intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

23
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài làm rõ vấn đề lý luận về thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; thực tiễn thi hành pháp luật trong xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tránh thất thoát nguồn thu ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ PHẠM PHƯƠNG NGÂN XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP THEO LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ PHẠM PHƯƠNG NGÂN XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP THEO LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Hà Phạm Phương Ngân cam đoan luận văn “Xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Những nội dung và kết quả nghiên cứu không có sự sao chép hay giả mạo của các tác giả khác. Các tài liệu và số liệu được trích dẫn theo đúng quy định, tin cậy và chính xác. Kết quả nghiên cứu luận văn này chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Học viên HÀ PHẠM PHƯƠNG NGÂN
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn của mình, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các quý thầy cô Trường đại học Ngân hàng nói chung và quý thầy cô khoa Luật kinh tế nói riêng đã tạo điều kiện cho học viên được học tập và nghiên cứu về ngành Luật kinh tế. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn cô TS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ học viên trong thời gian hoàn thành luận văn của mình. Lời tri ân cuối cùng học viên cũng xin được đến gia đình của mình, cảm ơn gia đình đã động viên và ủng hộ học viên trong khoảng thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn.
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tên đề tài: “Xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Nội dung: Lý do chọn đề tài: Xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp là yêu cầu tiên quyết, không thể thiếu trước khi tính thuế TNDN. Trong quá trình thực hiện xác định những TNCT của doanh nghiệp hiện nay còn một số bất cập như: Quy định của pháp luật, ý thức của DN, hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều sai sót,…dẫn đến việc chưa tính đúng, tính đủ những TNCN của DN. Chính vì lẽ đó, để góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xác định TNCT của DN, tính thuế TNDN, tác giả chọn: “Xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài Luận văn bậc Thạc sĩ của mình. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đề tài hướng đến mục tiêu nghiên cứu sau: Những vấn đề lý luận về thuế TNDN, nội dung xác định TNCT của DN theo Luật thuế TNDN hiện hành, đồng thời chỉ ra những bất cập của quy định của pháp luật hiện nay về xác định TNCT của DN, qua thực tiễn thực hiện xác định TNCT của doanh nghiệp tại TP. HCM. Từ đó, góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xác định TNCT của DN, tính thuế thu nhập của doanh nghiệp, tránh làm thất thoát ngân sách của nhà nước. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích, luật học và so sánh, khảo sát, tổng hợp…để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu cụ thể của luận văn. Kết quả nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận về xác định chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp, nội dung pháp luật quy định về xác định TNCT của DN, tính thuế thu nhập của doanh nghiệp, thực tiễn thực hiện vấn đề này tại tp. Hồ Chí Minh. Một số đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế, giải pháp để TP. HCM thực hiện tốt hơn khi xác định TNCT của doanh nghiệp. 3.Từ khóa: Thuế, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
  6. iv THE ENGLISH ABSTRACT 1.Title: “Determining taxable income of enterprises according to the Law on Enterprise Income Tax and practice in Ho Chi Minh City”. 2. Content: Process of determining the current taxable income of enterprises, there are still a number of shortcomings such as: Legal regulations, corporate awareness, and many errors in state management activities, leading to many errors. failure to properly and fully calculate the taxable income of the enterprise. Therefore, in order to contribute to completing the provisions of the law, improving the effectiveness of the implementation of the law on determining taxable income of enterprises and calculating income tax of enterprises, the author decided to choose the content: "Determining taxable income of enterprises according to the Law on Enterprise Income Tax and practice in Ho Chi Minh City" Research objectives: Theoretical issues on corporate income tax, the content of determining taxable income of enterprises according to the current CIT Law, and at the same time point out the shortcomings of current legal regulations on determining taxable income of enterprises. through the practice of determining the taxable income of enterprises in Ho Chi Minh City. Thereby, contributing to perfecting the provisions of law, as well as improving the efficiency of state management on determining taxable income of enterprises, calculating corporate income tax, avoiding loss of state budget. Research method: The thesis uses many different research methods such as analytical, investigative and comparative jurisprudence, survey, synthesis... to achieve the general and specific research objectives of the thesis. Research results: Clarifying theoretical issues on determining taxable income of enterprises, content of law provisions on determination of taxable income of enterprises, calculation of corporate income tax, practical implementation of this issue in Ho Chi Minh City. A number of proposals and recommendations contribute to improving the law on determining taxable income, solutions for Ho Chi Minh City to perform better when determining taxable income of enterprises. 3. Keywords: Tax, Law on Enterprise Income Tax, Taxable income.
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Cụm từ trong tiếng Việt 1 CP Chính phủ 2 DN Doanh nghiệp 3 NĐ Nghị định 4 NLĐ Người lao động 5 NSNN Ngân sách Nhà nước 6 QH Quốc hội 7 TNCN Thu nhập cá nhân 8 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 9 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 10 TNCT Thu nhập chịu thuế 11 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  8. vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP.... 11 1.1 Khái quát chung về thuế, thuế thu vào thu nhập ......................................... 11 1.1.1 Khái niệm cơ bản về thuế ..................................................................... 11 1.1.2 Đặc điểm về thuế .................................................................................. 12 1.1.3 Thuế thu vào thu nhập .......................................................................... 12 1.1.4 Sự cần thiết của thuế thu vào thu nhập ................................................. 13 1.2 Nội dung thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................ 14 1.2.1 Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................... 14 1.2.2 Đặc điểm về thuế thu nhập doanh nghiệp............................................. 14 1.2.3 Vai trò của về thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................... 15 1.2.4 Nội dung pháp luật quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp .............. 17 1.2.4.1 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ... 17 1.2.4.2 Đối tượng nộp thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp........................ 18 1.2.4.3 Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ..................................... 19 1.2.4.4 Phương pháp tính thuế ....................................................................... 20 1.2.4.5 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................... 20 1.2.4.6 Các hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ............................ 21 1.3 Xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp .......................................... 22 1.3.1 Định nghĩa thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ........................ 22 1.3.2 Cách tính thu nhập chịu thuế ................................................................ 23 1.3.3 Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế .............................. 23 1.3.4 Phân biệt thu nhập chịu thuế theo Luật thuế TNDN và thu nhập theo chế độ kế toán .................................................................................................... 24
  9. vii 1.3.5 Sự cần thiết phải quy định pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế TNDN 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 28 2.1 Thực trạng pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 28 2.1.1 Xác định kỳ tính thuế TNDN................................................................ 28 2.1.2 Xác định doanh thu tính thuế TNDN.................................................... 29 2.1.3 Quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN......................................................................................................... 33 2.1.4 Quy định các khoản thu nhập khác chịu thuế TNDN ........................... 38 2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh........................................................................ 40 2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh ........................... 40 2.2.2 Quy trình xác định và kê khai thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 42 2.2.3 Công tác quản lý thuế TNDN và xác định thu nhập chịu thuế tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 44 2.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh .......................... 48 2.3 Đánh giá việc thực hiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh........................................................................ 49 2.3.1 Những thuận lợi .................................................................................... 49 2.3.2 Những khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn........................ 50 2.3.2.1 Về hệ thống pháp luật ........................................................................ 50
  10. viii 2.3.2.2 Đối với người nộp thuế...................................................................... 50 2.3.2.3 Đối với cơ quan thuế ......................................................................... 52 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................. 55 3.1 Những định hướng hoàn thiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................................................................ 55 3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................................................................................... 57 3.2.1 Về xác định doanh thu tính thuế TNDN ............................................... 57 3.2.2 Về xác định các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN .............. 58 3.2.3 Về xác định khoản thu nhập khác chịu thuế TNDN ............................. 61 3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................... 61 3.3.1 Đối với doanh nghiệp............................................................................ 61 3.3.2 Đối với cơ quan thuế............................................................................. 62 3.3.2.1 Đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật thuế TNDN ......................... 62 3.3.2.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế thu nhập doanh nghiệp. ......................................................................................... 63 3.3.2.3 Cải cách công tác hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế63 3.3.2.4 Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý thuế ........... 64 3.3.2.5 Nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức của cán bộ quản lý thuế TNDN và người quản lý doanh nghiệp ..................................... 65
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1: Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12 tại TP. HCM .......................................................................................... 41 Bảng 2-2: Thu nhập chịu thuế tại TP. HCM phân theo loại hình doanh nghiệp...... 43 Bảng 2-3: Thu ngân sách từ thuế TNDN năm 2019 đến 2021 tại TP. HCM ........... 44 Bảng 2-4: Quy trình kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế ........................................... 47
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Thuế có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống, xã hội và kinh tế. Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn thu nhập lớn của Chính phủ, để duy trì và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cần thiết của Chính phủ. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là bộ phận trong hệ thống thuế, góp phần lớn tạo nên nguồn ngân sách của Nhà nước. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 03/06/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 cùng với những mục tiêu cụ thể như bao quát và mở rộng được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế; khuyến khích lao động, sản xuất, kinh doanh; góp phần đảm bảo công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Nhằm đảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN từ Thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Quốc gia theo từng giai đoạn, “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2013, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.” Trong nền kinh tế thị trường các khoản thu nhập của DN rất đa dạng nếu căn cứ vào hoạt động hoặc giao dịch làm phát sinh thu nhập thì thu nhập sẽ gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thu nhập từ lao động thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn,… Các loại thu nhập kể trên không phải thu nhập nào cũng là thu nhập chịu thuế mà chỉ một số khoản thu nhập đáp ứng những điều kiện nhất định mới là thu nhập chịu thuế. Hiện nay nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập từ nhiều các văn bản pháp luật khác nhau bởi thuế thu nhập là thuế trực thu nên nó là đối tượng được điều chỉnh bởi hiệp định “tránh đánh thuế hai lần”. Thuế thu nhập doanh nghiệp tác động tới nhiều nhân tố trong xã hội, như phân phối thu nhập tiền lương tác động để khả năng khai thác thu hút vốn đầu tư tác động tới việc di chuyển vốn và có thể làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế.
  13. 2 Do tác động của thuế thu nhập công ty rất lớn nên việc xây dựng pháp luật về thuế thu nhập cần hoàn thiện hơn là điều mà tất cả các nước đều hướng tới. Để đảm bảo cân bằng giữa lợi ích nhà nước và lợi ích doanh nghiệp, cần phải đẩy mạnh hơn nữa các quy định của pháp luật về cơ chế khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu hợp lý đảm bảo được tính công bằng trong xã hội và tạo ra động lực bền vững thúc đẩy sự phát triển của Quốc gia. 2. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chính sách vĩ mô của Nhà nước, vì vậy các quy định của pháp luật về thuế có vai trò hết sức trong chiến lược phát triển của một quốc gia. Thuế thu nhập doanh nghiệp được ra đời từ những yêu cầu chiến lược của một quốc gia như thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, gia tăng NSNN. Thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành qua các năm 1999; năm 2004; năm 2009. Ngoài ra, thực hiện Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020; cần điều chỉnh giảm mức động viên thuế tạo điều kiện tăng tích luỹ; tích tụ cho doanh nghiệp. Mức thuế suất phổ thông tuy không cao hơn các nước trong khu vực nhưng cần được nghiên cứu từng bước điều chỉnh giảm để đảm bảo sự hấp dẫn trong thu hút quá trình đầu tư. Pháp luật về thuế TNDN đã có những quy định cụ thể hơn về đối tượng chịu thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và ưu đãi thuế TNDN trong một kỳ tính thuế nhất định. Doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về đóng thuế thu nhập doanh nghiệp còn gặp nhiều lúng túng và bất cập, gây thất thoát cho NSNN. Bên cạnh đó, sự biển đổi nhanh của nền kinh tế cũng làm bọc lộ một số hạn chế, khó khăn của pháp luật thuế TNDN. Vì vậy, cần đề ra các phương án nhằm giải quyết hợp lý các vấn đề về quản lý doanh nghiệp trong việc khai, nộp thuế, tính thuế và các khoản được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp như tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về thuế TNDN, góp phần nâng cao nhận thức
  14. 3 của doanh nghiệp về tác dụng thuế TNDN, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính – kinh tế lớn của Việt Nam, được sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ, trong và ngoài nước. Năm 2021, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 216.170 đơn vị 1, thuế TNDN thu vào ngân sách thành phồ Hồ Chí Minh là 75.531 tỷ đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắt khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thi hành pháp luật và tính thuế thu nhập doanh nghiệp như việc thay đổi liên tục của các văn bản quy phạm pháp luật cùng với đó là các đối tượng nộp thuế cũng có nhiều hành vi gian lận thuế, từ đó gây thất thoát lớn cho ngân sách tại tp. Hồ Chí Minh. Cùng với sự thay đổi ngày càng nhanh của nền kinh tế, việc xác định TNCT của DN cũng gặp khó khăn khi có nhiều văn bản được ban hành cùng với những yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp, khiến việc xác định TNCT của doanh nghiệp thường xuyên xảy ra sai sót, từ đó dẫn đến việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp không còn đúng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình với mục đích là kế thừa, tiếp nối các vấn đề nghiên cứu, nhằm tìm ra những khó khăn, bất cập và lý do trong thực tiễn khi các doanh nghiệp thi hành pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thông qua đó đề xuất các khuyến nghị để các DN thực hiện đúng nghĩa vụ thuế, nhằm tránh thất thoát nguồn thu ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục tiêu của đề tài 3.1.Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của đề tài làm rõ vấn đề lý luận về thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; thực tiễn thi hành pháp luật trong xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất 1 Tổng cục Thống kê (2022), “Báo cáo tổng kết công tác tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Tổng”
  15. 4 một số kiến nghị góp phần hoàn thiện về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tránh thất thoát nguồn thu ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu tổng quát, Luận văn có nhiệm vụ thực hiện một số mục tiêu cụ thể sau:  Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp, vai trò của việc xác định đúng TNCT của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.  Làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành về việc xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp cũng như việc thực hiện xác định TNCT tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong cách xác định thu nhập chịu thuế từ thực tiễn áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh.  Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp và đưa các khuyến nghị phù hợp để các doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ thuế, góp phần đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Pháp luật hiện nay quy định về xác định thu nhập chịu thuế của DN thế nào? Cách tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Câu hỏi 2: Trong thực tiễn xác định TNCT của DN tại TP. Hồ Chí Minh có những thuận lợi và khó khăn gì? Câu hỏi 3: Với những bất cập, vướng mắc đã nghiên cứu thì cần phải có những phương hướng giải quyết nào trong áp dụng pháp luật tại tp. Hồ Chí Minh? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu  Những vấn đề lý luận về thuế TNDN; pháp luật hiện nay về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.  Thực tiễn thực hiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại tp. Hồ Chí Minh.
  16. 5  Những phương hướng giải quyết về pháp luật trong xác định thu nhập chịu thuế TNDN tại thành phố Hồ Chí Minh. 5.2. Phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu những quy định pháp luật sau:  Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013;  Luật quản lý thuế năm 2019;  Nghị định 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ về "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp";  Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ về "Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế". 5.2.2. Phạm vi về không gian Luận văn nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 5.2.3. Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là công cụ, là giải pháp và là yếu tố cần thiết trong việc nghiên cứu khoa học, vì vậy tác giả chọn lựa những phương pháp nghiên cứu phù hợp như sau:  Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học: Sử dụng các nội dung học thuật về thuế TNDN, đặc điểm pháp lý để đánh giá tổng quan về các nôi dung về luật, thông tư, nghị định có liên quan đến đề tài. Phương pháp này sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 Luận văn để phân tích các quy phạm pháp luật có liên quan và bị ảnh hưởng.  Phương pháp so sánh: so sánh giữa các quy định của pháp luật và so sánh số liệu qua các năm để phân tích ảnh hưởng của quy định pháp luật. Phương pháp so sánh sử dụng trong Chương 2 và Chương 3.  Phương pháp phân tích: áp dụng vào Chương 2 và Chương 3 để nghiên cứu cách thức hoạt động, quy trình trong việc xác định TNCT.
  17. 6  Phương pháp đánh giá: dùng để thực hiện nhận xét và kết luận các thông tin có được. Phương pháp được áp dụng ở chương 3 để tìm ra các phương hướng giải quyết phù hợp.  Phương pháp tổng hợp: Kết hợp lại tất cả những số liệu, nguyên nhân và những ý kiến để nắm được toàn diện những vấn đề còn bất cập, đề ra phương án giải quyết thích hợp. Phương pháp này áp dụng ở các chương 1, 2 và 3 để tổng hợp những cơ sở lý luận cơ bản nhất trong từng chương. 7. Nội dung nghiên cứu Tác giả thực hiện nội dung của một luận văn thạc sĩ, với các nội dung như sau:  Phân tích khái niệm, đặc điểm và lý giải chi tiết về một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật thuế TNDN tại Việt Nam, đặc biệt là xác định TNCT của DN.  Phân tích thực trạng thi hành xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp qua các quy định của pháp luật trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và làm rõ quy trình.  Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới thực tiễn thi hành của DN đối với việc việc xác định TNCT của DN.  Đề xuất phương hướng giải quyết thích hợp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật.  Khuyến nghị thêm về quản lý nhằm hoàn thiện thực tiễn áp dụng quy định về thu thuế TNDN. 8. Đóng góp của đề tài Với đề tài "Xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh", tác giả kỳ vọng luận văn thạc sĩ của mình sẽ mang lại những đóng góp sau: Thứ nhất, Luận văn góp phần phân tích sâu hơn những quan điểm, một số khía cạnh lý luận pháp luật cơ bản về thuế TNDN như: xác định doanh thu tính thuế TNDN, xác định các khoản chi phí được trừ, khái niệm và cách xác định TNCT theo Luật thuế TNDN; trách nhiệm của DN trong việc kê khai thuế TNDN; hệ thống pháp
  18. 7 luật điều chỉnh và nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. Thứ hai, Luận văn góp phần tình ra những sai phạm và yếu tố gây ra nó trong thực tiễn thi hành của DN tại TP. HCM đối với việc việc tính các khoản thu nhập phải chịu thuế. Thứ ba, Luận văn góp phần nâng cao nhận thức cho DN về tác dụng của thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, đưa các khuyến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này. Thứ tư, Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, mà còn làm phong phú hơn cơ sở lý luận của các vấn đề về thuế TNDN, là nguồn tư liệu hữu ích cho công trình tương tự hoặc những ai quan tâm đến lĩnh vực này. 9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Pháp luật về thuế TNDN luôn là đề tài được quan tâm của mọi tầng lớp xã hội.Vì đây là đề tài không còn mới và đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn, nhà lý luận học trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó một số công trình, tạp chí đã được công bố như sau: Thứ nhất, một số Luận án, Luận văn Thạc sĩ có liên quan đến pháp luật thuế TNDN ở Việt Nam có thể kể đến như: Đề tài luận văn thạc sĩ của Phạm Nguyễn Thu Hiền về “Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục Thuế Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh”. Tập trung vào phân tích phương pháp thu thuế TNDN tại chi cục thuế Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tác giả đã tổng hợp các thông tin và đưa ra các khuyến nghị cho chi cục Thuế Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đạt được thành tựu trong nhiệm vụ thu NSNN tại tỉnh Đồng Nai. Đề tài của Dương Quang Ngọc về "Hoàn thiện thu nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, Học viện tài chính”. Công trình tập trung khá nhiều vào nội dung thuế TNDN nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, mối quan hệ lẫn nhau giữa thuế TNDN với việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế. Từ đó, tác giả đưa ra
  19. 8 các phương án thích hợp nhằm hoàn thiện thuế TNDN và phù hợp khi áp dụng vào môi trường kinh tế thực tiễn. Luận văn thạc sĩ của Cao Thị Ngọc Huyền về “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện hành chính Quốc gia”. Đề tài phân tích từ bất lợi trong quản trị thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế và các thành tựu đã đạt được, từ đó đề xuất hoàn thành các chiến lược và mục tiêu trong quản trị về công thức, về doanh nghiệp và áp dụng các biện pháp xử phạt phù hợp. Đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trần Quốc Trung về “Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Học viện khoa học xã hội năm 2020”. Nội dung về các nhận định cơ bản về thuế đặc biệt là nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về thuế TNDN. Bên cạnh đó, làm rõ việc thực hiện pháp luật về thuế tại huyện Thường Tín thành phố Hà Nội và đưa ra những quan điểm góp phần cải thiện pháp luật và tăng hiệu quả áp dụng về thuế trên địa bàn huyện Thường Tín. Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Ngọc Vân về đề tài “Tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh”. Đề tài làm về tác động thông tin làm khác biệt số liệu giữa kế toán và thuế trong dự toán thu nhập của DN tại TP.HCM, qua đó kết luận thu nhập doanh nghiệp, chênh lệch tạm thời giữa thu nhập kế toán và TNCT, tài sản cố định, nợ dài hạn có ảnh hưởng thế nào đến thu nhập DN trong tương lai. Từ đó, luận văn kết luận và tìm ra các giải pháp cần thiết cho DN. Đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế của tác giả Bùi Thị Thùy Linh về đề tài “So sánh về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản”. Luận văn so sánh về nhiều khía cạnh khác nhau về thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Sự khác biệt thường đến chủ yếu là trình độ nhận thức, trình độ kinh tế, mức độ đầu tư nước ngoài, bộ máy chính phủ. Qua đó, có thể tham khảo mô kinh nghiệm của Nhật Bản để hoàn thiện mô hình pháp luật thuế TNDN ở Việt Nam. Thứ hai, các bài viết tiêu biểu được đăng trên các tạp chí khoa học với các nội dung như sau:
  20. 9 Bài viết nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan và Lê Thị Tuyết Hoa về “Thực trạng không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp – nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, trên tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng năm 2020”, số 212+213. Bài viết tìm hiểu những yếu tố dẫn đến không tuân thủ thuế TNDN và các hạn chế trong nội dung pháp lý liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế TNDN. Bài nghiên cứu đã làm rõ được ba hạn chế hiện hữu trong việc không tuân thủ thuế Thu nhập doanh nghiệp là hạn chế từ công tác quản lý thuế của cơ quan thuế, hạn chế từ những nội dung trong chính sách thuế và từ nguồn nhân lực hoạt động điều tiết kinh tế của quốc gia. Bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty trên địa bàn tp. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận” của TS. Nguyễn Ngọc Thùy và Trịnh Ngọc Sơn đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo tháng 11/2020. Tác giả đã nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi gian lận thuế là thuế suất, ngành nghề kinh doanh, nợ phải trả, quy mô kinh doanh và lời hoặc lỗ của năm trước. Nêu phương pháp phù hợp cho từng yếu tố. Tuy các đề tài về nội dung thuế TNDN rất đa dạng, với nhiều góc nhìn và nghiên cứu lý luận. Tuy nhiên, đa phần các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc điều hành, quản trị của các cục, chi cục thuế hoặc chỉ chú trọng vào nghiên cứu dưới góc độ phân tích các hành vi trốn thuế, gian lận thuế của DN. Trong khi các vấn đề về thi hành pháp luật trong cách xác định TNCT của doanh nghiệp theo Luật thuế TNDN vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Vì vậy, cùng với các công trình nghiên cứu, nguồn tư liệu tham khảo quý giá, tác giả thực hiện “Xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” để làm rõ hơn các vấn đề còn bỏ ngỏ. 10.Kết cấu luận văn Nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thuế TNDN và xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2