intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

68
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có mục đích là luận giải làm rõ cơ sở lý luận của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, đồng thời nghiên cứu thực tế triển khai nhằm đánh giá và chỉ ra những bất cập cũng như những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật của một vài quốc gia trên thế giới. Từ đó, luận văn đưa ra các đề xuất về giải pháp và kiến nghị cụ thể. Đóng góp của luận văn nằm ở việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi tham gia vào thương mại quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Luật kinh tế PHAN THỊ THANH XUÂN Hà Nội- 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Luật kinh tế Mã số: 820100 Họ và tên học viên: Phan Thị Thanh Xuân Người hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Hà Hà Nội- 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn với đề tài Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam được viết dưới đây vào năm 2022 là công trình nghiên cứu khoa học độc lập. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng, đồng thời các nguồn đã được tham khảo trong luận văn đều được dẫn nguồn rõ ràng. Tác giả tự đưa ra kiến nghị dựa trên sự phân tích của chính mình và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022 TÁC GIẢ Phan Thị Thanh Xuân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể thầy cô giáo tại khoa Luật, khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã giảng dạy với sự nhiệt huyết để truyền thụ kiến thức, tạo động lực, khơi gợi sự khao khát khám phá kiến thức, giúp đỡ cho tôi khi gặp khó khăn trong quá trình học tập tại trường. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu để xây dựng luận văn cùa mình, tôi cũng đặc biệt nhận được sự hướng dẫn vô cùng nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của TS Nguyễn Ngọc Hà, giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bố mẹ tôi, chồng và các con tôi, cũng như tới bạn bè đồng môn tại Khoa Luật Kinh tế 4A đã đồng hành cùng tôi trong quá trình nghiên cứu. Sự động viên và tạo điều kiện của tất cả mọi người đã giúp tôi hoàn thành bài luận văn này. TÁC GIẢ Phan Thị Thanh Xuân
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II MỤC LỤC ............................................................................................................... III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... VI DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ...............................................................VII TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN ....................................................... VIII PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................2 2.1. Tình hình nghiên cứu về xuất xứ và quy tắc xuất xứ .....................................3 2.2. Tình hình nghiên cứu về tự chứng nhận xuất xứ ...........................................5 2.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu .................................................................6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................9 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ VÀ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA ............................................................................10 1.1. Khái quát về xuất xứ hàng hóa .......................................................................10 1.1.1. Khái niệm và phân loại xuất xứ................................................................10 1.1.2. Khái niệm và phân loại quy tắc xuất xứ ...................................................12 1.1.3. Thủ tục về chứng nhận xuất xứ ................................................................16 1.1.4. Vai trò của xuất xứ và quy tắc xuất xứ .....................................................18 1.2. Khái quát về tự chứng nhận xuất xứ ...............................................................19 1.2.1. Khái niệm tự chứng nhận xuất xứ ............................................................19 1.2.2. Phân loại tự chứng nhận xuất xứ .............................................................20 1.2.3. Nguồn luật điều chỉnh tự chứng nhận xuất xứ .........................................22
