Môi giới chứng khoán- thực trang việt nam
lượt xem 34
download
Căn cứ trên các văn bản pháp lý: Luật Thương mại, Luật môi giới, Luật Chứng khoán 2006, Luật Chứng khoán sửa đổi 2010, Căn cứ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Môi giới chứng khoán- thực trang việt nam
- I) Thực trạng ở Việt Nam 1. Khung pháp lý quy định có liên quan Căn cứ trên các văn bản pháp lý: Luật Thương mại, Luật môi giới, Luật Chứng khoán 2006, Luật Chứng khoán sửa đổi 2010, Căn cứ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi ti ết m ột số đi ều c ủa Lu ật Ch ứng khoán; 1.1. Điều kiện thành lập tổ chức có hoạt động môi giới tài chính: Trích Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 Điều 48: Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán 1. Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán đối với ngân hàng thương mại bao gồm: a) Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam ; b) Nợ quá hạn không quá năm phần trăm tổng dư nợ, có lãi trong năm gần nhất; c) Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán các giao dịch chứng khoán. 2. Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán đối với công ty chứng khoán bao gồm: a) Có Giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện nghiệp vụ môi giới hoặc tự doanh chứng khoán; b) Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán các giao dịch chứng khoán. Điều 62: Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ 1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bao gồm: a) Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị; b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 61 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán. 2. Trường hợp cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; trường hợp là pháp nhân phải đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn. Các cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập phải sử dụng nguồn vốn của chính mình để góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. 1.2. Đối với cá nhân:
- Theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính : Ban hành Quy chế hành nghề chứng khoán Điều 4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán 1. Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng đ ược các điều kiện sau đây: a) Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân s ự đ ầy đ ủ; không thu ộc tr ường h ợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; b) Chưa từng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc đã chấp hành xong quyết định xử phạt sau m ột (01) năm, trong trường hợp bị xử phạt. c) Có trình độ đại học trở lên; d) Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng ch ỉ hành ngh ề ch ứng khoán, phù h ợp v ới loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp; đ) Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: Ch ứng ch ỉ Nh ững v ấn đ ề c ơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Pháp luật v ề ch ứng khoán và Thị trường chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đ ầu tư ch ứng khoán, Ch ứng ch ỉ Môi gi ới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán. Điều 17. Nguyên tắc hành nghề 1. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được hành nghề môi gi ới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. 2. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được hành nghề môi gi ới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, t ư v ấn b ảo lãnh phát hành chứng khoán. 3. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được hành ngh ề môi gi ới ch ứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư v ấn bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý tài sản. 4. Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ được làm việc tại m ột (01) vị trí nghiệp vụ chuyên môn trong một (01) thời điểm. 5. Trong một công ty chứng khoán, Giám đốc (T ổng Giám đ ốc) phải có Ch ứng ch ỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý qu ỹ. Các Phó Giám đ ốc (Phó Tổng giám đốc), Giám đốc chi nhánh, Phó Giám đốc chi nhánh phải có ch ứng ch ỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với khối công việc mình quản lý. Điều 19. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán Đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán có trách nhiệm sau: 1. Bố trí, sử dụng người hành nghề chứng khoán phù hợp với lo ại chứng ch ỉ hành ngh ề chứng khoán được cấp. 2. Giám sát người hành nghề chứng khoán bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. 3. Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán có trách nhiệm thông báo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà n ước sau khi phát hi ện người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán vi phạm quy định của pháp luật, kèm theo biên b ản phát hiện vi phạm hoặc sau khi người có chứng chỉ hành ngh ề ch ứng khoán ký k ết h ợp đ ồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với công ty (theo m ẫu quy đ ịnh t ại ph ụ l ục s ố VIII Quy chế này) kèm theo bản sao hợp đồng lao động, quyết định tuyển d ụng (đ ối v ới
- trường hợp tuyển dụng) và quyết định chấm dứt hợp đồng lao đ ộng (đ ối v ới tr ường h ợp nghỉ việc). 4. Người đại diện theo pháp luật của các đơn vị sử dụng người hành nghề chứng khoán có trách nhiệm ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào phụ lục đính kèm chứng ch ỉ hành ngh ề chứng khoán, ngay sau khi người hành nghề chứng khoán đ ược ti ếp nhận làm vi ệc ho ặc nghỉ việc tại công ty. 5. Chậm nhất là ngày 20 tháng 01 hàng năm, các đ ơn v ị s ử d ụng ng ười hành ngh ề ch ứng khoán phải báo cáo Uỷ ban chứng khoán nhà nước về danh sách nhân viên đã đ ược c ấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán đang làm việc tại công ty (theo m ẫu quy đ ịnh t ại ph ụ lục số IX Quy chế này). 2. Thực trạng phát triển hoạt động môi giới đầu tư quốc tế 2.1. Tổng quan 2.1.1. Thị trường quốc tế Lược sử quỹ đầu tư trên thế giới Ý tưởng tập trung các khoản tiền nhỏ thành một nguồn lớn hơn để đầu tư xuất hiện tại châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 19, khởi thủy ở Hà Lan, đến nửa cuối thế kỷ 19 thì được du nhập sang Anh. Mặc dù có gốc gác từ châu Âu, nhưng Hoa Kỳ mới là nơi các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất. Năm 1893, các khoản quyên góp và ủng hộ tài chính xây dựng và phát triển Đại học Harvard tại Hoa Kỳ được ghi nhận như sự xuất hiện một quỹ đầu tư. Vào ngày 21/3/1894, quỹ tương hỗ đầu tiên chính thức được thành lập bởi ba nhà kinh doanh chứng khoán tại Boston (Hoa Kỳ) có tên gọi Quỹ Tín thác các nhà đầu tư Massachusetts (Massachusetts Investors Trust-MIT). Có lẽ, chính những người sáng lập cũng không thể dự báo trước tương lai phát triển phổ biến của loại hình này. Sau một năm thành lập, Massachusetts Investors Trust với 50.000 đô-la Mỹ ban đầu đã sở hữu khối tài sản trị giá 392.000 USD và thu hút gần 200 nhà đầu tư. MIT tập trung và các cổ phiếu lớn, tăng trưởng nhanh và có trả cổ tức. Danh mục đầu tư của Quỹ gồm các loại cổ phiếu của General Electric Co., Standard Oil Of Indiana (ngày nay là một phần của BP PLC) và American Telephone & Telegraph Co. (AT&T Inc.). Không giống nhiều quỹ đầu tư hoạt động trong thời kỳ này, MIT tránh sử dụng các đòn bẩy tài chính để huy động nguồn đầu tư. Khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chạm đáy vào năm 1932, nhiều quỹ đầu tư đã gục ngã nhưng MIT vẫn trụ vững và tồn tại cho đến hôm nay, với tên