Số Đặc biệt - Tháng 12.2024 - Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình 35
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
QUAN ĐIỂM VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ LẤY CON NGƯỜI
LÀM TRUNG TÂM TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
PGS.TS Vũ Trọng Dung
Trường Đại học Hoà Bình
Tác giả liên hệ: vtdung@daihochoabinh.edu.vn
Ngày nhận: 15/9/2024
Ngày nhận bản sửa: 15/10/2024
Ngày duyệt đăng: 24/12/2024
Tóm tắt
Bài viết luận giải quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá lấy con người làm trung
tâm trong Di chúc ở các nội dung: Đề xuất vấn đề Đảng cầm quyền phải coi việc rèn luyện đạo đức
cách mạng là nhiệm vụ hàng đầu của công tác xây dựng Đảng; khẳng định hệ tư tưởng Mác - Lênin
là cái cốt lõi của nền văn hoá mới; nền văn hoá mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo; phải lấy tập
trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản trong hoạt động của Đảng; phải tôn trọng nhân dân,
lấy người lao động làm trung tâm, sự hoàn thiện nhân cách của con người; làm mối quan hệ
biện chứng giữa cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, Di chúc, văn hóa, con người.
A viewpoint on building a people-centered culture in President Ho Chi Minh's Testament
Assoc. Prof., Dr. Vu Trong Dung
Hoa Binh University
Corresponding Author: vtdung@daihochoabinh.edu.vn
Abstract
The article discusses Ho Chi Minh's viewpoint on building a people-centered culture in his
Testament. It includes the following contents: training of revolutionary ethics is the top priority of
the Communist Party building work; Marxism-Leninism ideology is the core of the new culture; the
new culture must be led by the Communist Party; democratic centralism is the basic organizational
principle in the party's activities; must respect the People; working is the center for the perfection
of human personality; must clarify the dialectical relationship between the movement to build and
rectify the Communist Party and building a new culture.
Keywords: Ho Chi Minh, Testament, culture, human.
1. Đặt vấn đề
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bảo vật
quốc gia1 cuối cùng Người để lại cho toàn
Đảng, toàn dân ta là văn kiện lịch sử vô giá, kết
tinh tưởng, đạo đức, tâm hồn, nhân cách cao
đẹp của một lãnh tụ mà cả cuộc đời chỉ biết quên
mình, phấn đấu hi sinh vì nước, vì dân. Di chúc
vạch ra những định hướng mang tính cương lĩnh
1Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo
chế độ riêng biệt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh 5 tác phẩm được Nhà nước Việt Nam công nhận bảo vật quốc gia. Đó là: (1). Tác phẩm
“Đường kách mệnh” là tập hợp những bài giảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu, Trung Quốc những năm 1925 -
1927; (2). Tác phẩm “Nhật ký trong tù” là tập thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 133 bài thơ viết theo thể tứ tuyệt,
được sáng tác trong khoảng thời gian Người bị bắt giữ vô cớ từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943, bị giải qua nhiều nhà
lao thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; (3). Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19/12/1946; (4). Bản thảo
“Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” do Người đọc trên Đài Tiếng nói Việt Nam, sáng ngày 17/7/1966 với chân lý thời
đại KHÔNG QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO; (5). Bản “Di chúc” do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ ngày 10/5/1965
đến ngày 19/5/1969 là sự kết tinh tinh thần tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp suốt đời phấn đấu hy sinh vì nước, vì dân
của Người.
36 Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình - Số Đặc biệt - Tháng 12.2024
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
cho sự phát triển của đất nước sau khi kháng
chiến chống Mỹ thắng lợi, là những lời căn dặn
thiết tha, niềm tin sâu sắc của Người gửi lại
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và các thế hệ
mai sau, thôi thúc toàn dân tộc hành động thực
hiện điều mong muốn cuối cùng của Người là:
“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây
dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ giàu mạnh, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [1, tập
15, tr. 624]. “Điều mong muốn cuối cùng” của
Người chính mục tiêu của hội chủ nghĩa
Nhân dân ta đang xây dựng. Để đạt được
mục tiêu đó, trước hết, cần có những con người
hội chủ nghĩa, phải xây dựng nền văn hoá lấy
con người trung tâm. vậy, quan điểm về
xây dựng nền văn hoá lấy con người làm trung
tâm nội dung bản trong Di chúc của Người.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo,
giàu lòng yêu nước, thương dân sâu sắc tại quê
hương giàu truyền thống kiên cường, bất khuất
chống ngoại xâm, Nguyễn Tất Thành đã sớm tìm
hiểu, tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam...; Người tiếp thu cả
tinh hoa văn hóa phương Đông tinh hoa văn
hóa phương Tây; đặc biệt với phẩm chất thông
minh, tài năng trong học tập, ứng xử, hoạt động
thực tiễn cách mạng kiệt xuất lòng dũng cảm
phi thường ở Người, từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc
đã vươn tới tầm cao của tri thức văn hoá, khoa
học của thời đại. Người đã sáng tạo ra những giá
trị văn hoá đóng góp xứng đáng vào sự phát triển
của nền văn hoá dân tộc văn hoá nhân loại.