  6. iv 1.2.3.1. Pháp luật quốc tế ...............................................................................22 1.2.3.2 Pháp luật quốc gia ..............................................................................22 1.2.4. Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ .................................................................23 1.2.5. Vai trò của tự chứng nhận xuất xứ ...........................................................24 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ...................................................................................................................................27 2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản.............................................................................28 2.1.1. Các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản ..........28 2.1.2. Thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản ...................31 2.1.2.1. Cơ chế Nhà xuất khẩu được cấp phép ...............................................31 2.1.2.2. Cơ chế Doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ ...................................33 2.1.3. Đánh giá ...................................................................................................34 2.1.3.1. Ưu điểm ..............................................................................................34 2.1.3.2. Hạn chế ..............................................................................................35 2.2. Kinh nghiệm của Châu Âu .............................................................................37 2.2.1. Các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của châu Âu ............37 2.2.1.1. Các quy định của Liên minh châu Âu EU: ........................................37 2.2.1.2 Hiệp định giữa EU và các nước: ........................................................38 2.2.2. Thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ của châu Âu .....................38 2.2.3 Đánh giá ....................................................................................................43 2.2.3.1. Ưu điểm ..............................................................................................43 2.2.3.2. Hạn chế ..............................................................................................46 2.3. Kinh nghiệm của Singapore............................................................................48 2.3.1 Các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của Singapore ..........48 2.3.2. Thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ của Singapore ..................49 2.3.2.1. Lịch sử phát triển tự chứng nhận xuất xứ ..........................................49 2.3.2.2. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo AWSC ........................................51 2.3.2.3. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo RCEP ........................................53 2.3.3. Đánh giá về việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Singapore 54 2.3.3.1. Ưu điểm ..............................................................................................54
  7. v 2.3.3.2. Hạn chế ..............................................................................................54 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC DỰA TRÊN KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ......56 3.1. Thực trạng tự chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam ..............................................56 3.1.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về tự chứng nhận xuất xứ của Việt Nam ...56 3.1.2.1. Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định ATIGA: .........................................................................................................................57 3.1.2.2. Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP: ...........................................................................................................60 3.1.2.3. Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với Liên Minh Châu Âu: .........................................................................................................61 3.1.2.4. Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP: .........................................................................................................................64 3.1.2. Các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của Việt Nam ..........65 3.1.3. Khó khăn còn tồn tại từ góc nhìn của các doanh nghiệp .........................69 3.1.4. Khó khăn còn tồn tại từ góc nhìn của quản lý nhà nước .........................70 3.2. Bài học đối với Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế ...............................71 3.2.1. Khuyến nghị về sửa đổi bổ sung quy định pháp luật: ..............................71 3.2.2.1. Khuyến nghị về nới lỏng các tiêu chí lựa chọn nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ: ...........................................................................71 3.2.2.2. Khuyến nghị thắt chặt chế tài xử lý hành vi vi phạm về tự chứng nhận xuất xứ, hành vi giả mạo xuất xứ ....................................................................73 3.2.2.3. Khuyến nghị về bổ sung quy định kiểm soát thực hiện đúng tự chứng nhận xuất xứ ....................................................................................................76 3.2.2. Khuyến nghị về đào tạo phổ cập nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp: ....76 3.2.3. Khuyến nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống tự chứng nhận xuất xứ ........................................................................................................................78 KẾT LUẬN ..............................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. IX
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ (tiếng Việt) Viết đầy đủ (tiếng Anh) ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN–China Free Trade ASEAN-Trung Quốc Area ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Association of Southeast Nam Á Asian Nations ATIGA Hiệp định thương mại Hàng ASEAN Trade in Goods hóa ASEAN Agreement C/O Giấy chứng nhận xuất xứ Certification of Origin CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện The Comprehensive and và Tiến bộ xuyên Thái Bình Progressive Agreement for Dương Trans-Pacific Partnership EC Ủy ban Châu Âu European Commission EU Liên minh Châu Âu European Union EVFTA Hiệp định Thương mại tự do EU-Vietnam Free Trade giữa Việt Nam và Liên minh Agreement Châu Âu FTA Hiệp định thương mại tự do Free Trade Agreement GATT Hiệp ước chung về thuế quan General Agreement on Tariffs và mậu dịch and Trade NAFTA Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc North American Free Trade Mỹ Agreement RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Regional Comprehensive Toàn diện Khu vực Economic Partnership WCO Tổ chức Hải quan thế giới World Customs Organization WTO Tổ chức Thương mại Thế giới The World Trade Organization
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Số thứ tự Tên Vị trí Tỷ lệ áp dụng các cơ chế chứng nhận trong các Hình 1 hiệp định thương mại quốc tế từ năm 1994- năm Chương 1 2019 Hình 2 Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản Chương 2 Tổng hợp các hiệp định có quy định cơ chế tự Bảng 1 Chương 2 chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản Tổng hợp chứng từ tự chứng minh xuất xứ của Bảng 2 Chương 2 Châu Âu So sánh tiêu chuẩn nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự Bảng 3 Chương 3 chứng nhận xuất xứ giữa Việt Nam và Nhật Bản
  10. viii TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Bài luận văn Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt nam tập trung vào việc áp dụng pháp luật quy định về tự chứng nhận xuất xứ tại một vài quốc gia trên thế giới, nêu lên điểm mạnh và điểm yếu, đúc rút những kinh nghiệm nhằm đưa ra những bài học có tính ứng dụng cao cho Việt Nam Về khái niệm, luận văn đã nêu ra những khái niệm cơ bản về xuất xứ, tự chứng nhận xuất xứ, phân loại tự chứng nhận xuất xứ, được ghi nhận tại các văn bản quy phạm pháp luật trong và ngoài nước, cũng như trong các Hiệp định thương mại quốc tế. Đồng thời, luận văn đã tập trung nêu lên đặc điểm của tự chứng nhận xuất xứ. Về kinh nghiệm của thế giới, luận văn đã phân tích các quy định liên quan đến tự chứng nhận xuất xứ và thực trạng áp dụng các quy định này tại một số quốc gia trên thế giới. Luận văn cũng đi vào phân tích các quy định trong một số hiệp định thương mại tiêu biểu. Liên quan đến pháp luật Việt Nam về tự chứng nhận xuất xứ và thực trạng áp dụng các quy định này, luận văn chỉ ra những điểm đã làm được và còn hạn chế trong việc áp dụng quy định. Luận văn đưa ra các kiến nghị áp dụng quy định pháp luật liên quan đến: các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước, luận văn đưa ra kiến nghị về việc rà soát và kiểm tra chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, nâng cao kiến thức, nhận thức về quy trình và thủ tục tự chứng nhận xuất xứ. Luận văn cũng đưa ra một vài kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hoàn thiện quy định liên quan tới tự chứng nhận xuất xứ, chế tài có thể áp dụng khi phát hiện vi phạm về xuất xứ từ các doanh nghiệp áp dụng cơ chế này.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh thế giới đang dần đi theo việc tự do hóa thương mại mạnh mẽ thông qua thực hiện nhiều chính sách thương mại liên quan về thuế nhập khẩu áp dụng lên hàng hóa, một công cụ được coi là phổ biến và quan trọng thường được nhắc tới chính là xuất xứ hàng hóa. Hàng hóa có xuất xứ đáp ứng được yêu cầu nhất định thì sẽ được hưởng ưu đãi về thuế quan theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, viết tắt là WTO) hoặc của các hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement, viết tắt là FTA). Việc xác định xuất xứ cần có quy định về các tiêu chí xuất xứ và quy trình chứng nhận xuất xứ. Do sự ưu đãi đi theo xuất xứ hàng hóa mà việc xác định này đóng một vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia tham gia cam kết và cũng chiếm nội dung lớn trong các hiệp định thương mại thế giới. Một xu hướng đang nổi lên rõ ràng và mạnh mẽ trong thời gian gần đây đó là áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Cơ chế này khác biệt so với cơ chế chứng nhận xuất xứ “truyền thống” ở chỗ: thay vì lấy chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền thì các chủ thể tham gia hoạt động như các doanh nghiệp tư nhân được tự chứng nhận xuất xứ. Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, tác giả thấy rằng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ này tuy có lịch sử hình thành và đã được sử dụng phổ biến trong một thời gian dài tại các nước phát triển ở châu Âu, châu Mỹ v.v.., nhưng lại rất mới mẻ đối với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tại Việt Nam, tuy đã tham gia vào chương trình thí điểm về tự chứng nhận xuất xứ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) vào năm 2014 nhưng phải tới năm 2018 khi Việt Nam chính thức kí kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, viết tắt là CPTPP), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU-Vietnam Free Trade Agreement, viết tắt là EVFTA), và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là RCEP) thì việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ mới
  12. 2 thực sự trở thành một chủ đề nhận được sự quan tâm và chú ý đặc biệt từ các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý của chính phủ nước ta. Như vậy, khi còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi triển khai, Việt Nam đã bị đặt trong áp lực của việc cần thiết phải áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ này theo lộ trình thời gian xóa bỏ bảo lưu không phải là dài, như đã cam kết trong các hiệp định mà Việt Nam đã gia nhập. Một câu hỏi được đặt ra là Việt Nam có thể áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ như thế nào để hiệu quả, tạo thuận lợi cho cả phía doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, lẫn phía cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới. Do Việt Nam còn trong giai đoạn đầu bỡ ngỡ và ít kinh nghiệm liên quan đến vấn đề này, tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, trước hết là từ góc độ cơ sở lý luận về xuất xứ và tự chứng nhận xuất xứ, sau đó đi sâu vào thực tiễn của các quốc gia có lịch sử sử dụng và đang áp dụng thành công cơ chế này sẽ giúp thấy rõ được trong quá trình triển khai thì các quốc gia đó đã làm được gì, gặp phải những vấn đề khó khăn cũng như hạn chế gì, là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp và kiến nghị bổ sung quy định pháp luật tại Việt Nam sao cho phù hợp với thay đổi của thời đại kinh tế mới. Như vậy, việc nghiên cứu này có ý nghĩa xét trên cả hai góc độ là lý luận và thực tiễn, đồng thời cũng phù hợp với nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành về Luật Kinh tế. Vì những lý do đã nêu, tác giả đã lựa chọn “Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xuất xứ hàng hóa cũng như các quy tắc xuất xứ là chủ đề phổ biến đã được nghiên cứu bởi một số công trình ở ngoài nước và trong nước, tuy nhiên việc nghiên cứu liên quan đến cơ chế tự chứng nhận xuất xứ thì còn khiêm tốn do cơ chế này được coi là mới mẻ so với cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống. Mặc dù chủ đề
  13. 3 về tự chứng nhận xuất xứ đã có nghiên cứu cả ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng nghiên cứu về việc áp dụng tự chứng nhận xuất xứ sao cho thuận lợi, đặc biệt là nghiên cứu để áp dụng Việt Nam trên cơ sở học hỏi từ kinh nghiệm của các nước tiên tiến khác thì hiện nay còn chưa được đầy đủ. 2.1. Tình hình nghiên cứu về xuất xứ và quy tắc xuất xứ Xuất xứ hàng hóa, quy tắc xuất xứ và áp dụng chúng trong các hiệp định thương mại quốc tế đã được các quốc gia trên thế giới nghiên cứu trong một thời gian dài. Các bài nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: “Rules of Origin and the Web of East Asian Free Trade Agreements” của tác giả Manchin, M. and A.O. Pelckmans-Balaoing năm 2007 đăng tại tạp chí “World Bank Policy Research Working Paper” đã cung cấp một cái nhìn tổng quan các quy tắc xuất xứ ưu đãi ở Đông Á và phân tích một số đặc điểm quan trọng của các quy tắc xuất xứ có trong các hiệp định thuộc khu vực Đông và Nam Á. Tác giả Anne O. Krueger, “Free trade agreements as protectionist devices: Rules of origin”, đăng tại National bureau of economic research1 nêu lên sự quan trọng liên quan đến quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do với lí do liên quan tới mức thuế nhập khẩu tại các quốc gia. Từ đó, tác giả đưa ra luận điểm rằng quy tắc xuất xứ đã mở rộng sự bảo hộ mà các quốc gia dành cho nhà sản xuất ở các nước thành viên thuộc hiệp định thương mại. Nhóm tác giả Colleen Carroll, Dylan Geraets và Arnoud R. Willems, với bài viêt “Reconciling rules of origin and global value chains: The case for reform” đăng tại tạp chí Leuven Centre for Global Governance Studies2 đã khẳng định rằng quy tắc xuất xứ cần được cải cách vì chúng đã trở nên phức tạp đến mức dẫn tới các doanh nghiệp bỏ qua các ưu đãi thương mại trong hiệp định. 1 Anne O. Krueger, “Free trade agreements as protectionist devices: Rules of origin”, National bureau of economic research, Working Paper No. 4352, 1993, tr.6. 2 Colleen Carroll, Dylan Geraets, Arnoud R. Willems, Reconciling rules of origin and global value chains: The case for reform, Leuven Centre for Global Governance Studies, Working Paper No. 137, 2014, tr.10.
  14. 4 Tại Việt Nam, tác giả Lê Minh Tiến trong bài “Quy tắc xuất xứ hàng hóa của Khu vực thương mại tự do ASEAN” đăng tại Tạp chí Luật học năm 20113 đã đưa ra cái nhìn cụ thể cũng như tổng quát về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong khối ASEAN. Tác giả Hoàng Thị Ngọc Quỳnh, Trịnh Thị Thu Thảo trong bài viết “Bàn về quy tắc xuất xứ hàng hóa và một số bài học cho Việt Nam”, đăng tại Tạp chí Công Thương năm 2020 đã phân tích một số quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (Vietnam Japan Economic Partnership Agreement, viết tắt là VJEPA) và pháp luật nội địa một số quốc gia như Đức, Hoa kỳ để đưa ra bài học cho Việt Nam để lập ra quy tắc xuất xứ cho hàng hóa nội địa4. Tác giả Nguyễn Tuấn Vũ và Trần Thị Thuận Giang đã có bài viết “Quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, đăng trên Kỷ yếu hội thảo “Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam:từ chiến lược tham gia đến thách thức khi thực thi” năm 20185, do Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh và Trường ĐH Ngoại Thương tổ chức. Bài viết nhấn mạnh sự quan trọng của các quy tắc xuất xứ trong các FTA, đặc biệt là trong CPTPP. Bài viết cũng tập trung phân tích bản chất cũng như sự phức tạp của các quy tắc này và qua đó đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả Trần Thị Thuận Giang và Ngô Nguyễn Thảo Vy cũng đưa ra các khuyến cáo và phân tích hướng đi cho ngành hàng Việt Nam liên quan tới quy tắc xuất xứ khi tham gia vào nền kinh tế thương mại chung của thế giới tại bài viết “Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ: Tương lai của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, đăng tại Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Các thể chế pháp lý của Cộng đồng kinh tế ASEAN6, trường Đại học Luật TpHCM, 2017, tr.127. 3 Lê Minh tiến (2011), tr.65-72 4 tham khảo tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ban-ve-quy-tac-xuat-xu-hang-hoa-va-mot-so-bai-hoc- cho-viet-nam-72757.htm 5 Nguyễn Tuấn Vũ và Trần thị Thuận Giang, “Quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, Kỷ yếu hội thảo “Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam:từ chiến lược tham gia đến thách thức khi thực thi” , 2018, tr.68-77. 6 Trần Thị Thuận Giang và Ngô Nguyễn Thảo Vy (2017), tr.127.
