intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên lý kinh tế của tài nguyên thiên nhiên không thế tái tạo

Chia sẻ: Bui Duong Son | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:69

224
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trữ lượng của NRR được chia thành 2 loại: trữ lượng địa lý (geological reserves) và trữ lượng kinh tế (economic reserves).Trữ lượng địa lý: là khối lượng tự nhiên của TNTN không tái tạo trên trái đất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên lý kinh tế của tài nguyên thiên nhiên không thế tái tạo

  1. NGUYÊN LÝ KINH TẾ CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÔNG THỂ TÁI TẠO (Economics of Non-renewable Resources) Trịnh Quang Thoại Bộ môn Kinh tế Trường Đại học Lâm nghiệp
  2. Giới thiệu chung về TNTN không thể tái tạo  Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo (Non-renewable Resources – NRR) chủ yếu là các loại khoáng sản.  Các loại khoáng sản được gọi là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, bởi vì: - Trữ lượng cố định - Quá trình tái tạo hoặc bổ sung diễn ra rất chậm.
  3. Giới thiệu chung về NRR  Trữ lượng của NRR được chia thành 2 loại: trữ lượng địa lý (geological reserves) và trữ lượng kinh tế (economic reserves). - Trữ lượng địa lý: là khối lượng tự nhiên của TNTN không tái tạo trên trái đất. - Trữ lượng kinh tế: là khối lượng của trữ lượng địa lý đã được khai thác một cách hiệu quả và được tinh chế với công nghệ khai thác hiện tại.
  4. Giới thiệu chung về NRR  Sự thay đổi trữ lượng kinh tế của TNTN không thể tái tạo: - Sự khai thác làm giảm trữ lượng - Sự thăm dò và khai phá làm tăng trữ lượng - Giá bán tài nguyên tăng, trữ lượng kinh tế tăng
  5. Quan điểm kinh tế trong khai thác NRR  Chúng ta nên khai thác bao nhiêu ngày hôm nay và chúng ta nên để dành bao nhiêu cho thế hệ tương lai?  Trong sản xuất hàng hóa thông thường, chúng ta sẽ quyết định sản xuất tại mức hàng hóa (Q*) sẽ cho chúng ta lợi nhuận cao nhất.  Trong khai thác tài nguyên, chúng ta sẽ quyết định khai thác khi “giá trị lợi ích ròng cận biên là cao nhất”
  6. Quy tắc Hotelling (Hotelling Rule)  Được đề xuất bởi Harold Hotelling (1895-1973), nhà kinh tế học người Mỹ vào năm 1931.  Hotelling đã xác đưa ra lý thuyết để xác định mức khai thác tối ưu của NRR, và chi phí cơ hội của việc sử dụng TNTN (chi phí cơ hội của sự cạn kiệt NRR).
  7. Quy tắc Hotelling  Một số giả định của Hotelling: - Việc khai thác TNTN không thể tái tạo được thực hiện trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. - Không có chi phí khai thác - Trữ lượng tự nhiên của TNTN không thể tái tạo là cố định (không có sự thăm dò, khám phá mới)
  8. Quy tắc Hotelling  Sự khác biệt giữa hành vi kinh tế của các doanh nghiệp khai thác NRR với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. DN thông thường DN khai thác NRR Điểm tối ưu: Điểm tối ưu: MR = P = MC P = MC + OC
  9. Quy tắc Hotelling  Trong đó:  P là giá bán sản phẩm/TNTN  MC là chi phí cận biên (sản xuất/khai thác)  OC (Opportunity Cost) là chi phí cơ hội của việc sử dụng NRR . OC là giá trị hiện tại của lợi ích trong tương lai mà sẽ bị mất đi do việc khai thác TN trong hiện tại.