gọi được biết đến rộng rãi MFS Investment Management. Khủng hoảng 1929 làm chậm quá trình tăng trưởng các quỹ đầu tư tương hỗ tại Hoa Kỳ. Luật chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch chứng khoán năm 1934 được ban hành nhằm khôi phục thị trường. Theo hai đạo luật này, các quỹ đầu tư phải đăng ký hoạt động với Ủy ban SEC (Securities & Exchance Comission) và cung cấp bản báo bạch tới các nhà đầu tư tiềm năng. Tới năm 1940, SEC tiếp tục ban hành Luật Công ty đầu tư với các chỉ dẫn pháp lý bắt buộc các quỹ đầu tư phải tuân theo, được áp dụng tới tận ngày nay. Niềm tin được phục hồi trên thị trường chứng khoán và các quỹ tương hỗ bắt đầu nở rộ. Tới cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ có khoảng 270 quỹ với giá trị tài sản nắm giữ ước khoảng 48 tỷ đô-la Mỹ. Năm 1976, John C. Bogle mở quỹ đầu tư chỉ số thị trường đầu tiên, có tên First Index Investment Trust. Vào tháng 11 năm 2000, đây là quỹ tương hỗ có giá trị lớn nhất trong lịch sử với 100 tỷ đô-la Mỹ tài sản. Quỹ này ngày nay có tên gọi Vanguard 500 Index. 10 Quỹ tương hỗ tốt nhất năm 2007 theo bình chọn của MorningStar
- Thứ tự Quỹ Tăng trưởng 1 Direxion Commodity Bull 2X Inv 87,6% 2 Direxion Latin America Bull 2X Inv 83,7% 3 CGM Focus 79,9% 4 AIM China A 74,9% 5 Nationwide China Opportunities A 74,0% 6 Matthews China 70,1% 7 ProFunds Ultra Emerging Markets 70,1% 8 T. Rowe Price New Asia 66,4% 9 Guinness Atkinson China & Hong Kong 65,1% 10 Matthews India 64,1% 2.1.2. Thị trường Việt Nam Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990. Trong nửa đầu những thập kỷ 90, có tám quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với tổng lượng vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Những khó khăn trong nỗ lực tìm kiếm cơ hội bỏ vốn cùng tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ năm 1997 đã khiến các quỹ nản lòng và lần lượt rút lui. Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là Vietnam Enterprise Investment Fund (VIEL) do công ty Dragon Capital quản lý và Vietnam Frontier Fund (VFF) thuộc tập đoàn Finasa. Bản thân VFF, với qui mô 50 triệu USD, rốt cuộc cũng ra khỏi Việt Nam sau 10 năm hoạt động. Chỉ khi thị trường chứng khoán có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, quỹ này mới trở lại với qui mô khiêm tốn hơn- 15 triệu USD, năm 2005. Giai đoạn từ 2002 đến 2005, hoạt động của các quỹ đầu tư tương đối trầm lặng. Mặc dù vậy vẫn xuất hiện thêm nhiều quỹ mới thuộc các công ty Mekong Capital, VinaCapital, IDG, VietFund hay PXP Asset Management. Cùng với những biến đổi tích cực và mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, từ giữa năm 2006, hệ thống tài chính Việt Nam ghi nhận giai đoạn bùng nổ các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Trong hai năm 2006-2007, khoảng 20 quỹ đầu tư được mở mới. UBCKNN cũng cấp giấy phép hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có qui mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và một loạt công ty thành lập vào nửa cuối năm 2007 với qui mô vốn lớn: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (vốn điều lệ lớn nhất thị trường- 110 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (vốn điều lệ 30 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (vốn điều lệ- 30 tỷ đồng) Còn phải kể tới hoạt động của các công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như Nomura Internetional (Hongkong), Blackhorse Asset Management Pte Ltd. (Singapore) hay Mirae Asset Maps Investment Management Co., Ltd. (Hàn Quốc). Quỹ đầu tư thành lập giai đoạn 2002-2005 Quỹ Thành lập Hoạt động Công ty