  15. 5 2.2. Tình hình nghiên cứu về tự chứng nhận xuất xứ Về tự chứng nhận xuất xứ, hai tác giả nước ngoài là Edmund W.Sim và Stefano Inama, trong cuốn sách “Possible way forward: Self – certification”7 năm 2015 đã viết về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nghiên cứu việc các nước thuộc ASEAN dành nhiều nguồn lực cho việc xác nhận mẫu form D-mẫu chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan thẩm quyền. Tác giả đã nên lên quan điểm về sự quan trọng của việc chuyển đổi sang cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Tác giả đã dựa trên giả định rằng nhà xuất khẩu là người biết rõ nhất về sản phẩm như cách thức sản xuất, nguyên liệu đến từ đâu, v.v... để khẳng định rằng nhà xuất khẩu ở vị thế tốt nhất trong việc xác định sự phù hợp các quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa của mình. Liên quan đến vấn đề chuyển đổi từ cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống là phát hành giấy chứng nhận bởi bên thứ ba sang cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, tác giả người Nhật Bản là Kazuyoshi Torigoe đã có bài viết “FTA Origin Preference Claims: The Shift to Self-Certification”8, tạp chí Global Trade and Customs Journal, số 11 bản số 6, năm 2016. Trong đó, tác giả nêu quan điểm rằng sự hạn chế của hệ thống cấp giấy chứng nhận xuất xứ truyền thống nằm ở chỗ số lượng Hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng tăng khiến cơ quan có thẩm quyền không thế đáp ứng được về khối lượng nghiệp vụ. Hệ thống tự chứng nhận xuất xứ được cho rằng ít tốn kém về thời gian và kinh phí hơn, tuy vậy cần đạt được sự tuân thủ quy tắc nhất định. Nghiên cứu của tác giả Việt Nam đăng trên tạp chí nước ngoài, có thể kể đến bài viết “self-certification of origin according to new generation free trade agreements: myth or reality in Asean countries?”9 (tạm dịch :Tự chứng nhận xuất xứ theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: hoang đường hay thực tế ở các 7 Edmund W. Sim & Stefano Inama, Possible way forward: Self – certification, Cambridge University Press, UK, 2015, tr.412. 8 Kazuyoshi Torigoe, FTA Origin Preference Claims: The Shift to Self-Certification, Global Trade and Customs Journal, 2016, vol. 11, issue 6, tr. 259–266. 9 Nguyen Thi Mo and Nguyen Ngoc Ha, “self-certification of origin according to new generation free trade agreements: myth or reality in Asean countries?”, Revue de droit des affaires internationales Journal, 2020, vol. 5+6, tr 871-887.
  16. 6 nước ASEAN?) của tác giả Nguyễn Thị Mơ và Nguyễn Ngọc Hà (2020), đăng trên Tạp chí Revue de droit des affaires internationales, số 5+6, tháng 11 năm 2020. Bài viết đã phân tích lần lượt cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo 4 phân loại, đồng thời hệ thống lại các cơ chế theo từng FTA, đặc biệt bài viết đi sâu vào việc phân tích cơ chế này trong các Hiệp định thương mại lớn như ATIGA, CPTPP, EVFTA; thực trạng và các thách thức mà các nước ASEAN gặp phải khi áp dụng cơ chế tự xuất xứ trong khuôn khổ các Hiệp định này. Tuy vậy, bài viết khẳng định về việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của mười quốc gia ASEAN là cần thiết và quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại khu vực và tăng cường thuận lợi hóa thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu. Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thùy Dương trong bài viết “Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)-Những thách thức đối với Việt Nam trong việc thực thi”, đăng trên Kỷ yếu hội thảo “Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam:từ chiến lược tham gia đến thách thức khi thực thi”, do Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh và Trường ĐH Ngoại Thương tổ chức, tháng 1/2018, đã phân tích những quy định và yêu cẩu của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là CPTPP) về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Dựa trên phân tích đó, tác giả nêu lên những khó khăn đối với chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng những yêu cầu của Hiệp định này. 2.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu Từ tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới, tác giả thấy được rằng đề tài về xuất xứ và chứng nhận xuất xứ “truyền thống” đã có khối lượng nghiên cứu khá đồ sộ và phong phú về khía cạnh nội dung. Trong khi đó, đề tài về tự chứng nhận xuất xứ mới có một vài nghiên cứu với số lượng khiêm tốn. Do cơ chế tự chứng nhận xuất xứ còn mới mẻ và Việt Nam chưa áp dụng cơ chế này nhiều trong thực tế, tác giả chưa thấy được nghiên cứu nào của các tác giả nước ngoài về đề tài này đối với Việt Nam.
  17. 7 Về mặt nội dung, các nghiên cứu liên quan tới tự chứng nhận xuất xứ chủ yếu mới chỉ tập trung vào một vài các khía cạnh cụ thể về nội dung quy định trong một vài hiệp định chính, hoặc là về ưu nhược điểm của cơ chế này khi áp dụng tại một hoặc vài quốc gia đơn lẻ, v.v...Chưa kể đến, một số nghiên cứu sử dụng thông tin và số liệu đã cũ so với sự biến đổi của thị trường thương mại thế giới cũng như sự thay đổi chính sách trên thế giới và tại Việt Nam. Liên quan đến nghiên cứu về áp dụng tự chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam, có thể thấy được rằng các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu riêng rẽ theo khuôn khổ từng hiệp định, chưa có bài nghiên cứu tổng hợp đầy đủ trên cơ sở so sánh và rút ra kinh nghiệm để áp dụng tự chứng nhận xuất xứ. Do vậy, tác giả mong muốn luận văn tốt nghiệp này sẽ góp phần bù đắp khoảng trống nghiên cứu đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có mục đích là luận giải làm rõ cơ sở lý luận của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, đồng thời nghiên cứu thực tế triển khai nhằm đánh giá và chỉ ra những bất cập cũng như những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật của một vài quốc gia trên thế giới. Từ đó, luận văn đưa ra các đề xuất về giải pháp và kiến nghị cụ thể. Đóng góp của luận văn nằm ở việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi tham gia vào thương mại quốc tế. Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Tổng hợp lý thuyết về xuất xứ hàng hóa, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ. - Phân tích kinh nghiệm của Nhật Bản, châu Âu và Singapore về triển khai tự chứng nhận xuất xứ, từ đó, rút ra những bài học cho Việt Nam. - Phân tích các yêu cầu về triển khai tự chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam theo yêu cầu của một số FTA mà Việt Nam tham gia, thực trạng triển khai và đánh giá những kết quả cũng như khó khăn mà Việt Nam gặp phải. - Đề xuất một số giải pháp để áp dụng bài học quốc tế nhằm mục đích triển khai hiệu quả tự chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam.
  18. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thủ tục tự chứng nhận xuất xứ, kinh nghiệm triển khai tự chứng nhận xuất xứ của một số quốc gia trên thế giới và thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu một số FTA ở Việt Nam. - Về nội dung: Tự chứng nhận xuất xứ là nội dung thuộc phạm vi điểu chỉnh của công pháp quốc tế. Công pháp quốc tế có các quy tắc và quy phạm pháp lý được các quốc gia tự nguyện, bình đẳng thông qua thương lượng để xây dựng và cùng đồng thuận áp dụng. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chi nghiên cứu việc áp dụng quy định về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong phạm vi Hiệp định thương mại quốc tế. Những quan hệ phát sinh ngoài phạm vi và lĩnh vực này sẽ không được luận văn nghiên cứu. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật Việt Nam, pháp luật của ba nước: Nhật Bản, Châu Âu, Singapore và pháp luật quốc tế liên quan chính tới tự chứng nhận xuất xứ, ngoài ra quy tắc xuất xứ và xuất xứ hàng hóa được nhắc tới mang mục đích bổ sung và tham chiếu. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật thực định của pháp luật Việt Nam, các quy định liên quan tới xuất xứ và tự chứng nhận xuất xứ tại các Hiệp định thương mại quốc tế đang có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên, cụ thể là từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 cho tới thời điểm hiện tại. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như đã nêu ở trên, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống ví dụ như: hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh. Cụ thể như sau: - Phương pháp hệ thống hóa: sử dụng nhiều và trong tất cả ba chương trong luận văn để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp hệ thống hóa được dùng nhiều tại Chương 1 để đưa tới sự tổng quát và chi tiết cho các khái niệm cơ bản về vấn đề liên quan. Phương pháp này cũng được dùng nhiều tại Chương 2 khi nhắc tới kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới với mong muốn đưa ra cái nhìn