Nguyễn Ái Quốc hiện thân của một nền văn
hóa hòa bình, văn hóa tương lai. Nhà báo, nhà
thơ viết Ôxip Manđenxtam đã viết: “Dáng
dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây,
Nguyễn Ái Quốc, cũng đang tỏa ra một cái
thật lịch thiệp tế nhị… Từ Nguyễn Ái Quốc
đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa
Âu châu, mà có lẽ một nền văn hóa tương lai…
Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm
ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy
ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của
tình hữu ái toàn thế giới” [1, tập 1, tr. 462-463].
2. Nội dung
2.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất vấn đề Đảng
cầm quyền phải coi việc rèn luyện đạo đức cách
mạng nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ, đảng
viên và công tác xây dựng Đảng
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm
đến vấn đề con người. Tháng 5 năm 1968, khi
soạn thảo Di chúc để lại cho nhân dân ta, Người
đã viết việc quan tâm: “Đầu tiên công việc
đối với con người[1, tập 15, tr. 616]. Trong
Di chúc, Người dặn rằng: “Đảng cần phải
kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế văn
hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của
Nhân dân[3, tập 15, tr. 612]. Để giải quyết tốt
nhất các công việc đối với con người, Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết rằng: “Theo ý tôi, việc cần
phải làm trước tiên chỉnh đốn lại Đảng, làm
cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ
đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó
cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ Nhân dân.
Làm được như vậy, thì công việc to lớn mấy,
khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng
lợi” [1, tập 15, tr. 616].
Với tầm nhìn của một nhân, người anh
hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xuất rất nhiều vấn
đề của con người, cùng với những vấn đề của
một Đảng cầm quyền nhằm hướng tới tiếp tục
xây dựng nền văn hoá Việt Nam theo chủ nghĩa
nhân văn kiểu mới.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dành trước hết nói về Đảng. Người đã để lại lời
căn dặn tâm huyết rằng: Đảng cầm quyền phải
coi việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng
nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ, đảng viên
công tác xây dựng Đảng. Người viết: “Đảng ta
một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên cán
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,
thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải
giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng
người lãnh đạo, người đày tớ thật trung
thành của Nhân dân” [1, tập 15, tr. 622]. Chỉ
trong ba câu văn cô đọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã bốn lần nhấn mạnh chữ thật đối với Đảng
ta là một Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền
Đảng nắm chính quyền, lãnh đạo hoặc chi phối
Số Đặc biệt - Tháng 12.2024 - Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình 37
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
hoạt động của bộ máy chính quyền... nên mỗi
cán bộ, đảng viên thực hiện tốt bốn chữ thật này
chính làm cho xứng đáng “Đảng ta đạo
đức, là văn minh” [1, tập 12, tr. 403]. Tư tưởng
đạo đức gốc của người cách mạng được Hồ
Chí Minh quan tâm một cách đặc biệt sâu sắc
và nhất quán.
Quan điểm xuyên suốt trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đức tài phải thống nhất làm một, trong đó,
đức gốc của tài. Mở đầu cuốn sách Đường
kách mệnh bài giảng về cách một người
cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc nêu bật cách
một người cách mạng cần phải 14 điều, trong
đó, điều trước hết là phải có đạo đức: “Tự mình
phải: Cần, kiệm, vị công vong tư, không hiếu
danh, không kiêu ngạo” [1, tập 2, tr. 280].
Người đã nêu ra một quan điểm lớn phải
đức để đi đến trí. Khi đã trí, thì đức chính
cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững
được chủ nghĩa mình đã giác ngộ, đã chấp
nhận, đi theo. Hồ Chí Minh đòi hỏi tài năng
phải gắn chặt đặt vững trên nền tảng đạo
đức. Người thường nêu rằng: “Đức đạo
đức cách mạng. Đó cái gốc, rất quan trọng.
Nếu không đạo đức cách mạng thì tài
cũng vô dụng” [1, tập 14, tr. 400].
2.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định hệ
tưởng Mác - Lênin cái cốt lõi của nền văn
hoá lấy con người làm trung tâm
Không phải đến Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh mới quan tâm phát triển nền văn hoá mới
Việt Nam theo hướng lấy con người làm trung
tâm. Ngay từ những năm 1925 - 1927, trong tác
phẩm Đường kách mệnh, Người đã phác hoạ
một kiểu nhân cách mới của nền văn hoá mới
Việt Nam. Đó nhân cách người cách mạng
- những nhân cách đạo đức trong sáng
tưởng tiên tiến.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc
rằng, hệ tư tưởng là cái cốt lõi của mọi nền văn
hoá mới. Vượt qua mọi gian lao trên hành trình
tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc
đã tìm thấy luận khoa học cách mạng của
chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với con đường
giải phóng nền văn hoá Việt Nam theo hướng
nhân văn. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc khẳng
định trong tác phẩm Đường kách mệnh rằng:
“Đảng muốn vững phải chủ nghĩa làm cốt,
trong Đảng, ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo
chủ nghĩa ấy. Đảng không chủ nghĩa cũng
giống như người không trí khôn, tàu không
bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mệnh nhất chủ nghĩa
Lênin” [1, tập 2, tr. 289]. Nguyễn Ái Quốc nêu
rõ rằng: Phải truyền bá tưởng vô sản, luận
Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam. “Vậy cách mệnh phải
giảng giải lý luận và chủ nghĩa (tức là giảng giải
luận cách mạng chủ nghĩa Mác - Lênin)
cho dân hiểu” [1, tập 2, tr. 289].
Nhận thức tính chất nhân đạo cao quý
của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc khơi dậy
ý thức tích cực trong quần chúng tự giải phóng
mình kiến tạo các giá trị tự do kiểu mới,
Nguyễn Ái Quốc đã thông qua báo “Nhân đạo”
(L’Humanité) quan ngôn luận của Đảng
Cộng sản Pháp, báo “Đời sống công nhân” (La
Vie Ouvrière) của Tổng Liên đoàn Lao động
Pháp để truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam làm sở để xây dựng nền văn hoá mới
Việt Nam lấy Nhân dân lao động làm trung tâm.
2.3. Nền văn hoá mới theo hướng lấy con
người làm trung tâm nước ta phải do Đảng
Cộng sản lãnh đạo
tưởng của Đảng Cộng sản chống áp
bức, bóc lột, mang những giá trị chân chính của
con người trả lại cho con người. Bản chất của
nền văn hoá lấy con người làm trung tâm hoà
quyện thống nhất với mục tiêu tưởng của
Đảng. Với tưởng tiên tiến đạo đức cao
đẹp, nhân cách người cộng sản đã trở thành
biểu tượng trung tâm của nền văn hoá mới.
Đó những con người đã biết đặt lợi ích của
Đảng, của Nhân dân lên trên hết trước hết.
Đó những con người thắng không kiêu, bại
không nản, cần, kiệm, liêm, chính, chí công
tư, trung thực và dũng cảm. Các phẩm chất này
đã trở thành nội dung cơ bản của văn hoá Đảng
trong nền văn hoá mới Việt Nam theo hướng lấy
con người làm trung tâm.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hoá Đảng
biểu hiện một trình độ nhân văn cao của nền
38 Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình - Số Đặc biệt - Tháng 12.2024
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
văn hoá mới Việt Nam. đó, chính sách của
Đảng Chính phủ phải hết sức chăm nom
đến đời sống của Nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi
dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập
cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự
do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.
Chúng ta phải thực hiện ngay:
(1) Làm cho dân có ăn;
(2) Làm cho dân có mặc;
(3) Làm cho dân có chỗ ở;
(4) Làm cho dân có học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến bốn điều
đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do
độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập” [1,
tập 4, tr. 175]. Vì vậy, sau khi đã tranh được độc
lập rồi thì vấn đề kiến quốc, nâng cao đời sống
Nhân dân là hết sức quan trọng... “Nếu dân đói,
Đảng Chính phủ lỗi; nếu dân rét Đảng
Chính phủ lỗi; nếu dân dốt Đảng
Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính
phủ có lỗi” [1, tập 9, tr. 518].
Cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ lo cho độc lập của dân tộc, cống hiến toàn bộ
sức lực và trí tuệ cho Đảng, cho dân. Từ khi lưu
lạc tìm đường cứu nước ở khắp các châu lục, hai
lần Người bị giam ở các nhà lao2, khi ẩn nấp nơi
núi non, gối đất nằm sương khu giải phóng,
cũng như lúc làm Chủ tịch nước, Người đều
mục đích phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc
và hạnh phúc của Nhân dân.
Hồ Chí Minh ra sức rèn luyện cán bộ, đảng
viên tu dưỡng đạo đức cách mạng không chỉ
những việc lớn, còn phải quan tâm đến
cuộc sống hằng ngày của Nhân dân, từ cái ăn,
cái mặc, đi lại, chữa bệnh đến việc học hành. Cả
cuộc đời của Người chỉ một khát vọng, ham
muốn tột bậc, ham muốn thiết tha nhất, duy nhất
“Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành” [1, tập 4, tr. 187].
Nền văn hoá lấy con người làm trung tâm
đòi hỏi trước hết: “Mỗi đảng viên cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng
[1, tập 15, tr. 622]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
người cán bộ, đảng viên đạo đức cách mạng
những con người văn hoá; phải luôn luôn
quan tâm mang lại lợi ích cho dân, vì dân, phục
vụ Nhân dân; người cán bộ đừng bao giờ nghĩ
đến lợi cho mình, đừng xem việc đó lợi cho
mình, mới hành động; phải “Đem lòng chí công
đối với người, với việc” [1, tập 5, tr.
217]; “khi làm bất cứ việc cũng đừng nghĩ
đến mình trước,… khi hưởng thụ thì mình nên
đi sau” [1, tập 11, tr. 400]. “Chúng ta phải hiểu
rằng, các quan của Chính phủ từ toàn quốc
cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa
để gánh việc chung cho dân, chứ không phải
để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền
thống trị của Pháp, Nhật.
Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc hại đến dân, ta phải hết sức tránh”
[1, tập 4, tr. 64 - 65].
Một nền văn hoá có những con người có lối
sống cao đẹp như vậy thì những cái xấu xa,
kỹ, hư hỏng nhất định sẽ bị quét sạch.
2.4. Nền văn hoá lấy con người làm trung tâm
ở nước ta do Đảng Cộng sản lãnh đạo phải lấy
tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức
bản trong hoạt động của Đảng
Nguyên tắc tập trung dân chủ thường được
Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi chế độ dân chủ
tập trung”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, năng
lượng thực sự của một nền văn hoá lấy con
người làm trung tâm là phải một chế độ dân
chủ thật sự.
Quan điểm khoa học về “Dân chủ tự do,
bình đẳng, quyết định của đa số; còn có gì
cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số
nữa” [2, tr. 414], “Cách mạng … không thể phát
triển được nếu không trải qua một thời kỳ
mọi người cùng nhau thảo luận rộng rãi về tất
2Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Người bị giam 18 tháng. Đầu năm 1933,
Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.
Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh, Người lên đường sang Trung Quốc để tìm cách liên lạc với giới lãnh
đạo Trung Quốc, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến chống phát xít Nhật, giải phóng đất nước, thì Người bị chính quyền
địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam cớ từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943, bị giải qua nhiều nhà lao thuộc
tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Số Đặc biệt - Tháng 12.2024 - Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình 39
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
cả mọi vấn đề” [3, tr. 207] của V.I.Lênin được
Nguyễn Ái Quốc quán triệt trong soạn thảo Điều
lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay
từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03
tháng 02 năm 1930. Nguyễn Ái Quốc viết
trong Điều lệ vắn tắt rằng: Tổ chức của Đảng
phải “tổ chức theo lối dân chủ tập trung”, “bất
cứ vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức thảo
luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết
thì tất cả đảng viên phải phục tùng mà thi hành”
[1, tập 3, tr. 7].
Chế độ dân chủ khả năng phát huy cao
độ các sáng kiến, phát minh, tinh thần sáng tạo
của đông đảo Nhân dân đang tích cực tham gia
xây dựng nền văn hoá mới. Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhấn mạnh rằng, phải làm cho tất cả mọi
đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình trong
Đảng, tức là, khơi dậy tinh thần trách nhiệm
tính tích cực chủ động của tất cả đảng viên.
