intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những chất mẹ cần bổ sung khi trẻ biếng ăn.Trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do thiếu vi chất dinh dưỡng. Tình trạng trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, có thể bé chuẩn bị mọc răng, có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,hoặc

Chia sẻ: Pham Thong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

88
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những chất mẹ cần bổ sung khi trẻ biếng ăn .Trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do thiếu vi chất dinh dưỡng. Tình trạng trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, có thể bé chuẩn bị mọc răng, có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,hoặc còi xương, thiếu máu, cũng có thể do thiếu kẽm, các vitamin... Bé lười ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh tật, ốm đau… Dưới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những chất mẹ cần bổ sung khi trẻ biếng ăn.Trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do thiếu vi chất dinh dưỡng. Tình trạng trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, có thể bé chuẩn bị mọc răng, có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,hoặc

  1. Những chất mẹ cần bổ sung khi trẻ biếng ăn
  2. Trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do thiếu vi chất dinh dưỡng. Tình trạng trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, có thể bé chuẩn bị mọc răng, có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,hoặc còi xương, thiếu máu, cũng có thể do thiếu kẽm, các vitamin... Bé lười ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh tật, ốm đau… Dưới đây là một số chất cần thiết để bổ sung cho bé lười ăn: Các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B12) Tất cả các vitamin nhóm B bao gồm B1, B2, B3, B12... sẽ kết hợp với nhau để giúp cho cơ thể bé khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phát triển hệ thần kinh, duy trì quá trình trao đổi chất, và giúp bé ăn ngon miệng. Vì vitamin B là nhóm vitamin có thể hòa tan trong nước, nên chúng không được tích trữ trong cơ thể và có thể được bài tiết ra ngoài nếu cơ thể thu nạp quá mức. Vì vậy mỗi ngày mẹ phải bổ sung cho bé một lượng vitami nhóm B nhất định để tránh trường hợp bé thiếu chất này.
  3. Nhóm vitamin C có nhiều trong thực phẩm hàng ngày. (Ảnh minh họa) Nhóm các vitamin B thường có nhiều trong bánh mì, khoai tây, chuối, đậu lăng, tiêu, cá ngừ, các loại đậu, các loại hạt, các loại trứng, ngũ cốc và bột yến mạch, ức gà, nước ép cà chua... Chất xơ Khi cơ thể thiếu chất xơ, bé sẽ bị táo bón. Và khi bị táo bón kéo dài, bé thường khó tính, cáu bẳn do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Khi bé đi đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu.
  4. Ngoài ra, chất xơ còn tạo điều kiện tốt nhất cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp bé tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, vì vậy sẽ tăng cảm giác ngon miệng khi bé ăn. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày của bé, mẹ nên chú trọng bổ sung chất xơ vào thực đơn của con để bé phát triển khỏe mạnh và ăn uống tốt hơn. Kẽm Kẽm có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải axit nucleic và protein – là những thành phần quan trọng của sự sống; do đó các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc… rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Bé thiếu kẽm sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng.
  5. Lòng đỏ trứng cũng chứa một lượng kẽm cần thiết cho cơ thể bé. (Ảnh minh họa) Các mẹ nên chú ý bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống của trẻ. Các loại thực phẩm giàu kẽm như gan, thịt nạc, lòng đỏ trứng, hàu… Bổ sung thức ăn giàu kẽm tốt không chỉ dễ tiêu và hấp thụ mà còn tăng cường sự thèm ăn của trẻ. Lysine Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu canxi, ngăn cản sự bài tiết chất khoáng này ra ngoài cơ thể, nên có tác dụng tăng cường chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương. Lysine có nhiều trong trứng, thịt, cá, sữa đậu nành… nhưng dễ bị phá hủy khi chế biến, nấu thức ăn vì vậy mẹ nên học cách chế biến thực phẩm để giữ lại nhiều lysine nhất cho bé.
  6. Để cung cấp đủ vi chất này cho bé, mẹ cần cân đối lại khẩu phần, cho bé ăn đủ các thực phẩm như trứng, cá, sữa tươi. Sữa tươi là một nguồn cung cấp lysine. (Ảnh minh họa) Kali Nhiệt độ mùa hè cao khiến các bé đổ mồ hôi nhiều hơn, dễ dàng mất nước và một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như natri, kali, kẽm, canxi, đặc biệt là sự thiếu hụt kali sẽ làm cho em bé của bạn giảm sút tinh thần một cách đáng kể. Hứng thú ăn uống vì thế cũng bị kéo theo. Vì thế các mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây tươi và rau, đặc biệt là các loại trái cây (như chuối, cam, dâu tây, mơ, vải, đào, mận… ) và rau (bắp cải, cần tây, đậu Hà Lan, nấm, khoai tây, …) giàu kali.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0