  19. 9 đầy đủ và có xuyên suốt đối với sự lựa chọn và áp dụng quy định về chứng nhận xuất xứ tại các quốc gia khác nhau. - Phương pháp phân tích: được sử dụng phổ biến tại Chương 2 và Chương 3 để hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm còn hạn chế đối với những cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đang được áp dụng - Phương pháp luận giải và phương pháp so sánh luật học: được sử dụng đặc biệt tại Chương 3 để làm phân tích và làm rõ các quy định về tự chứng nhận xuất xứ và tình trạng áp dụng những quy định tại các Hiệp định thương mại quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên, so sánh với các quốc gia khác trên thế giới. - Phương pháp tổng hợp sẽ được sử dụng chủ yếu tại Chương 3 khi đề xuất và luận giải cho các giải pháp nhằm đưa đến bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Bên cạnh phần lời mở đầu, phần kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, về nội dung chính của luận văn, tác giả cấu trúc thành ba chương như sau: - Chương 1: Tổng quan xuất xứ và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Chương 3: Thực trạng tự chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam và bài học dựa trên kinh nghiệm quốc tế.
  20. 10 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ VÀ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA Để có thể có sự hiểu biết khái quát về việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tại các quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam, trước tiên luận văn sẽ đưa ra khái quát cơ bản về xuất xứ bao gồm: khái niệm, đặc điểm xuất xứ, quy tắc xuất xứ, thủ tục chứng nhận xuất xứ; tiếp đến là khái quát về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, song song với nó là xác định được tầm quan trọng của các cơ chế này trong hoạt động thương mại quốc tế.Vì vậy, trong Chương này, luận văn sẽ tập trung vào việc nêu lên và phân tích làm rõ các hạng mục kể trên, hướng tới mục tiêu xây dựng cơ sở lí luận vững chắc cho việc phân tích và đánh giá tại Chương 2 và Chương 3. 1.1. Khái quát về xuất xứ hàng hóa 1.1.1. Khái niệm và phân loại xuất xứ “Xuất xứ” (origins) hay “xuất xứ hàng hóa” (origins of goods), “nước xuất xứ của hàng hóa”(country of origins of goods/products) là một khái niệm đã được sử dụng một cách phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế và rộng rãi trên toàn thế giới trong một thời gian dài. Tuy vậy, cho tới hiện tại không có định nghĩa thống nhất toàn cầu nào về xuất xứ hàng hóa. Dưới đây liệt kê ra một vài định nghĩa tiêu biểu từ quy định của công ước quốc tế và một vài quốc gia như sau: Khái niệm liên quan tới xuất xứ hàng hóa đã sớm được nêu lên trong “Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan sửa đổi”, (Revised Kyoto Convention, viết tắt là Công ước Kyoto sửa đổi) kí kết năm 1974, sửa đổi vào năm 2008 như sau: “ Nước xuất xứ của hàng hóa là nước mà hàng hóa được sản xuất hoặc chế tạo, theo các tiêu chí được đặt ra cho mục đích áp dụng thuế quan, hạn chế định lượng hoặc bất kỳ biện pháp nào khác liên quan đến thương mại”10 Ở một số quốc gia lớn tiêu biểu như Hoa Kỳ, xuất xứ được nhắc tới trong phần 134.1(b), Phụ lục A, Tiêu đề 19 của “Bộ pháp điển pháp luật Liên bang” (Code of 10 Khoản 2, Chương 1, Phụ lục K, Công ước Kyoto sửa đổi (Revised Kyoto Convention), tham khảo tại : http://www.wcoomd.org/en/topics/facilitation/instrument-and- tools/conventions/pf_revised_kyoto_conv/kyoto_new/spank.aspx , truy cập ngày 1/10/2022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1