Ông Mèo Rừng
lượt xem 2
download
. Tình cờ người đàn ông nhìn vào tấm kính chiếu hậu, giữa lúc gió lồng lộng thổi tung mái tóc của người con gái, trông thoáng như cái bờm của một con sư tử hống. Gió chẻ tơi tựa muốn bứt từng sợi tóc của nàng để cuốn vào cái nắng trưa đang hừng hực cháy đỏ. Những nét nhọn, gẫy giao nhau trên khuôn mặt nàng khiến người ta liên tưởng tới gương mặt của một thiếu nữ da đỏ, khi nhìn nghiêng. Người con gái nhắm mắt. Những sợi tóc mai vò đập tả tơi trên mặt nàng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ông Mèo Rừng
- Ông Mèo Rừng . Tình cờ người đàn ông nhìn vào tấm kính chiếu hậu, giữa lúc gió lồng lộng thổi tung mái tóc của người con gái, trông thoáng như cái bờm của một con sư tử hống. Gió chẻ tơi tựa muốn bứt từng sợi tóc của nàng để cuốn vào cái nắng trưa đang hừng hực cháy đỏ. Những nét nhọn, gẫy giao nhau trên khuôn mặt nàng khiến người ta liên tưởng tới gương mặt của một thiếu nữ da đỏ, khi nhìn nghiêng. Người con gái nhắm mắt. Những sợi tóc mai vò đập tả tơi trên mặt nàng. Đôi tay khoanh trước ngực, cho cảm tưởng đó là tấm lá chắn kiên cố, vững vàng nhất trước mọi biến động. Ngoài tiếng gió còn có tiếng xe, tiếng nở giãn của những miếng sắt hay thép ở đầu máy. Giữa ba người, sự yên lặng một tấm màn ngăn cách mà không người nào trong bọn họ, đủ can đảm cầm lên dù là một lưỡi lam rất bén, để xé rách. Chiếc xe tiếp tục lồng tới trong cái nóng cùng hơi thở hồng hộc của buổi trưa gắt. Người đàn ông ngồi bên cạnh người tài xế có đôi mắt đỏ ngầu, thần trí dường như đã lạc ở một cõi khác. Anh có dáng của một con gấu kềnh càng quen sống miền Bắc cực. Những dãy phố vun vút bị bỏ lại. Những chiếc xe đồng hành thoát chốc, chỉ còn là những chấm đen di động cùng chiều, dội tới những tia sáng chói. Người con gái vẫn nhắm mắt. Người tài xế bỗng buộc miệng : - Bờm sư tử. Người đàn ông ngồi cạnh giật mình. Anh như kẻ mới về sau một chuyến viễn du không tưởng. - Cái gì? - Tôi mới thấy cái bờm của một con sư tử.
- Người tài xế nói. Người ngồi bên hỏi : - Ở đâu? Người tài xế đăm đăm nhìn vào tấm kính chiếu hậu. Lần này không do tình cờ, anh nhíu lông mày (không hiểu vì nắng hay vì điều gì?) Anh nói : - Thôi quên đi. Người con gái vẫn nhắm mắt. Nhưng nàng nghe đủ mẩu đối thoại nhát gừng của hai người đàn ông. Nàng mỉm cười. nụ cười rực rỡ ở mặt khác hơn cái gay gắt của buổi trưa. Lát sau người con gái mởi mắt cất tiếng dịu dàng : - Quay hộ Kim cái cửa kính. Anh ạ. Giò bão dịu dần rồi tắt hẳn ở băng ghế sau. Hình ảnh thiếu phụ da đỏ với mái tóc gó thổi tung như một cái bờm sư tử, cũng không còn. Đến lượt người tài xế khép lại đôi mắt, cũ. 2. Nếu trí nhớ tôi không quá tồi tệ thì dường như Quyên đã gọi tôi là “Ông Mèo Rừng” mỗi khi nàng nói chuyện hay viết thư cho Thược. Thuở ấy Quyên là bạn thân nhất của Thược. Quyên về ở chung với chúng tôi trên một căn gác làm thêm, phía sau nhà bếp, vùng xa cảng. Những buổi trưa Thược có giờ ở trường không về được, Quyên lo cho tôi những bữa cơm, duy nhất một hột vịt luộc dầm trong chén nước tương mang nhãn hiệu Lá Bồ Đề và, một nhúm bắp cải héo mua từ người bán rong đầu ngõ. Tôi gọi đó là những buổi trưa quê nhà tháng mười một. Tôi nhớ như vậy vì tôi sinh vào tháng đó. Thược và Quyên, ở tháng kế tiếp. Tôi nhớ những buổi trưa quê nhà, tháng mười một, giữa cái nóng hầm hập của ngoại ô Sài Gòn, bất cứ lúc nào, một trận mưa ồ ạt cũng có thể bất thần đổ xuống và, bao nhiêu buổi trưa không có Thược, tôi và Quyên chỉ mong một cơn mưa, như thế.
