NHỮNG YẾU TỐ GÂY KHÓ KHĂN TRONG TIẾP THU VÀ DIỄN ĐẠT NÓI TIẾNG PHÁP
lượt xem 192
download
Trong các kì thi DELF1, điểm nói của sinh viên chất lượng cao (sv CLC) thường thấp và là một trong những nguyên nhân khiến sv hỏng thi. Theo đánh giá của giảng viên tiếng Pháp, giảng viên người Pháp và phần tự đánh giá của sv, nhìn chung, khả năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sv clc chỉ đạt mức trung bình - yếu.Có thể thấy, sv CLC đang gặp khó khăn lớn trong kĩ năng nói tiếng Pháp. Vậy nên cần tìm hiểu những yếu tố gây khó khăn trong tiếp thu và diễn đạt nói tiếng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG YẾU TỐ GÂY KHÓ KHĂN TRONG TIẾP THU VÀ DIỄN ĐẠT NÓI TIẾNG PHÁP
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 NHỮNG YẾU TỐ GÂY KHÓ KHĂN TRONG TIẾP THU VÀ DIỄN ĐẠT NÓI TIẾNG PHÁP CỦA SINH VIÊN CÁC LỚP CHẤT LƯỢNG CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ELEMENTS PREVENTING THE STUDY AND EXPRESSION SPEAKING IN FRENCH OF PFIEV’S STUDENTS SVTH : BÙI THỊ MINH HIẾU Lớp 04SPP01 - Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng GVHD: ThS. ĐỖ KIM THÀNH ThS. NGUYỄN THỊ THU TRANG Khoa Tiếng Pháp - Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN TÓM TẮT: 1 Trong các kì thi DELF , điểm nói của sinh viên chất lượng cao (sv CLC) thường thấp và là một trong những nguyên nhân khiến sv hỏng thi. Theo đánh giá của giảng viên tiếng Pháp, giảng viên người Pháp và phần tự đánh giá của sv, nhìn chung , khả năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sv clc chỉ đạt mức trung bình - yếu.Có thể thấy, sv CLC đang gặp khó khăn lớn trong kĩ năng nói tiếng Pháp. Vậy nên cần tìm hiểu những yếu tố gây khó khăn trong tiếp thu và diễn đạt nói tiếng Pháp của sv CLC. Bài nghiên cứu này đề cập đến một số nhân tố gây trở ngại cho sv như: tâm lý của sv khi nói, giáo trình giảng dạy v à một số khó khăn đặc thù của sv ; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và góp phần cải thiện điểm nói của sv trong các kì thi DELF. ABSTRACT (2) In the DELF’s exams, PFIEV students have low scores for their speaking sessions, which is one of the reasons making students fail. According to some evaluations of both French and Vietnamese lecturers and several students’ self -confessed comments, PFIEV students’ expressions in French are at under average level. It is obvious that students have problems in learning how to speak French. It‘s necessery to study some reasons why PFIEV students usually have difficulties in learning and speaking French. This article is to analyse deterrent factors such as the psychology of students, teaching curriculum and specific features of PFIEV. Finally, it is also to offer some solutions to overcome these difficulties and to improve their score in DELF’s speaking session. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Trong buổi hội thảo "Quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo kỹ sư" do Đại học Bách Khoa tổ chức năm 2006, Phạm Anh Tú - cựu sinh viên của chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao (KSCLC) phát biểu : "Có kiến thức cơ bản, rộng, khả năng thích ứng tốt, đó là điểm mạnh của chúng em. Điểm yếu của em cũng như các bạn cùng khóa KSCLC là khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ - yêu cầu luôn được đặt ra hàng đầu của các nhà tuyển dụng". (Theo báo điện tử Vietnamnet) Dựa trên kết quả điểm thi DELF của sv clc, trong số các sv hỏng thi, tỉ lệ đạt điểm
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Theo thống kê từ kết quả thi DELF và tình hình thực tế về kĩ năng diễn đạt nói của sv các lớp CLC trong và sau khi hoàn thành các giờ học tiếng Pháp trên lớp, tôi nhận thấy sv vẫn chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu mà chương trình đào tạo KSCLC kì vọng trong khi đó, tiếng Pháp lại chiếm một thời lượng rất đáng kể trong khung chương trình đào tạo của chương trình KSCLC (tiếng Pháp chiếm 10.1% tổng đơn vị học học trình và trải dài xuyên suốt năm năm học ). Do vậy, tôi mong muốn tìm hiểu những nguyên nhân gây trở ngại trong việc tiếp thu và thể hiện kĩ năng nói của sv clc. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu một số yếu tố gây khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt nói tiếng Pháp của sv CLC. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và góp phần cải thiện điểm nói của sv trong các kì thi DELF. 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của NCKH này là 148 sv gồm 4 lớp 04CLC, 05CLC, 06CLC, 07CLC của chương trình đào tạo KSCLC, trường ĐHBK, ĐH ĐN. 1.3.2. Giới thiệu về chương trình đào tạo kĩ sư chất lượng cao Chương trình đào tạo KSCLC là chương trình hợp tác giữa Bộ Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam và Bộ Giáo Dục Pháp về đào tạo kĩ sư chất lượng cao “kiểu Pháp”, với tham vọng đào tạo cán bộ chất lượng cao có khả năng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam. Trong suốt thời gian đào tạo, ngoài các kiến thức chuyên môn, sinh viên sẽ tích luỹ m ột số kỹ năng của người quản lý. Chương trình đã chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên từ n ăm học 1999 tại 4 trường ĐH trên toàn quốc trong đó có ĐHBK-ĐHĐN. Tiếng Pháp và tiếng Anh là hai ngoại ngữ bắt buộc của chương trình KSCLC trong suốt năm năm học.Sinh viên phải có đầy đủ chứng chỉ DELF và TOEFL mới được công nhận danh hiệu KSCLC và nhận phụ lục bằng danh hiệu KSCLC của Pháp. 1.4. Phương pháp thực hiện 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Dự giờ, quan sát các sv CLC trong các giờ học tiếng Pháp ở lớp. - Phỏng vấn đại diện sv các lớp và giáo viên tiếng Pháp dạy ở khoa CLC, thầy trợ lý dự án KSCLC và ông Frédéric Vignat, giảng viên môn cơ trường Grenoble. -Tiến hành phát phiếu thăm dò cho giáo viên và toàn thể sv dựa trên kết quả phỏng vấn và phiếu tiền điều tra. Phiếu thăm dò dành cho giáo viên và sinh viên được thiết kế riêng biệt nhưng nội dung tương quan nhau để tìm hiểu những nguyên nhân chung được ghi nhận từ phía giáo viên và sv. - Phân tích phiếu thăm dò. - Căn cứ kết quả phân tích phiếu thăm dò rút ra kết luận và đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn. 1.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 330
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 - Số liệu được xử lý bằng phép đếm thô và tính phần trăm. - Các phương tiện thống kê khác cũng được sử dụng tuỳ theo từng vấn đề của nội dung nghiên cứu như: Độ lệch tiêu chuẩn (Déviation standarde), Số trung bình (Moyen)… 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Định nghĩa về diễn đạt nói - Theo Hélène Sorez, diễn đạt nói là truyền đạt thông tin đến người khác chủ yếu bằng cách sử dụng lời nói như là công cụ để giao tiếp. Diễn đạt nói chỉ có thể hiểu được thông qua một số mối quan hệ như: + Quan hệ với ngôn ngữ + Quan hệ với chính bản thân người nói + Quan hệ với người khác + Quan hệ với thế giới bên ngoài 2.1.2. Một số thói quen giao tiếp trong giao tiếp của người Việt - Lịch sự trong giao tiếp theo quan niệm của người Việt: luôn muốn giữ thể diện cho mình và cho người khác, cân nhắc thật kĩ trước khi phát ngôn. Điều này thể hiện rõ qua các câu tục ngữ của người Việt như “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. - Bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của đạo Khổng, người Việt rất tôn trọng thầy giáo. Giữa giáo viên và học sinh luôn có một khoảng cách nhất định. Điều này thể hiện rõ qua câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” thường được dạy ngay khi trẻ mới bắt đầu đi học hay cách xưng hô giữa giáo viên và học sinh “Kính chào thầy (cô) ạ”. - Tâm thế của người Việt: luôn cảm thấy thiếu tự tin ở bản thân. Cảm giác bị phụ thuộc vào người khác. Điều này dẫn đến thái độ nhút nhác,e dè của người Việt trong giao tiếp. 2.2. Số liệu nghiên cứu 2.2.1. Về phiếu thăm dò dành cho sv 128 phiếu thăm dò đã được thu về trong tổng số 148 phiếu thăm dò đã được phát ra cho sv 4 lớp 04CLC, 05CLC, 06CLC, 07CLC. Tỉ lệ trả lời là 87 %. 2.2.2. Về phiếu thăm dò dành cho giáo viên 9 phiếu thăm dò đã được thu về trong tổng số 9 phiếu được phát ra cho các giáo viên đang giảng dạy tiếng Pháp tại khoa CLC. Tỉ lệ trả lời là 100 %. 2.3. Kết quả nghiên cứu Qua số liệu thống kê và phân tích các phiếu điều tra cho thấy Phần lớn sv các lớp CLC đều gặp phải khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt nói tiếng Pháp. Mức độ diễn dạt nói tiếng Pháp của sv CLC hiện nay phần lớn chỉ đạt được mức trung bình - yếu. Thậm chí, nhiều sv tuy đã có bằng DELF nhưng khả năng nói thực tế không đạt được tiêu chí mà CECR3 đặt ra với những người có chứng chỉ.Có thể nói kĩ năng nói tiếng Pháp của sv CLC hiện nay là còn rất khiêm tốn. * Những yếu tố gây khó khăn trong tiếp thu và diễn đạt nói của sv clc 2.3.1. Tâm lý người học Trở ngại về tâm lý là một trong những trở ngại mà phần lớn sv gặp phải. - Thiếu tự tin vào bản thân mình Sự tự ti về bản thân là một trong những trở ngại đầu tiên về tâm lý mà ngưòi học tự tạo ra cho mình. - Tâm thế của người học với chính mình: 3 CECR :Cadre européen commun de référence pour les langues 331
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 + sợ bị đánh giá là trình độ kém nếu chẳng may mắc lỗi + sợ bị chế giễu + sợ mất mặt Ảnh hưởng từ nếp nghĩ „„giữ thể diện cho mình‟‟ trước đám đông của người Việt là một trong những lý do giải thích sự „„ngại nói của sv‟‟. - Tâm thế của người học với môi trường xung quanh + thái độ khen chế của bạn bè trong lớp + thái độ khen chê của thầy cô giáo Sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau cũng trong giờ học cũng tạo nên những rào cản về tâm lý cho sv khiến sv “dè đặt” hơn khi “mở miệng”. - Không có thói quen giao tiếp + Thiếu thói quen nói trước đám đông + Thiếu thói quen trình bày ý kiến của mình trước người khác Như vậy, không có được thói quen giao tiếp cũng là một trong những nguyên nhân khiến sv ngại nói tiếng Pháp. Những khó khăn về tâm lý này sẽ khiến người học tự đặt mình vào thế bị động khi tiếp xúc với ngoại ngữ. Thật vậy, sv khó có thể luyện tập được các phản xạ về ngôn ngữ hay vận dụng các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp để diễn đạt ý nghĩ của mình. Một nhà ngôn ngôn ngữ học đã phát biểu người ta chỉ có thể nói tốt ngoại ngữ bằng cách luyện tập nói thường xuyên. 2.3.2. Giáo trình: Giáo trình PANORAMA là một giáo trình đã lỗi thời (xuất bản năm 1997 trong khi CECR được thành lập năm 2001) .Nên hẳn nhiên, giáo trình này sẽ không đáp ứng được các tiêu chí mà CECR đề ra về diễn đạt nói . Giáo trình lại không có phần dành cho người học tự đánh giá nên sv khó có thể đánh giá trình độ của mình so với yêu cầu của các kì thi DELF về kĩ năng diễn đạt nói. Giáo trình đặt nặng về văn hoá Pháp, ngữ pháp. Phần dành cho rèn luyện kĩ năng nói ít được chú trọng. Thật vậy, các bài tập rèn về kĩ năng nói đã ít, lại không phong phú về nội dung lẫn hình thức. Các chủ đề đưa ra thiêng về văn hoá hàn lâm Pháp, xa lạ với sinh viên nên thường ít gây hứng thú cho sv trong các giờ học nói. Ngoài ra, PANORAMA lại không có những gợi ý cần thiết từ phần nghe và đọc hiểu để bổ sung ý cho phần thực hành nói gây cho sv nhiều lúng túng trong việc tìm ý khi xử lý các chủ đề nói đưa ra. 2.3.3. Khó khăn đặc thù của sv clc: - Thiếu môi trường để thực hành nói tiếng Pháp. Ngoài các giờ học tiếng Pháp trên lớp, phần lớn sv ít có cơ hội tiếp xúc với tiếng Pháp. Trong suốt năm năm học, số lần được học với giảng viên chuyên môn người Pháp rất ít. Sv ít biết đến các mô hình sinh hoạt câu lạc bộ tiếng. Thiếu môi trường để thực thực hành tiếng khiến sv không thực sự đầu tư vào việc rèn luyện kĩ năng nói. - Sv không có thời gian đầu tư vào rèn luyện kĩ năng nói nói chung và ngoại ngữ nói riêng. Thật vậy, so với sv các khoa khác, thời khóa biểu của sv CLC nặng hơn (sv phải lên lớp cả hai buổi sáng chiều). Các môn chuyên ngành của sv CLC nhiều hơn. Chương trình học của các môn chuyên ngành cũng đòi hỏi cao ở sv.Do vậy sv ít đầu tư vào học ngoại ngữ trong đó có tiếng Pháp và kĩ năng diễn đạt nói. - Nhận thức của sv về vai trò của tiếng Pháp + vai trò của tiếng Pháp hiện nay không bằng một số ngôn ngữ khác + nhu cầu của thị trường lao động về kĩ sư biết tiếng Pháp không nhiều 332
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Xuất phát từ thực tế về định hướng nghề nghiệp của sv sau khi tốt nghiệp nên sv ít muốn đầu tư cho việc rèn luyện kĩ năng nói tiếng Pháp. 3. Kết luận Trong phần nghiên cứu này, người làm bài đã thử tìm hiểu phân tích, những yếu tố gây khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt nói của sv các lớp CLC. Người viết hy vọng rằng kết quả thu được từ bài nghiên cứu này sẽ là những đúc kết kinh nghiệm hữu ích đối với các giáo viên tiếng Pháp trong quá trình giảng dạy kĩ năng nói ở khoa CLC Ngoài ra, thông qua bài nghiên cứu này, người làm bài cũng mong muốn được truyền tải một số nguyện vọng của sv các lớp CLC đến Ban chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, các giảng viên của khoa, Ban chủ nhiệm dự án KSCLC để kết quả thi nói trong các kì thi DELF được cải thiện hơn và khả năng nói tiếng Pháp của sinh viên sẽ đạt đươc những tiến bộ đáng kể trong thời gian đến, 3.1. Một số đề xuất để nâng cao khả năng tiếp thu và diễn đạt nói của sv CLC 3.1.1. Ban chủ nhiệm khoa tiếng Pháp - Thay PANORAMA bằng một giáo trình tiếng Pháp mới, hướng đến các tiêu chí đánh giá của CECR (đề xuất : FESTIVAL). Tuy PANORAMA là giáo trình đề xuất của khung chương trình đào tạo KSCLC nhưng hiện nay, giáo trình này không còn phù hợp nữa. Bằng chứng là phần lớn khoa CLC ở các trường khác đại học đã thay PANORAMA bằng TOUT VA BIEN (CLC ĐHBK Tp HCM), CONNEXIONS ( CLC ĐHBK Hà Nội), CHAMPION (CLC ĐH Xây dựng Hà Nội). FESTIVAL là giáo trình tương đối nhẹ về kiến thức nhưng vẫn bảo đảm được các tiêu chí của CECR về ngôn ngữ. Các chủ đề nói trong FESTIVAL đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện giúp giáo viên và sinh viên linh hoạt và hứng thú hơn với việc thực hành nói tiếng Pháp. - Chia lớp thành 2 nhóm căn cứ trên kết quả kiểm tra trình độ ngoại ngữ của sv nhằm tạo sự đồng đều về trình độ giữa các sv trong cùng nhóm thay vì chia nhóm ngẫu nhiên như hiện nay. Nhờ vậy tâm lý của người học sẽ thoải mái hơn. - Tăng thêm thời lượng dành cho việc rèn luyện và thực hành kĩ năng nói trong các giờ học tiếng Pháp trên lớp. - Mong muốn Ban chủ nhiệm khoa tiếng Pháp tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn để Liên chi đoàn khoa CLC tiến hành kết nghĩa với Liên chi đoàn khoa tiếng Pháp và cho phép sv 2 khoa được tổ chức các buổi sinh hoạt, giao lưu về ngôn ngữ. 3.1.2. Ban chủ nhiệm dự án KSCLC - Cần mời các sv Pháp sang thực tập tại khoa vừa giúp sinh viên trao đổi thêm về chuyên môn vừa tạo môi trường thực hành tiếng cho sinh viên. - Cần phân lại thời khoá biểu học tiếng Pháp cho phù hợp hơn. Tăng số buổi học tiếng Pháp trong một tuần và giảm thời lượng học trong một buổi - Tăng số lần được học các môn chuyên ngành với các giảng viên người Pháp. - Kêu gọi các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào miền Trung nhằm tạo đầu ra khả quan cho các sv kĩ thuật học tiếng Pháp. - Tăng số lượng học bổng du học Pháp tạo động lực cho sv học tiếng Pháp. 3.2. Giới hạn nghiên cứu và hướng mở của đề tài - Do giới hạn về kiến thức, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm, bài nghiên cứu chắc chắn sẽ mắc nhiều thiếu sót và nhiều vấn đề chưa được đề cập đến một cách tường tận và xác đáng. Hơn nữa, thời gian tiếp xúc và quan sát sinh viên trong các giờ học còn bị hạn chế.Và 333
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 chỉ trong phạm vi của một nghiên cứu nên chắc chắn chưa thể phản ánh phần lớn những khó khăn mà sv CLC mắc phải .Do đó, người làm bài rất mong muốn trong tương lai, nếu có cơ hội sẽ tiếp tục đi sâu hơn về kĩ năng này ở sv khối kĩ thuật nói chung và sv clc nói riêng. - Đối với phần đề xuất, vẫn biết sẽ có một vài đề xuất hơi khó để thực hiện vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhưng đây là nguyện vọng của phần lớn sv trong quá trình phỏng vấn và tiến hành thăm dò bằng bảng câu hỏi nên người làm bài vẫn giữ lại ý kiến của các bạn trong phần nghiên cứu của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Evelyne Berard (1995), L’approche communicative - Théorie et pratique, CLE international, Paris. [2] Helene Sorez (1995), Prendre la parole, Haiter, Paris. [3] Didier Bertrand (1993), Elements pour une approche ethnopsycholoqique des Vietnamiens – Etudes Vietnamienne,Universite de Paris VII, Paris. [4] Trần Văn Lụa (2005), la question de la face en classe de langue, Universite de Rouen, Rouen. [5] Jacky Girardet & Jean – Marie Cridlig (1997), PANORAMA (methode de francais et cahier d’exercices), CLE international, Paris. [6] Sylvie Poisson – Quiton & Michele Maheo – Le Coadic & Anne Vergne – Sirieys (2007), FESTIVAL, CLE international, Paris. [7] http://www.pfiev.edu.vn/article.php3?id_article=882 334
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Phân tích tình hình tài chính của tổng công ty vận tải thủy"
150 p | 497 | 290
-
báo cáo tốt nghiệp:"Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1."
60 p | 356 | 189
-
Luận văn - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty In Tạp chí Cộng Sản
73 p | 333 | 180
-
Tiểu luận: Phương pháp nội dung tổ chức mạng lưới, hệ thống đại lý cửa hàng của công ty YAMAHA motor VIỆT NAM
33 p | 439 | 180
-
Luận văn: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà
82 p | 144 | 69
-
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN STRESS CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP-ĐH
6 p | 361 | 60
-
Luận văn : BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ HIỆN DIỆN Trichoderma VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA ĐẤT part 2
10 p | 199 | 56
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1
60 p | 85 | 21
-
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1
59 p | 81 | 14
-
Báo cáo tốt nghiệp: Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất ở trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Bương
50 p | 18 | 11
-
Báo cáo " Những khó khăn của doanh nghiệp tư nhân liên quan đến chính sách pháp luật hiện hành"
7 p | 102 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sự thích hợp của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng tại Việt Nam
245 p | 52 | 9
-
Báo cáo " bàn về phương pháp Định giá trong điều kiện lạm phát"
7 p | 54 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH ô tô Hoa Mai
69 p | 41 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế và phát triển: Tình hình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An
82 p | 62 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực - Từ thực tiễn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
26 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
106 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn