intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 tháng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng” nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động phát triển thể chất, trẻ biết tên các bài vận động cơ bản, các trò chơi vận động. Đồng thời hình thành cho trẻ sự khéo léo củng cố phát triển các kỹ năng vận động giúp thể lực trẻ phát triển tốt và toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 tháng

  1. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 1.1. cơ sở lý luận. 1 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm. 2 5. Các phương pháp nghiên cứu. 2 6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện. 2 PHẦN II - NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT 2 VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận để giải quyết vấn đề. 2 2. Khảo sát thực trạng. 3 3. Các biện pháp thực hiện. 5 4. Biện pháp thực hiện từng phần. 5 5. Kết quả thực hiện được sau khi thực hiện. 13 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 13 1. Kết luận. 13 2. Khuyến nghị. 14 0/21
  2. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 tháng” 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Cơ sở lí luận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước khỏe mạnh. Người nhận định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công”. Như chúng ta đã biết sức khỏe đối với con người là vô cùng quan trọng, ngoài việc được ăn uống đủ chất con người còn phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có sức khỏe thì con người mới học tập và lao động tốt, có trí tuệ và tạo ra được các sản phẩm có ích cho xã hội. Đối với trẻ mầm non hàng ngày trẻ đến trường được chăm sóc giáo dục trong mọi hoạt động, đặc biệt trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ còn non nớt việc giáo dục thể chất cho trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng vì vậy thông qua các bài tập thể dục, bài vận động cơ bản, các trò chơi vận động giúp trẻ tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ và rèn luyện tư thế vận động cơ bản phát triển tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ. Hoạt động phát triển vận động giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ và đó là góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng đúng tư thế, sự hứng thú đối với các bài vận động và đối với các hoạt động tập thể. Rèn luyện tính tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ. 1.2. Cơ sở thực tiễn - Là giáo viên trực tiếp đứng lớp nhà trẻ 24-36 tháng đối với tôi hoạt động phát triển thể chất đối với trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng là rất quan trọng và cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt đức, trí, thể, mỹ xong tôi nhận thấy trẻ của lớp tôi tập các bài tập phát triển chung còn chưa đúng với động tác, các bài vận động cơ bản chưa mạnh dạn, tự tin. Đây chính là điều tôi băn khoăn và trăn trở làm thế nào để lớp tôi tập các bài tập phát triển chung đúng, tập các bài vận động cơ bản mạnh dạn, tự tin. Và hơn nữa tôi rất yêu thích hoạt động phát triển, tôi muốn giúp trẻ lớp tôi học tốt hoạt động thể chất vì vậy mà tôi đã suy nghĩ để tìm “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 - 36 tháng ” 1/21
  3. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng”. Nghiên cứu các giải pháp để phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động phát triển thể chất, trẻ biết tên các bài vận động cơ bản, các trò chơi vận động. Đồng thời hình thành cho trẻ sự khéo léo củng cố phát triển các kỹ năng vận động giúp thể lực trẻ phát triển tốt và toàn diện. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 - 36 tháng 4. Đối tượng được khảo sát thực nghiệm. Đề tài được thực hiện trong năm học 2022 - 2023. Tại lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng D1 nơi tôi công tác. Với số trẻ là 23 cháu. 5. Các phương pháp nghiên cứu. - Xây dựng kế hoạch tháng. - Bồi dưỡng kiến thức nâng cao nghiệp vụ sư phạm. - Xây dựng môi trường học tập và làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho hoạt động. - Giải pháp giúp trẻ vận động tích cực trong giờ hoạt động phát triển thể chất. - Rèn luyện giáo dục thể chất cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và các hoạt động khác. - Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. 6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện trong năm học 2022 - 2023 Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 và những năm tiếp theo. Tại lớp nhà trẻ 24-36 tháng D1 nơi tôi công tác. PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động đối với trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ nhà trẻ nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng, đây là bước đầu để trẻ phát triển thể lực vì thể lực có tốt thì trẻ mới thực hiện dễ dàng các vận động khác. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ đó mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp rèn một số kỹ năng nhận thức như sự nhanh nhẹn, chú ý, tính kiên trì. Tham gia vào các trò chơi vận động trẻ tự điều chỉnh được nhịp 2/21
  4. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng điệu, lượng vận động và loại trừ sự mệt mỏi. Đồng thời trò chơi vận động tác động vào hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn, ức chế được hoàn thiện và cân bằng. Đây chính là điều kiện để hình thành các thói quen vận động cho trẻ. Trò chơi vận động còn làm thỏa mãn cảm xúc đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần hoàn, hô hấp của cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động. Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển vận động phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến phát triển vận động và trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện. Trên thực tế đối với trẻ nhà trẻ nhất lại là đầu năm tôi thấy thể lực của trẻ chưa đáp ứng được với yêu cầu của bài dạy, các kỹ năng, sự hứng thú mạnh dạn để tập các bài tập phát triển chung và các bài vận động trẻ cũng chưa đạt được kiến thức và kỹ năng mà cô đưa ra. Theo tôi để làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thể chất cho trẻ chúng ta phải tìm ra các biện pháp thông qua các hoạt động phát triển thể chất hàng ngày và các hoạt động khác để chúng ta đúc kết lại những giải pháp tốt nhất để giúp trẻ học tốt hoạt động đó. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 - 36 tháng” 2. Khảo sát thực trạng: Đầu tháng 9 của năm học 2022-2023 tôi được phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 tháng D1 nơi tôi công tác, với số lượng là 23 cháu. Qua khảo sát thực tế khi thực hiện đề tài tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi * Đối với trẻ: Khi cô tổ chức các hoạt động thể chất các bài vận động cơ bản và các trò chơi vận động trẻ có sự hứng thú tham gia. Biết lắng nghe sự hướng dẫn của cô. * Đối với bản thân: Bản thân tôi rất yêu trẻ và đặc biệt rất yêu thích hoạt động phát triển thể chất. - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và phòng giáo dục đào tạo huyện ba vì để tôi thực hiện tốt công tác chuyên môn và đã được tham gia các chuyên đề về hoạt động phát triển thể chất của nhà trường, và của huyện triển khai. * Cơ sở vật chất: Lớp học rộng rãi thoáng mát. - Nhà trường có khu vui chơi vận động. - Nhà trường có phòng thể chất cho trẻ hoạt động. 3/21
  5. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng - Ban giám hiệu luôn quan tâm đến công tác giảng dạy của giáo viên nên đã trang bị đồ dùng đồ chơi cho lớp: Máy chiếu, ti vi, loa, đàn và các đồ dùng học để thu hút trẻ trong hoạt động thể chất. * Phụ huynh: Phụ huynh luôn quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ nên phụ huynh đã tự tâm ủng hộ rất nhiều nguyên liệu để cô có thể làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho hoạt động dạy cho trẻ. b. Khó khăn: * Đối với trẻ: Kỹ năng tập các bài tập phát triển chung với các bài vận động cơ bản còn hạn chế. - Một số trẻ đến trường còn nhút nhát, còn lúng túng với các hoạt động cơ bản chưa tích cực vận động. * Đối với cô: Đồ dùng dạy học sáng tạo, trong hoạt động còn hạn chế. - Chưa có đầy đủ dụng cụ phát triển thể chất tự tạo đồ dùng đồ chơi các trò chơi vận động và chơi tại góc vận động. * Cơ sở vật chất: Còn nhiều thiếu thốn như chưa có máy tính, máy chiếu riêng của lớp. * Đối với phụ huynh: Nhận thức của một số phụ huynh còn chưa thực sự hiểu về phát triển thể chất, mà chỉ muốn con đi học học được các hoạt động ở lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ, coi trọng việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này nói chung và đặc biệt là họ cũng chưa thấy tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ qua hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ nên việc cho trẻ làm quen với hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. * Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài. + Về đồ dùng: Số lượng đồ dùng của lớp như đồ dùng sáng tạo trong các hoạt dạy còn hạn chế còn chưa đẹp và phong phú theo sự kiện, theo tháng. Chủ yếu là đồ dùng nhà trường trang bị nhưng đã bị cũ và lâu năm + Về khả năng của trẻ: Trước khi thực hiện đề tài tôi đã dạy trẻ tập các bài tập phát triển chung, các vận động cơ bản nhưng đa số trẻ tập chưa đúng, chưa chuẩn các động tác và trẻ thực hiện các vận động cơ bản còn nhút nhát, không tự tin. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. Năm học 2022 -2023, tôi được phân công phụ trách lớp nhà trẻ 24-36 tháng D1 với tổng số là 23 cháu. Qua điều tra thực tế về tính tích cực vận động của trẻ trong lớp tôi, tôi nhận thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: 4/21
  6. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng Số trẻ Số TT Nội dung Tỉ lệ chưa Tỉ lệ trẻ đạt đạt 1 Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi 23/23 100% 0 0% 2 Trẻ hứng thú 13/23 56,5% 10/23 43,5% 3 Kỹ năng tập vận động 12/23 52% 11/23 48 % 4 Trẻ mạnh dạn, tự tin 10/23 43,5% 13/23 56,5% =>Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, thuận lợi và khó khăn trên tôi đã suy nghĩ và tìm tòi ra các giải pháp giúp trẻ học tốt trong hoạt động thể chất như sau: 3. Những biện pháp thực hiện. * Biên pháp 1 : Xây dựng kế hoạch tháng. * Biện pháp 2 : Bồi dưỡng kiến thức nâng cao nghiệp vụ sư phạm. * Biện pháp 3 : Xây dựng môi trường học tập và làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho hoạt động . * Biện Pháp 4 : Giải pháp giúp trẻ vận động tích cực trong hoạt động phát triển thể chất. * Biện pháp 5 : Rèn luyện giáo dục thể chất cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và các hoạt động khác. * Biện pháp 6 : Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. 4. Biện pháp thực hiện từng phần. 4.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tháng. Tháng Tên vận động cơ bản Trò chơi vận động Đi trong đường ngoằn nghèo Bóng tròn to 9 Đi có mang vật trên tay Lộn cầu vồng Bò trong đường hẹp Bắt bóng bay 10 Chạy theo hướng thẳng Ném bóng vào bể Bò theo hướng thẳng Trời nắng trời mưa 11 Bật tại chỗ Dung dăng dung dẻ Đi bước qua gậy kê cao Đập bóng bằng vợt 12 Bật xa bằng hai chân Bong bóng xà phòng Bò trong đường ngoằn nghèo Hái quả 1 Bò chui qua cổng Gieo hạt Nhún về phía trước Gà trong vườn rau 5 Bật qua vạch kẻ Con bọ dừa 5/21
