intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Oxi hòa tan cần thiết cho nuôi tôm sú

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

78
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Oxi hòa tan là 1 yếu tố quan trọng. Oxi hòa tan thấp có thể làm tôm, cá chết. Trong nước nồng độ oxi hoà tan cần thiết cho tôm hô hấp là 5ppm. Nồng độ oxi giảm dần theo độ sâu. Oxy hoà tan sẽ giảm khi nhiệt độ và độ mặn giảm. Ban ngày, khi có ánh nắng mặt trời, tảo và các phiêu sinh vật quang tổng hợp tạo nên oxi hoà tan trong nước. Ban đêm và những ngày không có nắng, thời tiết u ám, mưa, nước sẽ không đủ oxi hòa tan cho tôm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Oxi hòa tan cần thiết cho nuôi tôm sú

  1. Oxi hòa tan cần thiết cho nuôi tôm sú Oxi hòa tan là 1 yếu tố quan trọng. Oxi hòa tan thấp có thể làm tôm, cá chết. Trong nước nồng độ oxi hoà tan cần thiết cho tôm hô hấp là 5ppm. Nồng độ oxi giảm dần theo độ sâu. Oxy hoà tan sẽ giảm khi nhiệt độ và độ mặn giảm. Ban ngày, khi có ánh nắng mặt trời, tảo và các phiêu sinh vật quang tổng hợp tạo nên oxi hoà tan trong nước. Ban đêm và những ngày không có nắng, thời tiết u ám, mưa, nước sẽ không đủ oxi hòa tan cho tôm. Khi đó cần tăng cường oxi hòa tan bằng cách sử dụng cánh quạt nước hoặc máy thồi khí, hoặc thay 1 phần nước mới. Nếu sử dụng hóa chất diệt tạo, sát trùng làm cho thực vật thuỷ sinh bị chết quá nhiều cũng có thể gây ra tình trạng thiếu oxi hòa tan. Oxy hoà tan (ppm) Ứng xử của tôm 0.3 tôm chết 1.0 tôm ngạt 2.0 tôm không lớn được 3.0 tôm chậm lớn 4.0 tôm sinh sống bình thường 5.0 - 7.0 tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh
  2. Các triệu chứng của tôm khi nước thiếu oxi hòa tan: Tôm tập trung gần mặt nước, tấp mé bờ, gần vị trí dẫn nước vào, tôm bơi lờ đờ, độ hô hấp mạnh, có thể hôn mê và chết. Tuy vậy, khi nước bão hoà khí, khí hoà tan xâm nhập hệ thống tuần hoàn tạo thành các bong bóng (bubble) cản trở sự lưu thông máu tạo và ra bệnh "gas bubble diseas" có thể làm tôm chết. Nước sẽ bão hòa khí khi:  Quang tổng hợp của thực vật phiêu sinh quá nhiều (độ trong đo bằng đĩa Secchi đọc được ở mức 10cm, hoặc ít hơn).  Nhiệt độ của nước tăng nhanh.  Xáo trộn mạnh giữa các lớp nước (tại các vị trí quạt, bơm cấp nước) Khắc phục hiện tượng thiếu oxy trong các ao nuôi: - Ao nuôi cá cần thoáng khí, nếu thả lục bình, rau muống hay bèo để làm nơi trú ẩn cho cá khi trời nắng thì nên gom chúng lại ở một góc ao và không thả quá 1/3 diện tích mặt ao. - Không cho ăn dư thừa hoặc bón phân quá liều lượng, vì sẽ làm nồng độ oxy hòa tan giảm, khi tảo tàn làm tiêu hao nhiều oxy của môi trường sinh ra nhiều CO2, NH3, H2S... - Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt. - Khi tôm, cá nổi đầu hàng loạt và hoạt động yếu (bơi lờ đờ, tấp mé, không phản ứng với tiếng động): sục khí, quạt nước, cấp nước mới. - Sử dụng H2O2 - nước oxi già: 2H2O2 → 2H2O + O2  Khi oxy hoà tan thấp hơn 4ppm, tôm nổi đầu: Phải sục khí nhiều và thay nước, kiểm tra điều chỉnh lượng thức ăn, tránh dùng thức ăn tươi, bổ sung vitamin và khoáng chất hoặc chất kháng thể vào thức ăn, quản lý chặt màu nước.
  3.  Khi oxy hoà tan buổi sáng quá thấp và buổi chiều quá cao làm cho tảo phát triển mạnh; Khi đó phải kiểm soát thức ăn, dùng Super-Ca 10-20kg/1,600m2, sục khí ban đêm, quản lý chặt màu nước.  Khi oxy hoà tan quá thấp, nên dùng thêm máy thổi khí. CO2 CO2 phản ứng với nước tạo ra H+ và bicarbonate làm giảm pH của nước: CO2 + H2O = H2CO3 H2CO3 = H+ + HCO3- (PH~ 5 ) Do thực vật quang hợp hấp thụ CO2 nhanh hơn lượng CO2 tạo ra từ quá trình hô hấp của thủy sinh vật nên thực vật phải lấy CO2 từ sự chuyển hóa HCO3-, làm tăng pH lên ~8 2HCO3- → CO2 + CO32- + H2O Ban ngày thực vật quang hợp làm pH của nước tăng dần, pH cao nhất vào lúc 14:00- 16:00. Ban đêm chỉ có quá trình hô hấp xảy ra làm tăng hàm lượng CO2 làm pH giảm, pH giảm đến mức thấp nhất vào lúc binh minh (5:00-6:00 giờ). Hầu hết loài cá có thể tồn tại trong nước có hàm lượng CO2 tự do khoảng 60 mg/L. Tốt nhất là nhỏ hơn 10 mg/L. Khi nuôi cá cần chú ý: Sau mỗi chu kỳ cần vét đáy ao, để lại lớp bùn đáy không quá 20 cm và phơi đáy ao từ 2-3 ngày để các hợp chất hữu cơ trong đáy ao bị phân hủy hoàn toàn. Trong quá trình nuôi, không được cho nhiều cỏ rác, mùn bã hữu cơ vào ao,nhất là bón phân hữu cơ cần chú ý liều lượng thích hợp. Khi nuôi cá với mật độ cao cần phải sục khí để làm tăng sự khuếch tán của CO2 ra không khí và tăng hàm lượng oxy hòa tan. Khi CO2 trong nước quá cao có thể áp dụng các biện pháp làm giảm CO2 như sau: - Dùng Ca(OH)2:
  4. 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 Để giảm 1 mg CO2 cần dùng 0,84 mg Ca(OH)2 Chú ý: dùng Ca(OH)2 quá nhiều (thừa) có thể làm tăng pH nhanh chóng đến mức nguy hiểm, hàm lượng NH3 cũng sẽ tăng khi pH tăng. Dùng Na2CO3: 2CO2 + Na2CO3 + H2O → NaHCO3 Để giảm 1 mg CO2 cần dùng 2,4 mg Na2CO3 Dùng Na2CO3 thì an toàn hơn Ca(OH)2, nhưng tốn kém hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2