- Dường như chúng tôi đã ngầm thỏa thuận với nhau, nếu một cơn mưa xập xuống, điều đó có nghĩa, chúng tôi sẽ không chạy trốn điều cả hai cùng cố giữ vì Thược. Rất may cho chúng tôi, suốt thời gian này, xa cảng đã không có một cơn mưa nào. Chỉ có những cơn mưa khi tôi về đó, buổi trưa một mình, đọc những mẫu giấy nhắn tôi trên vách. Hoặc khi ấy, bên tôi là Th. mà thôi. Tôi nhớ những lần điện thoại cho Quyên ở Nha Khảo Thí, bảo Quyên mượn tiền đi uống cà phê. Đó là những ngày Thược đã rời thành phố. Nàng về một ngôi nhà ven biển. Nơi Thược dự tính cắt đi một mái tóc, khoác lên người một màu áo khác. Cuối cùng dự tính không thành, sau khi Thược viết cho tôi một lá thư, báo rằng nàng đã tự tay chôn cất đứa con giữa hai hàng dương. Đứa con trai đầu tiên của chúng tôi. Đứa con trai mang tật nguyền trên bàn tay từ bố nó. Quyên kể tôi nghe mấy anh công chức nhà quê mê nàng, rất hoan hỉ, sung sướng mỗi khi được Quyên hỏi mượn tiền. Chúng tôi cười ngặt nghẽo khi Quyên đạp chiếc xe mi ni đến chờ tôi ở cuối dốc của trại lính. Một ly cà phê sữa cho tôi lúc đó giá trăm hai. Gói thuốc Bastos xanh, khi ấy một trăm đúng, và ly cà phê đen của Quyến (dù nàng chỉ nhấp một thìa, nhưng phải có) giá tám chục. Tôi cũng không còn nhớ dạo ấy, tại sao tôi lại có thể túng quẫn đến thế. Từ ngày Thược bỏ đi, tôi vẫn tiếp tục đi dạy thêm. Nhưng sự ra đi của Thược dường như đã đem theo cùng với nàng tất cả. Thược chỉ để lại cho tôi, những con đường, chỗ ngồi, và một Quyên tội nghiệp. Có lẽ Quyên cũng hiểu tôi muốn tìm gặp nàng chỉ để hỏi chuyện Thược. Chỉ để nhắc nhau về Thược. Cho riêng tôi cảm tưởng Thược vẫn đâu đó. Nàng chưa ra khỏi thành phố này. Mỗi lần gặp nhau, câu chuyện bao giờ cũng xoay quanh “bà Thược”, căn gác và, cuối cùng là tin chiến sự với con số cập nhật trong danh sách của chúng tôi, những người bạn, “đền nợ nước!” Suốt thời gian này, điều tôi nhớ rõ, chính xác nhất là chẳng bao giờ Quyên còn dùng ba chữ “Ông Mèo Rừng” để gọi tôi. Những lần Quyên tìm tôi ở trại, không gặp, để lại thư, Quyên cũng chỉ dùng cái tên thường nhật của tôi là “ông Nam” mà thôi.
- Thâm tâm tôi định thế nào cũng phải có một lần tôi hỏi Quyến cho ra lẽ: Tại sao Quyến lại cho tôi cái hình ảnh kia? Cái hình ảnh mà tôi biết Thược rất thích. Nàng rất thú vị với ví von này. Chẳng thế mà trong thư từ đôi khi ngay cả lúc nói chuyện với Quyên, Th. cũng đã dùng ba chữ “Ông Mèo Rừng” để nói về tôi. Một buổi chiều cuối năm, sau khi lãnh tiền dạy học, tôi đi tìm Quyên. Tôi nói: “Hôm nay tôi có tiền...” Quyên cười. Nụ cười luôn ứa ra một nỗi buồn rất lạ! (Dù chỉ cần hơi cười, người ta cũng có thể thấy cái xoáy đồng tiền nhỏ bên má trái của Quyên. Không lẽ khi Quyên cười, đôi mắt của nàng đã buồn hơn bất cứ lúc nào khác?) Quyến bảo: “Ta đi ăn đi!” Tôi gật đầu, “Chính thế”, và nhắc Quyên cất chiếc xe đạp của nàng ở sở. Rất tự nhiên, Quyến quàng tay ôm ngang bụng tôi. Tôi chở Quyến đến đền thờ Tây Hồ. Không phải vì bánh cuốn Tây Hồ nổi tiếng mà, còn vì đó cũng là một trong những chỗ tôi và Thược thường ngồi nhất. Dọc đường tôi nói, bàn tay của Quyến khiến tôi nhớ đến Thược. Chỉ khác, Th. thường mở một nút áo chemise tôi ra và, nàng nghịch chơi cái bụng hoặc ngực tôi. Không biết Quyên có nghe được câu chuyện tôi kể? Nhưng tôi nhớ, Quyên đã im lặng. Nặng im lặng gần như suốt buổi tối, cho đến lúc rời quán cà phê, hai đứa đứng cạnh nhau khá lâu, bên cây nhãn mới trông trên lề đường Đinh Tiên Hoàng. Khi tôi tra chiếc khóa vào ổ máy, ngước lên thấy mặt Quyên sát gần. Ánh mắt Quyên thảm đạm, đêm cuối năm! Tôi bỗng nhớ Thược. Nhớ thắt nghẹn. Nhớ điên cuồng. Nhớ cào xé... Tôi hôn Quyên. Tôi biết mọi người trong quán đang lõ mắt nhìn tôi. Tôi biết con bé bán thuốc lá lẻ, ngồi sau cái xạp bán thuốc cũng chết trân trước sự kiện đột ngột này. Tôi cũng biết có thể nó nghĩ về tôi không ra gì bởi vì suốt một thời gian dài, nó rất “bồ” với Thược. Chỉ Thược mới có thể mua chịu những gói Philip Morris cho tôi, trị giá cả năm trăm đồng, thời ấy.
- Trên đường chở Quyên về Nha Khảo Thí sở làm lấy xe, tôi định hỏi Quyên về ba chữ “Ông Mèo Rừng”. Nhưng ở phía sau, Quyến đã như cây nước đá đông cứng! Năm tháng sau, tôi ra đi. Quyên ở lại. Tôi nghĩ vĩnh viễn đến ngày chết, sẽ chẳng còn cơ hội hỏi Quyên về xước danh “Ông Mèo Rừng” Quyến đặt cho tôi, khi vì lá thư cuối cùng Thược nhận được từ quê nhà, Quyên viết: “Tôi sẽ ra đi một lần nữa. Lần thứ ba. Nếu lần này không thoát, bà và ông Mèo Rừng hãy coi như tôi đã chết. Tôi vắt kiệt chút sức tàn cho lần cuối cùng này. Hai người hãy cầu nguyện cho tôi! Một người bạn cũ”. Theo Thược thì đó là lần Quyên chấp nhận điều Quyến khinh bỉ nhất, lấy một cán bộ Cộng sản, để có được bảy lượng vàng, ra đi. 3. Qua điện thoại, người đàn ông nói giọng hốt hoảng : - Hãy đến ngay với Anh. - Chuyện gì thế? Có chuyện gì thế, anh? Người con gái hỏi lại. - Không. Không có gì. Kim đừng bắt anh phải giải thích. - Vâng. Kim đến ngay, Anh ạ. Chữ “ạ” sau cùng người con gái nói bằng một giọng rất dễ thương. Người đàn ông nghe được tiếng ống điện thoại đặt xuống ở đầu giây bên kia. Buổi chiều đã xẫm mầu bên ngoài khung cửa. Người đàn ông nhớ lại một buổi chiều, khi chiếc xe của hai người đừng lại ở một ngã tư, người con gái đột ngột nói: “Buổi chiều, muốn khóc. Anh ạ”. Người đàn ông hỏi: “Chiều vàng”.