Khi đã thảo luận, bày tỏ ý kiến rồi thì phải
đi đến tập trung; bởi vì, nếu không có tập trung
thì Đảng không thể tránh khỏi bị chia thành
những bộ phận riêng lẻ, tản mạn, mang tính cục
bộ, bản vị, sẽ rơi vào chủ nghĩa hội trong
các vấn đề tổ chức, biến đảng thành “câu lạc
bộ tranh cãi”, lộn xộn, bị chia rẽ. Tập trung tức
đề cập ý chí thống nhất, hành động thống
nhất, như thế mới sức mạnh. Theo Hồ Chí
Minh, khi ý kiến của tất cả mọi đảng viên đi
đến tập trung rồi, thì lúc ấy quyền tự do của
đảng viên trở thành quyền phục tùng chân lý,
chân những điều lợi cho dân, cho
nước. Mặt khác, nếu xa rời dân chủ, Đảng sẽ
trở thành một tổ chức quan liêu, chuyên quyền,
độc đoán, coi thường tập thể. vậy, thống
nhất giữa hai mặt tập trung dân chủ vấn
đề tính nguyên tắc - nguyên tắc tập trung
tính dân chủ. Không thể tập trung
không dân chủ, không qua dân chủ, không
bằng các cách thức dân chủ. Nói cách khác,
đây là nguyên tắc “dân chủ được tập trung lại”.
ràng tập trung dân chủ nguyên tắc sống
còn của một đảng cách mạng chân chính. Hồ
Chí Minh giải thích nguyên tắc dân chủ tập
trung rằng: “Đảng tổ chức theo nguyên tắc dân
chủ tập trung. Nghĩa là: Đảng chương [1,
tập 8, tr. 282]3 đạo thống nhất. nhân phải
phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số
nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa
phương phải phục tùng Trung ương” [1, tập 8,
tr. 283]. Nguyên tắc này bảo đảm cho “Đảng
ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ
như một người” [1, tập 6, tr. 17].
Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải
tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân
chủ, kiên quyết đấu tranh chống các phần tử
hội, xét lại trong mọi điều kiện, hoàn cảnh để bảo
vệ Đảng Cộng sản, bảo vệ chính quyền nhà nước
của Nhân dân lao động. Điều kiện tiên quyết khi
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là tổ chức
Đảng phải trong sạch, vững mạnh.
2.5. Nền văn hoá lấy con người làm trung tâm
phải tôn trọng Nhân dân, yêu dân, kính dân,
dân chúng đồng lòng, việc cũng làm được
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh xuất phát
từ con người, con người, lợi ích của Nhân
dân, đồng bào cao hơn nữa của cả loài
người, là quan điểm về vai trò và sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân. Để hướng về nền
văn hoá này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
3 Đảng cương và Đảng chương
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Đảng cương một văn kiện quy định: Tính chất của Đảng, mục đích đấu tranh
đường lối cách mạng của Đảng, phương pháp lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đảng cương là lý luận nền tảng, Đảng dùng để
lãnh đạo cách mạng. Nó đảm bảo cho chính trị thống nhất, tư tưởng thống nhất của Đảng. Vì vậy, mỗi đảng viên phải thừa
nhận và theo đúng Đảng cương. Nếu không vậy, thì tư tưởng sẽ rối loạn, ý kiến sẽ lung tung, Đảng sẽ yếu đuối, rời rạc, không
làm được gì” [Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, 2011, tập 8, tr. 282].
Đảng chương là một văn kiện quy định: Phương pháp hành động, hình thức tổ chức, khuôn phép sinh hoạt nội bộ của
Đảng. Nó đảm bảo tổ chức thống nhất, hành động thống nhất của Đảng. Vì vậy, mỗi đảng viên phải tuyệt đối thừa nhận và
làm đúng Đảng chương. Nếu không vậy, nếu ai muốn làm sao thì làm, thì kết quả sẽ đưa Đảng đến chỗ tan rã.
Trong Đảng chương có quy định: Mỗi đảng viên phải tuyệt đối tuân theo kỷ luật của Đảng. Có như vậy mới thành một
Đảng đoàn kết chặt chẽ, ý chí thống nhất, hành động nhất trí.
Đảng cương và Đảng chương là để đảm bảo sự thống nhất của Đảng về chính trị, về tư tưởng, về tổ chức, về hành động.