .122 3.4.1. Đánh giá mức độ an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà ...........122 3.4.2. Đánh giá về cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà ..................................................126 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 130 PHẦN PHỤ LỤC
  9. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải thích đầy đủ. 1 CSDL Cơ sở dữ liệu. 2 BĐĐC Bản đồ địa chính. 3 TT-BTNMT Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Viết tắt từ: eXtensible Markup Language, ngôn 4 XML ngữ đánh dấu mở rộng. Viết tắt từ: Geographic Information Systems, hệ 5 GIS thống thông tin địa lý. Viết tắt từ: Database Management System, hệ 6 DBMS quản trị cơ sở dữ liệu. Viết tắt từ: Geographic marker language, ngôn 7 GML ngữ đánh dấu địa lý. 8 METADATA Siêu dữ liệu.
  10. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh mục các chuẩn xây dựng ................................................ 35 Bảng 2.2. Các tham số hệ quy chiếu VN-2000 ......................................... 38 Bảng 3.1. Đặc trưng các trạm thủy văn trên dòng chính sông Đà ............ 48 Bảng 3.2: Các Feature Class trong CSDL ................................................ 66
  11. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Hệ cơ sở dữ liệu .......................................................................... 6 Hình 1.2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý .............................................................. 8 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình xây dựng CSDL tài nguyên nước ................... 29 Hình 2.2. Mô hình chuyển đổi CSDL tài nguyên nước ............................ 43 Hình 2.3. Tham số khai báo kiểm tra lỗi .................................................. 44 Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà... 50 Hình 3.2. Thông tin các thủy điện lớn trên dòng chính sông Đà .............. 52 Hình 3.3. Độ phân giải thiết kế trong cấu trúc CSDL .............................. 68 Hình 3.4. Mô hình thiết kế cấu trúc GeoDatabase .................................... 67 Hình 3.5. Thủy hệ dạng vùng trong file trình bày .................................... 78 Hình 3.6. Thủy hệ dạng đường trong file trình bày .................................. 80 Hình 3.7. Đường biên giới địa giới trong file trình bày............................ 82 Hình 3.8. Địa phận lưu vực sông Đà trong file trình bày ......................... 84 Hình 3.9. Địa danh trong file trình bày ..................................................... 86 Hình 3.10. Trạm thủy văn trong file trình bày .......................................... 88 Hình 3.11. Thủy điện quy hoạch trong file trình bày ............................... 90 Hình 3.12. Quy hoạch sử dụng nước trong file trình bày ......................... 92 Hình 3.13. Hồ đập quy hoạch trong file trình bày .................................... 94 Hình 3.14. Thảm thực vật quy hoạch trong file trình bày ........................ 96 Hình 3.15. Nhãn thửa đất quy hoạch trong file trình bày ......................... 98 Hình 3.16. Thủy điện hiện trạng trong file trình bày .............................. 100 Hình 3.17. Hồ đập hiện trạng trong file trình bày................................... 102 Hình 3.18. Hiện trạng khai thác nguồn nước trong file trình bày........... 104 Hình 3.19. Ranh giới thửa đất hiện trạng trong file trình bày ................ 106 Hình 3.20. Vùng ranh giới thửa đất hiện trạng trong file trình bày ........ 108
  12. ix Hình 3.21. Khu công nghiệp trong file trình bày .................................... 110 Hình 3.22. Khu kinh tế trong file trình bày ............................................ 112 Hình 3.23. Nhãn thửa đất hiện trạng trong file trình bày........................ 114 Hình 3.24. Ranh giới an ninh nguồn nước trong file trình bày .............. 116 Hình 3.25. Vùng an ninh nguồn nước trong file trình bày ..................... 118 Hình 3.26. An ninh nguồn nước trong file trình bày .............................. 121 Hình 3.27. Hiển thị CSDL tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà trên file trình bày .................................................................................................. 125
  13. x TÓM TẮT LUẬN VĂN Họ tên học viên: Trần Thị Thơm. Lớp: CH1TĐ Khóa: 1. Cán bộ hướng dẫn: TS. Đinh Xuân Vinh. PGS.TS Trần Duy Kiều. Tên đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà. Tóm tắt: 1. Mở đầu Trong thế kỷ 21 nước được đánh giá là tài nguyên đứng thứ hai chỉ sau tài nguyên con người. Hiện nay, việc đảm bảo an ninh nguồn nước được xem là vấn đề quan trọng và cấp bách nhất, các nguồn nước sông ở nhiều nơi đang có nguy cơ bị suy giảm chất lượng, cạn kiệt, bồi lắng và nhiễm mặn dẫn đến việc cung cấp nước cho các mục đích khác nhau của con người ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Do vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước được thể hiện qua các tiêu chí cụ thể như phát triển bền vững, phát triển thủy điện, phát triển nông nghiệp… là các tiêu chí điển hình giúp cho việc dự báo nguồn nước sử dụng một cách hợp lý. Để đáp ứng với những nhu cầu cấp bách trên đòi hỏi phải có một cơ sở dữ liệu tài nguyên nước phục vụ cho việc quản lý, đánh giá và dự báo cho nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng này. Vì vậy, việc thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà với tiêu đề “Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà” là một nghiên cứu đi đúng hướng và là cơ sở dự báo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà trên tiêu chí phát triển cho thủy điện nói riêng và là cơ sở góp phần đánh giá nguồn tài nguyên nước trên cả lưu vực nói chung.
  14. xi Mục tiêu: Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà theo các tiêu chí kỹ thuật hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước bằng công nghệ tin học, cụ thể là ứng dụng bộ phần mềm ArcGIS 10.2.2 để thiết kế CSDL, phục vụ cho công tác quản lý nguồn nước trên dòng chính sông Đà nhằm mục đích là công cụ tốt nhất cho việc quản lý, điều chỉnh dự báo các vấn đề liên quan đến an ninh nguồn nước. 2. Các nội dung chính 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Để đạt được mục tiêu và nội dung đề tài của luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này bao gồm các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập, tổng hợp tư liệu gồm: + Thu thập các tài liệu đã có, các tài liệu chuyên môn, đề tài khoa học có liên quan đã được công bố, cập nhật các thông tin mới trên mạng, kế thừa các thành quả có liên quan đến nội dung của luận văn. + Phân tích nguồn dữ liệu thu thập được từ đó lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. - Phương pháp đánh giá và khai thác công nghệ gồm: + Đánh giá, so sánh các phương pháp nghiên cứu với các phương pháp thông thường khác. + Nâng cao độ chính xác của cơ sở dữ liệu. - Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu: Xây dựng, quản lý các thông tin hiện trạng của tài nguyên nước. Từ đó phân tích thông tin hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, khoa học nguồn tài nguyên này. - Phương pháp ứng dụng GIS gồm: + Các lớp thông tin được chiết tách từ bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được số
  15. xii hóa và chuẩn hóa đưa vào cơ sở dữ liệu. + Sử dụng công cụ của GIS để chồng xếp các lớp thông tin, kiểm tra độ chính xác giữa các thông tin. 2.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở, thực hiện theo các chuẩn dữ liệu và khái quát quy trình theo sơ đồ sau: Tìm hiểu về khu vực nghiên cứu và xác định mục đích của CSDL Thu thập tài liệu, bản đồ và thông tin cần thiết trong CSDL Xây dựng dữ liệu Phân loại và chuẩn hóa đối tượng thuộc tính địa lý theo cây thư mục đã thiết kế Chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu và biên tập dữ liệu không gian Nhập thông tin thuộc tính CSDL Tài nguyên nước
  16. xiii 3. Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà 3.1. Phạm vi nghiên cứu Sông Đà là chi lưu lớn nhất của sông Hồng, được bắt nguồn từ vùng núi Ngưu Sơn tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy vào nước ta tại huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu và hợp thành với sông Hồng tại Trung Hà cách thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ khoảng 12km về phía thượng lưu. Sông Đà có diện tích lưu vực 52.900km2, phần thuộc địa phận Việt Nam là 26.800km2, chiếm đến 50,7% diện tích toàn lưu vực. Nằm trong vùng núi Tây Bắc, diện tích phân bố chủ yếu tại tỉnh Lai Châu (96% diện tích), Sơn La (63% diện tích), Điện Biên (61% diện tích), Hòa Bình (35% diện tích), và khoảng 46% diện tích ở tỉnh Yên Bái (huyện Mù Cang Chải), Thanh Thủy, Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) và Hà Nội (Ba Vì) với tổng số dân sinh sống khoảng trên 2,2 triệu người. 3.2. Tư liệu sử dụng cho nghiên cứu Tư liệu sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà bao gồm: - Tài liệu bản đồ: + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu. + Bản đồ địa hình 2016 của cả nước theo tỷ lệ bản đồ 1:100.000. + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của vùng Trung Du miền núi. + Bản đồ chuyên đề các tỉnh vùng sông Hồng 2016. + Bản đồ về an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà trong đề tài: “Nghiên cứu về dòng chính sông Đà và an ninh nguồn nước lưu vực sông Đà” năm 2015: chỉ có dạng bản đồ in (chỉ xem được các dữ liệu chứ không sử dụng load dữ liệu được) bao gồm các dữ liệu về quy hoạch tài nguyên nước, hệ thống thủy văn, hiện trạng nguồn nước (lưu lượng chảy…).
  17. xiv - Tài liệu viết báo cáo: các báo cáo trên web về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các tỉnh trên dòng chính sông Đà; thông tin các công trình thủy điện lớn; chất lượng đất, nước trên dòng chính sông Đà; đặc điểm phong tục tập quán người dân xung quanh sông Đà; báo cáo, chuyên đề nghiên cứu về an ninh nguồn nước sông Đà; + Thông tư số 16/2009 – TT/BTNMT về “Quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường” năm 2009 do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; + Thông tư 07/2009/TT-BTNMT ngày 10/7/2009 về “Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính Phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về Tài nguyên và Môi trường”; 3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 Các tư liệu nêu trên được xử lý để xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm các lớp thông tin An ninh nguồn nước, Hiện trạng khai thác, Quy hoạch tài nguyên nước, Tài nguyên nước; được lưu trữ trong Geodatabase với cấu trúc được sắp xếp theo hình 3.1. Hình 3.1: Cấu trúc cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
  18. xv Sản phẩm cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trong ArcGIS được thể hiện: Hình 3.2: Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước (ArcGIS) 3.4. Nhận xét đánh giá mức độ an ninh nguồn nước trên lưu vực sông Đà. Dựa vào dữ liệu an ninh nguồn nước sông Đà được xây dựng trong cơ sở dữ liệu tài nguyên nước ta nhận thấy: - Mức độ ảnh hưởng nguồn nước tại các thành phố nơi tập trung dân cư đông đúc, gần các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn các tỉnh có công trình thủy điện lớn là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình đang trong trạng thái báo động, ảnh hưởng ở mức độ nghiêm trọng trên dòng chính sông Đà. - Trên địa bàn các tỉnh nghiên cứu trên dòng chính sông Đà, tỉnh Hòa Bình được đánh giá là mức độ an ninh ở trạng thái yếu nhất. Mức độ an ninh nguồn nước thể hiện theo cấp độ (vùng ảnh hưởng nghiêm trọng (cấp độ 1), vùng ảnh hưởng nhiều (cấp độ 2), vùng ảnh hưởng ít (cấp độ 3), dựa theo file trình bày hiển thị thì trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chủ yếu là cấp độ 1 và 2 tức là mức ảnh hưởng nghiêm trọng đang trong trạng thái cần báo động, chỉ có một phần ít diện tích nguồn nước bị ảnh hưởng ít. Như vậy, tỉnh Hòa Bình cần có biện
  19. xvi pháp cụ thể sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm và hiệu quả. Đưa ra hướng sử dụng nguồn nước cho các mục đích thủy điện và phát triển nông nghiệp rõ ràng, tránh lãng phí. Nâng cao trách nhiệm của cá nhân, của đơn vị và tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra để góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước cho khu vực nói riêng và cho dòng chính sông Đà nói chung. - Trong ba tỉnh còn lại Sơn La là tỉnh có nguồn nước đánh giá ở mức an toàn nhất, mức độ ảnh hưởng ít do vậy cần duy trì mức độ ổn định nguồn nước, góp phần tích lũy nguồn nước sử dụng cho dòng chính sông Đà, và xả nước đúng thời điểm cung cấp sự thiếu hụt nguồn nước cho các chi lưu trên dòng chính sông. Hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu xét về mức độ nghiêm trọng thì Điện Biên sẽ cần chú trọng đến vấn đầ an ninh nguồn nước nhiều hơn, bởi tại đây có khu kinh tế lớn tập trung lượng giao lưu buôn bán nhiều, trong tương lai mức độ an ninh nguồn nước sẽ tăng lên đáng kể, vì thế tỉnh này phải có các chủ trương chính sách sử dụng nguồn nước hợp lý ngay từ bây giờ. - Đáng kể đến là phần không đánh giá được nguồn nước đến tại địa bàn tỉnh Lai Châu, với phần diện tích khá rộng nằm ở thượng lưu trên dòng chính sông Đà. Với hệ thống sông ngòi khá dầy, cung cấp nguồn nước dồi dào từ thượng nguồn đổ về, tuy nhiên tại những nơi này lại không thể đánh giá được nguồn nước đến, đây sẽ là một trong những vấn đề cần được nghiên cứu phát triển kĩ lưỡng trong các nghiên cứu sau. - An ninh nguồn nước trên tiêu chí phát triển nông nghiệp: với thảm thực vật trên dòng chính sông Đà khá phong phú, trải dài duyên suốt trên địa bàn 6 tỉnh trong khu vực nghiên cứu có sản lượng cung cấp lương thực hàng năm khá lớn. Do vậy vấn đề cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp cần phải được chú trọng hơn, đặc biệt là tập quán canh tác, cần loại bỏ các tập quán canh tác lạc hậu, nâng cao khoa học kĩ thuật, để giảm thiểu tối đa chất lượng
  20. xvii nguồn nước cũng như triển khai thêm các hệ thống tưới hợp lý nhưng vẫn đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà. - An ninh nguồn nước trên tiêu chí phát triển thủy điện: với nguồn nước dồi dào, dòng chính sông Đà là lưu vực có triển vọng lớn phát triển ngành công nghiệp điện năng. Hiện nay các công trình thủy điện lớn đang nằm trên dòng chính sông Đà; tuy nhiên, dựa theo mức độ an ninh nguồn nước đã phân tích ở trên thì việc phát triển nguồn năng lượng này phải đảm bảo hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm nguồn nước và có biện pháp cụ thể, đặc biệt là xây dựng hệ thống hồ chứa liên hoàn phục vụ tối đa việc cung cấp lượng nước thiếu hụt vào mùa mưa. 4. Kết luận An ninh nguồn nước đang trở thành một trong những thách thức lớn cho tương lai. Bên cạnh những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, tác động tiêu cực của các chính sách phát triển bền vững và quy hoạch thiếu tầm nhìn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thách thức này. Thông qua phần mềm ArcGIS 10.2.2 đề tài đã xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà, đảm bảo cung cấp cho nhà quản lý, thống kê và dự báo an ninh nguồn nước với tỷ lệ bản đồ 1:100.000. Là bước đầu hình thành nên cơ sở dữ liệu tài nguyên nước cơ bản, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững. Phân tích kết quả đạt được trong nghiên cứu cho thấy lưu lượng nước và cấp độ ảnh hưởng có vai trò hết sức quan trọng trong đánh giá mức độ an ninh nguồn nước. Những khu vực có nguồn nước bị ảnh hưởng ở mức độ nghiêm trọng tập trung chủ yếu ở những vùng có dân cư đông đúc, là nơi có các cụm công nghiệp, kinh tế lớn hoặc có thảm thực vật dày. Trong khi đó, diện tích các khu vực có mức độ ảnh hưởng ít tập trung chủ yếu tại những nơi dân cư thưa thớt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2