![](images/graphics/blank.gif)
Sán lá nhỏ ở gan
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài học này sẽ tập trung vào bệnh sán lá gan nhỏ, một bệnh ký sinh trùng ảnh hưởng đến gan. Chúng ta sẽ tìm hiểu chu kỳ sống phức tạp của sán lá gan nhỏ và các yếu tố dịch tễ học liên quan. Bài học cũng sẽ mô tả các triệu chứng lâm sàng và trình bày các phương pháp điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sán lá nhỏ ở gan
- Bài 42 SÁN LÁ NHỎ Ở GAN MỤC TIÊU 1. Trình bày được chu kỳ và dịch tễ của sán lá nhỏ ở gan. 2. Mô tả triệu chứng học của bệnh sán lá nhỏ ở gan. 3. Trình bày được phương pháp điều trị, phòng bệnh sán lá nhỏ ở gan. NỘI DUNG 1. Chu kỳ sinh sản, phát triển Sán lá nhỏ ở gan thân dẹt, hình lá màu đỏ nhạt, dài 10 – 20 mm, rộng 2 - 4mm ký sinh tại các ống mật nhỏ trong gan, trứng sán lá gan theo đường dẫn mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoại cảnh, trứng rơi xuống nước rồi phát triển thành ấu trùng có lông (mao trùng) ấu trùng lông đến ký sinh ở các loài ốc và phát triển thành ấu trùng có đuôi (vĩ ấu trùng), ấu trùng có đuôi rồi ốc đến ký sinh ở một số loài cá (chép, rô, diếc) rồi phát triển thành nang trùng, người ăn phải nang trùng ở cá chưa được nấu chín (gỏi cá) thì nang trùng vào ruột non chui lên gan theo đường dẫn mật rồi phát triển thành con sán lá trưởng thành, thời gian kể từ khi ăn phải nang trùng đến khi phát triển thành sán lá trưởng thành mất 27 – 28 ngày Sán trưởng thành (ống mật ở người) Trứng Nang trùng Nước Mao trùng Cá (chép, rô, diếc) ốc Vĩ ấu 2. Dịch tễ học Trước kia tỷ lệ nhiễm ở Việt Nam rất cao (theo thống kê năm 1911 có nơi nhiễm 50% dân số) hiện nay tỷ lệ mắc bệnh đã giảm nhiều do sự tiến bộ trong vệ sinh ăn uống và vệ sinh ngoại cảnh. 3. Triệu chứng lâm sàng (nhiễm 100 con) 3.1. Giai đoạn xâm nhiễm (sau khi ăn phải nang trùng 2 tuần lễ) - Đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng vùng thượng vị, ỉa lỏng, bụng chướng. - Mệt nhọc, gầy sút, đau tức vùng gan. - Sốt thất thường kéo dài trong vài tháng. 3.2. Giai đoạn toàn phát (kể từ tháng thứ 3 trở đi) - Mệt mỏi, nhức đầu, nổi mề đay, chán ăn, ỉa lỏng. - Đau bụng gan, có thể có những cơn đau dữ dội. - Một số trường hợp gây tắc mật: đau, sốt, vàng da 153
- - Trường hợp nặng : phù do thiếu máu và kèm theo tình trạng nhiễm độc. 4. Chẩn đoán + Lâm sàng: gợi ý + Xét nghiệm: tìm trứng sán lá gan (trong dịch tá tràng hoặc phân) dùng kháng nguyên để chẩn đoán. 5. Điều trị + Thuốc tẩy: - Cloroqucin: liều 10,4 mg/kg/24h x 40 ngày liền (chia 2 lần/ ngày) (Cloroqucin có tác dụng phụ : váng đầu, mờ mắt, hoa mắt, ngứa ngáy, sụp mi nhưng khi ngừng thuốc sẽ hết ) - Hexacloroparaxylon liều 60mg/ kg/24h x 5 ngày liền + Nâng cao thể trạng bệnh nhân: bằng cách dùng các loại thuốc trợ gan. Nhìn chung việc điều trị rất khó khăn vì sán sống lâu trong nội tạng cho nên phải điều trị dài ngày, nhiều đợt và kết quả đem lại thất thường. 6. Phòng bệnh - Giáo dục cho cộng đồng bỏ phong tục ăn gỏi cá. - Diệt các loại ốc bằng CUSO4 5% LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá nhỏ ở gan ? 2. Điền vào chỗ trống các câu sau Câu 1. Căn cứ chẩn đoán bệnh sán lá nhỏ ở gan. A................. B................. Câu 2. Biện pháp phòng bệnh sán lá nhỏ ở gan. A................. B................. 154
- Bài 43 SÁN LÁ RUỘT MỤC TIÊU 1. Trình bày được chu kỳ và dịch tễ của sán lá ruột. 2. Mô tả được triệu chứng học của bệnh sán lá ruột. 3. Trình bày được phương pháp điều trị, phòng bệnh sán lá ruột. NỘI DUNG 1. Chu kỳ sinh sản, phát triển Sán trưởng thành là loại sán lá lớn nhất, màu hồng, hơi đỏ dài 3 – 7 cm, rộng 8 – 20 mm sống ở ruột non của người (hoặc lợn) trứng sán theo phân ra ngoài vào nước phát triển thành ấu trùng có lông (mao trùng) ấu trùng lông chui vào ký sinh trong các loài ốc và phát triển thành ấu trùng có đuôi bơi tới ký sinh tại các loài thực vật thuỷ sinh (củ ấu, ngó xen, bèo) và phát triển thành nang trùng, người (lợn) ăn phải nang trùng ở thực vật thuỷ sinh chưa được nấu chín thì nang trùng vào ruột rồi phát triển thành con sán lá ruột trưởng thành, thời gian kể từ lúc người (lợn) ăn phải nang trùng đến khi phát triển thành con sán lá trưởng thành với thời gian 90 ngày. Sán trưởng thành (ruột non người, lợn) 90 ngày Trứng Nước Nang trùng Mao trùng Cỏ ấu, ngó xen Vĩ ấu 2. Dịch tễ học Hay gặp ở các vùng có tập quán dùng thực vật thuỷ sinh làm thức ăn cho người và gia súc. 3. Triệu chứng lâm sàng: 3 giai đoạn. 3.1. Khởi phát Mệt mỏi, giảm sút sức khoẻ, thiếu máu. 3.2. Toàn phát - Đau bụng: đau âm ỉ vùng hạ vị, có lúc trội lên thành cơn dữ dội. - Ỉa lỏng, không có máu nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu, triệu chứng ỉa lỏng kéo dài nhiều tuần lễ. 3.3. Giai đoạn cuối Phù nề toàn thân, tràn dịch ở nhiều nội tạng nhất là tim, phổi, cổ chướng và bệnh nhân tử vong trong tình trạng suy kiệt. 4. Chẩn đoán + Lâm sàng: ỉa chảy, phù nề, suy kiệt + Xét nghiệm: xét nghiệm phân tìm trứng 155
- 5. Điều trị + Ethylentetra clorua : người lớn 3-4ml trẻ em 0,2 ml/ tuổi + Naphton : người lớn 0,5 – 3g - CCĐ dùng cho trẻ em + Thymol : người lớn : 5g + Hạt cau: Liều 1g/kg Hạt cau được loại bỏ chất chát (bằng lòng trắng trứng) sau khi uống thì dùng thuốc tẩy. 6. Phòng bệnh. - Không ăn các loại thực vật thuỷ sinh không được nấu chín. - Diệt các loại ốc bằng CUSO4 5% LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột ? 2. Điền vào chỗ trống các câu sau Câu 1. Căn cứ chẩn đoán bệnh sán lá ruột. A................. B................. Câu 2. Biện pháp phòng bệnh sán lá ruột. A................. B................ 156
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ký sinh trùng - Sán lá gan nhỏ (Phần 1)
10 p |
428 |
90
-
Ung Thư Gan
3 p |
233 |
61
-
Bài giảng Sán lá ký sinh
20 p |
248 |
49
-
BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ
10 p |
175 |
26
-
Thuốc chống giun sán (Kỳ 1)
5 p |
194 |
20
-
Giun sán - Sán lá nhỏ ở gan ( Clonorchis sinensis )
6 p |
157 |
14
-
Giun sán - Sán lá ruột ( Fasciolopsis buski )
5 p |
107 |
11
-
Bệnh sán lá gan lớn
4 p |
137 |
11
-
Một số chú ý sử dụng thuốc cho người suy gan
5 p |
158 |
10
-
Công dụng Thuốc chống giun sán
17 p |
129 |
9
-
Bệnh sán lá gan nhỏ – Bệnh từ miệng
5 p |
116 |
7
-
Sán lá
39 p |
112 |
6
-
Sán lá ruột lớn
33 p |
118 |
6
-
Có nên tẩy giun sán khi mang thai?
3 p |
102 |
5
-
Điều trị bệnh mắt cá ở gan bàn chân (Mụn cóc)
9 p |
156 |
3
-
Cháu bé 10 tháng tuổi nhiễm sán lá gan lớn
5 p |
68 |
3
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn
7 p |
4 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)