Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chống bạo hành và xâm hại thân thể trẻ mầm non
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số biện pháp chống bạo hành và xâm hại thân thể trẻ mầm non" là tìm ra một số biện pháp để dạy trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng phòng chống bạo hành và xâm hại thân thể trẻ mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chống bạo hành và xâm hại thân thể trẻ mầm non
- PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1, Lý do chọn đề tài: Trẻ lứa tuổi mầm non là giai đoạn mới bắt đầu, trẻ còn hồn nhiên, trong trắng và đời người cũng vậy cũng bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Muốn một đứa trẻ thành người thì phải nâng niu, chăm sóc từng tí một từ khi còn trong nôi. Chính vì vậy giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển sau này của trẻ, đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trường mầm non là cái nôi nuôi dưỡng kế tiếp các thế hệ con người mới cho tương lai, điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ càng thích hợp bao nhiêu thì càng tạo ra nững nền tảng cho tiến bộ sau này của trẻ bấy nhiêu. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, đạo đức truyền thống của dân tộc đang bị sói mòn. Do đó môi trường giáo dôc lµ mét trong những việc hết sức cần thiết. Vậy trẻ em của chúng ta đang được sống trong một môi trường sống và học tập như thế nào? Bởi môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và hành vi của một đứa trẻ sau này. Một môi trường giáo dục trong trường mầm non là xây dựng một môi trường hạnh phúc, ấm cúng đầy tình yêu thương, ở đó người giáo viên là người mẹ thứ 2 của trẻ luôn yêu thương chăm sóc nâng niu từng bữa ăn giấc ngủ hàng ngày của trẻ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin chủ độngtham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Xã hội hiện nay đang đà ngày càng phát triển, mạng Internet tràn ngập đề cập đến những vấn đề gây mất an toàn cho trẻ đó là việc bạo hành và xâm hại trẻ. Tuy nhiên trong bài sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến những vấn đề về bạo hành trẻ trong trường mầm non và xâm hại thân trẻ mầm non. Trường mầm non chính là một môi trường xã hội thu nhỏ nơi giúp trẻ phát triển và hình hành nhân cách và cũng là những nơi có thể xảy ra mất an toàn với trẻ nếu như mỗi người giáo viên chúng ta không ý thức được trách nhiệm của mình đó là vấn đề: Giáo viên bạo hành trẻ trong trường mầm non (là môi trường giáo dục mà hàng ngày người giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ) Xâm hại thân thể trẻ mầm non (Chñ yÕu là người lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe của trẻ). Vấn đề nhức nhối và gây bức xúc nhiều nhất trong xã hội hiện nay chính là việc bạo hành và xâm hại trẻ. Mà đặc biệt là việc bạo hành của giáo viên mầm non người đang trực tiếp chăm sóc trẻ. Thực ra, tình trạng giáo viên mầm non bạo hành trẻ em là vấn đề không mới mặc dù đây chỉ là một 1/15
- trong những bộ phận nhỏ giáo viên “con sâu làm rầu nồi canh” chính vì thế mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn giáo viên phải hiểu chức năng nhiệm vụ của mình để chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt nhất, Ngoài ra còn có những kiến thức dạy trẻ phòng tránh bị xâm hại thân thể. Là một giáo viên mầm non bên cạnh những giờ học với tình yêu thương, chăm sóc trẻ, tôi nghĩ rằng tuổi thần tiên, lứa tuổi mầm non sẽ là những kỉ niệm không bao giờ quên của một đời người. Trẻ em nhất là trẻ mầm non các con phải được yêu thương, quan tâm, chở che một cách đúng nghĩa. Làm sao để các con sống hạnh phúc trong niềm vui tiếng cười của mọi người thân, của xã hội. Chính vì thế tôi cần thấy mình phải có trách nhiệm trong việc phối hợp tìm ra “Một số biện pháp chống bạo hành và xâm hại thân thể trẻ mầm non” để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đến trường giúp trẻ có những kỹ năng nhận biết những hành vi xâm hại để phòng tránh. 2.. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số biện pháp để dạy trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng phòng chống bạo hành và xâm hại thân thể trẻ mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp chống bạo hành và xâm hại thân thể trẻ mầm non” 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Tại lớp 5 tuổi A3 trường mầm non Phú Cường. 5. Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu khoa học – lý luận. - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại (hướng dẫn trẻ ) - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. PHẦN THỨ HAI: 2/15
- NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nội dung lý luận của vấn đề: 1.1 Cơ sở lý luận: Để xây dựng trường học hạnh phúc trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, ngăn chặn tình trạng bạo hành và xâm hại trẻ em, rất cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các các tổ chức. Xây dựng môi trường hạnh phúc trong trường học, môi trường giáo dục trong gia đình, môi trường xã hội lành mạnh, không bạo hành-không xâm hại sẽ tạo điều kiện cho các mầm non yêu thương được phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ và tâm hồn đạo đức trong sáng và lành mạnh. Khi một đứa trẻ bị bạo hành-xâm hại, mà lại là những người luôn gần gũi yêu thương chăm sóc chúng hàng ngày ( như: bố mẹ, ông bà, cô chú, cô giáo…) cho dù sau đó có được chữa chạy về cơ thể cũng không thể hết được những nỗi đau về tâm hồn. Các con sẽ bị một vết sẹo lớn về tâm lý và trẻ như trở thành một con người khác, một con người khuyết thiếu mà sau đó các con sẽ không bao giờ tìm lại được phần hồn đã mất của chính mình. Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã rất quan tâm đến tính cách, tâm lý của mỗi cá nhân trẻ. Chú trọng nâng cao nhận thức cho chính tôi và các bạn đồng nghiệp để tránh những bạo hành xảy ra đối với trẻ đồng thời giúp cho giáo viên có những kiến thức dạy trẻ về việc xâm hại thân thể để có biện pháp phòng tránh. 1.2.Cơ sở thực tiễn: Năm học 2019-20120 UBND Huyện Ba Vì phòng giáo dục và đào tạo đã ban hành “Công văn số 1094/PGDĐT ban hành ngày 11/12/2019 về việc công đoàn cùng với các cấp tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc”. Giáo viên chúng tôi luôn hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của mình cần nâng cao nhận thức trách nhiệm của người giáo viên làm thế nào để chăm sóc dạy trẻ tốt nhất nhưng đồng thời cũng có những hành vi ứng xử đúng mực đối với trẻ. Chính vì thế nhà trường và tổ chuyên môn ngoài việc nâng cao về chuyên môn cho giáo viên cần giúp giáo viên được học hỏi nâng cao tinh thần trách nhiệm giao tiếp ứng xử đúng mực và đặc biệt ứng xử đối với trẻ, không để xảy ra hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường. Trong thực tế tại trường Mầm non việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là nội dung mới: thói quen và kỹ năng học tập, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa…Bên cạnh việc dạy trẻ những kỹ năng tự phục vụ, thì việc dạy cho trẻ những kỹ năng phòng tránh xâm hại thân thể là vấn đề rất cấp thiết trong thực 3/15
- trạng xã hội hiện nay đang xảy ra nhiều vụ bạo hành xâm hại trẻ gây ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. 2. Khảo sát thực trạng khi chưa thực hiện đề tài. - Tổng số trẻ: 27 trẻ, trong đó : 14 nam và 13 nữ. Tôi tiến hành khảo sát một số tiêu trí của trẻ từ đó lên kế hoạch phù hợp, tìm ra những biện pháp và đưa ra một số tưu trí đánh giá sau: ( Minh chứng 1: Hình ảnh bảng khảo sát đầu năm) 2.1 Thuận lợi: - Lớp tôi nói riêng và cả khối 5 tuổi nói chung đều ở khu trung tâm,cơ sở vật chất phòng học được xây dựng kiên cố đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho trẻ tương đối đầy đủ theo thông tư 02. Nhà trường được lắp đặt hệ thống camera các lớp học và toàn trường. - 100% số trẻ đều ăn bán trú. - Tôi luôn được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương cũng như các bậc phụ huynh - Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao chuyên môn cũng như đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. - Là tổ trưởng tổ chuyên môn và là giáo viên lâu năm tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ tôi luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên các trang mạng giáo dục để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, thực hiện lồng ghép việc giảng dạy kỹ năng phòng tránh bạo hành và xâm hại thân thể cho trẻ vào các buổi học trên lớp. -Trẻ trong lớp đa phần sống cùng xóm khu dân cư cùng với tôi nên rât thuận tiện trao đổi, nắm bắt tình hình của phụ huynh cũng như của trẻ. - Phần lớn phụ huynh đều rất ủng hộ và nhiệt tình phối hợp với giáo viên về việc giáo dục cho trẻ kỹ năng phòng tránh bạo hành và xâm hại thân thể và ở nhà cũng áp dụng một số biện pháp cô hướng dẫn để giáo dục các con . 2.2 Khó khăn: - Nhận thức của trẻ không đồng đều. Một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động ,một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô - Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng và chủ quan đến việc dạy trẻ những kỹ năng phòng tránh xâm hại thân thể cho trẻ. 4/15
- - Nhiều phụ huynh còn dân chủ quá đà, hoặc quá nuông chiều con nên con chưa có những kỹ năng cần thiết phù hợp theo độ tuổi. - Trong quá trình thực hiện đề tài thì cô và trẻ phải nghỉ học dài ngày do dịch bệnh covid-19 nên sự hợp tác giữa cô và trẻ gặp khó khăn 3. Các biện pháp thực hiện: 3.1. Nâng cao trách nhiệm của giáo viên qua công tác chăm sóc giáo trẻ hàng ngày. 3.2. Xây dựng lồng ghép bài học kỹ năng về phòng chống xâm hại thân thể trẻ 3.3. Phối hợp tuyên truyền với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 3.4 Kết hợp với phụ huỵnh để dạy trẻ kỹ năng phòng chống hiện tượng bạo hành ở trẻ và đặc biệt xâm hại thân thể trẻ. 3.5. Những bài học kỹ năng dạy trẻ phòng chống xâm hại thân thể. 4. Các biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần): 4.1. Nâng cao trách nhiệm của giáo viên qua công tác chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày: Là một tổ trưởng chuyên môn và là giáo viên lâu năm trong nghề, tôi rất buồn và không khỏi bức xúc khi biết được những thông tin giáo viên bạo hành trẻ qua mạng, một số nhỏ giáo viên đó đã làm hoen ố đến đạo đức, lương tâm trách nhiệm của người giáo viên. Đồng hành với việc bạo hành trẻ làm cả xã hội nhức nhối và phụ huynh lo lắng đó là việc xâm hại thân thể trẻ. Để luôn đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng tránh được những vấn đề xảy ra đối với trẻ ở lớp, tôi đã luôn suy nghĩ và dành thời gian trau dồi cho mình những kiến thức nâng cao trách nhiệm đạo đức của người giáo viên qua sách vở, qua những kênh thông tin, những trang giáo dục, thời sự đồng thời trao đổi học hỏi kinh nghiệm giáo viên với nhau tránh hiện tượng bạo hành trẻ và những bài dạy về xâm hại thân thể để lồng ghép giáo dục cho học sinh. Trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong tổ khối về việc bạo hành trẻ trong trường mầm non: Trong các buổi họp chuyên môn đồng hành với việc thống nhất chương trình bài học của trẻ, chúng tôi cập nhật những thông tin về giáo dục mầm non để cùng tìm hiểu và nghiên cứu. (Minh chứng 2: Hình ảnh họp tổ) - Tìm hiểu thế nào là bạo hành trẻ? Đầu tiên tôi và các bạn đồng nghiệp trong tổ tìm hiểu rõ: Thế nào là bạo hành trẻ? Đó là hành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, chà đạp, đánh đập, tra tấn, xúc phạm, lạm dụng thân thể trẻ... bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn 5/15
- thương thể xác và tinh thần của trẻ và cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân để tránh những hành vi tiêu cực đó. - Thực trạng bạo hành trẻ hiện đang xảy ra trong trường mầm non: Về phía giáo viên: Công bằng mà nói, nghề nuôi dạy trẻ chịu nhiều căng thẳng, áp lực hơn một số nghề khác trong xã hội. Và khi xem xét một số trường hợp bạo hành, có nguyên nhân cô giáo bị mất kiểm soát hành vi. Có trường hợp cô giáo gặp vấn đề của bản thân (gia đình căng thẳng, vấn về tài chính....) sẽ dễ dẫn đến mất kiểm soát khi phải đối diện với một trường hợp trẻ không ngoan, quá lì, quá quậy phá...Trong trường hợp này, nếu gặp “tình huống khó” với một trẻ nào đó, cô giáo có thể nhờ sự trợ giúp từ phía đồng nghiệp hoặc cấp trên (tổ phó, tổ trưởng, ban giám hiệu...). Nếu một nhà trường có môi trường thân thiện, đây là việc làm dễ dàng. Ít nhất, nó sẽ giúp cô giáo qua được cơn giận giữ và khủng hoảng, tránh được việc làm nóng nảy gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tôi và các bạn đồng nghiệp cập nhật những thông tin và đưa vào các buổi họp chuyên môn cùng nhau trao đổi để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời qua các buổi sinh hoạt này rút kinh nghiệm những gì mà làm chưa tốt còn ảnh hưởng đến trẻ đưa ra phê bình rút kinh nghiệm, giáo viên trong lớp trong tổ luôn có sự giám sát trao đổi thông tin không dấu diếm để có những biện pháp xử lý kịp thời không gây hậu quả nghiêm trọng với trẻ. - Hậu quả của hiện tượng bạo hành trẻ em: Trong buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi còn đề cập việc đến những hậu quả của việc bạo hành trẻ. Giáo viên phải biết những trẻ bị bạo hành thường không những bị tổn thương về thể xác mà còn tổn thương về tâm lý là vô cùng nặng nề. Có nhiều em trở nên sợ hãi, mặc cảm, xấu hổ, thậm chí bị trầm cảm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sau nàỳ.Tôi cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận, chia sẻ nội dung về Phòng ngừa bạo hành-xâm hại thân thể trẻ em với các hành vi: lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, chứng kiến bạo lực gia đình; hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em; bắt làm những việc trái đạo đức xã hội; sử dụng trẻ em vào các hình thức lao động trẻ em tồi tệ (Minh chứng 3: Hình ảnh bạo hành trẻ ở nhóm lớp mẹ Mười Đà Nẵng) Chúng tôi cũng thấy thật sự xót xa khi xem những đoạn clip với những hiện tượng bạo hành trẻ em, những vết thương thể xác tinh thần sẽ mãi theo các con đến suốt cuộc đời, và sẽ mãi là ác mộng đối với các con. Tôi mong mỏi luật pháp thật nghiêm với những tội ác gây lên trẻ. Có như thế thì mới làm giảm bớt nạn bạo 6/15
- hành-xâm hại thân thể trẻ em đang có chiều hướng gia tăng. Để các con có thể sống trong niềm vui, trong tiếng cười của mọi người thân, của xã hội. ( Minh chứng 4: Hình ảnh trẻ bị bạo hành trường mầm non Tư thục Sen Vàng) Thật đáng tiếc khi giáo viên chúng ta chỉ chú trọng dạy trẻ kiến thức mà không quan tâm nhiều đến việc dạy kỹ năng cho trẻ. Trẻ dù học giỏi nhưng thụ động, không dám giao tiếp trước đám đông, không có kiến thức kĩ năng bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm còn đáng sợ hơn. Với trẻ mầm non, Giáo dục kĩ năng phòng tránh xâm hại thân thể cho trẻ không thể tách riêng thành một môn học riêng biệt, mà phải được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục khác trong ngày, ở mọi lúc mọi nơi. Cùng với giáo viên trong tổ chúng tôi luôn nghiên cứu tìm tòi đổi mới các hình thức tổ chức để mọi kiến thức giáo dục mình muốn truyền tải đến trẻ thật nhẹ nhàng và hiệu quả. * Chúng tôi nghiên cứu đầy đủ và bám sát thực hiện nghiêm túc “Công văn số 1094/PGDĐT ban hành ngày 11/12/2019 về việc công đoàn cùng với các cấp tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc”. Và chỉ thị “số 769/CT/TTCP ban hành ngày 17/05/2019 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các cơ sở và kế hoạch 5533/KHBLĐTBXH – BGĐT năm 2019 về phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non”. Các công văn chỉ đạo được chúng tôi photo và lưu lại (Minh chứng 5: Hình ảnh công văn) Chúng tôi tổ chức giờ ngủ cho trẻ với khu nằm riêng 2 bên : 1 bên bạn trai và một bên bạn gái ( Minh chứng 6: Hình ảnh trẻ ngủ ) Khi cho trẻ đi vệ sinh , vì lớp tôi không có ngăn cách nhà vệ sinh nên ngay từ đầu năm học tôi đã quy định đến giờ đi vệ sinh thì các bạn nữ của từng tổ đi trước xong rồi lần lượt mới đến các bạn nam của từng tổ và đã thành thói quen của trẻ ở lớp 4.2: Xây dựng lồng ghép bài học kỹ năng phòng tránh bạo hành và xâm hại thân thể trẻ: Đầu năm học tôi đã chủ động phối hợp cùng đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các đồng chí trong tổ khối nghiên cứu lồng ghép các bài học về xâm hại thân thể đưa vào dạy trẻ theo từng thời điểm cho phù hợp Ví dụ: - Ngày hội đến trường của bé : Giáo dục kỹ năng phòng tránh bạo hành và xâm hại thân thể trẻ. Cho trẻ tìm hiểu thế nào là xâm hại thân thể trẻ qua những hình ảnh, clip giáo dục 7/15
- - Tôi là ai ? :Cho trẻ vẽ tranh, tìm hiểu phân biệt giới tính bạn trai bạn gái. - Gia đình của bé: - Giáo dục trẻ biết chào hỏi, giao tiếp lễ phép đúng mực với ông bà-bố mẹ, cô chú, bạn bè, người lạ - Bé thích làm nghề gì: Trẻ biết giới tính của mình và những hành vi đúng mực với bạn khác giới. - Bé tham gia giao thông: Dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi bị người lạ tấn công - Tết và mùa xuân : Các con được bày tỏ ý kiến, hướng dẫn các con biết cách quan tâm, chia sẻ với cô giáo, bố mẹ và bạn bè trong lớp học A3. Trẻ biết giới tính của mình và những hành vi đúng mực với bạn khác giới. - Môi trường xanh: Dạy trẻ bình tĩnh khi gặp nguy hiểm, biết bày tỏ cảm xúc, biết chia sẻ nhờ người lớn giúp đỡ. - Thế giới động vật: Dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi bị người lạ tấn công - Hiện tượng tự nhiên: Dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi bị người lạ tấn công Cho trẻ đóng kịch “Bé nhanh trí” - Quê hương. Đất nước, Bác Hồ: Cho trẻ đóng kịch “Món quà của người lạ” 4.3: Phối hợp tuyên truyền với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ: * Về hiện tượng bạo hành trẻ trong trường mầm non: Chúng tôi mỗi người giáo viên yêu nghề đều hiểu rằng đối với những người làm cha bố làm mẹ có con nhỏ, mỗi buổi sáng đưa con đến trường vốn đã đầy tâm trạng: Lo con khóc, lo con không ăn, lo con ốm... Nhưng giờ đây, họ còn thêm một nỗi lo khủng khiếp hơn nữa: Lo con bị bạo hành. Thử hỏi, các ông bố và bà mẹ liệu có còn yên tâm cho công việc của mình khi trong lòng nơm nớp bao nỗi âu lo… Chúng tôi cũng hiểu rằng với những hiện tượng bạo hành xảy ra với trẻ dù lớn hay nhỏ đều gây tổn thương đến trẻ về tinh thần và thể chất và còn lớn hơn nữa là tác động rất tiêu cực đến xã hội. Nó không chỉ làm con người mất lòng tin vào lòng tốt, đạo đức của một người giáo viên mà còn tạo một cách nhìn dè chừng đối với những cô giáo mầm non đang ngày đêm tận tụy với nghề, điều đó là không công bằng. Đầu năm học tôi tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền với phụ huynh theo kế hoạch của nhà trường và là điều kiện để giáo viên chúng tôi trao đổi tạo sự an tâm cho phụ huynh ( Minh chứng 7: Hình ảnh họp phụ huynh) 8/15
- + Trao đổi thời gian sinh hoạt một ngày của trẻ đồng thời cũng là công việc giáo viên phải trực tiếp chăm sóc dạy trẻ, dám sát theo dõi từng hành vi hoạt động của trẻ. + Trao đổi trực tiếp với giáo viên khi thấy những vấn đề bất thường xảy ra với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân giải quyết. + Ngoài ra chúng tôi thành lập nhóm lớp 5 tuổi A3 trên zalo,facebook để cùng trao đổi hợp tác với phụ huynh trực tiếp những vấn đề bất thường xảy ra với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp giải quyết. + Tôi và các đồng chí trong tổ thống nhất lên chương trình lồng ghép các kỹ năng vào các bài học dựa trên các chủ đề cho phù hợp hoặc dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi , mọi hoạt đông và thường xuyên trao đổi kết hợp với phụ huynh trong lớp của mình . Giáo viên tích cực trao đổi với phụ huynh vào giờ đón-trả trẻ (Minh chứng 8: Hình ảnh cô giáo trao đổi với phụ huynh ) 4.4 Kết hợp với phụ huynh dạy trẻ kỹ năng, phòng chống hiện tượng bạo hành ở trẻ và đặc biệt xâm hại thân thể trẻ: - Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm Kỹ năng đầu tiên Cô giáo và bố mẹ nên dạy cho trẻ là kiến thức về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Cô giáo và cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích. (Minh chứng 9: Hình ảnh trẻ gọi đúng tên bộ phận trên cơ thể và vùng kín) - Dạy trẻ không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm Cô giáo và các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho người bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ (vùng môi, mông, ngực, vùng tam giác). Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu. (Minh chứng 10: Hình ảnh trẻ giới thiệu về bản thân và sở thích cá nhân của mình ) - Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì cô và các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người 9/15
- khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu. (Minh chứng 11: Hình ảnh cô giáo hướng dẫn trẻ mặc đồ lót và vùng cấm kị) - Tránh xa người lạ mặt Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện, không nhận quà hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo. (Minh chứng 12: Hình ảnh không nhận quà của người lạ) * Vì dịch bênh covid- 19 nên cô và trẻ phải nghỉ học nên trong thời gian này cô giáo không trực tiếp dạy trẻ được. Theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà thì giáo viên sẽ cho học sinh ôn tập tại nhà và triển khai việc dạy học theo hình thức dạy và học trực tuyến trên phần mềm zoom Coud Meettings hoặc thực hiện trên nhóm zalo, facebook….hoặc các hình thức khác nhằm thuận lợi cho việc tiếp cận hướng dẫn tự học của giáo viên và nội dung ôn tập của trẻ. Tổ chuyên môn chúng tôi đã họp và thống nhất hình thức dạy trẻ bằng cách gửi bài trên zalo cho phụ huynh và yêu cầu phụ huynh dạy trẻ theo hướng dẫn của cô, nhưng khi chúng tôi gửi bài cho phụ huynh thì gặp nhiều khó khăn phụ huynh phản hồi lại là họ không dạy được và các con không hợp tác với ông bà, bố, mẹ. nên trong thời gian này chúng tôi gặp khó khăn với tất cả các chương trình dạy và đặc biệt là thời gian tôi đang thực hiện áp dụng đề tài này với trẻ. Nhưng sau thời gian chúng tôi họp tổ chuyên môn thống nhất sẽ dạy trẻ bằng hình thức học trên zoom và tôi nghiên cứu tìm tòi, học hỏi các trường bạn, học trên mạng và được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chia sẻ những bài học hay cho tôi và các đồng nghiệp trong tổ học tập. Tổ chuyên môn chúng tôi đă thống nhất chương trình lên kế hoạch từng tuần thống nhất trong tuần sẽ dạy 2 tiết dạy trên zoom và 3 tiết gửi vi deo, mỗi tuần dạy đều có thêm 1 hoạt động dạy kỹ năng cho trẻ. Tuần đầu nghỉ dịch: Để giúp trẻ giữ gìn vệ sinh phòng chống dịch bệnh chúng tôi xây dựng dạy trẻ kỹ năng ôn lại cách rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách, với bài học này tôi và cô giáo cùng lớp đã hướng dẫn dạy trẻ và quay vi deo trực tiếp gửi tới 1000% phụ huynh trong lớp và yêu cầu trẻ thực hiện sau đó phụ huỵnh quay lại gửi lên nhóm. 10/15
- Để duy trì được sự hợp tác, dạy trẻ nắm được các kiến thức chương trình học và các kỹ năng cho trẻ tôi yêu cầu mời tất cả các bậc phụ huynh họp trên zoom để thống nhất với phụ huynh hợp tác với cô giáo khi cô giáo gửi bài qua vi deo hoặc dạy trẻ qua zoom thì phụ huynh sẽ hợp tác hướng dẫn trẻ các bài học để giúp trẻ tiếp thu tốt hơn (Minh chứng 13: Hình ảnh họp phụ huynh họp qua zoom) - Không cho người lạ mặt vào nhà Khi trong thời gian nghỉ dịch mặc dù theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tất cả mọi người phải cách ly toàn xã hội nhưng vì miếng cơm manh áo lại là vùng nông thôn nên bố mẹ trẻ đều đi làm đa phần là các con phải ở nhà với anh, chị em hoặc có trẻ phải ở nhà một mình nên cô giáo và phụ huynh cần dạy trẻ lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ. - Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, cô giáo cũng nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn, phụ huynh có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có những kiến thức tốt về kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ 4.5. Những bài học kỹ năng dạy trẻ phòng chống xâm hại thân thể. * Quan tâm, tìm hiểu đến tính cách, tâm lý của mỗi cá nhân trẻ Hết thời gian nghỉ dịch ở nhà cô và trẻ tiếp tục đi học trở lại tôi thấy trẻ lớn hẳn lên, trẻ có những thay đổi lớn về tâm sinh lý. Trẻ bướng bỉnh hơn, nghịch hơn… nhưng trẻ cũng tò mò hơn, thích tự làm và thích thể hiện bản thân. Nắm bắt được rõ đặc điểm của lứa tuổi, tôi sẽ dễ dàng hiểu trẻ, có cách giao tiếp phù hợp với trẻ, phải lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất trong giảng dạy. Tôi chủ động trò chuyện với trẻ mọi lúc khi có cơ hội, tạo cho trẻ niềm tin nơi cô, để trở thành “ người bạn lớn” mà trẻ tin tưởng yêu quý, có thể chia sẻ mọi điều của bản thân. Bài học 1: Giáo dục trẻ về giới tính 11/15
- Trẻ 5-6 tuổi các con cần hiểu rằng cơ thể mình là bất khả xâm phạm. Cơ thể con là thuộc về con, người khác không thể tùy ý chạm vào. Bé cần phân biệt được đâu là sự âu yếm phù hợp, đâu là sự đụng chạm cấm kỵ Cần dạy cho trẻ các kỹ năng cơ bản và cần thiết để có thể thoát khỏi sự khống chế của “yêu râu xanh”. Thực tế sẽ diễn ra những tình huống vô cùng phức tạp, nếu trẻ được tập các bài học thoát thân và thực hiện một cách bình tĩnh thì khả năng thoát thân vẫn rất cao. Đặt tình huống cho trẻ khi bị một người lớn lạ mặt đến gần rồi bất ngờ ôm vào bụng rồi bế thốc mình lên để chạy, tôi đặt câu hỏi cho các con : Câu hỏi : “Khi các con bị một người lạ mặt tiếp cận và ôm vào bụng cả từ phía trước và phía sau, các con sẽ làm gì? Cố gắng giãy giụa liệu có thoát thân được không ?” Cách xử lý : Không được, khi đó các con cần bình tĩnh và dùng hai chân đá thật mạnh vào bụng của kẻ xấu. Đồng thời cố gắng dùng hai bàn tay đấm hết sức vào hai bên mắt của kẻ xấu. Chỉ khi đó, kẻ xấu đau mắt không nhìn thấy gì thì mình mới vùng vẫy chạy khỏi đó để nhanh chóng thoát thân”. (Minh chứng 14: Hình ảnh trẻ được trải nghiệm xử lý tình huống khi bị người xấu khống chế) Câu hỏi : “Nếu một ngày đang chơi ở sân, các con gặp một người lạ mặt và cho con một đồ ăn như gói bánh, kẹo hay bất cứ thứ gì các con có được cầm không?” Cách xử lý: Tuyệt đối không các con nhé. Bởi món đồ đó rất có thể là cái bẫy để dụ dỗ các con đi theo kẻ xấu đó. (Minh chứng 15: Hình ảnh trẻ đóng kịch “Món quà người lạ”) Khi con tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, hoặc tập thể thao, dạy con tránh mặc trang phục hở hang , hoặc dễ làm lộ cơ thể Bài học 2: Tôi dạy trẻ quy tắc đồ lót và những quy tắc như : - Tôi cùng với phụ huynh phối hợp dạy các con việc vệ sinh vùng kín, tắm rửa con có thể tự làm được - Dạy các con phải gọi đúng tên của bộ phận cơ thể , tránh tuyệt đối việc dạy con nói bộ phận vùng kín bằng những nickname dễ thương vì nếu lỡ có sự vụ xảy ra, khi trình báo và lấy lời khai, việc nói không chính xác tên bộ phận cơ thể sẽ giúp "hung thủ" dễ thoát tội - Nếu con đã nói không đồng ý mà ai đó vẫn có hành động "phạm quy" thì con con phải hét to, chạy ra chống cự, cắn, phản kháng lại người đó. (Minh chứng 16: Hình ảnh Học sinh lớp tôi được cô giáo và bố mẹ dạy kỹ năng tự tắm và vệ sinh vùng kín tại nhà) 12/15
- Bài học 3: Dạy trẻ quy tắc 4 vòng tròn: Trong tất cả các mối quan hệ, chỉ có bố mẹ, ông bà mới được phép ôm hay khoác vai chúng ta thôi. Còn nếu là họ hàng xa thì chỉ được bắt tay, nhưng nếu là người lạ thì tuyệt đối không cho họ được tiếp xúc hay chạm vào người mình. Đồng thời các con cần xua tay từ chối những hành động đó khi có người lạ đến gần, hoặc ngoài đường vắng vẻ không có người. (Minh chứng 17: Hình ảnh cô giáo dạy trẻ quy tắc 4 vòng tròn ) Bài học 4: Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay : - Ngón cái gần mình nhất tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột- bé có thể ôm mọi người hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm, thể hiện tình yêu thương,tắm rửa khi bé còn nhỏ. - Ngón trỏ - tượng trưng cho cô giáo, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. - Ngón giữa - người quen như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ - bé có thể bắt tay chào hỏi họ. - Ngón áp út - gặp người mới gặp lần đầu, các bé có thể dừng lại ở mức vẫy tay chào. - Ngón út – ngón tay xa bé nhất thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh. (Minh chứng 18: Hình ảnh cô giáo dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay ) -Giáo viên có thể cho trẻ đóng vai các nhân vật trong câu chuyện cô vừa kể để khắc sâu hơn kỹ năng. Ngoài ra giáo viên có thể đặt ra nhiều tình huống khác và tổ chức lồng ghép mọi lúc mọi nơi để trẻ có cơ hội giải quyết và xử lý tình huống như: khi ở nhà một mình (không được mở cửa cho người lạ vào), đi lạc đường (tìm ngưới lớn giúp đỡ)…… Không chỉ thông qua các câu chuyện có sẵn, tôi sưu tầm tranh ảnh trên các trang mạng giáo dục, đặt lời thành câu chuyện, bài thơ lồng ghép giáo dục trẻ về kỹ năng phòng tránh bạo hành-xâm hại thân thể ( Minh chứng 19: Bài thơ tự tôi sáng tác để dạy trẻ) 5. Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài. * Đối với trẻ: +Trẻ nắm được những kiến thức về kỹ năng phòng xâm hại thân thể trẻ em. 13/15
- +Trẻ được vận dụng những kỹ năng giải quyết các tình huống thực trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ +Luôn yêu quý cô giáo và các bạn trong lớp của mình, thích tham gia các hoạt động của trường lớp giúp trẻ mạnh dạn tự tin + Trẻ được học tập trong môi trường văn hóa trong trường học, môi trường giáo dục trong gia đình, môi trường xã hội lành mạnh, không bạo hành-không xâm hại, tạo điều kiện cho các mầm non yêu thương được phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ và tâm hồn đạo đức trong sáng và lành mạnh. Sau một năm thực hiện Giáo dục kỹ năng phòng tránh bạo hành-xâm hại thân thể cho trẻ lớp A3, tôi đã thu được kết quả như sau: ( Minh chứng 20: Hình ảnh bảng khảo sát cuối năm) * Đối với phụ huynh : + Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ những kỹ năng phòng tránh xâm hại thân thể trẻ ở trường mầm non +Dành nhiều thời gian quan tâm con hơn, đã có sự phối kết hợp với cô giáo dạy cho con kỹ năng phòng xâm hại thân thể cho trẻ + Đồng thời họ cảm thấy quý mến tin tưởng giáo viên và phối kết chặt chặt chẽ và đã luôn tâm huyết quan tâm giáo dục con em mình. * Đối với giáo viên: + Giáo viên nâng cao trách nhiệm đạo dức nghề nghiệp. Cô gương mẫu trong mọi hành vi, cách ứng xử và thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo. + Giáo viên tích cực học hỏi, nghiên cứu tìm ra các phương pháp, biện pháp chống bạo hành và giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại thân thể trẻ một cách linh hoạt, thích hợp và có hiệu quả. +Tích hợp các nội dung Giáo dục trẻ kỹ năng phòng tránh xâm hại thân thể trẻ vào các hoạt động trong ngày phù hợp. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh . + Cô giáo phải phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để giáo dục các kỹ năng thường xuyên và liên tục PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. Trong thêi gian tìm hiểu nghiên cứu thùc tr¹ng và phối hợp thực hiện với đồng nghiệp cùng tổ khối trong việc chống bạo hành và xâm hại thân trẻ ®· 14/15
- nhËn thÊy ®îc tầm quan trọng. MÆt kh¸c qua thùc tiÔn qu¸ tr×nh dạy trẻ ®· gióp cho trẻ có được kỹ năng phòng chống xâm hại và kĩ năng tự bảo vệ mình đây chính là những hành trang quan trọng giúp trẻ tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại. - Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ được tốt tạo niềm tin đối với phụ huynh. - Lu«n lu«n häc hái t×m tßi ®óc rót kinh nghiÖm để nâng cao nghiệp vụ, phối hợp với giáo viên trong lớp thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Luôn là người giáo viên gương mẫu và là tấm gương cho đồng nghiệp, cho trẻ noi theo. 2. Khuyến nghị đề xuất: * Đối với phòng giáo dục: Mở các lớp tập huấn về dạy trẻ những kỹ năng về phòng tránh xâm hại thân thể trẻ để giáo viên được học tập. * Đối với nhà trường: Được tham gia các lớp tập huấn về dạy trẻ những kỹ năng về phòng tránh xâm hại thân thể trẻ. Trang bị tài liệu tài liệu, sách vở về kỹ năng về phòng tránh xâm hại thân thể trẻ. Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm về "Một số biện pháp chống bạo hành và xâm hại thân thể trẻ mầm non”. Tôi rất mong các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt hiệu quả cao . Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm trên của tôi là do tôi viết, tôi không sao chép nội dung của cá nhân hay tập thể nào. Tôi xin chân thành cảm ơn. Phú Cường, ngày 25 tháng 06 năm 2020 Tác giả Đỗ Thị xuân 15/15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn