intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam: Thế giới trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn mang đến cho người đọc góc nhìn về thế giới trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng. Những nét đặc sắc, những hình tượng và những bài học giáo dục nhân cách làm người từ hình tượng trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng sẽ giúp cho các giáo viên và sinh viên có cách tiếp cận mới về phương pháp giảng dạy văn học thiếu nhi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam: Thế giới trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Đan Giao THẾ GIỚI TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI VÕ HỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Đan Giao THẾ GIỚI TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI VÕ HỒNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Tất cả nội dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố ở bất cứ công trình nào. Học viên Nguyễn Ngọc Đan Giao
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới PGS.TS. Bùi Thanh Truyền, người đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giảng dạy khóa 27 chuyên ngành Văn học Việt Nam cùng các thầy cô, các cán bộ Phòng Sau Đại học tạo mọi điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Trang đã nhiệt thành cung cấp tác phẩm và giúp tôi có thêm cứ liệu cho việc nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã hết lòng động viên và tạo thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Học viên Nguyễn Ngọc Đan Giao
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Chương 1. NHÀ VĂN VÕ HỒNG VÀ NHỮNG SÁNG TÁC VỀ THẾ GIỚI TUỔI THƠ............................................................. 15 1.1. Cuộc đời và văn nghiệp Võ Hồng ........................................................ 15 1.1.1. Cuộc đời Võ Hồng ........................................................................ 15 1.1.2. Sự nghiệp văn học của Võ Hồng .................................................. 20 1.2. Sáng tác về tuổi thơ của Võ Hồng ....................................................... 45 1.2.1. Những trang viết giàu tâm huyết................................................... 45 1.2.2. Sức ám ảnh từ tính giáo dục và chất nhân văn ............................. 47 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 49 Chương 2. THẾ GIỚI TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI CỦA VÕ HỒNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG..................... 50 2.1. Trẻ em – những thiên thần nhỏ tuổi ..................................................... 51 2.1.1. Hồn nhiên, trong sáng ................................................................... 51 2.1.2. Giàu lòng nhân hậu ....................................................................... 57 2.1.3. Chan chứa tình yêu thiên nhiên, môi trường ................................ 61 2.2. Trẻ em – những nạn nhân của hoàn cảnh sống .................................... 65 2.2.1. Những mảnh đời lạc loài ............................................................... 65 2.2.2. Những phận người thiếu vắng tình thương ................................... 69 2.3. Cái nhìn về trẻ em trong văn xuôi Võ Hồng ........................................ 78 2.3.1. Tuổi thơ với sự tổng hòa của các mặt đối lập ............................. 78 2.3.2. Truyền thống gia đình và môi trường sống - hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhân cách trẻ em ....................................... 83 2.3.3. Trẻ em – những tín sứ mang thông điệp đến với cuộc đời ......... 89
