intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình ngân hàng “đặc sắc Trung Quốc”

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

123
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù có được ngưỡng mộ rộng rãi, nhưng mô hình ngân hàng hiện nay của Trung Quốc sẽ sớm thay đổi. Không có biểu tượng nào hùng hồn hơn cho sự xuống dốc của nền tài chính phương Tây bằng cuộc cách mạng trong ngành ngân hàng Trung Quốc thập kỷ vừa qua. Trong khi các ngân hàng Mỹ và Châu Âu thi nhau đổ vỡ, các ngân hàng tại Trung Quốc đã chuyển mình từ những cơ quan hành chính quan liêu ngập trong nợ xấu thành những thể chế có sức cạnh tranh toàn cầu. Sự chuyển mình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình ngân hàng “đặc sắc Trung Quốc”

  1. Mô hình ngân hàng “đặc sắc Trung Quốc” Dù có được ngưỡng mộ rộng rãi, nhưng mô hình ngân hàng hiện nay của Trung Quốc sẽ sớm thay đổi. Không có biểu tượng nào hùng hồn hơn cho sự xuống dốc của nền tài chính phương Tây bằng cuộc cách mạng trong ngành ngân hàng Trung Quốc thập kỷ vừa qua. Trong khi các ngân hàng Mỹ và Châu Âu thi nhau đổ vỡ, các ngân hàng tại Trung Quốc đã chuyển mình từ những cơ quan hành chính quan liêu ngập trong nợ xấu thành những thể chế có sức cạnh tranh toàn cầu.
  2. Sự chuyển mình ấy được hoàn tất bởi đợt IPO của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, ngân hàng cuối cùng trong số năm ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nước lên sàn chứng khoán. Dù có theo tiêu chuẩn của Trung Quốc thì đó vẫn là một ngân hàng khổng lồ với 320 triệu khách hàng, 441.000 nhân viên và nhiều chi nhanh hơn bất kỳ một tập đoàn nào tại phố Wall. 4 trong số 10 ngân hàng lớn nhất thế giới theo giá trị thị trường đến từ Trung Quốc. Những cái tên nổi tiếng hơn (và cũng “toàn cầu” hơn) như Deutsche Bank và Barclays nếu có đứng cạnh thì cũng thật nhỏ bé. Sẽ thật tự nhiên nếu tự hỏi rằng có phải chỉ có các tập đoàn phương Tây mới bị lấn át: liệu một thời đại tự do có bị thay thế bởi một nền tài chính “đồng thuận Bắc Kinh” theo sự chỉ đạo của nhà nước. Dù khá hợp lý, nhưng một kết luận như thế đã đi chệch hướng. Ai làm ngân hàng đều hiểu, danh sách đối thủ cạnh tranh có thể làm ta lạc đường. Dù vậy, sự nổi lên của các ngân hàng Trung Quốc vững chắt hơn nhiều so với các ngân hàng Nhật trong thập niên 1980. Ngành tài chính ở Trung Quốc vẫn rất giàu tiềm năng, chưa tới 1% trong số các khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đi vay thế chấp mua nhà. Và họ cũng có một cuộc khủng hoảng khá “suôn sẻ”, chủ yếu là vì họ chưa bao giờ hoàn toàn rời khỏi vòng tay chính phủ. Vì thế mặc dù có tạo ra lợi nhuận và được dán mác công ty đại chúng, nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối và bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo với mức lương chỉ bằng một phần nhỏ so với các đồng nghiệp phương Tây.
  3. Những quan chức này chịu ơn một cấp chính quyền cao hơn chứ không phải thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các cơ quan giám sát sở hữu những công cụ kiểm soát ngân hàng khá “thô” như mức trần cho vay và tỷ lệ dự trữ bắt buộc vốn từ lâu đã bị các cơ quan giám sát ở các nước khác từ bỏ. Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng khá “đóng”. Một số tổ chức nước ngoài là cổ đông thiểu số ở các tập đoàn Trung Quốc. Nếu tính theo lợi nhuận, hoạt động của các ngân hàng ngoại ở đại lục chỉ chiếm chưa tới 1% thị phần, trong khi dưới 4% lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc là kiếm được từ nước ngoài. Mô hình “ái quốc” ấy đã vận hành tốt. Các nước giàu cố kích thích nền kinh tế của mình bằng cách để NHTW cho các NHTM vay tiền. Cũng như trong cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1999, giới chính trị Trung Quốc chỉ cần gạt bỏ khâu trung gian và lệnh cho các ngân hàng phải cấp thêm tín dụng. Tín dụng tăng trưởng nhanh chóng, từ 102% GDP năm 2008 lên tới 127% GDP năm 2009, tài trợ cho mọi thứ từ đường cao tốc, ruộng lúa tới các căn hộ ở Phố Đông. Tăng trưởng vẫn mạnh và Trung Quốc được nhiều nơi ngưỡng mộ. Ở Ấn Độ và Brazil, sẽ không còn là bàn lùi nữa nếu có cho rằng các ngân hàng do nhà nước kiểm soát nên tham gia đối phó với chu kỳ kinh tế. Thậm chí ở các nước giàu với ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân, các cơ quan giám sát cũng đang chú ý tới các công cụ Trung Quốc sử dụng để kiểm soát tín dụng. Những mệnh lệnh từ chính quyền đã được khoác lên mình cái áo “giám sát thận trọng vĩ mô”.
  4. Dù cho có ngưỡng mộ cũng không thể không thấy được vấn nạn nợ xấu của Trung Quốc. Những ai nghĩ nền dân chủ tư sản có “biệt tài” tạo ra những khoản vay vô dụng nên biết tới Trung Quốc. Sau hàng thập kỷ quản lý sai lầm, cho đến cuối những năm 1990, một phần ba các khoản vay đã thành nợ xấu, phần lớn trong số đó là của doanh nghiệp nhà nước. Sau khi dọn dẹp mớ hỗn độn ấy, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về “cứu trợ”. Kể từ năm 1998, Trung Quốc đã bơm 420 tỷ đôla vào riêng năm ngân hàng lớn nhất nước, còn nhiều hơn cả kinh phí cho quỹ cứu trợ TARP của Mỹ. Lặp lại chuyện cũ chính là điều mà hiện nhiều người lo ngại. Đáng lo nhất là các khoản vay đối với các dự án cơ sở hạ tầng do chính quyền địa phương bảo trợ (chiếm khoảng một phần sáu các khoản vay chưa thanh toán) và cho vay bất động sản và thế chấp mua nhà (chiếm một phần năm tổng số tiền cho vay, nhưng một số khoản vay đã tính toán trong cho vay cơ sở hạ tầng). Giới ngân hàng Trung Quốc nói họ không lo ngại nhưng một số nhà đầu tư vẫn thận trọng vì vẫn còn đó những quan chức tham nhũng, những con đường chẳng dẫn tới đâu hay các trung tâm mua sắm giữa sa mạc. Dù có thể khá nghiêm trọng, nhưng các khoản nợ xấu này sẽ không làm mô hình ngân hàng kiểu Bắc Kinh sụp đổ. Cho dù một số khoản vay có không được thanh toán, toàn hệ thống vẫn hấp thu được thua lỗ. Điều nay một phần là nhờ các cơ quan giám sát đã thúc giục các ngân hàng tăng vốn thêm một phần tám, nhưng chủ yếu là do tỷ lệ tiết kiệm cao ở Trung Quốc.
  5. Có nguồn tiền gửi dồi dào, ngân hàng không phải đi vay trên đị trường vốn lắm biến động. Lợi thế đó giúp họ có thêm thời gian để thoát ra khỏi vấn nạn nợ xấu nhờ sử dụng lợi nhuận cho vay cao để bù đắp vốn. Trong vai trò cứu cánh cho vay cuối cùng, chính phủ Trung Quốc không thiếu tiền khi chỉ nợ ít nhưng lại có dự trữ ngoại hối khổng lồ. Một nền kinh tế thị trường ít “đặc sắc Trung Quốc” hơn Thực tế, chỉ có một thứ có thể có thể làm mô hình hiện nay của ngành ngân hàng Trung Quốc biến mất: đó là sự thành công. Nếu Trung Quốc giải quyết được đợt bùng nổ cho vay vừa rồi mà không chịu suy thoái và tái cân đối nền kinh tế từ đầu tư sang tiêu dùng, ngân hàng sẽ cần phải dành chỗ trên bảng cân đối kế toán cho các khoản vay hướng tới cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Gánh nặng tài trợ cho cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp nhà nước sẽ được chuyển cho thị trường trái phiếu. Khi khách hàng có thêm lựa chọn, lợi nhuận từ cho vay của ngân hàng sẽ sụt giảm, buộc họ phải đa dạng hóa sang các hoạt động trên thị trường vốn như bảo lãnh phát hành. “Tấm đệm” tiền gửi cũng co lại tương đối so với các khoản cho vay khi tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống và dân chúng đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu cho lợi nhuận cao hơn. Cuối cùng ngân hàng Trung Quốc có thể giống với ngân hàng ở bất kỳ một nơi nào khác, cho dù nhà nước có vẫn nắm quyền kiểm soát.
  6. Dù vậy, ngay cả điều đó cũng có thể dần thay đổi. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, cứ vài năm ngân hàng Trung Quốc lại cần bơm vốn một lần. Chính phủ có thể sẽ mệt mỏi với những đợt tăng vốn và để cổ phiếu của mình dần bị pha loãng. Khi ngân hàng Trung Quốc dành được vị trí xứng đáng của mình trên trường quốc tế, họ sẽ thấy khó mà thực hiện được các thương vụ lớn ở nước ngoài khi chính phủ vẫn là người cầm lái. Sự nổi lên của các ngân hàng Trung Quốc khiến người ta phải choáng váng và phàn nào đó hoảng sợ. Dù vậy, đó không phải là lời cáo chung cho một nền tài chính định hướng thị trường, thực tế, chính họ cũng đang hướng đến một nền tài chính như thế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2