- Vốn cổ phẩn MekongEnterprise Fund Mekong Capital 2002 riêng lẻ Đầu tư công IDG Vietnam Ventures Fund IDG Venture 2004 nghệ và mạo hiểm Bất động sản IndochinaLand Holdings Indochina Capital 2005 Cổ phiếu PXP Vietnam Fund PXP Vietnam Asset 2003 niêm yết, Management doanh nghiệp VietnamOpportunity Fund Vina Capital 2003 cổ phần Vietnam Securities Viet Fund Management 2004 hóa… Investment Fund(VF1) Vietnam Emerging Equity PXP Vietnam Asset 2005 Fund Management Vietnam Equity Fund Finansa 2005 Thống kê của www.saga.vn Tín hiệu tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao. Những tên tuổi tài chính hàng đầu như Merill Lynch, Goldman Sachs, JP Morgan Chase đều dành mối quan tâm lớn hơn cho thị trường Việt Nam với nhiều hoạt động khảo sát. Liên tiếp các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức này có chung đánh giá cổ vũ dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy vào Việt Nam trong nhiều năm tới. Trên thực tế, kết quả các đợt huy động vốn cả trong và ngoài nước đều vượt kỳ vọng ban đầu. Thời điểm giữa năm 2006, VinaCapital khai trương quỹ đầu tư bất động sản Vinaland với dự kiến huy động 50 triệu USD nhưng đã nhận được 65 triệu USD từ các nhà đầu tư. Thành công trong lần phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán London của Indochina Capital Vietnam Holding Limited thể hiện tính sẵn sàng của các dòng vốn cho thị trường Việt Nam và thực sự là một bất ngờ. Trong lần phát hành này, Indochina Capital dự kiến thu hút từ 300-350 triệu USD, kết quả: quỹ này huy động được 500 triệu USD. Số tiền 50 triệu USD còn lại trong quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) cũng được VinaCapital nỗ lực giản ngân tập trung trên thị trường địa ốc và các giao dịch OTC. Quĩ đầu tư mạo hiểm DFJ-VinaCapital ra đời trong năm 2006 với tổng vốn đầu tư ban đầu 50 triệu USD. Dragon Capital ngoài VEIL (Vietnam Enterprise Investments Ltd., thành lập 1995, qui mô 190 triệu USD) và VGF (Vietnam Growth Fund Limited, thành lập 2004, qui mô 75 triệu USD) cũng giới thiệu thêm VDF (Vietnam Dragon Fund, thành lập 2005, qui mô 35 triệu USD). Mekong Capital mở rộng qui mô với 50 triệu USD cho MEFII (Mekong Enterprise Fund II). Indochina Capital góp mặt với quỹ địa ốc qui mô 42 triệu USD và quỹ chứng khoán qui mô 50 triệu USD. Không chỉ có nguồn vốn từ bên ngoài, con số gần 20 công ty quản lý quỹ trong nước mới thành lập hứa hẹn nhiều quỹ đầu tư tiếp tục ra đời trong năm 2008. Tiếp sau “sự vụ” phát hành tăng vốn VF1, các quỹ VF2 và VF 3 đang hình thành, VietFund Management đang tích cực giới thiệu và chuẩn bị VF4, VF5 và theo như ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc VFM, thì có thể còn có VF10 trong tương lai. Công ty quản lý quỹ được sáng lập bởi các tên tuổi lớn như SSI, FPT, Sabeco hẳn sẽ không chịu kém trong cuộc đua mở quỹ và huy động vốn. Vốn điều Công ty quản lý quỹ Cấp phép Quỹ lệ
- Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam 100 tỷ 15/07/2003 500 tỷ VF1 33,35 tỷ VF2 Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Thành Việt 88 tỷ 10/11/2004 SFA1 Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư Prudential Việt Nam 23 tỷ 26/5/2005 500 tỷ PRUBF1 Cty TNHH quản lý quỹ Manulife Việt Nam 26 tỷ 14/6/2005 Manulife 214 tỷ F Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt 25 tỷ 08/11/2005 Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng 8 tỷ khoán Vietcombank 02/12/2005 200 tỷ VPF1 Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội 16/11/2007 25 tỷ Cty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt 25/10/2006 94 tỷ Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư BIDV - VIETNAM 32 tỷ PARTNERS 06/01/2006 1600 tỷ VIF Cty TNHH liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng 16 tỷ khoán AGRIBANK – VGFM 21/12/2006 Cty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt 40 tỷ Long 22/12/2006 Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bông Sen 27/12/2006 5 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình 28/12/2006 30 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Anpha 10 tỷ 28/12/2006 Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương 6,8 tỷ Đông 28/12/2006 Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Phúc 28/12/2006 8,1 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hải 11 tỷ Phòng 29/12/2006 Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Phú 29/12/2006 8 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ SSI 30 tỷ 03/8/2007 Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư FPT 110 tỷ 25/7/2007 Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á 30 tỷ 24/9/2007 Cty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt 25 tỷ 06/11/2007 Cty cổ phần quản lý quỹ Sabeco 25 tỷ 16/11/2007 Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Con số các quỹ đầu tư và qui mô vốn (dù mới chỉ là vốn điều lệ) cho thấy một thực tế: huy động vốn, trước giờ vẫn được xem như mấu chốt của các khó khăn, hóa ra không thực sự là vấn đề. Trong lúc đang chuẩn bị triển khai hoạt động tại Việt Nam của Vietnam Holding Asset Management, chúng tôi có dịp trao đổi với ông Juerg Vontobel- chủ tịch và sáng lập VNHAM. Huy động thành công 112,5 triệu USD tại châu Âu, vị chủ tịch đã từng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam từ năm 1992 chia sẻ, những nỗ lực trong hoạt động kêu gọi vốn sẽ không thấm vào đâu so với việc tìm kiếm những địa chỉ tin cậy và khả thi thương mại để đầu tư, đảm bảo cam kết lợi nhuận với các cổ đông. GS. Junichi Mori (ĐHTH Kyoto) cũng đồng tình với quan điểm này. Ở Nhật Bản hay châu Âu, cơ hội đầu tư mang lại mức lợi suất đột phá hầu như không còn, đặc biệt với khoản đầu
- tư từ vài chục tới trăm ngàn USD. Mức lãi suất thấp và lạm phát cũng là nhân tố thúc đẩy nhà đầu tư tại các nền kinh tế phát triển tìm kiếm cơ hội từ những nền kinh tế đang trỗi dậy như Việt Nam. 2.2. Các quỹ tương hỗ 2.3. quỹ trao đổi giao dịch (ETF) ETF trên thế giới ETFS đầu tiên trên thế giới là Toronto Index Participation Shares (TIPS) được giao dịch trên sàn Tokyo từ 1990, mô phỏng theo chỉ số TSE 35 và sau đó là TSE 100.Đến tháng 5/2008, đã có 680 ETFs tại Mỹ với trị giá khoảng 610 tỷ USD SPDR (SPDR Gold Trust) là quỹ ETF đầu tư vàng lớn nhất thế giới, được quản lý bởi State Street Global Advisors (SSgA). SPDR Gold Share là chứng chỉ của Quỹ Street Track Gold Trust, do Hội đồng vàng thế giới bảo trợ, chứng chỉ này đã được niêm yết trên sàn chứng khoán New York (NYSE) với mã là GLD, và hiện tại đã được giao dịch ở 4 nước: - New York Stock Exchange Arca (NYSE Arca) - Singapore Exchange (SGX) - Tokyo Stock Exchange (TSE) - Hong Kong Stock Exchange (HKEX) ETFs tại Việt Nam Hiện tại( tháng 8/2012) chỉ có 2 quỹ ETF niêm yết trên sàn quốc tế đầu tư vào VN là: Market Vectors Vietnam ETF (VNM): quản lý bởi Van Eck Global FTSE Vietnam Index ETF (HD9) : quản lý bởi Deutsche Bank The Market Vector Vietnam ETF (ký hiệu là VNM) với số vốn ban đầu 14 triệu USD. Đây là quỹ do công ty quản lý đầu tư Van Eck Global thành lập. Quỹ đã đầu tư vào một danh mục gồm 28 chứng khoán niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chứng chỉ của ETF này cũng đã được niêm yết trên NYSE từ tháng 8/2009. VNM không phải là quỹ đầu tư ETF đầu tiên hiện diện tại TTCK Việt Nam. Ngày 15/1/2008, Deutsche Bank AG dã thành lập quỹ ETF đầu tiên tại Việt Nam với tên FTSE Vietnam Index ETF có số vốn 5,1 triệu USD. Chỉ 2 tháng sau đó, quy mô tài sản quỹ ETF này đã tăng gấp đôi do các NĐT bên ngoài góp thêm vốn và theo đà tăng trưởng của VN- Index năm 2008. Đến cuối tháng 8/2008 tài sản Quỹ đạt mức cao nhất 160 triệu USD khi VN-Index đạt đỉnh. Nhưng khi bóng mây đen của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu “vần vũ” trên bầu trời thì quy mô của Quỹ đã giảm xuống nhanh chóng, có lúc chỉ còn 40 triệu USD, chỉ bằng 25% lúc cao nhất. Sự gia tăng vốn của các Quỹ ETF