  6. Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 94 Chương 3. HẾ GIỚI TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI CỦA VÕ HỒNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ............ 96 3.1. Nghệ thuật đặc tả ngoại hình, hành động và tâm lí nhân vật ............... 96 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ....................................... 96 3.1.2. Nghệ thuật xây dựng hành động nhân vật .................................... 99 3.1.3. Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật........................................... 101 3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ ............................................................... 104 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại đậm chất trẻ thơ .......................................... 104 3.2.2. Ngôn ngữ với sự gia tăng nồng độ cảm xúc ............................... 105 3.2.3. Sự linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ địa phương ...................... 108 3.3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ............................................................ 117 3.3.1. Sự đan xen giữa cốt truyện tâm lí và cốt truyện sự kiện............. 117 3.3.2. Sự hòa kết giữa cốt truyện đơn tuyến và đảo tuyến .................... 120 3.4. Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ..................... 122 3.4.1. Điểm nhìn nghệ thuật .................................................................. 122 3.4.2. Giọng điệu trần thuật................................................................... 127 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 132 KẾT LUẬN .................................................................................................. 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ .... 143 PHỤ LỤC
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giai đoạn 1945 – 1975 là một đoạn đường phát triển của văn học Việt Nam cả về số lượng và chất lượng các thể loại văn xuôi, thơ và kịch. Trong đó, văn xuôi là đạt được nhiều thành tựu nhất. Khi cả dân tộc cùng trải qua các cuộc đấu tranh giành độc lập, vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa thống nhất đất nước ở cả hai miền thì bộ phận văn học Việt Nam cũng đứng lên chiến đấu bằng sức mạnh của sáng tác ngôn từ. Hai mươi năm lịch sử (1954 – 1975) là một cột mốc đánh dấu cho sự phát triển vượt bậc của văn xuôi đô thị miền Nam. 1.2. Văn xuôi là thể loại hướng đến nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống, gần gũi với các tác giả. Trong các tác phẩm, nhân vật – con người hoặc động vật, đồ vật luôn là phương diện quan trọng nhất để các tác giả thể hiện quan điểm của mình về cuộc đời và xã hội. Thế giới nhân vật trong văn học luôn đa dạng và phong phú, là kiểu mẫu tương tự đối với thế giới con người trong cuộc sống hiện thực. Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều xây dựng những kiểu nhân vật khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi và hoàn cảnh. Trong truyện, nhân vật thể hiện rõ nhất quan điểm sáng tác và tài năng của tác giả. Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Vũ Bằng, Nguyễn Văn Xuân, Võ Hồng,… là các tác giả đô thị miền Nam thành công với thể loại văn xuôi. Trong luận án “Khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ trong các thành thị miền Nam” (Nguyễn Thị Thu Trang, 2003), Trần Hữu Tá đã đề cập đến nhà văn Võ Hồng là một trong các nhà văn tiến bộ ở miền Nam trước 1975. Đến với những tên tuổi gạo cội trong làng văn học thiếu nhi như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Nguyễn Nhật Ánh,… chúng ta không thể không đề cao vai trò của văn học thiếu nhi trong việc hình thành tâm hồn và xây dựng nhân cách cho các thế hệ trẻ em. Những dòng thơ của Phạm Hổ luôn mang phong cách hóm hỉnh, nhẹ nhàng, phảng phất sự đáng yêu trong cách
  8. 2 định nghĩa những sự vật, hiện tượng xung quanh, đặc biệt hơn là khát vọng luôn mong muốn được trở thành người bạn đồng hành với trẻ thơ, như Mèo và tro bếp, Mười quả trứng tròn, Bê đòi bú, Bê hỏi mẹ,… Bên cạnh các sáng tác của Phạm Hổ, tập truyện ngắn của Tô Hoài được xem như là một “nguồn sống” tinh thần quan trọng của các em. Có biết bao thế hệ đã say mê những câu chuyện, những nhân vật với đa dạng hình hài mà Tô Hoài xây dựng. Thế giới động vật luôn được nhắc mãi với cái tên Dế Mèn, Võ sĩ Bọ Ngựa, Đám cưới Chuột, Trê và Cóc,… hay những tấm gương thiếu nhi anh hùng dũng cảm như Kim Đồng, Vừ A Dính,… Vì vậy, viết về thế giới trẻ em trong văn học thiếu nhi, mỗi tác giả đều có một quy luật đặc điểm về thế giới nhân vật. Có thể thấy được các loại nhân vật trẻ em của Võ Hồng đa dạng ở mọi độ tuổi, từ những em nhỏ đến lứa tuổi Trung học cơ sở và lớp trẻ trưởng thành hoài niệm về quá khứ, về tuổi thơ. 1.3. Võ Hồng là một trong các nhà văn quen thuộc ở miền Nam thành công với thể loại văn xuôi trước năm 1975. Xuất thân từ tầng lớp khá giả ở nông thôn, đồng thời là một nhà giáo, có nhiều dịp tiếp cận với các lớp trẻ nên một số tác phẩm của ông viết cho bạn đọc trẻ và trong những tác phẩm khác vẫn thấy xuất hiện nhiều nhân vật nhỏ tuổi. Hầu hết các tác phẩm của nhà văn gắn liền với mảnh đất Nam Trung Bộ qua các đề tài về gia đình, cuộc sống, tình yêu, tuổi học trò và đặc biệt là vùng quê ông sinh ra – Phú Yên. Loạt truyện ngắn viết về đề tài sinh hoạt gia đình, thôn xóm và trường lớp dành cho lứa tuổi học trò đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc. Từ các tác phẩm này, độc giả sẽ có những suy nghĩ, những hành động và những bài học về giáo dục nhân cách làm người từ các em thiếu nhi. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn Võ Hồng từ trước 1975 và sau 1975. Hầu hết, các nhà nghiên cứu trước đều đi sâu vào tìm hiểu các khía cạnh về dân tộc học và loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Võ Hồng. Chính vì vậy, người viết chọn đề tài Thế
  9. 3 giới trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng với mong muốn được bổ sung thêm một khía cạnh mới về nhân vật của Võ Hồng. Đó chính là hình tượng trẻ em và thế giới tuổi thơ của các em thiếu nhi, đặc biệt là các em sống ở vùng quê nông thôn. Từ góc nhìn này, người viết và độc giả sẽ có những suy nghĩ, những hành động và những bài học về giáo dục nhân cách làm người từ các em thiếu nhi. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp của Võ Hồng Hơn nửa thế kỷ sáng tác, Võ Hồng đã trở thành một nhà văn, nhà giáo nhận được nhiều tình cảm, sự yêu mến và trân trọng của công chúng qua nhiều thế hệ. Họ là những người lao động bình thường yêu văn chương, yêu cái đẹp; là những tâm hồn nhỏ bé thổn thức qua từng dòng văn của Võ Hồng; là giới văn sĩ tri thức, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà phê bình lý luận văn học,… ở trong giai đoạn trước 1975 và sau 1975. Trong giai đoạn trước 1975, sự nghiệp và văn chương của Võ Hồng được nghiên cứu chủ yếu ở miền Nam, có khoảng hơn 40 bài viết và công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí và báo. Những tạp chí như tập san Tân văn, tạp chí Quần chúng, tạp chí Tuổi ngọc, tạp chí Tuổi xanh, Cánh én hay bán nguyệt san Văn là nơi Võ Hồng thường xuyên trả lời phỏng vấn, trực tiếp bộc lộ tình cảm và tư tưởng, quan điểm sáng tác cũng như phong cách nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó là những bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà lý luận phê bình văn học như bài Phê bình những truyện ngắn của Võ Hồng của tác giả Nguyễn Văn Xuân đăng trên tạp chí Mai số ra ngày 10/8/1960. Trong năm 1967 có một bài viết không thể không nhắc đến là Nghĩ về Võ Hồng của dịch giả Trần Thiện Đạo đăng trên tạp chí Tân văn số tháng 10. Trần Thiện Đạo là một dịch giả và nhà phê bình có uy tín trước 1975, sống ở Pháp và có cảm tình với văn chương Võ Hồng, tìm ra những cái hay của Võ
  10. 4 Hồng. Sau khi phân tích những điểm bình luận và đánh giá văn chương Võ Hồng, dịch giả đã nhận xét: “Võ Hồng là một nghệ sĩ chân chính”. Với bài viết của tác giả Châu Hải Kỳ, những dấu hiện đầu tiên về yếu tố tự truyện trong sáng tác của Võ Hồng được ông khai mở, đăng trên tập san Tân văn số ra ngày 15/6/1968. Đăng trên tạp chí Quần chúng số 11 và 12 tháng 5 và 6/1969 là bài viết Võ Hồng – Quê hương – Trí nhớ và con người của nhà nghiên cứu Cao Thế Dung. Ông đánh giá tiểu thuyết của Võ Hồng “mang một khuôn mặt đặc biệt Việt Nam”. Người nghiên cứu về văn xuôi đô thị miền Nam tương đối tập trung và có hệ thống là Cao Huy Khanh với công trình Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền Nam 1955 – 1969 đăng nhiều kỳ trên tuần báo Khởi hành năm 1970, trong đó số 48 là một dấu ấn khác biệt trong việc nghiên cứu văn chương Võ Hồng khi ông chủ yếu xoay quanh mảng đề tài tình yêu lứa đôi trong các sáng tác của Võ Hồng qua 10 truyện ngắn tiêu biểu. Cũng năm 1970 và 1971, hai công trình khảo luận tập trung, có giá trị nhất khi nghiên cứu về Võ Hồng là công trình Mười khuôn mặt văn nghệ và Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay của Tạ Tỵ đã giới thiệu sự nghiệp văn nghệ và tác phẩm của 20 nghệ sĩ mà ông đánh giá là thành đạt, trong đó có 13 tác giả văn xuôi. Tạ Tỵ không lựa chọn nhà văn theo các nhóm khuynh hướng mà ông chủ yếu dựa vào nội dung hiện thực của tác phẩm, đời sống tác giả của nhà văn cộng với cảm nhận chủ quan của một nhà nghiên cứu. Trong 13 tác giả văn xuôi này có sự xuất hiện của Sơn Nam, Vũ Bằng và Võ Hồng. Tạ Tỵ gọi Vũ Bằng là “một hiện trượng” trong văn xuôi, là “người trở về từ cõi đam mê”; đã trân trọng gọi Sơn Nam cùng với sự đóng góp và tình yêu quê hương, địa phương trong nền văn xuôi đô thị miền Nam với cái tên “Sơn Nam, hơi thở của miền Nam nước Việt”. Phần viết về Võ Hồng, ông cho rằng
  11. 5 văn chương của Võ Hồng gắn liền với “quê hương bất hạnh”, chân thực với nhiều mảng màu khác nhau của cuộc sống vùng quê. Tạ Tỵ nhận định: Tác phẩm của Võ Hồng chỉ có ảnh hưởng với một lớp độc giả nào đó, ưa suy nghĩ, thích trở lại quá khứ để tìm về kỷ niệm, tìm khoảng thời gian đã mất để thấy có mình. Võ Hồng sáng tác rất đều, như nhà điêu khắc cần cù đục, giũa để biến tảng đá xù xì thành một công trình mỹ thuật. Xuyên qua hơn mười tác phẩm, người đọc, rất ít gặp những thoáng đam mê rựa lửa, những hung cuồng ái ân với ngất ngây da thịt. Người ta thấy từng dòng u buồn lên nhè nhẹ, từng xót xa đắm chìm tâm trí, từng bâng khuâng tiếc nuối, từng cơn đau úp mặt, từng đắng cay tủi nhục của kiếp người bơ vơ giữa cuộc chiến tàn khốc đã và đang tiếp diễn trên quê hương bất hạnh này. Đến năm 1973, tác giả Lê Bình của Viện Đại học Cần Thơ đã thực hiện đề tài nghiên cứu về tác phẩm Bên đập đồng cháy – một tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất về đề tài người nông dân của Võ Hồng mang tên Nghiên cứu truyện Bên đập đồng cháy trong tác phẩm Những giọt đắng của Võ Hồng. Giai phẩm Văn – số đặc biệt về nhà văn Võ Hồng phát hành ngày 1/3/1974 tổng hợp các bài viết giới thiệu về tiểu sử, bài phỏng vấn, các phần trích thư; đặc biệt có cái bài viết có giá trị về mặt nghiên cứu như Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng của Tuệ Sỹ, Đọc Võ Hồng: Truyện tình của giới trung lưu của Cao Huy Khanh, Tiểu thuyết Võ Hồng: Quê hương – Trí nhớ và con người của Cao Thế Dung, Khía cạnh giáo dục trong tác phẩm Võ Hồng của Châu Hải Kỳ. Những bài viết giai đoạn này được thực hiện với mục đích giới thiệu về Võ Hồng như một tác giả có tiềm năng và là tiền đề cho sự phát triển sau này ở các mảng đề tài chính trong sáng tác của Võ Hồng như gia đình, quê hương, tình yêu, chiến tranh và đề tài giáo dục. Cho đến nay các công trình nghiên cứu được xem như là những tư liệu quý giá cho thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cuộc đời và văn nghiệp nhà văn Võ Hồng.
  12. 6 Sau năm 1975, chân dung và văn nghiệp nhà giáo – nhà văn Võ Hồng ngày càng nhận được sự quan tâm từ độc giả và đặc biệt là mang đến cảm hứng nghiên cứu cho nhiều học giả. Số lượng các công trình được ra đời cũng có con số xấp xỉ như trước năm 1975. Điều này chúng ta có thể nhận thấy rõ văn chương của Võ Hồng vẫn gắn bó bền bỉ với người đọc. Võ Hồng luôn trân trọng những bài viết, công trình nghiên cứu về mình nên ông không bỏ sót bất cứ bài nào và dành một sự trân trọng, biết ơn đối với các nhà nghiên cứu: “Phải trân trọng và cảm tạ hai sinh viên đã đưa tôi ra để làm luận văn tốt nghiệp ở Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh của cô Trần Thị Phong Lan năm 1987 và ở đại học Tổng hợp Huế của anh Nguyễn Văn Long năm 1988” (Phan Thị Thanh Giang, 2017). Đó chính là hai luận văn Những đóng góp của Võ Hồng đối với dòng văn học yêu nước tiến bộ tốt nghiệp khóa 1983 – 1987 và Thi pháp truyện ngắn Võ Hồng tốt nghiệp khóa 1985 – 1989. Đây là hai công trình nghiên cứu có tính chuyên luận, khảo cứu về sự nghiệp sáng tác của Võ Hồng và đặc biệt là khẳng định vóc dáng to lớn của Võ Hồng trong nền văn học đô thị miền Nam Việt Nam năm 1945 – 1975. Từ năm 1987 đến nay đã có 4 sinh viên chọn Võ Hồng làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn. Đặc biệt là luận án Tiến sĩ Ngữ văn Khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ trong các thành thị miền Nam năm 1994 của Trần Hữu Tá. Ông đề cập đến Võ Hồng như một trong các nhà văn tiến bộ ở miền Nam trước 1975. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đánh giá luận án của Trần Hữu Tá đã tìm ra được giá trị văn chương Võ Hồng trong nền văn học đô thị Miền Nam và đây chính là thành công của luận án: “Việc phát hiện này không phải chỉ riêng Trần Hữu Tá, nhưng cái mới của Trần Hữu Tá là anh đã đặt đúng vị trí của Võ Hồng trong khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ của miền Nam. Thời gian này càng cho thấy Võ Hồng xứng đáng là một cây bút hàng đầu trong 20 năm văn học dưới chế độ Sài
  13. 7 Gòn xét ở cả nội dung sáng tác cũng như thành tựu nghệ thuật” (Nguyễn Thị Thu Trang, 2003). Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Đà Lạt của tác giả Đỗ Thị Tình khóa 2000 – 2004 cũng đã chọn đề tài Văn xuôi Võ Hồng trong văn học đô thị miền Nam thời kỳ 1954 – 1975. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn Võ Hồng – Cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Trang (năm 1996) là một công trình phong phú và mang tính toàn diện, đầy đủ cả về cuộc đời và sự nghiệp văn chương cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Võ Hồng, có giá trị “hành trình đi tìm nhà văn Võ Hồng, đích thực là Võ Hồng, không tô son vẽ phấn cho nhà văn” (Nguyễn Thị Thu Trang, 2013). Mục đích công trình này chính là việc khẳng định vị trí của Võ Hồng và những đóng góp của ông trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, tìm ra những giá trị cơ bản, đặc sắc nhất từ văn chương của ông. Trong luận văn, người nghiên cứu đã có chỉ ra những mảng đề tài chính trong sáng tác của Võ Hồng là đề tài quê hương, viết về tuổi học trò, hiện thực và hoài niệm. Năm 1998, Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra đời quyển Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh do tác giả Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên. Võ Hồng được nhắc đến như một nhà văn tiêu biểu cùng với các cây bút yêu nước khác, những tri thức, những nghệ sĩ cao niên như Trần Tuấn Khải, Nguyễn Hiến Lê; các nhà thơ Hà Kiều, Phong Sơn; các nhà văn Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam;… Năm 2000, Trần Hữu Tá tiếp tục khẳng định tên tuổi Võ Hồng là “nhà văn đáng kính trọng cả về tài năng và nhân cách” khi thực hiện công trình Nhìn lại một chặng đường văn học. Năm 2001, Phan Hoàng – Người Phú Yên đi phỏng vấn, đã bổ sung và tập họp những bài phỏng vấn đăng rải rác cho in thành quyển Dạ thưa thầy… nhân dịp 20/11 – Ngày Nhà giáo Việt Nam. Tác phẩm có hình thức trang trọng giới thiệu chân dung 9 nhà giáo tiêu biểu ở các lĩnh vực khác nhau: Nhà
  14. 8 Ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, Nhà Biên đạo múa Đặng Hùng, Giáo sư Sử học Đinh Xuân Lâm, Nhà Dược liệu học Đỗ Tất Lợi,…trong đó có Nhà văn – Nhà giáo Võ Hồng. Những bài phỏng vấn của Phan Hoàng luôn mang tính thuyết phục với các nhà văn lớn và độc giả vì sự trung thực và thú vị, đa dạng. “Hình như chất nhà giáo đã góp phần qui định nhà văn trong ông” và tác giả cũng sử dụng những từ ngữ hết sức trân trọng để giới thiệu về Võ Hồng: “Giống như Sơn Nam của Sài Gòn của Nam Bộ, Võ Hồng là nhà văn của Phú Yên của Nam Trung Bộ. Mai sau những ai quan tâm đến “khúc ruột” đầy thác lũ phong ba này của Tổ quốc, tôi tin không thể không tìm đến những trang văn của Võ Hồng” (Nguyễn Thị Thu Trang, 2015). Những trang văn chương của Võ Hồng giúp cho độc giả hình dung được khung cảnh vùng quê yên bình, thanh mát và con người giản dị với bản chất nhân hậu và trong sáng. Sinh ra là một người con của vùng quê Phú Yên và khi một người Phú Yên đi phỏng vấn những người nổi tiếng của Sài Gòn hay Hà Nội thì Phan Hoàng vẫn nhớ về cội nguồn và gọi nhà văn Võ Hồng là “Bậc lão thành đồng hương đáng kính”. Bài viết Bóng dáng lịch sử và làng quê trong một ít truyện ngắn Võ Hồng do tác giả Trần Xuân An viết năm 2012 khẳng định: Có một nhà văn, tác phẩm của ông khiến cho vài ba thế hệ người đọc đều cảm mến, không những cảm mến về giọng văn mà cả cách nhìn đôn hậu, thậm chí hình như không muốn mếch lòng ai của tác giả, đồng thời cảm mến phần lớn những nhân vật ông thương quý, vốn có nếp sống chừng mực hoặc chân chất; và lạ thay, cả vài ba thế hệ người đọc dường như sẵn lòng bỏ qua những hạn chế về chính kiến, tư tưởng mà trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, ông chưa vượt qua được hay không muốn vượt qua. Đó cũng là nhà văn Võ Hồng. Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Cần Thơ của sinh viên Dương Tú Anh khoa Khoa học xã hội và Nhân văn với đề tài Khuynh hướng tìm về dân
  15. 9 tộc trong một số truyện ngắn Võ Hồng năm 2013 được xem là hướng nghiên cứu mới mẻ so với các công trình nghiên cứu trước đây. Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật tiêu biểu thể hiện tính tìm về dân tộc trong một số truyện ngắn của Võ Hồng. Hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Võ Hồng trong luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam của tác giả Nguyễn Xuân Linh, trường Đại học Đà Lạt bảo vệ năm 2014 là luận văn được xem như sự tiếp nối trên nền tảng của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang. Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn mới đây nhất vào năm 2017 của tác giả Phan Thị Thanh Giang, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh với tên đề tài Thời gian và ký ức trong tác phẩm Võ Hồng đã đem đến sự mới mẻ, đi sâu vào tìm hiểu mảng đề tài về hoài niệm trong văn chương Võ Hồng. Viết về Võ Hồng không chỉ có những công trình nghiên cứu mà còn có những bài viết dưới dạng tùy bút, tản văn nhưng lại chứa đựng trong đó là cả tâm tình của tác giả Hoàng Như Mai, Nguyễn Huệ Chi, Huỳnh Như Phương, Trần Huiền Ân, Mai Quốc Liên, Trần Hữu Tá,… dành cho cây bút gạo cội. Nội dung của các bài viết chỉ là những câu chuyện trong các cuộc gặp gỡ, trò chuyện thân tình; những kỷ niệm, cảm nghĩ về nhà văn Võ Hồng ở các khía cạnh đời sống. Ấn phẩm Văn chương và nhân cách Võ Hồng do Nhà Xuất bản Trẻ phối hợp với công ty Văn hóa Hương Trang phát hành nhân kỷ niệm 100 ngày mất của nhà văn Võ Hồng, tổng hợp gần 40 bài viết của các nhà giáo, nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ, nhà báo tên tuổi, hầu hết đã đăng trên các báo và tạp chí từ sau 1975. Phụ lục là phần nhận xét của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi về luận án Phó Tiến sĩ của Trần Hữu Tá (1994), phần nói về Võ Hồng và luận án Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Nguyễn Thị Thu Trang (1996). Các bài in trong sách này do chính tay nhà văn Võ Hồng sưu tập từ các báo, tạp chí, photo và đóng tập từ mười năm trước, khi ông còn khỏe và minh mẫn. Trong
  16. 10 số 40 bài viết, có hai bài của Trần Hiền Ân và Phạm Chu Sa viết về Võ Hồng sau khi ông mất. Từ sau ngày 31/3/2013, sau khi nhà văn Võ Hồng qua đời, bên cạnh các tin cáo phó đồng loạt đăng trang trọng trên các tờ báo lớn, uy tín như Tuổi ngọc, Người Lao động, Công an Nhân dân,… còn là những bài viết của độc giả quen thuộc với văn chương Võ Hồng, là những bạn đồng nghiệp, học trò. Những bài báo, bài viết tưởng niệm Nhà văn – Nhà giáo Võ Hồng được học trò cũ Ngô Văn Ban trình bày tập hợp hơn 20 bài viết lớn, nhỏ tri ân về thầy giáo Võ Hồng như bài viết của Trần Huiền Ân, Ngô Văn Ban, Trí Bửu,… đặc biệt là lá thơ của chị Võ Thị Tri Thủy – con gái út của nhà văn Võ Hồng. Nhìn chung, ở cả hai giai đoạn trước 1975 và sau 1975, các tác giả, các nhà nghiên cứu đều hướng tới chung mục đích là khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn Võ Hồng. Càng về sau năm 1975, chất lượng các công trình nghiên cứu mang tính chuyên môn, phong phú và đa dạng cùng với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Tất cả trở thành nguồn tư liệu quý báu cho thế hệ nghiên cứu sau này tiếp tục khám phá và tìm tòi sâu hơn về các tác phẩm của nhà văn Võ Hồng. 2.2. Những nghiên cứu về thế giới trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng Võ Hồng được biết đến là một nhà văn của thiếu nhi và lứa tuổi học trò. Các sáng tác của ông viết về trẻ em, viết cho trẻ em không chỉ đem đến sự yêu thích, đam mê của các em mà ngay cả những người lớn là bậc phụ huynh cũng rất thích thú. Qua những tác phẩm, các em học được những bài học, điều hay lẽ phải và những giá trị trong cuộc sống. Còn những người lớn tuổi đọc truyện để nhớ lại thời thơ ấu hồn nhiên, tươi đẹp và hơn hết là có thêm nhiều giải pháp trong việc giáo dục con em mình. So với những công trình nghiên cứu về văn nghiệp và đời người của Võ Hồng thì những công trình nghiên cứu về trẻ em trong văn xuôi Võ Hồng rất là ít. Có thể đơn cử một vài công trình ít nhiều có liên quan đến mảng đề tài
  17. 11 như: Lời giới thiệu tác phẩm Một bông hồng cho cha của Trần Huiền Ân, Không gian đời thường trong tác phẩm Áo em cài hoa trắng được giới thiệu trong chủ đề IV của Thi pháp trong văn học thiếu nhi do tác giả Bùi Thanh Truyền biên soạn, Trần Viết Thiện với bài Tuổi thơ và thế giới học đường trong sáng tác của Võ Hồng đăng trên tạp chí Nha Trang, bài viết Một thoáng “Trầm Tư” với nhà văn Võ Hồng của Trúc Chi và Nguyễn Vy Khanh viết về Võ Hồng của nhà nghiên cứu Nguyễn Vy Khanh. Bên cạnh đó còn có các bài viết viết đã được in trong tập Văn chương và nhân cách Võ Hồng như: Triệu bông hồng cho cha của Phạm Chu Sa, Đọc “Thương mái trường xưa” của tác giả Đông Hải, Đọc những tác phẩm giàu tính giáo dục của Nhà văn – nhà giáo Võ Hồng chấm bút bởi tác giả Ngô Lập Định,… Qua việc khảo sát những công trình, bài nghiên cứu trên có thể thấy các nhà nghiên cứu trước đây thường chú ý trẻ em là một tuyến nhân vật phụ trong thế giới nhân vật của Võ Hồng. Nhìn chung, phạm vi nghiên cứu về Thế giới trẻ em trong văn xuôi Võ Hồng vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách tổng hợp. Với khả năng nghiên cứu còn chừng mực, chúng tôi cố gắng kế thừa những người đi trước, tìm hiểu những tài liệu có liên quan nhằm mở rộng và phát huy các vấn đề ở phương diện nội dung cũng như phương thức nghệ thuật. Chính vì vậy, ở đề tài này, người viết mong muốn đem lại cái nhìn toàn diện về hình tượng nhân vật trẻ em trong thể loại văn xuôi – một nội dung sáng tác quan trọng làm nên tên tuổi nhà văn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 . Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu thế giới trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng nhìn từ các phương diện nội dung phản ánh và hình thức thể hiện. 3.2 . Phạm vi nghiên cứu Nhà văn Võ Hồng đã để lại một gia tài văn học lớn, gồm 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn cùng nhiều tùy bút, bút kí. Do giới hạn của đề
  18. 12 tài khi nghiên cứu về hình tượng trẻ em, chúng tôi chỉ đi sâu vào khảo sát một số tác phẩm ghi dấu ấn tên tuổi của nhà văn trực tiếp đề cập đến thế giới trẻ em, cụ thể là: * Về truyện ngắn gồm các tập: 1. Lá vẫn xanh, NXB Thời mới, 1962 2. Áo em cài hoa trắng, NXB Thanh niên, 1990 3. Một bông hồng cho cha, NXB văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1994 4. Chúng tôi có mặt, NXB TP Hồ Chí Minh, 2001 5. Thơm ngát hương cau, NXB Trẻ, 2003 6. Niềm tin chưa mất, NXB Văn hóa Văn nghệ, 2014 * Về truyện dài gồm các tập: 1. Bên kia đường, NXB Mặt trời, 1968 2. Người về đầu non, Tập san Văn, 1968 3. Vẫy tay ngậm ngùi, NXB Trẻ, 1992 4. Thương mái trường xưa, NXB Trẻ, 1993 5. Vùng trời thơ ấu, NXB Trẻ, 1995 * Về tiểu thuyết gồm các tập: 1. Hoài cố nhân, NXB Ban Mai, 1959 2. Nhánh rong phiêu bạt – Tiểu thuyết, tái xuất bản 2009 4. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản: 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại Ở phương pháp này, người nghiên cứu khảo sát và chọn ra các tác phẩm có nội dung và hình tượng về trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng. Từ đó, xây dựng các luận điểm chính làm nổi bật hình tượng trẻ em.
  19. 13 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Người nghiên cứu sử dụng phương pháp để tìm hiểu về thế giới tuổi thơ của trẻ em và cách xây dựng hình tượng của nhà văn về trẻ em. 4.3. Phương pháp so sánh Với phương pháp so sánh, người nghiên cứu đặt nhà văn trong mối quan hệ với các tác giả cùng thời để đưa ra các đánh giá về việc xây dựng hình tượng các nhân vật trẻ em trong đời sống của nhà văn. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn mang đến cho người đọc góc nhìn về thế giới trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng. Những nét đặc sắc, những hình tượng và những bài học giáo dục nhân cách làm người từ hình tượng trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng sẽ giúp cho các giáo viên và sinh viên có cách tiếp cận mới về phương pháp giảng dạy văn học thiếu nhi. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung. Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Nhà văn Võ Hồng và những sáng tác về thế giới tuổi thơ Chương 1 hướng vào việc giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Võ Hồng để làm nổi bật quan niệm nghệ thuật của Võ Hồng, đặc biệt là nội dung chính là mảng đề tài sáng tác về tuổi thơ của tác giả. Cụ thể; trong phần “Cuộc đời và văn nghiệp của Võ Hồng”, chúng tôi sẽ trình bày cuộc đời và sự nghiệp văn học của Võ Hồng qua các mảng đề tài trong văn xuôi và quan niệm nghệ thuật của tác giả. Ở phần “Sáng tác về tuổi thơ của Võ Hồng”, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu những trang viết giàu tâm huyết và sức ám ảnh từ tính giáo dục nhân cách trẻ thơ để có cơ sở đi sâu vào khai thác hình tượng nhân vật trẻ thơ trong văn xuôi của Võ Hồng nhìn từ phương diện nội dung và nghệ thuật.
  20. 14 Chương 2: Thế giới trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng nhìn từ phương diện nội dung Chương này hướng vào việc minh giải các hình tượng trẻ thơ trong văn xuôi của Võ Hồng nhìn từ nhiều phương diện nội dung. Hình ảnh trẻ em với sự hồn nhiên, trong sáng, giàu lòng nhân hậu và chan chứa tình yêu thiên nhiên, môi trường. Bên cạnh đó có những hình ảnh trẻ em dưới góc nhìn nạn nhân của hoàn cảnh sống, thiếu vắng tình thương và lạc loài. Cuối cùng là cái nhìn về tuổi thơ của trẻ em với sự tổng hòa của các mặt đối lập, cái nhìn về trẻ em trong mối quan hệ giữa truyền thống gia đình và môi trường sống, đặc biệt là hình ảnh trẻ em trở thành những tín sứ mang thông điệp đến với cuộc đời. Chương 3: Thế giới trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng nhìn từ phương diện nghệ thuật thể hiện Phương diện nội dung và nghệ thuật luôn song hành cùng với nhau. Khi triển khai chương “Thế giới trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng nhìn từ phương diện nghệ thuật thể hiện”, chúng tôi giải quyết các vấn đề về nghệ thuật thể hiện trên các phương diện về đặc tả ngoại hình, hành động và tâm lí nhân vật; nghệ thuật sử dụng ngôn từ đậm chất trẻ thơ và sự linh hoạt trong sử dụng các dạng thức ngôn ngữ địa phương; nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong sự đan xen giữa cốt truyện tâm lí và cốt truyện sự kiện, sự hòa kết giữa cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến; nghệ thuật tổ chức điểm nhìn qua lăng kính tuổi thơ và người lớn được trẻ con hóa, giọng điệu ngây thơ trong trẻo và tình cảm thiết tha. Xét trong chỉnh thể của cấu trúc luận văn, Chương 2 và Chương 3 có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo hướng bổ trợ cho nhau để góp phần thể hiện rõ những điểm đặc sắc, nổi bật trong thế giới trẻ em của Võ Hồng, đồng thời thể hiện những đóng góp mới của luận văn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2