intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

47
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của luật thực định về hủy bỏ di chúc, thực tiễn áp dụng luật thực định để giải quyết các tranh chấp về hủy bỏ di chúc trong hoạt động xét xử của tòa án. Qua đó tìm ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để nêu phương hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo di chúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG QUÝ HỦY BỎ DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ MÃ SỐ CN: 60380103      
  2. Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TIẾN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Quang Quý – là tác giả Luận văn Thạc sỹ luật học với đề tài “Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam”, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Tiến – Phó Trưởng khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả của quá trình tự bản thân nghiên cứu, thực hiện, không trùng lắp với các công trình khoa học đã công bố. Các thông tin trong luận văn là hoàn toàn khách quan, trung thực; các trích dẫn đúng nguồn tài liệu đã tham khảo. Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ Nguyễn Quang Quý      
  3.      
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TT 81 Thông tư số 81-TANDTC ngày 24-7-1981 UBND Ủy ban nhân dân      
  5.   MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2. Tình hình nghiên cứu..................................................................................... 3. Mục đích nghiên cứu đề tài........................................................................... 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu 4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.2. Phương pháp nghiên cứu Chương 1. Các trường hợp hủy bỏ di chúc và điều kiện hủy bỏ di chúc 1.1. Các trường hợp hủy bỏ di chúc 1.1.1. Hủy bỏ minh thị 1.1.2. Hủy bỏ mặc nhiên 1.1.2.1. Hủy bỏ mặc nhiên bằng việc lập di chúc khác 1.1.2.2. Hủy bỏ mặc nhiên bằng giao dịch khác di chúc 1.1.2.3. Hủy bỏ mặc nhiên sau một thời hạn luật định 1.1.3. Hủy bỏ toàn bộ, hủy bỏ từng phần 1.1.4. Hủy bỏ bằng cách hủy hoại ( xé, đốt…) di chúc 1.2. Điều kiện hủy bỏ Chương 2. Hệ quả và các phương thức xử lý đối với di chúc bị hủy bỏ 2.1. Hệ quả người được chỉ định thừa kế theo di chúc không được hưởng di sản 2.1.1. Xác định phần di chúc bị hủy bỏ (không phát sinh hiệu lực). 2.1.2. Những trường hợp cá biệt . 2.2. Các phương thức xử lý tài sản đã nhận nhưng di chúc đã bị hủy bỏ 2.2.1 Kiện đòi di sản 2.2.2. Thi hành án 5. Kết luận 5    
  6.   6. Tài liệu tham khảo PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tự do lập di chúc là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế nhằm bảo đảm quyền lập di chúc. Một di chúc được lập hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc tự do, tự nguyện sẽ có hiệu lực pháp luật làm phát sinh quyền thừa kế của người thừa kế theo di chúc. Cũng trên nguyên tắc tự do di chúc, người để lại tài sản không có quyền lập di chúc mà còn có thể tự mình hủy bỏ di chúc đã lập. Cũng như việc lập di chúc, việc hủy bỏ di chúc cũng phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định, nhất là các điều kiện về hình thức, sự tự nguyện của người lập di chúc. Mặc dù việc hủy bỏ di chúc là do ý chí tự do, tự nguyện của người để lại di sản, nhưng do di chúc có tính chất chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết, cũng như những hệ quả tiêu cực của việc hủy bỏ di chúc làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền của những người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc, nên vấn đề hủy bỏ di chúc được pháp luật chú trọng quy định, như các quy định về điều kiện hủy bỏ, hiệu lực hủy bỏ di chúc… Qua tìm hiểu sơ bộ thực tiễn xét xử tại Việt Nam hiện nay cho thấy, các tranh chấp về thừa kế nói chung và tranh chấp về hủy bỏ di chúc nói riêng có xu hướng ngày càng tăng trong thực tế với tính chất ngày càng phức tạp. Sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp tòa án, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế của các cá nhân là những yếu tố làm cho tranh chấp về thừa kế theo di chúc ngày một tăng đồng thời làm cho các vụ kiện tranh chấp về thừa kế bị kéo dài, không dứt 6    
  7.   điểm. Hơn nữa, khi đời sống vật chất của con người càng cao, người ta càng nghĩ đến việc định đoạt tài sản như thế nào trước khi chết thông qua việc lập di chúc, nhưng quyền tự định đoạt của người lập di chúc có thể thay đổi theo thời gian, có thể cho người này nhưng hủy bỏ cho người khác là quyền của họ. Tuy vậy, nếu không hiểu rõ những quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc để nhận thức được quyền định đoạt tài sản của mình chỉ được thực hiện trong phạm vi nào, khi lập di chúc cần phải tuân thủ những điều kiện gì thì việc để lại thừa kế theo di chúc của họ lại là nguyên nhân làm bùng phát tranh chấp giữa những người thừa kế của họ về sau này. Việc định đoạt tài sản của người lập di chúc không đúng phạm vi luật định có thể còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của một số người khác dẫn đến những tranh chấp như đã và đang xảy ra trong thực tế là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến truyền thống đạo đức đã có từ lâu đời của dân tộc. Tính chất phức tạp của vấn đề hủy bỏ di chúc không chỉ thể hiện ở thủ tục hủy bỏ, hệ quả pháp lý của việc hủy bỏ, mà còn thể hiện ở mức độ tranh chấp khá phổ biến trong thực tiễn, do có sự khó khăn trong việc phân biệt sự hủy bỏ di chúc với các trường hợp khác, hoặc có nhiều khả năng những người thừa kế ngụy tạo sự hủy bỏ di chúc, hoặc tại thời điểm hủy bỏ di chúc, người để lại tài sản không còn đủ điều kiện về minh mẫn, sức khỏe, tự nguyện trong việc hủy bỏ di chúc… nên thực tế đã có nhiều tranh chấp phát sinh trong thực tiễn rất phức tạp, khó giải quyết. Thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng là một vấn đề thuộc về đời sống dân sự đã có từ lâu đời và tương đối quen thuộc đối với nhân dân ta. Tuy nhiên, để xác định di chúc nào bị hủy bỏ và thể hiện nguyện vọng chính đáng của người để lại di chúc, tránh việc đem di chúc đã hủy bỏ để phân chia di sản không đúng nguyện vọng của người để lại di sản thừa kế là việc hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật: "Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam" là sự cần thiết trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật về thừa kế trong đại bộ phận nhân dân ta. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về Giáo trình và Sách bình luận chung: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế (TS. Lê Minh Hùng – CB), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam; Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Dân 7    
  8.   sự, tập 1, Nhà xuất bản Công an nhân dân … Nội dung của cả hai quyển giáo trình có dành một phần nhỏ để trình bày về vấn đề hủy bỏ di chúc, nhưng đây chỉ là những nội dung cơ bản, mang tính giáo khoa về vấn đề hủy bỏ di chúc nhìn góc độ pháp luật thực định. Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2013) Bình luận khoa học BLDS năm 2005, tập 3, Hoàng Thế Liên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Sách đã bình luận từng điều luật, trong đó có phân tích về vấn đề thừa kế theo di chúc. Bình luận đã đề cập tương đối rõ ràng và cụ thể về điều khoản của BLDS năm 2005 quy định về hủy bỏ di chúc, chỉ dừng lại ở vấn đề phân tích về vấn đề thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản, nhưng nội dung của sách chỉ bình luận trực tiếp điều khoản về sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc, không đề cập tới việc giải quyết tranh chấp về hủy bỏ di chúc trong thực tiễn pháp lý hiện nay. Nhóm sách chuyên khảo gồm có: Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học- Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam. Trong công trình này, các tác giả bình luận về điểm mới trong quy định về vấn đề thừa kế theo di chúc nói chung, theo quy định của BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015. Trong sách, các tác giả không phân tích sâu vấn đề hủy bỏ di chúc. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh là một công trình khá chuyên sâu nhưng lại nghiên cứu về thừa kế nói chung. Trong công trình khoa học này, tác giả có nghiên cứu về thừa kế theo di chúc tại chương thứ hai với tiêu đề: Di chuyển di sản theo ý chí nhưng chỉ là một phần nhỏ so với toàn bộ công trình. Trần Thị Huệ (2011) Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. Trong tác phẩm này mặc dù các tác giả đã đi sâu phân tích, tìm hiểu về di sản thừa kế, nhưng vấn đề hủy bỏ di chúc cũng chưa được phân tích, đánh giá sâu. Tuy nhiên, cuốn sách này là nguồn tư liệu quý báu để tác giả nghiên cứu, tham khảo thực hiện đề tài này. - Phạm Thị Thảo (2015), Tìm hiểu các quy định pháp luật về di chúc, thừa kế và tài sản vợ chồng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. Cuốn sách đã nghiên cứu về thừa kế phụ thuộc vào việc có di chúc hay không, nội dung di chúc ra sao, di sản 8    
  9.   thừa kế trong di chúc của một người hay di chúc chung của vợ chồng… Hoặc tài sản riêng, chung của vợ chồng có liên quan gì đến việc lập di chúc riêng hoặc chung, việc phân chia di sản thừa kế của vợ hoặc chồng trong khối tài sản chung vợ chồng khi một người chết trước...cũng chưa làm rõ các trường hợp di chúc bị hủy bỏ. Ngoài các tác giả và các công trình kể trên, cuốn: "Chế độ hôn sản và thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam" của Nguyễn Mạnh Bách (Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh) cũng là một công trình khoa học có liên quan đến vấn đề thừa kế theo di chúc. Trong công trình khoa học này, tác giả có đề cập một cách khái lược đến thừa kế theo di chúc bằng một số trang viết nhưng lại dựa vào quy định của BLDS Cộng hòa Pháp, BLDS Bắc Kỳ 1931, BLDS Trung Kỳ 1936 và các án lệ đã được giải quyết trong chế độ cũ để so sánh với các quy định trong Pháp lệnh thừa kế của nước ta. Nhóm các bài báo trên các tạp chí: Lê Minh Hùng (2006), “Một số bất cập trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ -chồng”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4, tr. 35. Bài viết cũng xác định huỷ bỏ di chúc là một quyền của người lập di chúc nhưng tác giả khai thác dưới góc độ là di chúc chung của vợ chồng, nêu những bất cập khi huỷ bỏ di chúc chung của vợ chồng. Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở những vấn đề bất cập, chưa phân tích sâu, có hệ thống về vấn đề huỷ bỏ di chúc của tất cả các chủ thể khác. - Nguyễn Đình Huy (2001) “ Quyền thừa kế trong luật la mã cổ đại”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 4. Bài viết nghiên cứu Luật La Mã cổ đại, trong luật La Mã cổ đại đã xác định người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ di chúc bất kỳ lúc nào. Nếu có người lập nhiều di chúc thì di chúc sau có giá trị hơn di chúc trước. Đây là những tư tưởng mà Bộ luật dân sự nước ta đã tiếp thu từ Luật La Mã cổ đại, song bài viết cũng không phân tích sâu về vấn đề huỷ bỏ di chúc. Tưởng Bằng Lượng (2001) “ Giải quyết các tranh chấp thừa kế tại tòa án trong thời gian vừa qua. Tạp chí Khoa học pháp lý số 4. Bài viết nêu thực tiễn xét xử những trường hợp huỷ bỏ di chúc, di chúc giả mạo là cơ sở để Toà án bác di chúc. Phạm Văn Tuyết (1997) “ Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc”, Tạp chí Luật học số 6. Bài viết phân tích thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm 9    
  10.   người lập di chúc chết. Căn cứ để xác định ngày "người lập di chúc đã chết". Cần xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc theo ý chí của người lập ra nó. Tuy nhiên cũng chưa phân tích sâu về hủy bỏ di chúc. Những bài viết trên cũng phân tích sâu về vấn đề thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, xác định rõ khái quát những vấn đề bất cập của pháp luật, đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể, song cũng không phân tích kỹ vấn đề hủy bỏ di chúc. Với tình hình trên, có thể nói rằng kể từ khi BLDS Việt Nam được ban hành, đề tài: " Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam" là một luận văn nghiên cứu riêng và chuyên sâu về di chúc và là một đề tài hoàn toàn độc lập, không có sự trùng lặp với bất cứ một công trình nào của người khác. Tuy nhiên, để hoàn thành đề tài này chúng tôi có sử dụng một số bài viết đã được đăng trên các tạp chí, đồng thời có sử dụng và phát triển một số tư tưởng trong luận văn thạc sĩ mà mình đã thực hiện trước đây. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của luật thực định về hủy bỏ di chúc, thực tiễn áp dụng luật thực định để giải quyết các tranh chấp về hủy bỏ di chúc trong hoạt động xét xử của tòa án. Qua đó tìm ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để nêu phương hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo di chúc. Với mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến hủy bỏ di chúc làm cơ sở để nghiên cứu các phần tiếp theo của luận văn. Với nhiệm vụ này, chúng tôi xây dựng các khái niệm khoa học về di chúc, hệ quả pháp lý của việc hủy bỏ di chúc v.v... Qua đó phân tích để tìm ra mối liên hệ biện chứng và sự khác nhau giữa chúng. Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về hủy bỏ di chúc. Với nhiệm vụ này, luận văn phân tích các quy định của BLDS, tìm hiểu mục đích, cơ sở của các điều luật nhằm đưa ra cách hiểu điều luật mang tính khoa học và phù hợp với thực tiễn nhất. Luận văn cũng tìm ra những bất cập, thiếu khoa học, thiếu chính xác trong quy định của pháp luật có liên quan về hủy bỏ di chúc làm tiêu đề cho 10    
  11.   hướng hoàn thiện các quy định của BLDS và các quy định của pháp luật có liên quan. Đánh giá thực tiễn xét xử trong việc giải quyết các tranh chấp về hủy bỏ di chúc làm luận cứ đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của BLDS về hủy bỏ di chúc và các quy định của pháp luật có liên quan. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu 4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu là pháp luật Việt Nam về hủy bỏ di chúc và có so sánh (ở diện hẹp) về hủy bỏ di chúc của Cộng hòa Pháp, Nhật bản. Các bản án được trích dẫn chủ yếu của TANDTC, TAND thành phố Hồ Chí Minh, vụ việc xảy ra ở các địa phương trong nước. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật về hủy bỏ di chúc theo quy định của BLDS năm 2015 và có đối chiếu với quy định trước đó về vấn đề này tại Việt Nam. Về nội dung: Luận văn không nghiên cứu di chúc nói chung mà chỉ tập trung làm rõ quy định về hủy bỏ di chúc theo quy định của BLDS năm 2015 gồm các vấn đề: Chủ thể hủy bỏ di chúc, thời điểm di chúc bị hủy bỏ, hệ quả pháp lý của việc hủy bỏ di chúc. Ngoài ra, luận văn phân tích về các tranh chấp thừa kế có liên quan đến hủy bỏ di chúc. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Pháp luật chỉ mang tính khả thi khi quy định của nó phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội. Khi pháp luật phù hợp sẽ tác động tích cực vào đời sống xã hội và định hướng cho xã hội phát triển, ngăn chặn và loại trừ các mặt tiêu cực của xã hội. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, bởi chúng tôi luôn nhận thức rõ pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội được hình thành từ một cơ sở hạ tầng nhất định, là tấm gương phản chiếu xã hội và ngược lại, xã hội là cơ sở thực tiễn của pháp luật. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân 11    
  12.   tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp logic pháp lý, phương pháp chứng minh, phương pháp tổng hợp tác giả sử dụng tại Chương 1: Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các quy định hủy bỏ di chúc, trong đó làm sáng tỏ vấn đề hủy bỏ di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam trong BLDS năm 2005 (có so sánh, đối chiếu với BLDS năm 2015, pháp luật Nhật bản) và các văn bản pháp luật có liên quan, so sánh với pháp luật của một số nước. Phương pháp phân tích, phương pháp logic pháp lý dùng để làm rõ các quy định của pháp luật, chỉ ra các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng tác giả sử dụng phương pháp phân tích điều luật. Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh cho từng nhận định của tác giả. Phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để rút lại vấn đề, đưa ra quan điểm cá nhân về từng vấn đề, phương pháp này được sử dụng ở tiểu mục, ở phần kết luận của từng chương và kết luận của luận văn để đối chiếu và so sánh những quy định mới của BLDS về hủy bỏ di chúc với những quy định trong các văn bản pháp luật trước đây, cũng như các quy định trong pháp luật một số nước trên thế giới nhằm làm rõ sự tương đồng của pháp luật nước ta . - Phương pháp diễn giải, phương pháp chứng minh, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic pháp lý được tác giả sử sụng tại Chương 2: Phương pháp diễn giải khi trình bày các nội dung của Luận văn. Phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để rút lại vấn đề, đưa ra quan điểm cá nhân về từng vấn đề, phương pháp này được sử dụng ở tiểu mục, ở phần kết luận của từng chương và kết luận của Luận văn. Phương pháp chứng minh ở chương này được sử dụng để chứng minh cho từng nhận định của tác giả. Phương pháp phân tích bản án, phương pháp logic pháp lý được sử dụng nhằm làm rõ các vấn đề pháp lý trong các bản án có liên quan đến đề tài của Luận văn, đồng thời đánh giá việc áp dụng pháp luật trong bản án. Mặt khác, chúng tôi cũng sử dụng các số liệu thống kê về thực tiễn xét xử tranh chấp về thừa kế của ngành tòa án và khảo sát thực tế công tác xét xử tranh chấp về thừa kế theo di chúc của các Tòa án cấp quận, huyện, TANDTC để nắm bắt tình hình áp dụng các quy định về thừa kế theo di chúc của BLDS trong thực tiễn xét xử của các cơ quan này. 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục bản án đính kèm, nội dung luận văn gồm 02 chương chính sau: 12    
  13.   Chương 1: Các trường hợp hủy bỏ di chúc và điều kiện hủy bỏ di chúc Chương 2: Hệ quả và các phương thức xử lý đối với di chúc bị hủy bỏ Chương 1 CÁC TRƯỜNG HỢP HỦY BỎ DI CHÚC VÀ ĐIỀU KIỆN HỦY BỎ DI CHÚC 13    
  14.   1.1. Các trường hợp hủy bỏ di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết1. Hoặc có định nghĩa khác: Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người (người để lại di sản) nhằm định đoạt toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc một phần tài sản của mình sẽ được chuyển giao cho một hoặc nhiều người sau khi người đó chết2. Theo Điều 390 Quốc triều hình luật thì cha mẹ nhiều tuổi về già phải có trách nhiệm lo làm chúc thư để lại tài sản cho con cái, quy định này nhằm tránh sự tranh chấp tài sản về sau. Di chúc được lập dưới dạng văn bản gọi là chúc thư. Người có tài sản có thể tự viết chúc thư trong trường hợp không biết chữ thì chúc thư có thể nhờ xã trưởng viết thay và chứng thực (Điều 366 Quốc triều hình luật). Trong trường hợp chúc thư không tuân thủ hình thức do pháp luật quy định thì sẽ không có giá trị pháp lý lúc đó di sản thừa kế được chia theo pháp luật. So với thời Lê, thời Nguyễn mà cụ thể là trong bộ Hoàng Việt Luật Lệ có rất ít chế định liên quan đến thừa kế. Tuy nhiên, những nguyên tắc về quan hệ tài sản và thừa kế cơ bản vẫn tương tự như luật thời nhà Lê nhưng đối với thừa kế theo di chúc thì trong Hoàng Việt Luật Lệ lại không quy định về hình thức của di chúc mà chỉ có quy định về người thừa kế theo di chúc có quyền nhận di sản sau khi cha mẹ chết (mục 10 quyển 6 Hộ Luật). Điều 321 Bộ Dân luật Bắc Kỳ quy định người vợ không có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản riêng của mình nếu không được người chồng đồng ý. Người cha có thể lập chúc thư để định đoạt tài sản của mình tùy theo ý mình, nhưng phải giữ quyền lợi cho người vợ chính. Người lập chúc thư có thể truất quyền thừa kế của một hay nhiều người trong những người được thừa kế. Việc truất quyền thừa kế phải lập thành văn bản do viên quản lý văn khế lập hoặc do lý trưởng nơi cư trú của người lập chúc thư. Chúc thư phải làm thành văn bản hoặc do viên quản lý văn khế làm ra hoặc có công chứng thị thực. Chúc thư không có viên chức thị thực phải do                                                                                                                         1  Điều 624, BLDS năm 2015   2 Trình tự lập di chúc và các quy định pháp luật hiện hành về thừa kế Luật gia Dương Bạch Long, NXB Lao động – Xã hội, 2010 14    
  15.   người lập chúc thư viết lấy và ký tên. Nếu người lập chúc thư đọc để người khác viết thay thì phải có ít nhất hai người đã thành niên làm chứng. Trước đây, Thông tư số 81 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế ban hành ngày 24/07/1981. Theo quy định tại phần A mục IV của TT 81 ta thấy hình thức di chúc cũng được chia làm hai loại là di chúc viết và di chúc miệng. Di chúc có những đặc điểm riêng biệt so với các giao dịch dân sự khác. Trước hết, di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc, ý chí đơn phương này được thể hiện qua việc người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc không phải bàn bạc với bất kỳ ai trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình (trường hợp lập di chúc chung vợ chồng thực chất thì vẫn là phần tài sản của ai thì người đó có quyền định đoạt). Người lập di chúc không có nghĩa vụ phải trao đổi với những người thừa kế về nội dung di chúc. Người lập di chúc phải tự nguyện, không bị đe dọa, cưỡng ép trong việc lập di chúc. Di chúc thể hiện ý chí của người lập di chúc, không bị sự chi phối nào của người khác. Bằng việc lập di chúc, người để lại di sản đã xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế theo di chúc. Ý chí đơn phương của người lập di chúc còn được thể hiện việc người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai và có quyền cho ai bao nhiêu phần trăm số tài sản thuộc quyền sở hữu của mình mà không phụ thuộc vào việc người được hưởng thừa kế theo di chúc có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với người lập di chúc. Người lập di chúc có thể cho người này nhiều, người kia ít, hoặc không cho người nào đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Nếu như trong hợp đồng dân sự các bên phải thể hiện ý chí thông qua thỏa thuận, bàn bạc, trao đổi thì di chúc chỉ thể hiện ý chí của bên lập di chúc. Hợp đồng dân sự chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên tham gia hợp đồng thống nhất được những điều khoản ghi nhận trong hợp đồng thì di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi đảm bảo các điều kiện do luật định. Thứ hai, di chúc chỉ phát sinh hiệu lực sau khi người lập di chúc chết. Hợp đồng có hiệu lực sau khi ký kết, di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm 15    
  16.   mở thừa kế. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc. Hủy bỏ, theo Từ điển Tiếng Việt3, tức là bỏ đi, coi là hoàn toàn không còn có hiệu lực hoặc giá trị gì nữa, hoặc có nghĩa khác “hủy bỏ là làm cho văn bản đã lập không còn hiệu lực pháp luật”4. Hủy bỏ di chúc là việc người để lại thừa kế từ bỏ di chúc của mình bằng cách không công nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị5. Theo quan điểm tác giả hủy bỏ di chúc là việc người lập di chúc hủy bỏ bằng nhiều cách thức khác nhau hoặc trong một thời hạn nhất định, di chúc sẽ không còn giá trị hoặc di chúc được thay thế di chúc đã lập bằng di chúc mới thì di chúc cũ cũng được coi là đã bị hủy bỏ. Trước thời điểm người lập di chúc chết, di chúc vẫn chưa có hiệu lực pháp luật nên chưa có giá trị ràng buộc. Chính vì lẽ đó mà “người lập di chúc có thể hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào”6. Quy định trên đã tồn tại trong BLDS năm 1995 (khoản 1, Điều 665) và trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Quyền hủy bỏ di chúc đã được ghi nhận từ khá lâu ở Việt Nam. Theo một tài liệu “cho tới khi chết người lập di chúc có quyền bãi bỏ chúc thư đã lập. Quyền này rất quan trọng, đã được án lệ Nam công nhận và đã được quy định đầy đủ trong hai bộ Dân Luật Bắc Trung”7. BLDS chỉ quy định cá nhân có quyền hủy bỏ di chúc, nhưng không quy định các trường hợp hủy bỏ như thế nào, trong trường hợp nào di chúc được coi là hủy bỏ8. 1.1.1. Hủy bỏ minh thị Minh thị, theo Từ điển Tiếng Việt9 có nghĩa là cho thấy rõ ràng, tỏ ý một cách rõ ràng. Hủy bỏ minh thị di chúc là việc người lập di chúc thể hiện ý chí công khai bằng một văn bản, nói rõ về việc người lập di chúc không thừa nhận giá trị của di chúc do mình đã lập trước đó. Trong các văn bản pháp luật hiện hành cũng không nói rõ văn bản thể hiện việc hủy bỏ di chúc minh thị có phải là di chúc hay không,                                                                                                                         3 Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức 2010, tr 824 4 Từ điển Luật học Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp và NXB Từ điển bách khoa năm 2006. 5 Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân 2008, tr 327 6 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam, tập 1, Nxb Hồng Đức, 2016, tr.552 7 Vũ Văn Hiền: Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, Nxb. Giáo dục quốc gia, 1960, tr.352 8 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam, tập 1, Nxb Hồng Đức, 2016, tr.553 9 Nguyễn Quốc Hùng. http://hvdic.thivien.net/hv/minh%20th%E1%BB%8B 16    
  17.   song trên thực tế văn bản hủy bỏ di chúc vẫn có giá trị pháp lý, nếu đúng là ý chí của người lập di chúc. Ví dụ: Bản án số 61/2009/DS-ST ngày 09/01/2009 của TAND thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là bản án số 61) có nội dung: Ngày 9/11/1998 bà Nượu lập di chúc nội dung để lại cho 02 người con là Vinh và Sương được trọn quyền thừa kế phần nhà thuộc sở hữu của bà Nượu và phần bà thừa kế của chồng trong căn nhà số 491/23 Huỳnh Văn Bánh. Di chúc lập tại Phòng Công chứng số 1, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 7/9/1999 bà Nượu lập di chúc tại UBND phường 14, quận Phú Nhuận, nội dung để lại tài sản chia đều cho 4 người con là ông Ba, bà Sương, bà Vinh, bà Nhẫn. Di chúc này thay cho di chúc lập ngày 9/11/1998. Đến ngày 26/12/2000 bà Nượu có đơn xin hủy di chúc lập ngày 7/9/1999 và yêu cầu sau khi chết tài sản được chia theo pháp luật, được UBND phường 14, quận Phú Nhuận xác nhận. Tòa án cho rằng: “việc bà Nượu lập tờ di chúc sau cùng vào ngày 26/12/2000 là hoàn toàn hợp lệ và phù hợp với quy định pháp luật như vậy bản di chúc ngày 26/12/2000 là bản di chúc cuối cùng có hiệu lực pháp luật”. Ở đây di chúc năm 1999 đã được người lập di chúc hủy bỏ một cách minh thị bằng đơn xin hủy bỏ nên di chúc này không có giá trị. Trong bản án này, nhận thấy: Tòa án cho rằng tờ đơn xin hủy bỏ di chúc của bà Nượu là di chúc cuối cùng, song theo tác giả, đây không phải là di chúc mà là văn bản hủy bỏ di chúc. Lý do là vì khoản 1, Điều 656, BLDS năm 1995 quy định: Nội dung của di chúc bằng văn bản: Di chúc phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Như vậy, trong pháp luật hiện hành về hủy bỏ di chúc minh thị tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã thì chỉ có những di chúc đã được công chứng hoặc chứng thực mới là đối tượng để thực hiện thủ tục hủy bỏ. Còn những di 17    
  18.   chúc không được công chứng hoặc chứng thực thì không điều chỉnh10. Nếu hủy bỏ di chúc đã công chứng thì thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào thực hiện việc công chứng hủy bỏ. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc hủy bỏ di chúc. Việc hủy bỏ di chúc đã chứng thực cũng thực hiện tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực nào; cơ quan đã thực hiện việc hủy bỏ di chúc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã chứng thực trước đây về nội dung hủy bỏ di chúc để ghi chú vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch. 1.1.2. Hủy bỏ mặc nhiên Hủy bỏ mặc nhiên là hủy bỏ một cách tự nhiên, ưng thuận bằng cách yên lặng không lên tiếng phản đối11. Là trường hợp một người để lại tài sản bằng một di chúc nhưng sau đó lại lập một di chúc khác hoặc định đoạt đối với tài sản đó bằng một hành vi pháp lý khác. như tặng, cho, mua bán, cầm cố, thế chấp, hay dùng tài sản đó bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà sau đó tài sản này đã bị xử lý để trả nợ. Hủy bỏ mặc nhiên còn thể hiện trong một thời hạn (sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ). Hủy bỏ di chúc mặc nhiên bao gồm các loại: Hủy bỏ bằng việc lập một di chúc khác, hủy bỏ bằng một hành vi pháp lý khác và hủy bỏ trong một thời hạn nhất định (di chúc miệng). 1.1.2.1. Hủy bỏ mặc nhiên bằng việc lập di chúc khác. Khoản 3, Điều 640, BLDS năm 2015 quy định: Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc đã lập bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Có thể hiểu rằng đây là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế cho di chúc cũ vì họ cho rằng những quyết định của mình trong di chúc trước không còn phù hợp với ý chí họ nữa. Do đó, di chúc trước coi như không có, vì chính người lập di chúc đã                                                                                                                         10 Khoản 3, Điều 56 Luật Công chứng 2014; Khoản 2, Điều 38, Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch 11 Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức 2010, tr 1039 18    
  19.   hủy bỏ nếu như việc thay thế di chúc trong lúc họ còn minh mẫn sáng suốt12. Trong thực tế có trường hợp một người lập nhiều bản di chúc vào vào thời điểm khác nhau mà nội dung di chúc không phủ định lẫn nhau thì tất cả các di chúc đều có hiệu lực. Ngược lại, nếu nội dung phủ định nhau thì thì coi như thay thế di chúc, mà di chúc đã bị thay thế thì coi như đã hủy bỏ. Ví dụ: Theo Quyết định 175/2010/DS-GĐT ngày 27/4/2010 của Tòa Dân sự TANDTC: Ngày 1/7/1990 cụ Tảng lập di chúc để lại tài sản cho các con là Lẹt (Hai Xẹt), Lang (Tư Xét), Đạm (Bảy Chôm), Đực (Tám Dặm) và Đực (Út Nhỏ); theo di chúc cụ Tảng chia cho ông Đực (Út Nhỏ) ruộng, đất triền, đất nhà ở (theo ranh hiện hữu). Tuy nhiên, ngày 15/9/1992 cụ Tảng lập một di chúc khác để lại nhà đất cho ông Đực (Tám Dặm). Trên thực tế sau khi lập di chúc ngày 15/9/1992 cụ Tảng giao nhà, đất cho ông Đực (Tám Dặm) quản lý, sử dụng. Tòa án cấp giám đốc thẩm cũng đã nhận định: “Trong trường hợp di chúc năm 1992 cụ Tảng tự nguyện lập, khi minh mẫn và không bị lừa dối thì di chúc năm 1990 không có hiệu lực vì đã có di chúc năm 1992”. Như vậy cho thấy di chúc năm 1990 đã bị hủy bỏ bởi di chúc năm 1992. Khi di chúc bị hủy bỏ bởi di chúc mới thì người có tên trong di chúc bị hủy bỏ không được hưởng tài sản đã được định đoạt lại và nếu di chúc mới (đồng thời hủy bỏ di chúc cũ ) có giá trị pháp lý thì người có tên trong di chúc mới được hưởng di sản. Đây là trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản và di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Đối với việc hủy bỏ di chúc cũ bằng di chúc mới câu hỏi đặt ra là di chúc mới có nhất thiết phải theo hình thức di chúc cũ không? Hiện nay theo quy định tại Khoản 3 Điều 421 BLDS năm 2015 về hợp đồng quy định : “ Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu”. Về hình thức di chúc tại điểm b, khoản 1, Điều 630 BLDS năm 2015 quy định:...” hình thức di chúc không trái quy định của luật”, chứ không quy định rõ khi hủy bỏ di chúc phải tuân theo hình thức ban đầu. Hoặc trong trường hợp di chúc miệng tiếp tục hủy bỏ bằng di chúc miệng thì pháp luật cũng chưa quy định. Vậy vấn đề đặt ra là pháp luật quy định mốc thời gian và các điều kiện kèm theo để hủy bỏ di chúc nhưng pháp luật không quy định                                                                                                                         12 Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2008, tr 327 19    
  20.   cụ thể ai có thẩm quyền hủy bỏ, và ai sẽ yêu cầu tổ chức công chứng, cơ quan có thẩm quyền chứng thực việc hủy bỏ di chúc đã công chứng, chứng thực. 1.1.2.2. Hủy bỏ mặc nhiên bằng giao dịch khác di chúc. Hủy bỏ mặc nhiên bằng giao dịch khác di chúc là việc người lập di chúc đã phân chia tài sản trong di chúc nhưng sau đó lại thực hiện một hành vi pháp lý định đoạt tài sản (tặng cho, bán) thì di chúc đã lập trước đó mặc nhiên bị hủy bỏ. Khác với hủy bỏ bằng việc lập di chúc khác ở chỗ tài sản trong di chúc đã không còn thuộc sở hữu của người lập di chúc mà đã được định đoạt bằng ý chí của người lập di chúc, cho nên tài sản trong di chúc không còn thì di chúc mặc nhiên bị hủy bỏ. Ví dụ: Quyết định 471/2011/DS-GĐT ngày 21/6/2011 của Tòa dân sự TANDTC có nội dung: Cụ Phát, cụ Đừng đã cho ông Phong đất, sau đó lại lập di chúc cho tài sản của mình cho ông Linh, bà Xuối, bà Đơn. Khi di chúc chưa phát sinh hiệu lực (năm 2005) cụ Phát thay đổi ý nguyện của mình đòi lại đất đã cho ông Phong nhưng sau đó lại cho ông Phong diện tích đất đó. Mặc dù cụ Phát không có văn bản thay thế di chúc nhưng thực tế cụ Phát đã cho đất ông Phong nên đã đào mương để phân ranh và ông Phong đã làm nhà kiên cố để ở từ đó đến trước khi cụ Phát chết không ai có khiếu kiện gì. Nay cụ Phát chết, ông Phong đã đứng tên trong sổ địa chính, xét thấy nên tôn trọng ý nguyện của cụ Phát khi còn sống là đã cho ông Phong phần đất của mình”. Ở đây di chúc ông Phát cho ông Linh, bà Xuối và bà Đơn đã bị hủy bỏ bởi ông Phát đã tặng cho tài sản cho ông Phong nên di chúc cho ông Linh, bà Xuối, bà Đơn mặc nhiên bị hủy bỏ. Theo Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án TANDTC: Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất. Hoặc trong vụ án người có tài sản sau khi lập di chúc lại tặng cho tài sản đã nêu trong di chúc cho phép suy luận rằng người này đã hủy bỏ di chúc. Cụ thể ngày 20    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2