intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường

Chia sẻ: Kethamoi5 Kethamoi5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

53
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm sáng tỏ đặc trưng văn hóa, ngôn ngữ độc đáo của dân tộc Mường; góp phần vào việc bảo tồn và gìn giữ, phát huy vốn văn hóa ngôn ngữ của dân tộc Mường, đặt trong bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ LIÊN HƯƠNG ĐẶC ĐIỂM TỤC NGỮ TIẾNG MƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ LIÊN HƯƠNG ĐẶC ĐIỂM TỤC NGỮ TIẾNG MƯỜNG Ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 8 22 90 20 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các kết quả khảo sát và miêu tả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Thị Liên Hương
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................. 11 1.1. Dẫn nhập .......................................................................................... 11 1.2. Khái quát về tục ngữ ........................................................................ 12 1.3. Tục ngữ của người Mường .............................................................. 22 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỤC NGỮ MƯỜNG ............ 30 2.1. Đặc điểm về vần, nhịp của tục ngữ Mường ..................................... 30 2.2. Đặc điểm về câu của tục ngữ Mường .............................................. 38 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ MƯỜNG ......... 45 3.1. Những kiểu cấu trúc thường sử dụng để xây dựng hình tượng trong tục ngữ Mường ........................................................................................ 45 3.2. Nghĩa đen và nghĩa bóng trong tục ngữ Mường .............................. 50 3.3. Biểu trưng động vật tiêu biểu trong tục ngữ Mường ....................... 70 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tần số xuất hiện của động vật trong tục ngữ Mường ..................... 70
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong các thể loại văn học dân gian thì tục ngữ là thể loại tương đối phong phú về số lượng, nội dung, chủ đề và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tục ngữ là những sáng tác có giá trị bền vững với thời gian. Tục ngữ phản ánh nhận thức của con người về thế giới quan, nhân sinh quan một cách đa dạng. Vì vậy, nghiên cứu về tục ngữ là nghiên cứu những cái hay, cái đẹp, những dấu ấn bản sắc dân tộc ẩn chứa trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích. Đồng thời nghiên cứu về tục ngữ cũng góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 1.2. Đất nước ta có 54 dân tộc với ngôn ngữ, điều kiện sống, trình độ hiểu biết, phong tục tập quán... có nhiều điểm giống và khác nhau tạo nên sự đa dạng mà thống nhất của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc luôn là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Muốn vậy, các nghiên cứu phải đi sâu tìm hiểu một cách nghiêm túc về đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc trên đất nước mình, làm rõ tầm quan trọng và làm nổi bật những giá trị mang tính đặc tồn của từng nền văn hóa. Từ đó sẽ có những chính sách bảo tồn cụ thể, phù hợp hiệu quả. Văn hóa dân tộc Mường cũng không thể là ngoại lệ. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tục ngữ Mường là kho văn hóa dân gian của người Mường, ở đó thể hiện năng lực nhận thức của mình về thế giới tự nhiên và con người. Hơn nữa, theo những gì chúng tôi sưu tầm và tìm hiểu thì hiện nay, khối liệu tục ngữ Mường đã được lưu thành sách dưới dạng phiên âm tiếng Mường, văn bản này vừa có giá trị văn hóa, văn học, vừa có giá trị ngôn ngữ. Tục ngữ của dân tộc Mường đã thể hiện những nét văn hóa và văn hóa ngôn ngữ rất riêng biệt, độc đáo đáng bảo tồn, gìn giữ. 1.3. Tục ngữ có thể coi là bộ bách khoa toàn thư về mọi mặt của đời sống xã hội, là bộ phận quan trọng cấu thành nên nền văn hoá mỗi dân tộc. Vì thế, tục ngữ trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội như: văn hoá, dân tộc học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ học... Cho đến nay, việc nghiên cứu tục ngữ đã đạt được nhiều thành tựu lớn, nhưng 1
  7. những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào kho tục ngữ của người Việt, rất ít các công trình nghiên cứu về tục ngữ của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Mường. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc tìm hiểu về đặc điểm của tục ngữ Mường là góp phần khai thác vốn văn hoá của dân tộc Mường ở một bình diện mới, làm tôn vinh giá trị văn hóa của dân tộc Mường nói riêng và làm rõ thêm nét đặc sắc của nền văn hoá các dân tộc nói chung. 1.4. Bản thân người nghiên cứu là người con của dân tộc Mường, đang sinh sống và làm việc nơi mảnh đất Hòa Bình mà có tới trên 60% dân số là người dân tộc Mường - mảnh đất được coi là cái nôi của văn hóa Việt - Mường. Vì vậy, thông qua việc nghiên cứu, chúng tôi muốn bày tỏ niềm tự hào về văn hoá của dân tộc mình, muốn bày tỏ tình yêu quê hương và tình yêu tiếng mẹ đẻ. Hơn nữa, giáo dục phổ thông hiện nay đã bắt đầu chú ý nhiều tới chương trình giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu tục ngữ dân tộc Mường còn giúp cho giáo viên và học sinh ở các tỉnh miền núi, nơi có nhiều người Mường đang sinh sống có thêm tư liệu để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ của dân tộc mình, có thể vận dụng, học tập cách tư duy, cách diễn đạt mang bản sắc riêng của người Mường, góp phần vào việc gìn giữ bản sắc dân tộc. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu về tục ngữ ở Việt Nam Tục ngữ là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần quý giá và là tinh hoa của dân tộc, được gìn giữ bảo lưu qua thời gian. Tục ngữ không chỉ là tri thức dân gian, chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, thâm thúy và không kém phần nghệ thuật, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nghiên cứu về tục ngữ từ trước đến nay là vấn đề thú vị, đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong cả nước. Theo tác giả Phan Thị Phương Thảo trong luận văn thạc sĩ Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay, việc sưu tầm và biên soạn tục ngữ ở Việt Nam cũng xuất hiện từ rất sớm. Trong khoảng 40 năm đầu của thế kỷ XX, có nhiều sách về tục ngữ được biên soạn, xuất bản, nhưng các công 2
  8. trình về tục ngữ ở giai đoạn này chủ yếu dừng lại ở việc thu thập, biên soạn, hoặc chú giải tục ngữ, có giá trị lớn về phương diện bảo tồn phong tục, tập quán, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Đến năm 1975, lịch sử sang trang đã tạo cú hích cho sự phát triển nở rộ của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu về tục ngữ ra đời. Các nghiên cứu đã tiếp cận đến phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ. Nhìn chung, các nghiên cứu về tục ngữ được tiếp cận theo các đường hướng sau đây: (i) Nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ xã hội học, nhận thức học: Theo tác giả Chu Xuân Diên (trong công trình “Tục ngữ Việt Nam” (1975), các nghiên cứu và khai thác tục ngữ về mặt xã hội học được tiếp cận theo hai hướng: Thứ nhất, các nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và nội dung khái quát của các câu tục ngữ và thứ hai, tục ngữ được dùng như một tài liệu bổ trợ, loại tài liệu xã hội học trong việc nghiên cứu những đối tượng thuộc nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau như: khoa học lịch sử, dân tộc học, tâm lý học, đạo đức học, lịch sử tư tưởng. (ii) Nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học: các nghiên cứu tập trung tìm hiểu tục ngữ trên hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Ở bình diện ngữ pháp, các nghiên cứu tiếp cận dạng cú pháp của tục ngữ với các đường hướng lí thuyết khác nhau, cụ thể: (a). Theo quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống: các nghiên cứu tiếp cận tục ngữ theo mô hình đề - thuyết (Nguyễn Đức Dương, “Tìm về linh hồn tiếng Việt”), tác giả đã phân tích cấu trúc cú pháp tục ngữ theo biểu đồ hình cây của Cao Xuân Hạo. Tác giả Hoàng Diệu Minh trong luận án tiến sĩ “So sánh cấu trúc – chức năng của thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt” đã dùng cách phân tích câu dựa vào dấu hiệu hình thức và các tác từ “thì, là, mà” để phân loại tục ngữ theo kiểu câu đơn và câu ghép, giúp người đọc nhận rõ mối quan hệ tất yếu giữa ba bình diện: Kết học, Nghĩa học và Dụng học trong tục ngữ; (b). Tiếp cận cú pháp tục ngữ từ góc độ cấu trúc lô gic- ngữ nghĩa: được gợi mở bởi Nguyễn Đức Dân trong "Logic và tiếng Việt" và "Vài nhận xét về đặc điểm cú pháp của tục ngữ" (Tạp chí Ngôn ngữ, HN, số 3,1998), tác giả chứng minh rằng tục ngữ có những cấu trúc đặc thù, ít thấy ở câu thông thường. Một số câu tục ngữ tuy dùng những phương thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau, nhưng lại có cấu trúc logic như 3
  9. nhau, có nghĩa là hiện tượng bất biến ngữ nghĩa. Một số câu tục ngữ có các kiểu diễn đạt khác nhau, song thực chất là những biến thể ngôn ngữ của một bất biến ngữ nghĩa. Và bất biến ngữ nghĩa chính là nghĩa khái quát hay nghĩa biểu trưng của tục ngữ. (c). Tiếp cận cú pháp tục ngữ từ các kiểu khuôn hình tục ngữ: nghiên cứu theo hướng này có tác giả Nguyễn Thái Hòa trong “Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi pháp”, tác giả đi sâu phân loại tục ngữ theo các kiểu khuôn hình tục ngữ, cụ thể là 3 kiểu câu cơ bản: kiểu câu có quan hệ hạn định trực tiếp; kiểu câu so sánh; và kiểu câu phối thuộc. Phương pháp mô hình hóa cấu trúc tục ngữ của Nguyễn Thái Hòa cho thấy, các câu tục ngữ đa số được triển khai theo kiểu khuôn hình có sẵn. Ở bình diện ngữ nghĩa: các tác giả Chu Xuân Diên trong “Tục ngữ Việt Nam”, Hoàng Văn Hành trong "Tục ngữ trong cách nhìn nhận ngữ nghĩa học" đều cho rằng mỗi câu tục ngữ bao hàm cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa. Cấu trúc ngữ nghĩa bao gồm cả yếu tố thuộc về nội dung miêu tả hiện thực (chức năng định danh) cũng như dụng ý thông báo (chức năng thông tin) của tục ngữ. Nghĩa kinh nghiệm mà mỗi câu tục ngữ nêu ra bao hàm nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó nghĩa bóng là phần ý nghĩa nhận thức về bản chất và tính quy luật của hiện tượng trong thế giới khách quan mà câu tục ngữ gợi ra. Theo Hoàng Văn Hành, trong nhiều trường hợp, ngữ nghĩa của tục ngữ sẽ được chuyển hóa trong những câu có khả năng ẩn dụ, để hiểu những câu tục ngữ này, phải giải mã ở tầng nghĩa bóng, những câu tục ngữ chứa ẩn dụ sẽ góp phần tạo nên một mối liên hội ngữ nghĩa giữa các sự kiện cụ thể trong thiên nhiên đến những mối quan hệ tương tự trong đời sống xã hội. Nhiều công trình khác nghiên cứu về ngữ nghĩa của tục ngữ (Trần Mạnh Thường, Hoàng Tiến Tựu, Bùi Mạnh Nhị) cũng thống nhất khẳng định về tính hai tầng nghĩa của tục ngữ: nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó nghĩa cụ thể, riêng lẻ sẽ tạo thành nghĩa đen; cái trừu tượng, phổ biến sẽ tạo thành nghĩa bóng... Hoàng Tiến Tựu [77, tr133] cũng đã chỉ ra: Hầu hết những câu tục ngữ nhiều nghĩa đều có phần “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Mà cái phần ý ở ngoài lời lại là phần chính thức của những câu tục ngữ ấy. Tác giả Võ Thị Dung trong luận án “Đối chiếu tục ngữ Việt - Anh về ứng xử của con người trong gia đình và xã hội” đã nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ 4
  10. đối chiếu, từ đó làm rõ những điểm tường đồng và khác biệt về đặc trưng tư duy – ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Anh và Việt qua tục ngữ. 2.2. Tình hình nghiên cứu về tục ngữ Mường Dân tộc Mường là một dân tộc có nền văn hóa phong phú đặc sắc và lâu đời. Văn hóa dân tộc Mường được giới nghiên cứu rất quan tâm. Thế nên việc sưu tầm, dịch và giới thiệu tục ngữ Mường không còn là vấn đề hoàn toàn mới. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo cứu nhiều công trình nghiên cứu về tục ngữ Mường, kết quả cho thấy có rất ít công trình lấy tục ngữ Mường làm đối tượng nghiên cứu một cách riêng biệt. Các công trình nghiên cứu về tục ngữ Mường tính đến thời điểm hiện chỉ dừng lại ở mức độ thu thập, biên soạn, hoặc chú giải tục ngữ. Trong cuốn "Tục ngữ, câu đố, đồng dao Mường" (2004) và cuốn "Tục ngữ, câu đố, trò chơi trẻ em Mường" (2010) của Bùi Thiện, tác giả đã nghiên cứu tục ngữ Mường dưới góc độ xã hội học, xem việc sưu tầm tục ngữ Mường để bảo lưu tài sản văn hóa dân tộc là việc cốt lõi. Các công trình này là tổng tập những câu tục ngữ Mường được tác giả dày công ghi chép từ dân gian các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc... của tỉnh Hòa Bình. Cuốn "Tục ngữ, câu đố, đồng dao Mường" (2004) có tới 632 câu tục ngữ phiên âm nguyên dạng tiếng Mường và có dịch sang tiếng Việt . Trong đó có 30 câu tục ngữ về kinh nghiệm thời tiết; 157 câu tục ngữ về kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn muông thú; 445 câu còn lại là tục ngữ về kinh nghiệm giáo dục con cái và đối nhân xử thế. Ngoài sưu tầm và dịch sang tiếng Việt, công trình này không hề đề cập đến dịch nghĩa hoặc giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ. Đến năm 2010, chính tác giả Bùi Thiện đã bổ sung nhiều nội dung mới trong cuốn "Tục ngữ, câu đố, trò chơi trẻ em Mường". Cuốn sách đã tăng tổng số lượng câu tục ngữ sưu tầm được là 643 câu. Đặc biệt hơn, ở cuốn sách này mỗi một câu tục ngữ ngoài dịch sang tiếng Việt, tác giả Bùi Thiện còn có giải thích ý nghĩa nội dung của từng câu tục ngữ. Cũng nghiên cứu tục ngữ Mường dưới góc độ xã hội học còn có cuốn "Tục ngữ, dân ca, ca dao Việt nam" của tác giả Vũ Ngọc Phan, cuốn "Văn học dân gian Việt Nam" của Đinh Gia Khánh (viết chung), mỗi cuốn đều chỉ dẫn một một vài câu 5
  11. tục ngữ Mường trong hệ thống tục ngữ của các dân tộc thiểu số khác. Cuốn "Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam" tập 1 được Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hóa, Nxb Khoa học xã hội tổ chức biên soạn và xuất bản. Ở cuốn này các tác giả chỉ chuyên về sưu tầm và biên soạn tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong đó, tục ngữ Mường với số lượng câu tục ngữ lớn nhất: 683 câu. Qua quá trình khảo cứu, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu kể trên là các công trình khai thác tục ngữ về mặt xã hội học được tiếp cận theo hướng: nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và nội dung khái quát của các câu tục ngữ. Việc làm này của có giá trị rất lớn về phương diện bảo tồn tài sản văn hóa Mường nói riêng góp phần vào việc bảo tồn nền văn hóa đa màu sắc của đất nước nói chung. Xét ở góc độ nghiên cứu văn hóa, tác giả Bùi Chỉ (2001) trong "Văn hóa dân gian Mường Hòa Bình" cũng đã có phần "Một số tục ngữ, dân ca trong văn hóa ẩm thực dân gian". Tuy nhiên, tác giả chỉ sưu tầm những câu tục ngữ liên quan đến văn hóa ẩm thực Mường. Số lượng những câu tục ngữ về vấn đề này không nhiều. Việc sưu tập diễn giải các câu tục ngữ chỉ mang tính minh họa và làm rõ cho nét văn hóa ẩm thực đặc sắc riêng biệt mang tính truyền thống của người Mường Hòa Bình. Cuốn sách không nghiên cứu tục ngữ Mường ở phương diện ngôn ngữ. Trên báo Hòa Bình điên tử ngày 18/4/2011 có bài "Những sáng tác văn vần dân gian", bài viết có sưu tầm một số rất ít các câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất của người Mường trong tương quan với các sáng tác ca dao, truyện thơ của người Mường, nhằm mục đích làm rõ tính phong phú và giàu có của kho văn học dân gian Mường. Cũng trên trang thông tin này ngày 19/12/2012, tác giả Bùi Thị Điền có bài "Văn hóa ứng xử của người Mường qua các câu tục ngữ". Ở bài viết này tác giả có sưu tầm những câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm, những phán đoán có hàm ý khuyên răn chỉ bảo con người trong cách ứng xử hàng ngày ở các mối quan cha mẹ và con cái; mối quan hệ anh em; mối quan hệ làng xóm. Ngoài ra cũng còn có một vài bài viết trên các trang báo mạng địa phương có nhắc đến tục ngữ Mường, nhưng tất cả các bài viết này chỉ mang tính sao chép chứ không có tính nghiên cứu khoa học. 6
  12. Xét ở bình diện ngữ nghĩa, tác giả Nguyễn Thị Cẩm Thanh trong luận văn thạc sĩ "Biểu tượng nước và thế ứng xử với nước của người Mường qua tục ngữ", tác giả đi sâu xem xét, chọn lọc và phân loại tục ngữ theo hướng tiếp cận tục ngữ từ góc độ biểu trưng. Ở đề tài này, tác giả tập trung khảo sát hình ảnh nước trong tục ngữ Mường. Theo tác giả, nước gắn liền đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Mường, theo sát nền văn minh người Mường. Tục ngữ lại là kho tàng tri thức thực tiễn về kinh nghiệm của con người với thế giới con người và thế giới khách quan, vì thế nước được xem như là một biểu tượng thường gặp trong những câu tục ngữ Mường. Từ những thống kê trên ngữ liệu cụ thể người viết khai thác biểu tượng nước và các biến thể về hình ảnh nước trong tục ngữ Mường. Ngoài ra, việc nghiên cứu tục ngữ Mường ở bình diện ngữ nghĩa còn xuất hiện lẻ tẻ ở nhiều trang báo mạng. Trong "So sánh nội dung thống nhất và đa dạng của tục ngữ người Việt với tục ngữ của các dân tộc thiểu số nước ta" của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân (trang Văn hóa học - Trung tâm văn hóa học lý luận và ứng dụng) thì một số ví dụ điển hình trong tục ngữ của người Mường được xem xét đối chiếu ở bình diện ngữ nghĩa với tục ngữ của người Việt về các mặt: So sánh nội dung tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam trong quan hệ với thiên nhiên và lao động sản xuất; So sánh nội dung tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam trong quan hệ xã hội. Như vậy trong bài viết này tục ngữ Mường không xem là đối tượng nghiên cứu độc lập, riêng biêt. Qua việc tìm hiểu về các công trình khoa học đã thống kê ở trên, chúng tôi thấy các nhà khoa học đã tập trung thống kê, tìm hiểu về kho tàng tục ngữ Mường. Sản phẩm khoa học của vấn đề này không còn là ít song cũng chưa nhiều, việc nghiên cứu còn thiên nhiều ở mức độ sưu tầm, hoặc giải nghĩa của các câu tục ngữ Mường chứ chưa đi vào nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan đến nội dung và hình thức nghệ thuật của tục ngữ Mường. Các công trình nghiên cứu tục ngữ Mường trên bình diện ngôn ngữ còn rất ít, thậm chí là sơ sài. Đặc biệt các vấn đề về cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ Mường thì vẫn chưa được chú ý một cách thích đáng. Tuy nhiên, các công trình đi trước đã tạo tiền đề lí thuyết và thực tiễn cơ bản giúp chúng 7
  13. tôi có thêm nhiều hiểu biết, gợi mở quan trọng để lựa chọn và nghiên cứu đề tài "Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường". 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tục ngữ Mường thể hiện rõ nét nhất những tri thức về thế giới khách quan, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của người Mường. Nghiên cứu "Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường" nhằm hướng tới các mục đích sau: - Làm sáng tỏ đặc trưng văn hoá, ngôn ngữ độc đáo của dân tộc Mường. - Góp phần vào việc bảo tồn và gìn giữ, phát huy vốn văn hoá ngôn ngữ của dân tộc Mường, đặt trong bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Dựa trên những kiến thức lí luận về tục ngữ, chúng tôi sẽ phân tích tục ngữ Mường trên phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa. - Khảo sát, thống kê, phân tích và phân loại các câu tục ngữ Mường, chỉ rõ những đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ Mường. - Đối chiếu phần dịch nghĩa tiếng Việt với nghĩa trong ngôn ngữ Mường của các câu tục ngữ đã sưu tầm, tổng hợp được để đạt tới cách hiểu nghĩa của các đơn vị tục ngữ một cách sát thực nhất. - Phân loại, phân tích tục ngữ Mường ở phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa đề tìm ra những đóng góp của tục ngữ Mường cho di sản văn hóa, văn học dân tộc nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn bản tục ngữ Mường với tổng số 629 câu tục ngữ tiếng Mường ở vùng Hòa Bình (dưới dạng phiên âm và dịch nghĩa) về các vấn đề: kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết; kinh nghiệm trồng trọt chăn nuôi; mối quan hệ con người với con người; mối quan hệ con người với xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích đặc điểm về cấu trúc hình thức và nội dung ngữ nghĩa của 8
  14. tục ngữ tiếng Mường ở vùng Hòa Bình (dưới dạng phiên âm và dịch nghĩa). Phạm vi tư liệu khảo sát chủ yếu dựa vào các cuốn: Bùi Thiện (2004), Tục ngữ, câu đố, đồng dao Mường, Nxb Văn hóa dân tộc. Bùi Thiện (2010), Tục ngữ, câu đố, trò chơi trẻ em Mường, Nxb Văn hóa dân tộc. Nguyễn Thị Song Hà (2017), Văn hóa tinh thần của người Mường, Nxb Sân khấu. Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ - Ca dao - Dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. Viện nghiên cứu Văn hoá, Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam tập 1 (2007), tập 2 (2008), Nxb Khoa học xã hội. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp miêu tả Đây là phương pháp bao trùm và xuyên suốt đề tài, kết hợp với phương pháp thống kê phân loại để giải quyết các vấn đề của luận văn. Từ những nguồn ngữ liệu đã thu thập, chúng tôi tiến hành phân tích miêu tả đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ Mường. 5.2. Thủ pháp thống kê phân loại Đây là phương pháp thu thập và xử lí tư liệu: Luận văn tiến hành thu thập và xử lí 629 câu tục ngữ Mường trong các công trình nghiên cứu và sưu tập ngoài đời sống của người Mường sống ở Hòa Bình. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 6.1.Về mặt lí luận Đây là luận văn tập trung nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa trong tục ngữ Mường. Trên phương diện phân tích các đặc điểm về hình thức như: độ ngắn, dài, nhịp, vần, hài thanh, kiểu câu... để từ đó tìm hiểu dễ dàng các đặc điểm nội dung của tục ngữ Mường như: tính đơn nghĩa, tính đa nghĩa và các cách thức tạo ra nó, phân tích một số hình ảnh biểu trưng tiêu biểu của tục ngữ Mường để thấy đặc điểm tiêu biểu về mặt nội dung của tục ngữ dân tộc này. Như vậy, luận văn sẽ bổ sung thêm cho việc nghiên cứu tục ngữ Mường ở bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa, nghĩa là luận văn sẽ có những đóng góp mới về tư liệu nghiên cứu tục ngữ 9
  15. Mường xét từ phương diện ngôn ngữ học. Điều đó làm nên sự phong phú, đa dạng hơn cho các công trình nghiên cứu về tục ngữ Mường. 6.2. Về mặt thực tiễn - Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh, những người có nhu cầu tìm hiểu về tục ngữ Mường và văn hoá Mường. Đặc biệt là trong xu hướng giáo dục hiện nay có đề cập tới tính cấp thiết của giáo dục văn hóa địa phương trong trường học. - Luận văn sẽ góp phần thúc đẩy việc sưu tầm và nghiên cứu tục ngữ của dân tộc Mường trong kho tục ngữ chung của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có cấu trúc gồm 03 chương: - Chương 1: Cơ sở lí thuyết - Chương 2. Đặc điểm cấu trúc của tục ngữ Mường - Chương 3. Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ Mường 10
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Dẫn nhập Tục ngữ là kho tri thức giàu có và vô cùng quan trọng của nhân loại, nó phản ánh thế giới con người thông qua nhận thức, mọi phản ánh bằng lời nói, chứ không phải là lời kể, lời hát như các thể loại khác của sáng tác truyền miệng dân gian. Tục ngữ có chức năng cơ bản như các thể loại văn học khác song chức năng chính và nổi bật của tục ngữ là truyền bá kinh nghiệm đời sống (đó là chức năng nhận thức trong những chức năng cơ bản của văn học). Lượng kiến thức về kinh nghiệm được thể hiện trong tục ngữ không hạn hẹp. So với các thể loại khác, tục ngữ thể hiện kinh nghiệm đời sống toàn diện và đa dạng hơn. Đề tài trong tục ngữ rất rộng, bao quát hầu như tất cả các lĩnh vực của thực tại trong thế giới khách quan. Chính vì thế, có thể xem tục ngữ là một hiện tượng văn hóa đa diện. Xét về mặt ngôn ngữ, mỗi câu tục ngữ là sự sắp xếp một tổ chức từ ngữ trong một hình thức văn bản ngắn gọn nhưng hoàn chỉnh, thể hiện một nội dung hoàn chỉnh, diễn đạt tư tưởng rất lâu đời, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Cách sắp xếp ngôn từ trong tục ngữ có những đặc trưng riêng về vần, nhịp, hài thanh, đối xứng... cách sắp xếp này khiến cho câu tục ngữ là những văn bản đảm bảo vừa có tính nghệ thuật vừa có tính thiết dụng trong sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Đây là điểm đặc biệt của tục ngữ so với các thể loại văn bản nghệ thuật ngôn từ khác. Có thể nói, tục ngữ là một thể loại, một văn bản nhỏ nhất, nhưng không kém phần phức tạp. Nó khiến chính nó trở thành một đối tượng lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Xét về mặt nghệ thuật, tục ngữ còn được coi là tác phẩm nghệ thuật, với kết cấu đặc trưng riêng biệt. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, thể hiện vẻ đẹp tư duy trong sáng tạo và trong nhận thức của con người. Nó đảm bảo được hầu hết các yêu cầu của một tác phẩm nghệ thuật. Bên cạnh đó, bản thân tục ngữ còn bộc lộ nhiều giá trị quan trọng. Qua tục ngữ chúng ta có thể khám phá những tri thức về phong tục tập quán, những ứng xử đạo đức tinh thần, những dấu ấn của từng thời đại được lưu lại trong mỗi sáng tác tục ngữ... thậm chí trong tục ngữ còn có cả kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (địa lý, thiên văn, khí tượng…). 11
  17. Như vậy, có thể xem tục ngữ là tài sản vô giá của văn hóa dân gian. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vẻ đẹp tục ngữ lại không hề đơn giản, quá trình nghiên cứu tục ngữ phải thực sự có ý nghĩa như một hành động bảo tồn tài sản vô giá của dân tộc 1.2. Khái quát về tục ngữ 1.2.1. Khái niệm tục ngữ Tục ngữ là sáng tác dân gian thu hút giới nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy mà từ trước đến nay, ở Việt Nam có rất nhiều định nghĩa về tục ngữ. Trong “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (1965), tác giả Vũ Ngọc Phan đã định nghĩa: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán” [57, tr. 39]. Hoàng Tiến Tựu (1998) trong “Văn học dân gian Việt Nam” định nghĩa: “Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, giản dị, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền” [77, tr. 109]. Đinh Gia Khánh (1998) (chủ biên) trong “Văn học dân gian Việt Nam” có định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ” [39, tr. 244]. Tác giả Nguyễn Lân (1989) trong công trình “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” quan niệm rằng: “Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên một nhận xét về tâm lý, một lời phê phán khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội” [40, tr. 5]. Cù Đình Tú (1973) trong bài viết “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ với thành ngữ” đã cho rằng: “Tục ngữ cũng giống như các sáng tạo khác của dân gian... đều là các thông báo... Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng” [74, tr. 41]. Nguyễn Văn Mệnh (1978), trong bài viết “Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ” có viết: tục ngữ là “một nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng đạo đức”, đồng thời tác giả kết luận “mỗi câu tục ngữ tối thiểu là một 12
  18. câu” [44, tr. 13]. Nguyễn Đức Dân (1987) cho rằng: “Tục ngữ là những câu nói ổn định về cấu trúc, phản ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội” [18, tr. 58]. Như vậy, đến nay đã có rất nhiều khái niệm về tục ngữ dựa trên quan điểm của các lĩnh vực khác nhau như văn hoá học, xã hội học, hay ngôn ngữ học. Tục ngữ là đối tượng được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ đa ngành. Mặc dù cho tới thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa đi đến đồng nhất quan điểm xác định thế nào là tục ngữ, song rõ ràng càng nhiều ý kiến về khái niệm tục ngữ thì cái nhìn về thể loại dân gian này càng đầy đủ và trọn vẹn. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau về tục ngữ của các nhà nghiên cứu, chúng tôi tạm kết luận như sau: Tục ngữ được xem là một đơn vị ngôn ngữ, có khả năng tạo câu một cách độc lập dưới dạng lời nói, hình thức cấu trúc của chúng tương đối ổn định, có ý nghĩa khái quát cao, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ, đúng như nhận định của Nguyễn Thái Hòa: "Tục ngữ là đơn vị trung gian nằm ở giao điểm giữa ngôn ngữ và lời nói, giữa đơn vị ngữ cú và câu, giữa câu và văn bản và có thể nói là giữa phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật" [32, tr. 25]. Tục ngữ về ứng xử là một câu diễn đạt một ý tưởng trọn vẹn, có chức năng thông báo, đúc rút những kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống của con người. Trong đời sống ngôn ngữ, tục ngữ làm đẹp thêm cho lời nói. Hơn nữa, tục ngữ phản chiếu nhận thức con người về các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy mà mỗi câu tục ngữ luôn thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của nhân dân ta. Tuy nhiên nghiên cứu tục ngữ không phải là chuyện dễ dàng, sự giàu có phong phú của tục ngữ Việt Nam là kết quả của nhiều công trình khai thác. Vẻ đẹp của tục ngữ không bộc lộ một cách dễ thấy mà phải qua sự cắt nghĩa, phân tích của nhiều người, nhiều thế hệ mới bộc lộ được nhiều khía cạnh ẩn náu bên trong. Trong quá trình nghiên cứu, để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của mình, chúng tôi không chỉ căn cứ vào các khái niệm mà còn căn cứ vào các đặc điểm về hình thức và nội dung của tục ngữ. 13
  19. 1.2.2. Một số đặc trưng có liên quan đến cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ 1.2.2.1. Tính ngắn gọn Hiểu một cách đơn giản, tục ngữ là những nhận xét, phán đoán, suy luận của con người về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, đúc rút thành những kinh nghiệm lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này qua vùng khác. Con đường lưu truyền chính của tục ngữ là truyền miệng, vì vậy tục ngữ phải đạt yêu cầu đầu tiên là ngắn gọn, dễ nhớ. Đây là đặc điểm nổi bật của tục ngữ, cũng là điều kiện cho thấy sự sáng tạo độc đáo của dân gian. Hoàng Tiến Tựu đã nói: “Trong tục ngữ có những hệ từ và từ liên kết (thì, là, mà, nhưng, bởi, vì vậy, do đó, song lẽ, tuy thế...) thường bị bỏ đi và nhiều khi cả những thành phần cơ bản của câu (như chủ ngữ, vị ngữ,...) cũng bị tỉnh lược. Các câu tục ngữ ngắn nhất chỉ có 3 tiếng và dài nhất là 24 tiếng. Câu càng gọn chắc với số tiếng càng ít thì nội dung càng hàm súc, ý càng nhiều. Tuy nhiên dù ngắn gọn nhưng tục ngữ vẫn phải đảm bảo một cấu trúc chặt chẽ và một nội dung hoàn chỉnh. 1.2.2.2. Tính đối xứng Hình thức cú pháp của tục ngữ thường rất phức tạp, đa dạng. Có hai kiểu câu đối xứng trong tục ngữ là câu đối xứng đơn và câu đối xứng kép. - Câu đối xứng đơn: là câu đảm bảo được hai đặc điểm sau: Về mặt logic: nội dung của mỗi câu tục ngữ là một phán đoán. Về mặt cú pháp: mỗi câu là một câu đơn mà mỗi thành phần câu tương đương với một vế. Thí dụ: trong tục ngữ Việt có "Miếng Trầu là đầu câu chuyện". Tục ngữ Mường có “Khảng khẩu là mẩu con rôổng” (tháng sáu là máu con rồng) - Câu đối xứng kép: là câu đảm bảo đủ hai yêu cầu sau: Về mặt logic: có sự liên kết hai hoặc hơn hai phán đoán. Về mặt cú pháp: mỗi câu là một câu phức mà mỗi thành phần câu tương đương với một câu đơn. Ví dụ: trong tục ngữ Việt "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" hoặc trong tục ngữ Mường có “Ăn má há, clá mế hế” (Ăn hể hả, trả ê hê),... Trong hai loại câu đối xứng trên thì câu đối xứng kép phổ biến hơn, chiếm số lượng nhiều hơn và căn bản đáp ứng, thỏa mãn được những yêu 14
  20. cầu, đặc điểm của một câu tục ngữ có tính đối xứng. Tính đối xứng được thể hiện ở các bình diện sau: - Đối ý: là đối xứng giữa hai vế của câu tục ngữ với nhau về ý. Ví dụ: "Ăn má há, clá mế hế” (Ăn hể hả, trả ê hê). Quan hệ đối ý này được thể hiện qua kiểu cấu trúc so sánh trùng điệp có dạng a=b. Nghĩa là hai vế của câu tục ngữ đối ý nhau nhưng có tác dụng liên kết, bổ sung cho nhau nhằm tô đậm, khẳng định một ý chung. - Đối lời: là sự đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của câu tục ngữ. Đối lời có quan hệ chặt chẽ với đối ý đã nói ở trên, vì nhờ có quan hệ đối lời mà quan hệ đối ý mới có và thể hiện ra được. Cũng trong câu tục ngữ trên, quan hệ đối lời được thể hiện như sau: Ăn/ clá (động từ); má há / mế hế (tính từ). 1.2.2.3. Tính vần điệu Đây là yếu tố không thể thiếu trong việc tạo dựng cấu trúc của câu tục ngữ cả về phương diện hình thức nghệ thuật lẫn phương diện nội dung. * Về vần: "Vần (chữ Nho là vận) là những tiếng thanh âm hoà hiệp đặt vào hai hoặc nhiều câu văn để hưởng ứng nhau" [4, tr.118], định nghĩa này nêu ra được đặc tính hoà âm của vần trong câu. Vần là "Hiện tượng lặp lại vần hoặc có vần nghe giống nhau giữa những âm tiết có vị trí nhất định trong câu (thường là những câu thơ), được tạo ra để lời nói có nhịp điệu và tăng sức gợi cảm" [58, tr.182]. Định nghĩa này lại đóng góp thêm một giá trị khác của vần, định nghĩa đã chỉ ra giá trị gợi cảm của vần và quan hệ gắn bó giữa vần và nhịp trong việc tạo nên giọng điệu, sắc thái biểu cảm. Có nhiều cách định nghĩa về vần, song phải khẳng định vần có chức năng kết dính, liên kết các yếu tố, các vế để tạo thành một phát ngôn hoàn chỉnh, chặt chẽ, bền vững, khó bị tan vỡ. Bên cạnh đó, nhờ vần điệu mà câu tục ngữ có âm hưởng mượt mà, xuôi tai, thuận miệng, người tiếp nhận tục ngữ có thể nhớ, thuộc, vận dụng một cách dễ dàng hơn. Có hai loại vần trong tục ngữ là vần sát và vần cách. + Vần sát: là khuôn vần được láy lại liền sau nó, giữa chúng không có yếu tố trung gian và chúng thường xuất hiện ở vị trí giữa câu. Những câu có vần sát như: 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2