- Người con gái đáp: “Không, chiều tà!” “Ừ, chiều tà!” Và trong đầu người đàn ông, khi ấy không phải chỉ có một phím dương cầm, mà cả triệu phím dương cầm cùng thánh thót một số nốt nhạc trong bản nhạc không phải là “Chiều tà” như đã trả lời mà là “Dạ khúc” - là Serenade của Schubert. Là “... Dù một ngày đời sẽ vỡ tan, rồi người về khuất chân trời - nhớ môi hương cho một chiều xanh cõi đời còn như tiếng cười. Buồn mãi mãi rồi... cuộc tình vĩnh viễn xa vời - chỉ còn thương nhớ mà thôi. Bóng tối buồn không... màu...” Buổi chiều. Buổi chiều. Buổi chiều... Người đàn ông như một con thú bị thương lồng lộn trong cũi lớn. Anh muốn gầm lên giữa lúc buổi chiều, buổi chiều, buổi chiều còn vang trong đầu anh một điệu nhạc dĩ vãng. Khi người con gái tới thì người đàn ông đã như một bầu trời chứa nặng một cơn mưa, hay một trái bóng bị bơm hơi quá căng, chỉ còn chờ để... vỡ. Người con gái dịu dàng ngồi lọt thỏm nơi chiếc ghế bành. Nàng như thủy tinh, trong vắt. Nàng như một cây cà lem xanh mướt và, mát lạnh. Mái tóc người con gái từng sợi như tơ chảy xuống, chấm ngang hai cục xương nhô lên trên đôi vai ốm. Ở nàng, không còn một dấu vết nhỏ nào để người ta có thể liên tưởng tới một cái bờm sư tử. Người con gái lúc đó, chính là một bình minh. Nàng là một sớm mai hồng trong khu vườn riêng thiếu máu của người đàn ông. Điều kỳ diệu nhất nơi một người đàn bà ở chỗ họ có thể là buổi chiều, sớm mai, hay bóng đêm giữa những khoảnh khắc ngắn. Lần đầu tiên người đàn ông đặt tay lên vai người con gái. Anh ngửi được mùi thơm từ những sợi tóc mới gội. Người đàn ông bảo : - Nói với anh một điều gì đi, Kim.
- Người con gái lắc đầu. Có dễ nàng còn bàng hoàng từ cú điện thoại trước đấy. Có dễ người con gái đã không chuẩn bị để chờ đợi một cơn mưa, như thế, rơi xuống, mặc dù thực tế thì cơn mưa đã rơi, và giòng sông đã cuộn chảy. Người đàn ông lắc đầu trong lúc tay anh cời từng lọn tóc của người con gái. - Anh điên mất. Kim. Người con gái gật đầu. (Nàng không quay lại nhưng vẫn gật đầu. Cái gật đầu thay cho câu trả lời quen thuộc: “Kim hiểu”) Căn nhà tối lạnh. Những tiếng động lạ phát ra từ căn phòng đóng kín tựa những tia chớp lóe lên từ một mặt biển chết, tiếp theo niềm im lặng ngột ngạt. Người đàn ông quờ quạng trong sự mù lòa của những bồng bột thơ ấu. Người con gái cũng quờ quạng trong sự mùa lòa của điều mà trái tim nàng muốn trốn chạy. Họ mù lòa trong họ và trong nhau. Họ quờ quạng trong rung động bản năng và, trong tiếng kêu cứu tuyệt vọng của ý thức. Những ngón tay người đàn ông run rẩy trên từng phần thịt da để trần của người con gái. Buổi chiều quằn quại, rẫy dụa trước khi tắt thở vĩnh viễn bởi những sợi giây xiết vô hình của bóng đêm. Giữa lúc đó, người đàn ông hôn nơi gáy nàng. Lúc dang khỏi người con gái, người đàn ông thấy tội nghiệp mình. Anh nói: “Anh xin lỗi Kim”. Tiếng nói dội lại anh. Anh bỗng thấy trong anh, tuồng một kẻ nào đã khóc. Người đàn ông nắm tay người con gái đứng dậy. Nàng nói : - Kim thật không phải. Người đàn ông lắc đầu, anh muốn nói: “Kẻ khác mới chính là nỗi tuyệt vọng của ta”. Nhưng anh biết không nên thắp thêm một ngọn nến nào nữa trong lúc này. Đôi khi con người cũng mắc phải cái lầm lẫn khá to lớn, đó là sự đinh ninh, ánh sáng tiểu trừ được bóng tối. Sự thực, ánh sáng hay bóng tối chỉ là một. Như ngày hay đêm cũng chẳng mang một ý nghĩa nào khác hơn một tên gọi. Cuối cùng, người đàn ông nói một câu chính anh không dự trù;
- - Ta ra vườn đi! Khởi từ đó, đêm thực sự mở ra, ngày thực sự bắt đầu. Thiên đường của họ là một bàn tay đưa ra cho một bàn tay khác nắm lấy. Địa ngục của họ là những đôi mắt cúi nhìn nỗi bi thương thảm đạm của những ngày tháng cũ. Trong đó có biển đông. Bờ bãi. Trại đảo. Sống chết. Có hạt gạo là hạnh phúc. Có ái ân là những phút giải sầu. Có những tưởng là... vô cùng ngây độn. Có những mơ ước thấp hèn ngang bản năng... Khởi từ đó, những nụ cười mới. Những tế bào mới sinh sôi nẩy mở từ những tế bào nhầy nhụa. Hạnh phúc của họ là những sợi tóc. Đau đớn của họ là những môi hôn. Họ như rừng sâu cho người kia bước tới. Họ như núi cao, cho kẻ nọ là người thứ nhất đi lên. Khởi từ đó, ánh sáng và bóng tối chỉ còn là một. Ngày hay đêm, không bao giờ nữa chia hai. Họ không hề nói với nhau về tương lai. Họ tinh khôi, họ thanh thoát, suốt trong, bước ra từ một quá khứ bầm dập. Người này gọi đó là thiên đường. Kẻ kia mỉm cười bảo, địa ngục mới đúng. Thiên đường và địa ngục cuối cùng đã nhập một. Họ cũng không còn là hai. Những móng vuốt, những máu xương, những thịt da thu lại, qui về đôi bàn tay có ngón khổ ải. Có ngón bao dung. Có dễ không cần thiết nữa một cơn mưa, dù trước đó người con gái thảng thốt: “Đừng. Không mưa đâu, anh ạ...” Lúc chia tay, để trả lời câu hỏi của người đàn ông, người con gái nói : - Điều Kim muốn cho anh đêm nay là uống một ly sữa thật đầy và di ngủ... sớm. 4 Quyên, Nếu không kể những mẩu giấy viết vội, nhắn gửi Quyên, thì đây là lá thư đầu tiên tôi viết cho Quyên. Tôi không tin Quyên đã chết. Tôi không tin biển đông đã khép lại đôi mắt Quyên buồn bã. Thái Bình Dương đã rửa sạch những ô uế cùng những thảm thiết của một ấu thơ Quyên tối tăm với người cha nghiệm rượu và người mẹ ghẻ hung ác.
- Tôi không tin nên mới viết lá thư này. Cũng như tôi tin sớm muộn gì những điều tôi viết ở đây sẽ về đến quê nhà. Về đến hay bay ngang qua những con đường chúng ta đã đi, căn gác chúng ta đã ở với Thược, quán cà phê chúng ta đã ngồi và cây nhãn (có lẽ chỉ còn cây nhãn) người chứng cuối cùng buổi tối tôi hôn Quyên. Những năm quê nhà đã bao lần tôi phải dỗ dành Quyên: “Cố mà sống, gắng mà sống, Quyên à!”. Niềm tin, đến một mức độ nào sẽ thành chiếc khóa mở được cánh cửa mơ ước. Khi ấy chính là lúc ta sống được cái đời sống lẽ ra ta phải có. Quyên biết không, tám năm quê người, hôm nay tôi đã dùng chính lời khuyên, lời dỗ dành, dành cho Quyến để dỗ dành tôi: “Cố mà sống, gắng mà sống. Niềm tin đến một độ nào sẽ trở thành chiếc chìa khóa mở được cánh cửa mơ ước...” Tôi đã tự dỗ dành tôi, mỗi đêm xuống. Quyên không thể hiểu được đâu “Ông Mèo Rừng” lúc này chỉ còn những ước mơ tầm thường, nhỏ mọn. Tỷ như mỗi buổi sáng mở mắt ra, tôi mong được thấy một dáng người! Dù chỉ là một dáng người mà thôi. Tôi muốn lập lại ở đây đoạn cuối cùng trong lá thư sau cùng của Quyên, gửi cho Thược và tôi: “Hãy cầu nguyện cho tôi. Một người bạn cũ. Và hãy quên, hãy cố quên đi cái hình ảnh, cái tên gọi ngày nào: “Ông Mèo Rừng”. Bởi vì “Ông Mèo Rừng” đã chết. Thực sự ổng đã chết, có chăng chỉ còn lại một người tầm thường tên Nam. Và có thể, chính cũng không còn là y nữa!” 9-83. phải em, rồi như sương tan theo ngày nắng vội Du Tử Lê Bìa: Ngọc Dũng Phụ Bản: Nguyên Khai, Ngọc Dũng, Nguyễn Đức Cung, Trần Cao Lĩnh Phụ bản thơ nhạc: Trần Duy Đức
- Tủ sách Văn Học Nhân Chứng Xuất bản năm 1984
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cát Tiên – Tiếng gọi nơi hoang dã
6 p | 114 | 24
-
Hoa ban bừng sáng núi rừng Tây Bắc
7 p | 139 | 11
-
Pù Luông ở độ cao 1.200m
4 p | 72 | 7
-
Nước Nga – Khi đàn sếu bay qua
11 p | 96 | 6
-
Kiruna: tiếng gọi nơi hoang dã
4 p | 67 | 5
-
Đám Hạt Dẻ Và Mèo Rừng
8 p | 49 | 4
-
Công viên Night Safari ở Singapore
4 p | 73 | 4
-
Rung động, từ bỏ và yêu
13 p | 61 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn