intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyền biểu tình

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

104
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khi chờ ra Luật biểu tình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sử dụng thẩm quyền giải thích Hiến pháp để giải thích điều 69 của Hiến pháp, tạo điều kiện thực thi quyền biểu tình trên thực tế.Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII, trong phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa kiến nghị Quốc hội sớm xem xét xây dựng, thông qua Luật biểu tình. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyền biểu tình

  1. Quyền biểu tình Trong khi chờ ra Luật biểu tình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sử dụng thẩm quyền giải thích Hiến pháp để giải thích điều 69 của Hiến pháp, tạo điều kiện thực thi quyền biểu tình trên thực tế.Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII, trong phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa kiến nghị Quốc hội sớm xem xét xây dựng, thông qua Luật biểu tình. Như vậy là khái niệm biểu tình đã được nêu một cách chính thức tại Quốc hội, cơ quan có thẩm quyền lập pháp cao nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm biểu tình không hề xa lạ ở Việt Nam. Ngay từ năm 1946, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh về biểu tình, xác lập quyền biểu tình của người dân. Hiến pháp 1992 cũng ghi nhận: “Công dân có quyền biểu tình theo quy định của pháp luật”. Chỉ có điều, dòng chữ mơ hồ “theo quy định của pháp luật” đã khiến cho một quyền của người dân được hiến pháp ghi nhận nhưng lại không được thực thi với lý do chưa có luật. Theo ông Dương Trung Quốc, thời gian qua có tình trạng người dân “tụ tập” bày tỏ chính kiến, bày tỏ lòng yêu nước của mình một cách trật tự, nhưng việc này chưa có quy định cụ thể trong luật pháp nên vừa gây khó khăn cho dân vừa gây khó khăn cho các lực lượng bảo vệ trật tự. Sự cần thiết cần phải có luật biểu tình ở Việt Nam trong thời gian sớm nhất cũng xuất phát từ những nguyên tắc đã được Hiến pháp quy định như nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là cách thức để nhân dân thể hiện thái độ, tư cách làm chủ đất nước. Đây là một kênh thông tin để Nhà nước nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân. Đây là đòi hỏi của một xã hội dân chủ, thể hiện giá trị dân chủ đã được nhấn mạnh trong văn kiện của Đại hội Đảng mới đây nhất. Để cụ thể hóa quyền biểu tình, luật về biểu tình cần trả lời các câu hỏi như: biểu tình là gì; cơ quan nào có thẩm quyền cho phép biểu tình; thông báo, đăng ký khi
  2. tổ chức biểu tình; cấm hoặc hạn chế một số hình thức biểu tình trong một số trường hợp; cấm và thời gian cấm biểu tình; phạm vi cấm biểu tình; cấm sử dụng loa ở một số địa điểm; vấn đề quy trách nhiệm của cá nhân, tổ chức (ví dụ, những người đứng ra tổ chức biểu tình có phải chịu trách nhiệm hay không về các hành vi vi phạm hình sự của những người tham gia biểu tình); trách nhiệm của cơ quan Nhà nước (ví dụ, bảo đảm an ninh, trật tự cho những người biểu tình; theo dõi không để xảy ra xung đột, bạo loạn…); chế tài xử phạt; quyền hạn chế hoặc giải tán cuộc biểu tình của Nhà nước (ví dụ, hạn chế số người tham gia, hạn chế về thời gian, địa điểm…); khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến quyền biểu tình v.v…Đặc biệt, cần lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo luật biểu t ình. Nhìn lại các sự kiện biểu tình trong thời gian gần đây, nếu Việt Nam đã có luật về biểu tình với những quy định cụ thể, rõ ràng thì dễ ứng xử hơn cho cả hai phía chính quyền và người dân. Trả lời ý kiến của các ĐBQH cần bổ sung Luật biểu tình và một số Luật khác vào Chương trình lập pháp năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội “cho được tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị để trình Quốc hội khi đủ điều kiện quy định”. Như vậy là vẫn phải chờ đợi thêm ít nhất vài năm để có Luật biểu tình. Bên cạnh đó, ngay cả khi chưa có Luật biểu tình, nếu theo đúng tinh thần của pháp quyền, quyền biểu tình hiến định của công dân vẫn phải được đảm bảo. Trong trường hợp này, pháp quyền thể hiện trên các phương diện sau: Thứ nhất là chữ “Pháp” thể hiện ở chỗ, Hiến pháp phải là đạo luật gốc, có tính chất tối thượng đối với tất cả, trong đó có chính quyền. Mà Hiến pháp đã quy định công dân có quyền biểu tình, thì nghĩa vụ pháp lý của chính quyền là phải bảo đảm quyền đó. Nếu chính quyền chưa ban hành được luật, thì đó không phải là lỗi của người dân; và nghĩa vụ pháp lý của chính quyền là phải tìm cách khác để bảo đảm quyền của công dân. Thứ hai là chữ “Quyền” thể hiện ở chỗ, công dân được làm những gì pháp luật không cấm, trong khi đó, thậm chí quyền đó đã được cho phép rõ ràng
  3. trong Hiến pháp, không lẽ gì quyền của người dân không được thực thi trên thực tế. Có thể bảo đảm quyền biểu tình của người dân theo cách như sau: Trong khi chờ đợi Luật biểu tình ra đời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với thẩm quyền giải thích Hiến pháp của mình, ra một Nghị quyết giải thích về quyền biểu tình, thực thi quyền biểu tình đã được quy định tại Điều 69 của Hiến pháp 1992. Nghị quyết n ày cần ghi nhận những nội dung căn bản nhất như trên đã nói để việc thực thi quyền biểu tình dễ dàng cho người dân và thuận tiện cho chính quyền kiểm soát các cuộc biểu tình diễn ra trật tự, đúng pháp luật. Nghị quyết này có hiệu lực cho đến khi Luật biểu tình được Quốc hội thông qua. Làm như vậy vừa tạo “đủ điều kiện” để “nghiên cứu, chuẩn bị” Luật biểu tình, đồng thời bảo vệ được quyền biểu tình của công dân, qua đó bảo vệ nguyên tắc “pháp quyền XHCN” đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2