intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm

Chia sẻ: Vylanh Ngọc Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong gia đình, trẻ còn đái dầm quả là phiền toái cho cha mẹ và cho chính đứa trẻ. Hai loại đái dầm Đái dầm nguyên phát: xảy ra ở 2/3 trẻ đái dầm, nguyên do là nhịp đái sinh học bị đảo lộn. Trẻ chỉ đái khi ngủ. Thông thường trẻ đái trong khi thức, nhưng do cách chăm sóc của gia đình, hoặc do quá bận bịu công việc

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm

  1. Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm
  2. Trong gia đình, trẻ còn đái dầm quả là phiền toái cho cha mẹ và cho chính đứa trẻ. Hai loại đái dầm Đái dầm nguyên phát: xảy ra ở 2/3 trẻ đái dầm, nguyên do là nhịp đái sinh học bị đảo lộn. Trẻ chỉ đái khi ngủ. Thông thường trẻ đái trong khi thức, nhưng do cách chăm sóc của gia đình, hoặc do quá bận bịu công việc nên cha mẹ không để ý đến điều này, thường xuyên để trẻ ướt trong tã. Ban đầu ướt trẻ khóc, nhưng không được thay, lâu dần thành quen với tã ướt, giống như phản xạ có điều kiện trẻ đái trong khi ngủ. Loại đái này không phải do rối loạn mà là do thói quen. Cách khắc phục loại này dễ dàng: không để trẻ ướt trong tã, khi trẻ đái phải thay tã ngay để quen dần với sự khô ráo. Đái dầm thứ phát: phổ biến ở trẻ từ 5 -14 tuổi, ở con trai nhiều hơn con gái. Các chuyên gia xác định có yếu tố di truyền và một phần do yếu tố gia đình. Trên thực tế, có nhiều gia đình chấp nhận chuyện đái dầm nơi trẻ như một yếu tố tự nhiên vì họ thấy trong gia đình của mình có nhiều người lớn lúc nhỏ đái dầm đã tự động hết mà không phải chữa chạy gì.
  3. Ba nguyên nhân chính trong đái dầm thứ phát Nguyên nhân thoái lùi (bé không muốn lớn): Trẻ đái dầm để lôi kéo sự quan tâm của cha mẹ, tuy không được như mong muốn nhưng ít ra trẻ cũng đã thành công trong việc này. Cũng có nhiều trường hợp trẻ đái vì lo sợ bị bỏ rơi – nỗi sợ tưởng như vô cớ nhưng trên thực tế bao giờ cũng có lý do rõ ràng. Nguyên nhân chống đối: Khi bực tức hoặc nổi giận, con người thường có thói quen chửi bậy, hay dùng những từ thô tục để nói về những gì người ta ghét. Cha mẹ thường bực tức và bế tắc khi thấy con cái đái dầm. Đái dầm là một cách chống đối thật hữu hiệu, có ít nhiều liên quan đến vô thức. Nguyên nhân tự trừng phạt: Sẽ là một cái vòng lẩn quẩn khi trẻ thấy đái dầm trẻ sẽ được quan tâm nhiều hơn, nhưng đồng thời trẻ cũng thấy mình thật kém cỏi, vì đái
  4. dầm gây phiền toái cho cha mẹ, làm cha mẹ thấy xấu hổ. Thế là bé lại tự trừng phạt mình bằng cách đái dầm. Những yếu tố liên quan gia tăng đái dầm ở trẻ Không khí gia đình căng thẳng: mâu thuẫn cha me, cha mẹ ly thân hay ly hôn, hoặc cha mẹ quá nóng tính khiến trẻ thấy bất an, luôn luôn lo lắng và mệt mỏi, môi trường sống thay đổi, hoạt động quá nhiều, xem phim bạo lực, chứng kiến cảnh ẩu đả, cô giáo phạt vì không học bài, lo lắng trước một kỳ thi… là các nguyên nhân khiến sự đái dầm của bé gia tăng. Có nhiều trẻ không đái thường xuyên, nhưng cứ có một sự cố trong gia đình là đái. Sự cố này không phải là nguyên nhân chính, cái chính là sự đối phó của trẻ trước một tình huống xấu xảy ra. Nếu bảo bọc, tránh cho trẻ mọi rắc rối thì không tốt, đôi khi còn làm hại chính trẻ. Điều quan trọng là tập cho trẻ thói quen giải quyết vấn đề, vừa rèn luyện vừa củng cố tâm lý, đồng thời phát triển nhân cách về sau cho trẻ. Những điều cha mẹ nên làm Cha mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ. Khi đã loại trừ những nguyên nhân về mặt y khoa, cha mẹ hãy đưa con đi khám tâm lý để được tư vấn và điều trị tốt nhất
  5. Thái độ của cha mẹ rất quan trọng, là yếu tố chính khiến trẻ khắc phục được đái dầm. 1. Khẳng định niềm tin của cha mẹ với con. Sự cảm thông của cha mẹ là một liều thuốc tốt nhất. 2. Tập cho trẻ một thói quen, như để đồng hồ báo thức cho trẻ tự dậy mà không cần có sự giúp đỡ của cha mẹ. 3. Tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình: Cha mẹ không la mắng trẻ nhưng yêu cầu trẻ tự lau chùi sạch sẽ và tự giặt giũ đồ (trẻ trên 10 tuổi). 4. Động viên và khuyến khích trẻ bằng những lợi ích sẽ có nếu trẻ không đái dầm. Đồng thời cũng khẳng định tình thương của cha mẹ với trẻ, dù trẻ đái hay không đái dầm. 5. Cha mẹ không nên quá nghiêm khắc và đặt quá nhiều kỳ vọng vào trẻ, mà cần đối xử với trẻ một cách công bằng. 6. Khi đái dầm đã hết, cha mẹ không nên chủ quan. Cha mẹ phải tìm hiểu tận gốc, điều trị dứt điểm thì đái dầm mới không quay trở lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2