  10. Chi phí cơ hội của việc sử dụng NRR/của sự khan hiếm OC
  11. Quy tắc Hotelling  Nguyên nhân của sự khác biệt: - Trữ lượng NRR có hạn nên các doanh nghiệp khai thác NRR phải quan tâm đến chi phí cơ hội của sự cạn kiệt. - Việc khai thác NRR gắn với yếu tố thời gian nên các DN khai thác NRR phải quan tâm đến “giá trị thặng dư theo thời gian”. - Tổng sản lượng khai thác NRR theo thời gian không thể lớn hơn tổng trữ lượng.
  12. Nội dung của Quy tắc Hotelling  Giả sử: - Chúng ta có một đơn vị (1 tấn) của một loại NRR - Không có chi phí khai thác - Xem xét trong 2 giai đoạn: hiện tại (t) và giai đoạn kế tiếp (t + 1) - Giá bán NRR trong giai đoạn hiện tại là Pt, trong giai đoạn kế tiếp là Pt+1
  13. Nội dung của Quy tắc Hotelling  Vì theo giả định chi phí khai thác MC = 0, nên Pt và Pt+1 được hiểu là lợi ích cận biên ròng của một đơn vị NRR.  Các lựa chọn của người sở hữu NRR: - PA1: Khai thác toàn bộ trong giai đoạn hiện tại và gửi tiền bán NRR vào ngân hàng với lãi suất r (%): số tiền dự kiến thu được Pt(1+r). - PA2: Khai thác toàn bộ tại giai đoạn sau (t): và thu được số tiền là Pt+1
  14. Nội dung của Quy tắc Hotelling  Chủ sở hữu NRR sẽ lựa chọn PA1 nếu:  Pt+1 < Pt(1+r).  Chủ sở hữu NRR sẽ lựa chọn PA2 nếu:  Pt+1 > Pt(1+r).  Trong điều kiện cân bằng của 2 PA:  Pt+1 = Pt(1+r)
  15. Nội dung của Quy tắc Hotelling  Từ điều kiện cân bằng: Pt+1 = Pt(1+r) P – Pt = r*Pt t+1 Pt +1 − Pt =r Pt ∆t P =r Pt
  16. Nội dung của Quy tắc Hotelling ∆t P =r Pt  Từ kết quả của điều kiện cân bằng, quy tắc Hotelling phát biểu rằng: “Tại điểm khai thác tối ưu NRR, tỷ lệ tăng giá bán NRR (tỷ lệ tăng của lợi ích ròng) phải bằng với tỷ lệ lãi suất (tỷ lệ chiết khấu xã hội của tài sản đầu tư)”
  17. Đường khai thác hiệu quả  Việc khai thác và sử dụng NRR liên quan đến yếu tố thời gian.  Mục tiêu là xác định các mức sản lượng khai thác tại các mốc thời gian khác nhau để tối đa hóa giá trị hiện tại của lợi nhuận trong suốt quá trình khai thác.  Đường phản ánh các mức sản lượng khai thác tối ưu tại các mốc thời gian khác nhau được gọi là “đường khai thác hiệu quả”.
  18. Đường khai thác hiệu quả q Đường khai thác hiệu quả q0 Thời gian qT-2 tài nguyên bị khai thác qT-1 cạn kiệt 0 T-2 T-1 T t
  19. Khai thác NRR trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: hiệu quả tĩnh  Xác định bài toán tối ưu trong khai thác NRR  Một số giả định (trường hợp 1): - Giá bán NRR cố định trong suốt vòng đời khai thác - Chi phí khai thác là một hàm số tăng dần theo sản lượng khai thác trong mỗi giai đoạn
  20. Khai thác NRR trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: hiệu quả tĩnh pq1 − C (q1 ) pqT − C (qT ) Max : Π = pq0 − C (q0 ) + + ... + 1+ r (1 + r )T Ràng buộc: q0 + q1 + … + qT = S  Trong đó: - p là giá bán của 1 đơn vị NRR (cố định) - r là lãi suất (chiết khấu) - qt là khối lượng khai thác, C(qt) là chi phí khai thác tại thời gian t (t = 0, 1, …, T) - S là trữ lượng cố định của NRR
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2