intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ gõ 'đũa thần', bé học gì nhớ lấy

Chia sẻ: Lovely Baby | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Hiểu được năng lực trí nhớ của bé mẫu giáo có ý nghĩa rất quan trọng để các bậc làm cha mẹ hỗ trợ bé học tập và phát triển nhân cách. Đặc điểm trí nhớ bé mẫu giáo Các loại trí nhớ của bé phát triển rất mạnh: Trí nhớ hành động, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ từ ngữ – logic…nhưng trí nhớ trực quan hình ảnh tốt hơn trí nhớ từ ngữ logic.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ gõ 'đũa thần', bé học gì nhớ lấy

  1. Ảnh minh họa. Mẹ gõ 'đũa thần', bé học gì nhớ lấy - Hiểu được năng lực trí nhớ của bé mẫu giáo có ý nghĩa rất quan trọng để các bậc làm cha mẹ hỗ trợ bé học tập và phát triển nhân cách. Đặc điểm trí nhớ bé mẫu giáo Các loại trí nhớ của bé phát triển rất mạnh: Trí nhớ hành động, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ từ ngữ – logic…nhưng trí nhớ trực quan hình ảnh tốt hơn trí nhớ từ ngữ logic.
  2. Trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế nên trẻ dễ nhớ, dễ quên, ghi nhớ máy móc: Các bé sẽ không thể nhớ được người bạn thân nhất của mình cho đến khi vào mẫu giáo – tuy nhiên cũng có một số bé cũng có thể làm được điều này từ trước 3 tuổi, các nhà tâm lý học gọi đây là “chứng hay quên của trẻ nhỏ”. Nhiều người cho rằng lý do chúng ta không thể nhớ được những điều xảy ra trong những năm đầu đời của mình là mặc dù ký ức vẫn nằm trong não bộ chúng ta nhưng chúng ta lại không thể đánh thức được nó. Nhưng trái vói quan niệm đó, các chuyên gia cho rằng những trải nghiệm đầu đời không bao giờ được đưa vào kho dữ liệu dài hạn bởi khả năng ghi nhớ của bộ não trong giai đoạn này chưa thật sự hoàn thiện. Nhưng điều đó không có nghĩa là những trải nghiệm của con bạn từ trước 3 tuổi sẽ không ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của bé – mà còn ngược lại, chỉ có điều chúng không thể gợi lại trong trí nhớ của các bé sau này.
  3. Lứa tuổi mẫu giáo lớn là “giai đoạn phát cảm” về trí nhớ song trí nhớ của trẻ chưa hoàn thiện, điều đó gây nên những khó khăn cho trẻ khi tập trung kiến thức. (Ảnh minh họa). Trí nhớ của trẻ gắn liền với cảm xúc và điều gì gây xúc động mạnh trẻ sẽ nhớ tốt hơn: Bé biết quan sát các sự vật hiện tượng, so sánh, đặt câu hỏi, đôi khi bé tự trả lời theo suy nghĩ của bé. Từ tuổi này trở đi, bé đặt nhiều câu hỏi tại sao? Thế nào? làm ông bà, cha mẹ đôi khi “bí,” đành phải trả lời qua chuyện. Chẳng hạn khi được đi ngắm con vật trong vườn bách thú, nhìn thấy một con sâu bọ, bé đào đất nghịch cát, sẽ làm bé cảm thấy thích thú và nhớ rất lâu. Có thể mấy tháng sau bé vẫn còn nhắc về buổi đi chơi mà bé cảm thấy thích thú đó. Các biện pháp kích thích phát triển trí nhớ cho trẻ mẫu giáo:
  4. Sự phát triển trí nhớ của trẻ được thực hiện trong hoạt động vui chơi sẽ có hiệu quả tốt hơn là yêu cầu trẻ ghi nhớ máy móc. Những hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển trí nhớ đó là: - Trò chơi học tập: hoạt động học tập sơ khai như làm quen với toán học và biểu tượng toán, làm quen với văn học và ngôn ngữ, tìm hiểu môi trường xung quanh, âm nhạc, giáo dục thể chất, vẽ và tạo hình…Người lớn chúng ta thường luyện trí nhớ bằng cách đọc sách, giải ô chữ…Còn trẻ em thì luyện trí nhớ thông qua trò chơi. Những trò chơi rất có lợi ở tuổi này là trò xếp hình bằng gỗ, bằng nhựa, bằng bìa. Bạn hãy chọn những hình đơn giản, màu sắc rõ nét và đi từ những bức có ít miếng ghép nhất. Hãy cùng bé xếp hình, vừa xếp vừa giảng giải cách suy nghĩ logic giúp bé xếp hình dễ và nhanh hơn. Khi bé tự xếp, bạn cũng gợi ý cho bé theo hướng suy nghĩ như vậy. Đừng quên khen ngợi khi bé lắp thành công. - Khi cùng đọc sách hay xem tranh, hãy cùng bé dùng lời diễn tả bức tranh ấy: Bạn và bé có thể nghĩ ra các câu chuyện thú vị xoay quanh những bức tranh, hình ảnh những đồ vật trong trí nhớ của bé sẽ sinh động hơn nhiều. Ví dụ khi đưa cho bé tấm bìa có in hình con sâu, hãy kể cho bé con sâu hay ăn lá như thế nào, các bạn cây và lá sợ hãi ra sao khi thấy con sâu bò đến… Trí nhớ kết hợp với sự tưởng tượng mới là trí nhớ “mở”, rất cần thiết cho trẻ nhỏ trong việc học tập sau này.
  5. - Hãy tìm thời gian đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích, cùng bé bàn luận về các nhân vật: nàng Tiên Cá đẹp tuyệt trần có giọng hát du dương, cô bé Lọ Lem hiền lành, chăm chỉ, mụ Phù Thủy độc ác… Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn đọc thơ cho bé nghe. Vần điệu bài thơ là công cụ luyện trí nhớ tốt nhất đấy. Nó không chỉ làm trẻ nhớ được lâu, bền, mà còn cho trẻ biết nhiều xúc cảm qua giọng đọc ngân nga những câu thơ vui vẻ, dễ hiểu. Trẻ từ 1 tuổi trở lên hoàn toàn hiểu nội dung những bài thơ đơn giản mà bạn đọc và, tuy chưa biết nói, bé vẫn ghi nhớ tất cả những gì nghe được một cách dễ dàng. - Hãy cùng bé chơi trò chơi đóng kịch, phân vai: Hóa thân vào nhân vật như con chó sói, con gà, con mèo, cô bé quàng khăn đỏ…, bé sẽ nhớ những câu chuyện mẹ kể một cách sinh động, có khi nhớ đến suốt đời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2