intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ THAO TÁC CHĂM SÓC HEO CON

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

191
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chăn nuôi heo ở nông hộ, việc chăm sóc heo con sơ sinh và heo con theo mẹ là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tỉ lệ chết trên heo sơ sinh, gia tăng hiệu quả chăn nuôi. Một số thao tác cần chú ý trong việc chăm sóc heo sơ sinh, như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ THAO TÁC CHĂM SÓC HEO CON

  1. MỘT SỐ THAO TÁC CHĂM SÓC HEO CON Trong chăn nuôi heo ở nông hộ, việc chăm sóc heo con sơ sinh và heo con theo mẹ là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tỉ lệ chết trên heo sơ sinh, gia tăng hiệu quả chăn nuôi. Một số thao tác cần chú ý trong việc chăm sóc heo sơ sinh, như: 1/ Hộ lý heo sơ sinh: Khi heo con được sinh ra khỏi cơ thể heo mẹ thì các hoạt động của cơ thể mới bắt đầu làm việc. Có một sự thay đổi lớn trên cơ thể heo con: ngưng sự cung cấp chất dinh dưỡng qua nhau thai, thay thế bằng sự cung cấp chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài cơ thể heo mẹ. Do đó người chăn nuôi cần can thiệp hỗ trợ, tránh hiện tượng heo bị chết vì ngạt do các sản dịch trong bào thai gây ra hoặc do nguyên nhân đẻ khó. Cách làm: ngay khi heo con ra khỏi cơ thể heo mẹ, nắm hai chân sau dốc ngược heo con xuống, lau sạch nước nhờn trong mũi, miệng heo con. Hai tay xoa dọc theo mình heo tạo nhu động hô hấp và vỗ mạnh vào đùi sau cho heo con
  2. kêu lên để tạo sự hô hấp đầu tiên. Sau đó cho ngay vào ổ úm, cung cấp nhiệt độ khoảng 39oC để tránh cho heo con không bị stress do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ. 2/ Cắt rốn: Buộc chặt cuốn rốn ở vị trí cách mặt bụng khoảng 2cm sau khi đã vuốt ngược chất dinh dưỡng vào cuống nhau. Cắt rốn bằng dao sạch có sát trùng bằng dung dịch MD Diodin (hoặc cồn Iod), vị trí vết cắt cách chỗ cột từ 1,5 – 2 cm. Sau đó sát trùng đầu vết cắt để tránh nhiễm trùng. Sau 3 – 5 ngày cuống rốn sẽ khô và co ngắn lại. Cần chú ý giữ cho ổ úm heo con sạch sẽ, khô ráo tránh nhiễm trùng vết thương. Heo con bị viêm rốn sẽ bị tiêu chảy. 3/ Bấm răng: Heo con cần phải bấm răng nanh để tránh làm đau vú heo mẹ khi bú. Heo con có tất cả 8 cái răng nanh: 4 cái ở hàm trên và 4 cái ở hàm dưới. Dùng kềm cắt răng (hoặc bấm móng tay) đặt ở vị trí điểm giữa chiều dài răng, bấm dứt khoát một lần. Nếu vị trí bấm
  3. răng quá cạn, phần răng còn lại vẫn còn nhọn dễ gây tổn thương vú heo mẹ; Ngược lại, nếu vị trí bấm răng quá sâu, dễ gây viêm lợi trên heo con. 4/ Cho heo con bú sữa đầu: Phải cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Heo con sau khi sinh ra được 5 – 10 phút cho bú sữa mẹ để nhận dinh dưỡng có kháng thể từ mẹ, cũng như kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, việc cho heo con bú còn tạo sự kích thích hệ thần kinh lên não thùy để tiết ra Oxytocin giúp heo mẹ tăng sự co bóp tử cung sinh con nhanh hơn, đồng thời giảm áp lực gây căng cứng bầu vú ở heo mẹ. Lưu ý: không nên cho heo con bú quá lâu gây sự mệt mỏi cho heo mẹ đã mất sức trong khi sinh. 5/ Cố định vú cho heo con: T rên heo nái, 2 cặp vú đầu tiên (ở phía ngực) thường tiết nhiều sữa hơn các vú khác. Nếu heo con sơ sinh trong đàn có trọng lượng không đồng đều thì nên giữ cho những con nhỏ bú cặp vú trước, giữ liên tục trong những ngày đầu cho đến khi heo con giữ được vú đó.
  4. Trong 3 ngày đầu tiên, nên cho heo con bú 12 – 15 lần/ ngày đêm (cách 1,5 – 2 giờ cho bú 1 lần). Sau đó có thể giảm dần số lần bú trong ngày. 6/ Thiến heo con: Khi heo con được 7 – 14 ngày tuổi, người ta thường tiến hành thiến đối với heo đực không khai thác giống sau này. Cách làm: sát trùng tại vị trí vết cắt, dùng dao thiến thật sắc rạch 1 bên lấy cả hai dịch hoàn ra, lấy hết những dịch ứ đọng bên trong để vết thương không nhiễm trùng. Sát trùng vết thương bằng dung dịch MD Diodin thật kỹ. Cần chú ý giữ môi trường chuồng trại thật sạch sẽ, tránh đọng nước, dơ bẩn là điều kiện thuận lợi cho vi trùng cơ hội gây viêm nhiễm. 7/ Tiêm sắt cho heo con: Do nguồn cung cấp chất sắt (thành phần quan trọng để tạo máu) trong sữa heo mẹ không đáp ứng nhu cầu, heo con cần được bổ sung sắt để tránh hiện tượng thiếu máu. Heo con thường được tiêm sắt (dung dịch MD fer) vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10, liều lượng 1ml/ con/ lần.
  5. 8/ Cai sữa cho heo con: Hiện nay, chăn nuôi theo hướng công nghiệp thì heo con có thể cai sữa ở 20 ngày tuổi để tăng tần số sinh sản cho heo mẹ. Nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, heo nái sau khi cai sữa 1 tuần có thể phối giống cho lứa tiếp theo. Chú ý cai sữa cho heo con phải giảm dần dần, ít nhất sau 03 ngày để tránh hiện tượng sốt sữa trên heo mẹ và heo con bị tiêu chảy. Chỉ cai sữa khi heo con đã quen thức ăn tập ăn. Cách làm: Hạn chế dần số lần cho heo con bú, thời gian tách mẹ tốt nhất là vào ban đêm và tăng dần thời gian cho đến khi tách hẳn. Giảm nhẹ mức ăn của heo mẹ và heo con trong 3 - 4 ngày cai sữa đầu tiên để tránh heo mẹ bị viêm vú, heo con bị tiêu chảy.Không thay đổi loại thức ăn cho heo con vào những ngày sau cai sữa ít nhất là 1 tuần, sau đó chuyển dần sang dùng loại cám dành cho heo con sau cai sữa. Có thể giảm stress cho heo con bằng cách cho uống kháng sinh: 1,5ml MD REDMIN +1ml MD BROMHEXINE/1con/1 ngày vào các buồi tối trong 1 tuần sau khi cai sữa.
  6. Trần Thị Bích Nguyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2