Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
lượt xem 19
download
Luận văn "Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản" được hoàn thành với mục tiêu là nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản; trình bày, phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và thực trạng áp dụng luật trên thực tế. Từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập của các quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- ∞0∞-------- LÊ TRẦN NAM PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 1
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- ∞0∞-------- LÊ TRẦN NAM PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN XUÂN QUANG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 2
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn "Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản" là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP. Hồ Chí Minh, năm 2022 Tác giả Lê Trần Nam
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn này, bản thân học hỏi được nhiều kiến thức mới, ngoài ra được sự giúp đỡ rất nhiều của quý thầy, cô trong quá trình học tập. Qua bài viết này tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặt biệt, trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Quang, giáo viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình hình thành luận văn. Kính chúc Ban Giám hiệu trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy, cô và các bạn lớp cao học Luật Kinh tế năm 2020, cùng thầy Nguyễn Xuân Quang luôn khỏe mạnh và thành công. Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, bản thân cũng không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn. Xin chân thành cảm ơn!.
- iii TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản như: Khái niệm và các nguyên tắc thực hiện hợp đồng; khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản; khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo các quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo PICC, PECL và một số quốc gia khác trên thế giới. Với những cơ sở lý luận đã nghiên cứu, luận văn đưa ra những đánh giá về tính hợp lý của các quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Từ đó, chỉ ra những hạn chế có thể dẫn đến những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, luận văn mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản nhằm góp phần xây dựng hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung và thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi nói riêng ngày càng hợp lý, hiện đại và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
- iv THESIS SUMMARY The thesis studies theoretical issues related to performance of contract upon the basic change of circumstances such as: Concept and principles of performance of contract; the concept of the basic change of circumstances; the concept, characteristics and meaning of performance of contract upon the basic change of circumstances. At the same time, the thesis also researches and clarifies the provisions of the law on performance of contract upon the basic change of circumstances according to the provisions of current Vietnamese law. Besides, the thesis also refers to the regulations on performance of contract upon the basic change of circumstances according to PICC, PECL and some other countries in the world. With the theoretical bases studied, the thesis makes an assessment of the reasonableness of the regulations on performance of contract upon the basic change of circumstances in the Civil Code 2015. From that, points out the limitations can lead to problems and inadequacies in practical application. On that basis, the thesis makes some recommendations to improve the provisions of the law on performance of contract upon the basic change of circumstances in order to contribute to the construction of the legal system on contracts and performance of contract upon the basic change of circumstances become more and more reasonable, modern and in line with international practices.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ..................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN ......................................................................8 1.1. Khái quát về thực hiện hợp đồng ......................................................................8 1.1.1. Khái niệm thực hiện hợp đồng ...................................................................8 1.1.2. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng ...........................................................9 1.2. Khái quát về hoàn cảnh thay đổi cơ bản .........................................................12 1.2.1. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản ......................................................12 1.2.2. Sự khác nhau giữa hoàn cảnh thay đổi cơ bản và sự kiện bất khả kháng ............................................................................................................................16 1.3. Khái quát về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản...................19 1.3.1. Khái niệm thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản................19 1.3.2. Đặc điểm của thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ..........20 1.3.3. Khái quát lịch sử quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong pháp luật Việt Nam .......................................................................23 1.3.4. Ý nghĩa của quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ......................................................................................................................26 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................30 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ......................................................................................................................31
- vi 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .....................................................................................................................31 2.1.1. Quy định về điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản.....................31 2.1.2. Quy định về đàm phán lại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .......................44 2.1.3. Quy định về thẩm quyền và cách thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp đàm phán lại không thành ...........................................................................50 2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .....................................................................................56 2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản .56 2.2.2. Hoàn thiện pháp luật về đàm phán lại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ...59 2.2.3. Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền và cách thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp đàm phán không thành ..........................................................61 Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................65 KẾT LUẬN ..............................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................68
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự PICC : Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT PECL : Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng châu Âu
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc các bên trao đổi lợi ích vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt, tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến. Từ đó, hợp đồng trở thành một công cụ không thể thiếu để cá nhân, pháp nhân lựa chọn nhằm thực hiện các giao dịch theo mong muốn của mình. Vì vậy, chế định hợp đồng luôn là một vấn đề được các nhà làm luật quy định hết sức chặt chẽ và là trung tâm trong hệ thống pháp luật dân sự. Theo nguyên tắc chung, một khi đã được giao kết hợp pháp thì hợp đồng có giá trị ràng buộc với các bên. Các bên buộc phải tôn trọng và thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhiều trường hợp, các bên có thể gặp phải những rủi ro xuất phát từ các nguyên nhân khách quan mà không thể lường trước được. Điều này làm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng trở nên bất khả thi, hoặc nếu có thực hiện được thì cũng trở nên khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu, khiến cho bên thực hiện nghĩa vụ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng. Dự liệu được vấn đề này, ngay từ BLDS năm 1995, nhà làm luật đã ghi nhận sự kiện bất khả kháng như một ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng. Theo đó, bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp nghĩa vụ không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng1. Tuy nhiên, với quy định này, những trường hợp mà nghĩa vụ trong hợp đồng chưa đến mức không thể thực hiện được, nhưng việc thực hiện nghĩa vụ trở nên đặc biệt khó khăn và tốn kém thì vẫn phải chịu ràng buộc bởi hiệu lực bất biến của hợp đồng. Trong khi đó, thực tiễn thương mại hiện đại luôn đặt các bên trước nhiều sự kiện bất ngờ dẫn đến sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh ở thời điểm thực hiện hợp đồng so với thời điểm xác lập hợp đồng, có thể gây thiệt hại nặng nề cho một bên nếu tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo các điều khoản đã xác lập. Chính vì vậy, trong quá trình soạn thảo BLDS năm 2015, 1 Khoản 2 Điều 308 BLDS năm 1995.
- 2 Chính phủ đã tổ chức lý ý kiến nhân dân một số vấn đề trọng tâm về nội dung của dự thảo BLDS, trong đó có vấn đề về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi2. Cuối cùng, vấn đề này đã được chính thức ghi nhận tại Điều 420 BLDS năm 2015. Từ đó, hình thành ngoại lệ thứ hai của nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng. Việc BLDS năm 2015 quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho thấy sự linh động của nhà làm luật, phù hợp với xu hướng phát triển chung của pháp luật quốc tế. Nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, nhiều trường hợp các bên dẫn chiếu quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản để đề nghị đàm phán sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng hoặc yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản vẫn còn khá xa lạ tại Việt Nam; đồng thời, vấn đề này cũng mới được ghi nhận lần đầu tại BLDS năm 2015 nên khó tránh được những hạn chế, bất cập, gây lúng túng cho các bên tham gia trong hợp đồng cũng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn để làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, từ đó có thể chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc của pháp luật Việt Nam về vấn đề này nhằm đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Dù chế định “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” mới được ghi nhận trong BLDS năm 2015, tuy nhiên, vấn đề này đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, cụ thể như sau: Nguyễn Minh Hằng, Trần Thị Giang Thu (2017), Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 BLDS năm 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 86. Bài viết trình bày các nguyên tắc chung về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và phân tích một số vấn đề liên quan đến quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015. Từ đó đưa ra kết luận việc áp 2 Vấn đề thứ 8 trong Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo BLDS (sửa đổi).
- 3 dụng Điều 420 BLDS năm 2015 cần phải được cân nhắc kỹ càng và tuân thủ các nguyên tắc trong thực hiện hợp đồng. Đàm Thị Diễm Hạnh, Lê Thị Kim Oanh (2019), Áp dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 40/2019. Bài viết nghiên cứu, phân tích nhằm so sánh sự giống và khác nhau giữa các quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015 và quy định của pháp luật quốc tế. Từ đó, các tác giả đưa ra một số gợi ý cho các bên trong việc soạn thảo các điều khoản liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đào Thị Nhung (2020), Một số vấn đề về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được quy định trong Bộ luật Dân sự: Nghiên cứu trường hợp Covid-19, Tạp chí Công thương, số 18/2020. Bài viết phân tích, làm rõ quan điểm sự kiện đại dịch Covid-19 không hoàn toàn được xem là sự kiện bất khả kháng mà các bên có thể viện dẫn quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu ra một số vướng mắc liên quan đến việc áp dụng quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015, từ đó khuyến nghị cho các cá nhân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng do bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật Dân sự, tập 2, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. Vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được tác giả nhắc đến trong phần nội dung về hiệu lực hợp đồng, từ trang 114 đến trang 125. Tác giả đã giới thiệu và phân tích về các lý thuyết và thực tiễn liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong pháp luật một số quốc gia và trong pháp luật Việt Nam. Đỗ Giang Nam, Trần Quang Cường (2021), “Thiên nga đen” - Covid-19 và cơ chế điều chỉnh của pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 13(437)/2021. Bài viết phân tích các vấn đề về nội dung, ý nghĩa pháp lý của sự kiện bất khả kháng và sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản. Từ đó, cho thấy sự khác biệt trong việc áp dụng hai chế định này trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay.
- 4 Các công trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần làm rõ nhiều vấn đề của quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong BLDS năm 2015. Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu ở một số khía cạnh đơn lẻ, hoặc mang tính khái quát. Chưa có công trình nghiên cứu sâu về mặt lý luận, các nguyên tắc của hợp đồng và thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản; cũng như so sánh, đối chiếu với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia khác để làm rõ những hạn chế, bất cập nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau: Một là, nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Hai là, trình bày, phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và thực trạng áp dụng luật trên thực tế. Từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập của các quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Ba là, dựa trên những hạn chế, bất cập đã phân tích, thông qua việc đối chiếu, so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để có thể thực hiện các mục tiêu nói trên, luận văn đã đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: Một là, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là gì? Ý nghĩa của việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Hai là, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này có gì
- 5 khác so với quy định của pháp luật quốc tế và của một số quốc gia khác trên thế giới? Ba là, dựa vào việc so sánh luật, đối chiếu với thực tiễn áp dụng, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong BLDS năm 2015 khi áp dụng ngoài thực tiễn còn có những vấn đề hạn chế, bất cập như thế nào? Bốn là, cần có những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản để phù hợp hơn với xu hướng chung của thế giới và hạn chế những vướng mắc gặp phải ngoài thực tiễn? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là những quy định của pháp luật và thực tiễn liên quan đến việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong BLDS năm 2015. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận và quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản chủ yếu trong BLDS năm 2015 đối với các loại hợp đồng kinh doanh thương mại. Bên cạnh đó, luận văn cũng có so sánh, đối chiếu quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. - Phạm vi về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản kể từ thời điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay. - Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn chủ yếu tại Việt Nam có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Bên cạnh đó, luận văn cũng có dẫn chiếu, so sánh với pháp luật của quốc tế và của một số quốc gia nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn đề này.
- 6 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu mà luận văn đề ra, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp lịch sử: Được tác giả sử dụng ở Chương 1 khi nghiên cứu, phân tích một số vấn đề liên quan đến lịch sử ra đời của các quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được tác giả sử dụng để phân chia những vấn đề lớn về mặt lý luận thành những vấn đề cụ thể tại Chương 1; cũng như tổng hợp từ thực tiễn để khái quát hóa nhằm có thể đánh giá một cách toàn diện thực trạng của pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Chương 2. - Phương pháp so sánh: Được tác giả sử dụng chủ yếu tại Chương 2 để làm rõ những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. Đồng thời, phương pháp này cũng được tác giả sử dụng để so sánh, đối chiếu quy định của pháp luật quốc tế và các quốc gia khác với pháp luật Việt Nam. Từ đó có thể đánh giá những hạn chế, bất cập của các quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện phù hợp. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn có thể được sử dụng để tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của BLDS năm 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Bên cạnh đó, lậun văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, phục vụ việc giảng dạy và học tập về pháp luật dân sự tại Việt Nam. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Làm rõ các vấn đề về lý luận và quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Từ đó, chỉ ra được những hạn chế, bất cập còn tồn tại của các quy định về vấn đề này. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số kiến
- 7 nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong BLDS năm 2015. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 02 Chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Chương 2: Thực trạng pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và một số kiến nghị hoàn thiện.
- 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN 1.1. Khái quát về thực hiện hợp đồng 1.1.1. Khái niệm thực hiện hợp đồng Thực hiện hợp đồng là phần quan trọng trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên hiện tại, BLDS năm 2015 không có đưa ra khái niệm về “thực hiện hợp đồng” mà chỉ quy định cách thức thực hiện hợp đồng với một số loại hợp đồng cụ thể3. Theo quy định của BLDS năm 2015, hợp đồng là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự4. Như vậy, sau khi các bên đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định và đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu5 thì hợp đồng này sẽ có hiệu lực bắt buộc với các bên. Vì vậy, kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên sẽ phải lần lượt tiến hành các hành vi mang tính nghĩa vụ đúng theo tính chất, đối tượng, thời hạn, phương thức và địa điểm đã được xác định theo nội dung đã thống nhất trong hợp đồng. Bên cạnh đó, khác với các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự khác (như hành vi pháp lý đơn phương; thực hiện công việc không có ủy quyền; chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật), trong quan hệ hợp đồng, nghĩa vụ phát sinh bắt buộc phải xuất phát từ sự thống nhất thỏa thuận giữa các bên. Các bên tự nguyện thỏa thuận các điều khoản để ràng buộc lẫn nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên nhằm đạt được mục đích chung mà hợp đồng hướng tới. Do đó, hợp đồng không chỉ làm phát sinh nghĩa vụ mà còn làm phát sinh quyền. Có thể thấy rõ điều này trong các loại hợp đồng song vụ, khi quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên còn lại như trong hợp đồng thuê nhà, bên thuê có quyền nhận nhà còn bên cho thuê có 3 Điều 409, 410 BLDS năm 2015. 4 Khoản 1 Điều 275 BLDS năm 2015. 5 Điều 117 BLDS năm 2015.
- 9 nghĩa vụ bàn giao nhà cho bên thuê; hoặc bên cho thuê có quyền được nhận tiền thuê nhà còn bên cho thuê phải có nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, có thể hiểu “thực hiện hợp đồng” là việc các bên trong hợp đồng thực hiện những quyền và nghĩa vụ nhằm hiện thực hóa các nội dung, điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. 1.1.2. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng Pháp luật hiện tại cũng không có quy định riêng về nguyên tắc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, với bản chất là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự, hợp đồng nói chung và việc thực hiện hợp đồng nói riêng cũng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Theo tác giả, việc thực hiện hợp đồng cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Một là, nguyên tắc tuân thủ đúng hợp đồng. Nguyên tắc tuân thủ đúng hợp đồng hay còn gọi là nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng; trong tiếng La-tinh là “pacta sunt servanda” với “pacta” có nghĩa là những điều giao ước, “sunt” nghĩa là thì, “servanda” nghĩa là cần phải được giữ. Nguyên tắc này có thể diễn đạt ngắn gọn là: Đã hứa thì phải tuân thủ6. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất trong quan hệ hợp đồng. Theo đó, khi hợp đồng đã được giao kết thì nó trở thành luật giữa các bên và các bên bị ràng buộc phải thực hiện theo đúng các nội dung đã thỏa thuận. Một bên trong hợp đồng không được phép tự ý đơn phương thay đổi nội dung hợp đồng. Các điều khoản trong hợp đồng chỉ có thể được thay đổi bởi ý nguyện chung của tất cả các bên. Đồng thời, hiệu lực của hợp đồng cũng mang tính ổn định và không thể bị hủy bỏ một cách tùy tiện. Nếu các nội dung mà các bên đã thỏa thuận chưa được đầy đủ hay có thiếu sót và cần phải giải thích hợp đồng thì hợp đồng phải được giải thích theo hướng ràng buộc các bên7. 6 Trần Kiên, Nguyễn Khắc Thu (2019), Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3/2019, trang 45-55. 7 Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- 10 Ngoài ra, nguyên tắc này còn được thể hiện ở việc khi hợp đồng đã được xác lập hợp pháp thì sẽ được pháp luật bảo vệ và buộc các chủ thể khác phải tôn trọng giá trị pháp lý của hợp đồng đó. Nếu một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên vi phạm không chỉ có thể phải chịu các chế tài từ bên bị vi phạm đưa ra, mà còn có thể phải chịu chế tài từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hai là, nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách thiện chí, trung thực. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn hoặc các hợp đồng trong những lĩnh vực có rủi ro cao, luôn có nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan có thể dẫn đến khó khăn, cản trở các bên đạt được các mục đích mà hợp đồng hướng tới. Trong trường hợp gặp những khó khăn như vậy, các bên trong hợp đồng cần phải có thái độ thiện chí, cùng nhau tìm cách tháo gỡ, giải quyết khó khăn trên tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho tất cả các bên, cũng như hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho nhau. Bên có quyền không được lợi dụng hoàn cảnh gây bất lợi cho bên kia nhằm trục lợi cho mình. Đồng thời, bên có nghĩa vụ cũng không được vịn vào lý do gặp hoàn cảnh khó khăn khách quan để trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Bên cạnh đó, sự trung thực cũng hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Việc các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực sẽ tạo được sự tin cậy lẫn nhau. Một hợp đồng không thể nào được thực hiện một cách hiệu quả nếu các bên luôn có sự nghi ngờ, dè chừng lẫn nhau. Vì vậy, đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công và hiệu quả của hợp đồng. Theo quan điểm của tác giả, một mặt nào đó, việc các bên thực hiện hợp đồng một cách thiện chí, trung thực cũng là một cách để đảm bảo nguyên tắc tuân thủ đúng hợp đồng. Hợp đồng có hiệu lực tương đối vì hiệu lực của hợp đồng chỉ ràng buộc đối với các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Chỉ cần một bên có hành vi lừa dối, không trung thực hoặc có thái độ thiếu thiện chí thì sẽ rất khó để quan hệ hợp đồng có thể được duy trì và hiện thực hóa. Vì vậy, nếu muốn đảm bảo được đầy
- 11 đủ lợi ích của các bên thì bắt buộc mỗi bên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng trên trên tinh thần thiện chí, trung thực. Ba là, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các bên trong hợp đồng. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”8. Trong các quyền con người thì quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử là một quyền quan trọng được Nhà nước bảo vệ. Nhằm hiện thực hóa quan điểm này, BLDS năm 2015 cũng có quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”9. Như vậy, có thể thấy đây là một nguyên tắc quan trọng của pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng. Theo đó, các bên phải tôn trọng lẫn nhau, không được phân biệt giới tính, tôn giáo, tuổi tác, địa vị xã hội,… trong việc lựa chọn, quyết định tham gia hợp đồng, thỏa thuận giao kết hợp đồng và cả trong quá trình thực hiện hợp đồng. Bốn là, nguyên tắc không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác. Nếu khi giao kết hợp đồng, để hợp đồng có hiệu lực thì các bên phải đảm bảo mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội10, thì trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên phải đảm bảo không được xâm hại đến lợi ích của bên thứ ba, đó là lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng và của các tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng mà mục đích, nội dung của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng lại có thể làm ảnh hưởng hoặc xâm hại đến lợi ích của 8 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. 9 Khoản 1 Điều 3 BLDS năm 2015. 10 Điều c Khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 310 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 347 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 126 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 230 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 136 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 88 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 109 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 35 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam
88 p | 67 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 193 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 123 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 67 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn