Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này giới thiệu một số mô hình cửa hàng tiện lợi đang có mặt tại thị trường Việt Nam và qua đó phân tích cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp này trong việc kinh doanh tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung Text: Mô hình cửa hàng tiện lợi: Cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VIỆT NAM
ThS. Trần Thế Nam
Tóm tắt:
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã gia tăng thu nhập của người
dân cũng như tạo ra tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Là một đất nước được dự
báo có tốt độ đô thị hóa thuộc hàng nhanh nhất trên thế giới, Việt Nam là một
thị trường đầy tiềm năng cho mô hình cửa hàng tiện lợi phát triển. Trong
khoảng hơn 5 năm trở lại đây, đã có sự xuất hiện của nhiều mô hình cửa hàng
tiện lợi tại Việt Nam như B’mart, Shop&Go, Cirle K, ….Trong bài viết, tác giả
đi vào giới thiệu một số mô hình cửa hàng tiện lợi đang có mặt tại thị trường
Việt Nam và qua đó phân tích cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp này
trong việc kinh doanh tại Việt Nam.
1. Giới thiệu về mô hình cửa hàng tiện lợi
Khái niệm
Theo Oxford Advanced’s Learner Dictionary thì cửa hàng tiện lợi là “một
cửa hàng bán thực phẩm, báo chí, ….và thường được mở cửa 24 giờ một ngày.
Một số đặc điểm chủ yếu của cửa hàng tiện lợi
Về quy mô: có diện tích từ khoảng 60m2 đến 120m2, có quy mô lớn hơn
một tiệm tạp hóa kiểu truyền thống nhưng nhỏ hơn một siêu thị
Về mặt hàng: Cửa hàng tiện lợi thường bày bán những mặt hàng thiết yếu
và cung cấp các dịch vụ thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hóa mỹ phẩm và
các nhu yếu phẩm có giá trị nhỏ,…
Về vị trí: Cửa hàng tiện lợi thường nằm ở những ngã tư, những nơi có
đông người qua lại và ở Việt Nam, các cửa hàng này thường nằm gần các trường
học.
Về thời gian hoạt động: Cửa hàng tiện lợi thường mở tới khuya, hoặc hoạt
động 24/24 giờ một ngày, thời gian mở cửa dài hơn hẳn so với các loại hình bán
lẻ khác
2. Một số mô hình cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam
B’s mart
Năm 2009, Family mart (Nhật Bản) bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam
bằng việc mở cửa các cửa hàng tiện lợi. Đến tháng 5/2013, số lượng cửa hàng
tiện lợi đạt 42 cửa hàng. Sau đó, Family mart đã được chuyển nhượng sang cho
các nhà đầu tư Thái Lan và chuyển tên thành B’s mart. Cho đến nay, B’s mart đã
có 75 cửa hàng tại Tp. Hồ Chí Minh.
47
Shop&Go
Là chuỗi cửa hàng tiện lợi của các doanh nhân Singapore, hình thành năm
2005, đến nay đã có 124 cửa hàng tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Circle K
Circle K có lịch sử lâu đời, hình thành từ 1951 tại Hoa Kỳ. Đến nay,
Circle có hơn 20.000 cửa hàng trên toàn thế giới. Bắt đầu kinh doanh tại Việt
Nam từ tháng 12/2008, đến nay Circle K có hơn 70 cửa hàng tại Tp.Hồ Chí
Minh.
Coopfood
Coopfood là chuỗi cửa hàng tiện lợi của tập đoàn Saigoncoop, chủ sở hữu
chuỗi siêu thị Coopmart.Ra đời từ tháng 12/2008, hiện đã có hơn 60 cửa hàng tại
Tp.Hồ Chí Minh. Nhờ sự giúp đỡ của Coopmart, Coopfood có ưu thế rất lớn
trong việc cung cấp thực phẩm tươi sống hàng ngày cho người tiêu dùng, điều
mà các chuỗi cửa hàng tiện lợi khác chưa làm được.
3. Cơ hội đối với mô hình cửa hàng tiện lợi
Quy mô dân số
Theo thống kê cuối năm 2014, quy mô dân số Việt Nam đạt 90.5 triệu
người, đứng thứ 13 trên thế giới. Dân số Việt Nam thuộc hàng dân số trẻ với tỷ
lệ 66% dưới 40 tuổi. Lực lượng lao động chiếm 60% dân số. Đặc biệt, tỷ lệ
người dưới 20 tuổi chiếm 33.3% dân số.Tất cả những thông tin trên là tín hiệu
tích cực cho việc kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi.
Việc các cửa hàng tiện lợi được mở gần các trường học cho thấy các
doanh nghiệp đón đầu, tập trung vào việc xây dựng thói quen mua sắm tại cửa
hàng tiện lợi cho các khách hàng ở độ tuổi thiếu niên.Một điểm đáng lưu ý là
hiện nay, số lượng trẻ em trong một gia đình ngày càng ít, thu nhập của các gia
đình tăng lên, nên việc cha mẹ chiều theo ý thích của con trẻ. Đây chính là lý do
các cửa hàng tiện lợi được xây dựng gần trường học để nắm bắt được khách
hàng tiềm năng trong tương lai.
Hiện nay, 33% dân số Việt Nam đang sống tại các đô thị. Theo WB, tỷ lệ
đô thị hóa ở Việt Nam được đánh giá cao nhất Đông Nam Á. Thu nhập của
người dân ở thành thị tăng trưởng nhanh hơn so với khu vực nông thôn, đây là
tiền đề để các chuỗi cửa hàng tiện lợi ưu tiên xây dựng, phát triển việc kinh
doanh tại các thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội
Sự thay đổi trong lối sống
Đã có một sự thay đổi lớn về lối sống của người dân tại các thành phố,
đặc biệt là tại Tp.HCM và Hà Nội. Ngày nay, tại các khu đô thị, người dân trở
nên bận rộn hơn.Các cửa hàng tiện lợi với việc trưng bày khoa học, bắt mắt sẽ
giúp người mua sắm tiệm kiệm được thời gian.
Khi mua sắm, người dân ưa thích sự sạch sẽ, thoải mái, không nói
thách.Đây chính là điểm mạnh của các cửa hàng tiện lợi. Bên cạnh đó, sự thay
48
đổi trong thói quen ăn uống, việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh
gia tăng qua các năm là cơ sở để các doanh nghiệp kỳ vọng vào sự thành công
của cửa hàng tiện lợi.
Một yếu tố khác đó là thời gian sinh hoạt, trái ngược với nông thôn, thời
gian sinh hoạt của người dân thành phố có thể kéo dài đến 10 giờ đêm và hơn
nữa. Đó cũng là lý do các cửa hàng tiện lợi có thể phục vụ 24/24 giờ.
4. Thách thức đối với các mô hình cửa hàng tiện lợi
Xu hướng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ năm
2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và đến thu nhập của
người dân thành thị Việt Nam nói riêng. Theo nhiều cuộc điều tra, khảo sát,
người dân Việt Nam đã tiết kiệm hơn, thắt chặt chi tiêu để tiết kiệm nhiều hơn,
phòng ngừa những lúc khó khăn. Đây chính là một bất lợi lớn đối với các chuỗi
cửa hàng tiện lợi.Với chi phí vận hành cùng chi phí về nhân sự lớn, giá cả các
mặt hàng tại các cửa hàng tiện lợi thường cao hơn so với các sạp bán hàng
truyền thống.
Sự thay đổi của các tiệm tạp hóa kiểu mô hình truyền thống.
Hiện nay, các tiệm tạp hóa cũng đang dần chuyển đổi hình thức trưng bày
như nâng cấp các trang thiết bị (máy tính tiền, kệ trưng bày) nhằm giảm khoảng
cách với các cửa hàng tiện lợi. Do hầu hết các tiệm tạp hóa kiểu mô hình truyền
thống được vận hành bởi các thành viên trong gia đình, với phương châm lấy
công làm lời nên giá cả vẫn rẻ hơn từ 5% - 10% so với cửa hàng tiện lợi.
Thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam cần có thời gian để thay
đổi
Người tiêu dùng trẻ tuổi sẽ làm quen rất nhanh với việc mua sắm tại các
cửa hàng tiện lợi khi họ chịu ảnh hưởng từ sự toàn cầu hóa. Tuy nhiên, đối với
những người tiêu dùng từ bậc trung niên trở đi, họ vẫn có thói quen mua sắm tại
các tiệm tạp hóa khi mà giá cả và mối quan hệ giữa họ và người bán là những
yếu tố quan trọng. Họ vẫn tiếp tục đi chợ khi họ tin rằng sẽ mua được thực phẩm
tươi sống.Việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng Việt Nam cần phải có thời
gian.
Tóm lại, tiềm năng phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam
là rất lớn khi thu nhập của người dân tại các thành thị gia tăng, khi đó chất lượng
phục vụ sẽ là yếu tố hàng đầu để quyết định việc người tiêu dùng đến với cửa
hàng tiện lợi
49