- Mối nghi ngờ này dường như được khẳng định nếu nhìn vào sự thay đổi giá trị tài sản của FTSE Vietnam Index ETF trong 3 năm qua. Chỉ số VN-Index trong năm 2010 bi ến động khá hẹp, NAV của Quỹ theo sát chỉ số này, nhưng tài sản của Quỹ lại tăng lên đáng kể, vượt 300 triệu USD - mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 60 lần so với mức ban đầu. Điều này cho thấy, quỹ ETF này đã thu hút một lượng đáng kể vốn của các NĐT mới, bên cạnh tăng trưởng (nếu có) của danh mục. Tương tự, Quỹ The Market Vector Vietnam ETF cũng đã “âm thầm” có bước nhảy vọt về quy mô. Tính đến ngày 8/12, tài sản của Quỹ quản lý đã tăng lên mức 220 triệu USD. Theo thông tin mới nhất từ Van Eck Global, số tài sản của Quỹ đang quản lý có 68,4% được dành đầu tư trực tiếp vào 24 loại cổ phiếu Việt Nam. Ngoài ra quỹ ETF này còn nắm 1,7 triệu chứng chỉ lũy Vinacapital Vietnam Opportunity Fund Ltd và một số cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực năng lượng như Talisman Energy Inc (Canada), Premier Oil PLC (Anh)... 2.4. Các loại biên nhận ủy thác( DRs- depositary receipts ) Trên thị trường vốn toàn cầu DR là một công cụ đã được sử dụng từ lâu. DR Hoa Kỳ (ADRs) được phát hành lần đầu vào năm 1927 để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Mỹ. Đến thập kỷ 80 ADRs đã phát triển mạnh mẽ. Những năm 1990, sự ra đời của DR toàn cầu (GDRs) cho phép các nhà đầu tư giao dịch trên các sở giao dịch ở cả châu Âu và châu Á. DR đã trở thành sản phẩm ngày càng phổ biến. Gần đây, các sản phẩm DR nội địa (LDRs) đã giúp mở rộng khái niệm DR đến một loạt các thị trường mới như Đài Loan (TDR), Singapore (SDR), Hồng Kông (HDR), Hàn Quốc (KDR), và Nhật Bản (JDR). DR được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch trên thị trường OTC ở nước ngoài. DR thường được coi như một loại chứng khoán nội địa của nước niêm yết DR và tuân thủ quy trình giao dịch và thanh toán của nước mà tại đó DR được giao dịch. Ví dụ, DR được phát hành tại Singapore (SDR) sẽ tương đương với tất cả các loại chứng khoán khác được phát hành tại Singapore. Đối với nhà đầu tư, nắm giữ DR gần giống như
- đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông của chính công ty đó tại Việt Nam, các nhà đầu tư được hưởng đầy đủ các lợi ích kinh tế và và các quyền cổ đông, các sự kiện công ty. Sự lựa chọn thị trường nước ngoài để niêm yết DR thường chịu ảnh hưởng bởi lĩnh vực hoạt động của tổ chức phát hành. Các công ty châu Á đã phát hành thành công DR thuộc các ngành như tiện ích công cộng, ôtô, ngân hàng, kết cấu và vật liệu xây dựng, điện tử, năng lượng, thực phẩm và sản phẩm gia dụng, giao thông vận tải, y tế và viễn thông. Thể hiện cho đà tăng trưởng này là sự quan tâm ngày càng gia tăng đến sản phẩm DRs châu Á của các nhà đầu tư châu Âu và Mỹ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các loại cổ phiếu tăng trưởng. Theo các chuyên gia, các chương trình DR tại Việt Nam cần lưu ý tới vấn đề tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Nghe qua thì có vẻ như DR không tương thích với các hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, ở một số thị trường nhất định như Hàn Quốc và Đài Loan, họ vừa áp dụng tỷ lệ sở hữu nước ngoài, đồng thời vẫn hỗ trợ các chương trình DR của các công ty Hàn Quốc và Đài Loan. Ví dụ, trong cả hai thị trường trên, một tỷ lệ phần trăm nhất định về sở hữu nước ngoài được phân bổ cho các chương trình DR. Quy trình thủ tục được thực hiện để đảm bảo rằng các công ty tuân thủ các yêu cầu và quy định trong thị trường nội địa của họ, bao gồm cả quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Một vấn đề khác được quan tâm là khả năng hoán đổi tài sản giữa hai thị trường, một đặc tính quan trọng của bất kỳ chương trình DR nào. Theo đặc tính này, một người mua DR tại một thị trường nước ngoài có thể hủy bỏ DR và chuyển sang sở hữu cổ phiếu cơ sở của tổ chức phát hành. Do các nhà đầu tư nước ngoài phải được cấp mã số giao dịch chứng khoán để giao dịch chứng khoán trên thị trường Việt Nam, tính năng này không thể thực hiện tự động và cũng không được đảm bảo. Hơn nữa, khả năng hoán đổi tài sản toàn phần liên quan đến khả năng tự động phát hành và hủy bỏ DR. Để tối đa hóa hiệu quả của chương trình DR tại Việt Nam, vấn đề hoán đổi tài sản giữa hai thị trường cần được giải quyết. 3. Cơ hội cho Việt Nam Mặt tích cực, tiềm năng Hơn một năm qua thị trường tài chính trong nước đã chứng kiến những phát triển quan trọng trong hệ thống quy phạm pháp luật về chứng khoán của thị trường Việt Nam. Với Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, môi trường pháp lý tiếp tục được chuẩn hóa và ngày một phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Luật Chứng khoán sửa đổi tạo khung pháp lý cho các sản phẩm và dịch vụ mới, được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới đây. Khung pháp lý này bao gồm các dự thảo quy chế quy định việc các công ty Việt Nam phát hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường nước ngoài. Mặt tiêu cực Các ETF với đặc thù hoạt động theo kiểu đánh nhanh rút gọn và liên tục thay đổi chiến thuật nên tìm ra giải pháp chế tài phù hợp không dễ dàng. Nhiều quy định có thể hợp với hoàn cảnh hiện nay nhưng sẽ sớm lỗi mốt trong thời gian tới. Như vậy, chìa khóa để giải quyết vấn đề sẽ chỉ phụ thuộc vào các thành viên còn lại của thị trường. Thế nhưng, các CTCK, quỹ đầu tư lẫn các DN lại đang dửng dưng và để cho các ETF tự tung tự tác. Lấy thí dụ đơn giản, chỉ cần vài buổi hội thảo, một số tài liệu, báo cáo là CTCK có thể cung cấp nhiều kiến thức cho NĐT, nhưng tại sao không thấy CTCK nào làm? Ngay đến một số quỹ đầu tư kêu ca rằng các ETF đang làm méo mó thị trường nhưng không thấy động thái nào rõ ràng để chống sự méo mó này. Không loại trừ động thái vào hùa với các ETF đánh lên thị trường để đỡ cho danh mục của mình. Và cuối cùng chính là các DN, việc lãnh đạo DN muốn xác định cổ đông của mình
- bao gồm những ai, cơ cấu, thành phần ra sao để từ đó biết được CP của mình đang bị ai đánh lên dìm xuống là việc không quá khó. Nếu DN chủ động công bố thông tin để cảnh báo NĐT, có lẽ các ETF dù có đánh lên cũng phải ngó trước ngó sau chứ không thể đẩy một CP tăng 50-60% lúc thị trường xấu được. Không loại trừ việc nhiều DN cũng mong CP của mình được các ETF “ngó” đến để giá CP tăng cũng có một số lợi thế. NĐT cá nhân lúc này chỉ còn cách nâng cao trình độ, hiểu biết của mình để có thể cập nhật những thông tin và đối phó với các ETF thay vì chờ đợi sự trợ giúp nào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bạn biết gì về Cho thuê tài chính?
5 p | 651 | 296
-
Giải pháp phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ và quyền chọn chứng khoán (Bài 7)
5 p | 298 | 131
-
Môi giới chứng khoán (Stock Broker)
3 p | 250 | 12
-
Tái cơ cấu hay đóng cửa công ty chứng khoán?
3 p | 82 | 10
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 7 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
14 p | 67 | 6
-
Ngành tài chính là đích ngắm của quỹ ngoại
3 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn