BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Trần Huy Vũ<br />
<br />
VECTƠ RIÊNG DƯƠNG CỦA MỘT SỐ<br />
ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH DƯƠNG<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯƠNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Trần Huy Vũ<br />
<br />
VECTƠ RIÊNG DƯƠNG CỦA MỘT SỐ<br />
ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH DƯƠNG<br />
Chuyên ngành: TOÁN GIẢI TÍCH<br />
Mã Số<br />
<br />
: 60 46 01<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. TRẦN ĐÌNH THANH<br />
<br />
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC<br />
Lời cảm ơn<br />
Phần mở đầu ..............................................................................................................1<br />
Phần nội dung chính .................................................................................................2<br />
Chương 1 VECTƠ RIÊNG DƯƠNG CỦA ÁNH XẠ COMPACT DƯƠNG ......3<br />
1.1 Không gian Banach có thứ tự ............................................................................3<br />
1.2 Vecto riêng dương của ánh xạ compact dương .................................................4<br />
Chương 2 VECTƠ RIÊNG DƯƠNG CỦA ÁNH XẠ LIÊN HỢP .....................17<br />
2.1 Ánh xạ bị chặn, liên tục theo nón. ..................................................................17<br />
2.2 Các định lí về sự tồn tại vectơ riêng dương của ánh xạ liên hợp ..............18<br />
Chương 3 SỰ DUY NHẤT CỦA VECTƠ RIÊNG DƯƠNG ..............................42<br />
Chương 4 VECTƠ RIÊNG DƯƠNG CỦA ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH DƯƠNG<br />
KHÔNG COMPACT ..............................................................................................57<br />
Phần kết luận ...........................................................................................................68<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
Lời đầu tiên trong bản luận văn này, tôi trân trọng gởi đến Thầy TS. Trần<br />
Đình Thanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn, lòng biết ơn<br />
sâu sắc.<br />
Xin chân thành tỏ bày lòng biết ơn chân thành đến Thầy PGS.TS Nguyễn<br />
Bích Huy đã dành thời gian quý báo của mình để giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến<br />
cho luận văn của tôi.<br />
Xin chân thành cảm tạ quý Thầy, Cô khoa Toán – Tin học Trường Đại Học<br />
Sư Phạm, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận<br />
tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ tư liệu cho tôi trong suốt thời gian học<br />
tập.<br />
Tiếp đến xin chân thành cảm tạ quý Thầy, Cô thuộc Phòng Quản Lý Khoa<br />
Học Công Nghệ - Sau Đại học, Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho tôi<br />
trong suốt quá trình học tập.<br />
Sau cùng, xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Trung Học Phổ<br />
Thông Bình Phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham dự lớp Cao học tại<br />
Trường Đại Học Sư Phạm, Thành Phố Hồ Chí Minh. Xin gửi lời tri ân tất cả các<br />
bạn bè đồng nghiệp, các bạn cùng lớp Cao học Giải tích khóa 21, cùng gia đình đã<br />
động viên quan tâm đến tôi trong quãng thời gian học tập và làm luận văn.<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012<br />
Học viên, Trần Huy Vũ<br />
<br />
1<br />
<br />
Phần mở đầu<br />
Vectơ riêng, giá trị riêng của các ánh xạ tuyến tính đóng vai trò quan trọng<br />
trong Lý thuyết về phương trình vi phân, Tích phân, Giải tích hàm, Đại số,… Đặc<br />
biệt vectơ riêng dương và giá trị riêng dương của một ánh xạ tuyến tính dương trong<br />
không gian Banach có thứ tự tìm được các ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh<br />
vực của khoa học và kỹ thuật hiện đại như Lý thuyết điều khiển, Lý thuyết tối ưu,<br />
Lý thuyết về các lò phản ứng,…<br />
Sự tồn tại vectơ riêng dương với giá trị riêng dương thỏa mãn một số tính<br />
chất đặc biệt của ma trận dương được Perron chứng minh vào năm 1907. Kết quả<br />
tương tự được Entz mở rộng cho toán tử tuyến tính với hạch dương vào năm 1912.<br />
Các kết quả riêng biệt cho ma trận dương và toán tử tích phân dương đã được Krein<br />
và Rutman tổng quát hóa cho ánh xạ tuyến tính compact dương mạnh trong không<br />
gian Banach với thứ tự sinh bởi nón trong những năm 1940. Từ đó đến nay sự tồn<br />
tại vectơ riêng dương tiếp tục được nghiên cứu cho nhiều lớp toán tử rộng hơn lớp<br />
toán tử compact dương mạnh để có thể ứng dụng vào các bài toán thực tiễn của<br />
khoa học và kỹ thuật.<br />
Các kết quả về tồn tại vectơ riêng dương của các ánh xạ được nghiên cứu bởi<br />
nhiều tác giả bằng các phương pháp khác nhau trên nhiều bài báo và sách chuyên<br />
khảo. Luận văn này được trình bày sau khi thu thập các tài liệu có liên quan đến đề<br />
tài, nghiên cứu chúng. Các kết quả được trình bày một hệ thống khoa học thống<br />
nhất với các chứng minh chi tiết.<br />
<br />