  7. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng Ném trúng đích Bắt bướm 6 Tung bóng qua dây Cáo ơi ngủ à Bước lên xuống bục cao 15cm Tín hiệu đèn giao thông 7 Trườn qua vật cản Ô tô và chim sẻ Tôi đã kết hợp với các đồng chí trong tổ xây dựng ngân hàng nội dung, kế hoạch tháng rõ ràng và đưa các bài vận động cơ bản từ dễ đến khó để cho trẻ làm quen dần, rồi gửi ban giám hiệu duyệt để thực hiện một cách khoa học nhất. Không chỉ lựa chọn bài tập vận động cơ bản mà tôi còn luôn chú ý các trò chơi kết hợp sao cho phù hợp bổ trợ lẫn nhau, trò chơi phải thu hút được nhiều trẻ tham gia, các trò chơi vận động có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ. Trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển vận động phù hợp và hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non. Hiểu được điều đó nên tôi luôn quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa. Ví dụ: Tháng 9 tôi đưa vận động cơ bản: Đi trong đường ngoằn nghèo. tôi đã đưa trò chơi vận động bóng tròn to. Đó là vận động dễ và trò chơi cũng dễ để trẻ dễ thực hiện được vận động. Tôi đã tìm tòi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề để đưa vào bài dạy. Ví dụ như trò chơi “Lộn cầu vồng” Ví dụ: Ở tháng 12 tôi đưa vận động cơ bản: Đi bước qua gậy kê cao. Tôi đưa trò chơi vận động đập bóng bằng vợt. Ví dụ: Ở tháng 4 tôi đã đưa vận động cơ bản: Ném trúng đích. Tôi đã đưa trò chơi vận động bắt bướm vào bài dạy. Với vận động và trò chơi vận động này mức độ khó tăng hơn so với tháng 9. Với những bài vận động và trò chơi vận động rõ ràng ở các tháng giúp tôi chủ động chuẩn bị bài kỹ và đầy đủ trước khi lên lớp. 4.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Qua thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, tôi thấy còn gặp nhiều khó khăn, trẻ tiếp thu bài còn chậm, còn hạn chế, chưa phát huy được tính tích cực và sự hứng thú của trẻ và để nâng cao chất lượng giảng dạy tốt ở hoạt động này, trong quá trình đứng lớp với lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ tôi không ngừng học hỏi các đồng nghiệp đi trước có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, và tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Ti vi, báo tạp chí, mạng Internet, tranh ảnh. Hơn nữa tôi còn cố gắng trong quá trình tự học, tự làm đồ dùng, đồ chơi, để phục vụ cho các trò chơi vận động. 6/21
  8. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng Ví dụ: Qua tài liệu, sách báo, Internet tôi đọc và tìm hiểu thêm được các phương pháp dạy học sáng tạo và mới hơn và tôi tìm các hình ảnh động trên mạng Internet và Downloads về để dạy, dẫn dắt trẻ vào bài. Và đặc biệt hơn là tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch chuyên đề về hoạt động phát triển thể chất do trường tổ chức, và còn được lắng nghe ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng chí giáo viên đặc biệt là các đồng chí ban giám hiệu nhà trường, và đưa ra thống nhất khi về lớp của mình tôi đã vận dụng được những kiến thức đã học được từ chuyên đề. Ví dụ: Tôi còn học hỏi các đồng nghiệp qua các lần tổ chức thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, dự giờ chéo giáo viên, những kinh nghiệm thực tế để đạt hiệu quả cao. Từ các đồng nghiệp trong trường, dự chuyên đề của sở, của huyện tôi đã đúc rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế và tôi đã áp dụng rất thành công. 4.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập và làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho hoạt động. - Đối với trẻ ở lứa tuổi này thì đồ chơi phải to, đẹp, rõ ràng, phù hợp gần gũi thực tế của trẻ, các đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với mỗi bài dạy. Hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi tôi luôn thu thập, sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu từ phụ huynh để làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho hoạt động như các loại gỗ bỏ, vỏ hộp, vỏ hộp sữa, kẹo, hộp thạch, xốp màu, vải vụn, bông, len…. Ví dụ: Ở vận động cơ bản: Bò trong đường hẹp, Đi trong đường ngoằn ngoèo tôi đã dùng những mẩu gỗ bỏ và những đinh vít để làm nên đường hẹp và đường ngoằn ngoèo. Đi trong đường ngoằn ngoèo Bò trong đường hẹp Cách làm: Tôi lấy thước và đo những mẩu gỗ đó có chiều dài bằng nhau sau đó tôi dùng cưa cắt những mẩu gỗ đó và tôi lấy ốc vít các đầu của mẩu gỗ lại với nhau khi dạy vận động bò trong đường hẹp tôi sẽ làm những mẩu gỗ đó thẳng ra và cho trẻ bò. Còn đến vận động đi trong đường ngoằn nghèo thì tôi lại làm những mẩu gỗ đó thành ngoằn ngoèo, song tiết dạy tôi có thể gấp những mẩu gỗ gọn lại và cất với cách làm trên tôi thấy rất tiện và gọn cho các hoạt động dạy. Để gây được sự chú ý, ham hiểu biết, thích thú của trẻ thì đồ dùng làm ra phải đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ cao và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng. 7/21
  9. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng Với mỗi bài dạy đồ dùng phải khác nhau để trẻ không nhàm chán và gây được sự chú ý thích thú của trẻ. Từ đó mới có thể đạt được giờ học có kết quả cao. Ví dụ: Ở tháng 4 với bài vận động cơ bản: Ném trúng đích. Tôi dùng vải bông vụn màu vàng, đỏ, xanh làm thành những bao cát cho trẻ hoạt động. * Cách làm: Tôi dùng kéo và phấn đo và cắt mảnh vải bông màu vàng, đỏ, xanh cắt thành những hình chữ nhật rồi lấy cát khô để vào trong và lấy kim khâu kín lại. Khi trẻ thực hiện vận động ném trúng đích trẻ biết lấy những bao cát màu theo yêu cầu của cô từ đó trẻ còn biết phân biệt màu sắc qua vận động ném trúng đích. Với những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàng ngày và từ phụ huynh tôi đã làm ra những đồ dùng sáng tạo rất là phong phú và đẹp mắt phù hợp với mỗi tháng và nội dung mỗi bài dạy của mình. Từ đó đã gây được sự chú ý và phát huy tính tích cực của trẻ tham gia các hoạt động trong bài cùng với cô và trẻ thực hiện rất là tốt đã tạo lên một giờ học sôi nổi đạt kết quả cao. Đặc biệt đã gây được sự chú ý và quan tâm của phụ huynh nhiều hơn đến mọi hoạt động nói chung và hoạt động giáo dục thể chất nói riêng. 4.4. Biện pháp 4 : Biện pháp kích thích trẻ tích cực vận động. a. Giúp trẻ thoát khỏi suy dinh dưỡng: Để trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng trong các bữa ăn của trẻ tôi đã sắp xếp những trẻ bị suy dinh dưỡng ngồi một bàn và thường xuyên quan tâm đến những trẻ đó và thường những trẻ đó ăn rất ít thịt và hầu như là không ăn thịt với những trẻ đó mỗi hôm tôi sẽ cho trẻ ăn ít một dần dần trẻ sẽ ăn quen và sẽ thường xuyên ăn thịt. Từ đó trẻ thoát khỏi suy dinh dưỡng sẽ khỏe mạnh và tham gia tích cực vào hoạt động phát trển thể chất. b. Nghệ thuật trong giờ học phát triển vận động. Thể chất là một hoạt động học không giống như các hoạt động khác vì hoạt động này là một hoạt động rất là khô khan, đồ dùng thì ít thẩm mỹ. Vì vậy để giờ học có chất lượng, đạt kết quả cao thì nghệ thuật giảng dạy của giáo viên là yếu tố quyết định, giáo viên có nghệ thuật giảng dạy, có giọng nói dứt khoát, rõ ràng, chậm dãi và nói có nghệ thuật biết điểm nhấn của mỗi phần trong bài dạy để gây được sự chú ý của trẻ, từ đó sẽ gây được hứng thú cho trẻ học bài tích cực hơn. Để bài dạy đạt hiệu quả cao và tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động thì trước hết tôi lựa chọn một số hình thức: 8/21
  10. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng Phần khởi động tôi sử dụng nhạc nhanh chậm cho trẻ đi, sau khi sử dụng hình thức này tôi thấy trẻ đi rất đúng và hứng thú. Phần vào bài để tạo hứng thú cho trẻ tôi đã sử dụng hình thức trò chơi, và cho trẻ xem hình ảnh. Và khi trẻ học xong vận động cơ bản tôi sử dụng các trò chơi vận động mới để tránh sự nhàm chán của trẻ. Ví dụ1: Ở bài “Chạy theo hướng thẳng” bắt đầu vào bài tôi sử dụng trò chơi “đồng hồ quả lắc” để gây sự hứng thú cho trẻ giúp trẻ có sự tập chung vào bài dạy, và tôi đã kết hợp trò chơi vận động ném bóng vào bể với trò chơi này trẻ vừa học vận động “ném trúng đích” xong trẻ được chơi trò chơi này trẻ rất hứng thú và tích cực và thích chơi. Ví dụ 2: Ở bài vận động cơ bản “Đi bước qua gậy kê cao” tôi lựa chọn vào bài bằng hình thức cho trẻ xem các Silde hình ảnh PowerPoint về các đồ dùng trong gia đình sau đó dẫn dắt vào bài, dạy xong vận động cơ bản tôi cho trẻ chơi trò chơi vận động “ Đập bóng bằng vợt”, tôi treo những quả bóng màu, đỏ, vàng lên cao và tôi mở nhạc bóng đá nước ngoài sôi động lần 1 trẻ sẽ đập bóng tự do, lần 2 trẻ sẽ đập bóng theo yêu cầu của cô là vợt màu đỏ thì đập vào bóng màu đỏ, vợt màu vàng thì đập bóng màu vàng sau khi học vận động cơ bản xong trẻ được chơi trò chơi này trẻ rất thích và hứng thú, qua trò chơi này trẻ còn nhận biết phân biệt được màu. Ở mỗi tháng tôi cần nghiên cứu để đưa các bài tập vào sao cho phù hợp với mỗi tháng và việc lựa chọn bài tập phát triển chung để hỗ trợ cho bài vận động là rất cần thiết vì vậy tôi cũng phải lựa chọn một số bài tập phát triển chung sao cho phù hợp với mỗi bài vận động cơ bản ở mỗi tháng khác nhau. Ví dụ1: Ở bài vận động cơ bản “Đi có mang vật trên tay” ở tháng 9 tôi lựa chọn và đưa bài tập phát triển chung: Tay, bụng, chân, bật như động tác tay là giơ tay lên cao, động tác chân nhún người xuống, động tác bụng cúi gập người, động tác bật là bật chụm tách chân. Khi tập bài tập phát triển chung thì tôi hô to và dứt khoát không dề dà cho trẻ tập và khi trẻ tập thi tôi làm những quả bông bằng dây kim tuyến cho trẻ tập giúp trẻ có hứng thú hơn khi tập. Ví dụ 2: Ở bài “Bật xa bằng hai chân” ở tháng 12 tôi lựa chọn và đưa bài tập phát triển chung: Tay, lườn, chân, bật, với động tác tay thì tôi lại tập là hai tay dang ngang, động tác chân thì ngồi xuống đứng lên, động tác bật bật người lên cao Tạo sự hứng thú trong bài dạy các đồ dùng dạy trẻ phải đẹp, gần gũi hấp dẫn trẻ 9/21
  11. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng Ví dụ: Trong vận động cơ bản: Đi bước qua gậy kê cao tôi sử dụng những mẩu gỗ bỏ đóng thành gậy kê cao 5cm nhưng gậy đó tôi dùng giấy màu trang trí làm nổi bật và bắt mắt trẻ nên trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động. Còn ở các trò chơi vận động thì tôi cho những trò chơi mới phù hợp với sự kiện của các tháng, và tôi sử dụng và tôi sử dụng nhạc nhanh chậm kết hợp để trẻ chơi trò chơi. Ví dụ: Ở trò chơi vận động “Bắt bướm” tôi đã sử dụng nhạc nhanh thì đưa tay nhanh, và nhạc chậm thì đưa tay chậm để trẻ chơi. Sau khi thực hiện trò chơi này tôi thấy trẻ rất thích và hứng thú chơi. Với những cách vào bài khác nhau giúp cho trẻ không nhàm chán ở những bài học sau mà như vậy đã giúp trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động hơn. Và sự tìm tòi lựa chọn các bài tập phát triển chung sao cho phù hợp với các bài vận động cơ bản cũng giúp cho trẻ làm quen dần với các động tác cơ bản để chuẩn bị cho bài vận động cơ bản được nhẹ nhàng giúp cho trẻ không bị đột ngột từ đó đã giúp cho trẻ hứng thú hoạt động hơn. Và sự lựa chọn các bài vận động cơ bản phù hợp với mỗi tháng cũng giúp cho trẻ đi sâu vào các chủ đề hơn và cho trẻ làm quen dần với các bài học với độ khó tăng dần từ đó đã giúp cho trẻ làm quen với các bài tập dễ ràng hơn và với sự lồng ghép tích hợp mang tính chất trò chơi giúp cho trẻ hứng thú cùng nhau tham gia vào hoạt động hơn và giúp cho trẻ nhận biêt màu, sự to nhỏ khác nhau, phân biệt giới tính, các loại rau, các lọai củ….từ đó giờ học đã đạt được kêt quả rất là cao. Với những trò chơi vận động phù hợp mỗi bài vận động cơ bản cũng đã giúp cho trẻ hoạt động khá tích cực và thích thú. Sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy đã giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ, tính tò mò và ham hiểu biết của trẻ nhiều hơn. Từ những hình ảnh rõ nét, phong phú và những tìm tòi sáng tạo của cô giáo trong các bài học khác nhau với cách hướng trẻ vào bài nhẹ nhàng, gần gũi, lồng ghép các hoạt động tích hợp phù hợp với mỗi bài dạy đã gây được sự chú ý, tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ đã giúp cho giờ học luôn đạt được kêt quả cao và đặc biệt giúp trẻ ghi nhớ các bài tập, các động tác đã được học lâu hơn. c. Phát triển ngôn ngữ: Việc phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thể dục. Khi trẻ thực hiện các vận động xong tôi thường hỏi trẻ tên bài vận động cơ bản, tên trò chơi vận 10/21
  12. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng động tôi sẽ cho trẻ nói nhiều để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thể chất. d. Quan tâm đến tất cả các cháu: Ngoài ra trong giờ học tôi còn quan tâm, chú ý đến từng cháu một đặc biệt những trẻ mà chậm phát triển, suy dinh dưỡng, những trẻ nhút nhát. Để trẻ có thể theo kịp kiến thức và kỹ năng mà cô đưa ra. Qua các biện pháp trên tôi thấy trẻ của lớp tôi rất hứng thú và tích cực tham gia vào tiết học, trẻ sẽ phát triển được ngôn ngữ và mọi trẻ đều được quan tâm. 4.5. Biện pháp 5: Rèn luyện giáo dục thể chất cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và các hoạt động khác. Ở lứa tuổi này trẻ mau nhớ chóng quên và sự phát triển của trẻ thì không đồng đều, một số trẻ thì phát triển tốt nhưng ngược lại thì một số trẻ còn nhút nhát, thụ động. Tôi đã suy nghĩ làm thế nào để tạo ra được một môi trường thuận lợi cho trẻ được làm quen và phát triển hoạt động này được tốt hơn ở mọi lúc, mọi nơi và ở một số hoạt động khác, vì hoạt động này giúp trẻ phát triến tốt về sức khỏe, sức lực và sự phát triển về dáng vóc, nhân cách con người. Ngoài giờ học ra thì trong giờ đón trẻ tôi cho trẻ chơi với trò chơi: Nu na nu nống để luyện cơ tay cho trẻ. Trong giờ thể dục sáng tôi cho trẻ tập các động tác mà tôi đã lựa chọn cho các tháng và kết hợp với nhạc để cho trẻ tập các động tác sẽ gây được hứng thú cho trẻ tập hơn. Để giờ học được sôi nổi hơn thì trong các giờ chơi hoạt động góc tôi có thể gợi ý hướng dẫn trẻ chơi và đặc biệt ở hoạt động góc tôi xây dựng góc vận động phong phú và đa dạng tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp thu bài được tốt hơn và đặc biệt là tôi luôn quan tâm đến những trẻ nhút nhát, trẻ suy dinh dưỡng. Tôi xây dựng kế hoạch theo từng tháng, có nhiều đồ dùng tự tạo đẹp. Để kích thích trẻ tham gia thực hiện tốt các bài tập. Ngoài ra trò chơi vận động trong hoạt động thể dục tôi còn cho trẻ chơi các trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời. (Ví dụ: Như trò chơi lộn cầu vồng, bóng trong to, hay trò chơi ô tô và chim sẻ. Trong các hoạt động học có chủ đích khác để luôn kích thích những trẻ yếu kém về thể lực, nhút nhát được tích cực tham gia hoạt động trong mọi hình thức. Qua các bài vận động như vậy giúp trẻ mạnh dạn tự tin và có một sức khỏe tốt hơn. Vào hoạt động buổi chiều tôi cho trẻ tập các động tác theo nhóm và nhún nhảy theo nhạc và có thể tập các động tác cơ bản theo nhạc thể dục Erobic và 11/21
  13. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng lồng ghép tích hợp các hoạt động như, âm nhạc ….. để luyện sự khéo léo của đôi tay và chân. Qua hoạt động mọi lúc mọi nơi trẻ hoạt động rất thoải mái không bị gò ép giúp trẻ tự tin tập các vận động. 4.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Gia đình là cái nôi nâng đỡ trẻ mang trẻ đến với sự kỳ diệu của cuộc sống, là môi trường thuận lợi và góp phần rất lớn trong việc giáo dục trẻ nói chung và phát triển vận động cho trẻ nói riêng. Vì thế việc tuyên truyền hoạt động phát triển vận động cho trẻ đến từng phụ huynh là điều rất cần thiết đặc biệt là với các phụ huynh có con hạn chế về sự vận động. Để dạy tốt được hoạt động này khi tôi được nhận lớp học, tôi đã xây dựng một góc tuyên truyền ngoài cửa lớp để tuyên truyền với phụ huynh về các bài vận động trong tuần, tháng, tôi xây dựng mục tiêu và gắn lên bảng tuyên truyền để phụ huynh khi đưa con đến lớp có thể biết được con mình được học những gì ở lớp và từ đó phụ huynh sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trẻ ở lớp được học những gì. Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tỷ lệ bán trú của trẻ tại lớp mình để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, khi trẻ được ăn ngủ tại lớp có giờ giấc, có điều độ thì sự phát triển của trẻ về mọi mặt đều tốt hơn (Ăn ngủ đúng giờ, có nề nếp tốt, có sức khỏe tốt…) Và đặc biệt phối kết hợp giữa giáo viên, nhân viên nhà bếp và phụ huynh để làm sao nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ để giúp cho trẻ phát triển. Tôi tuyên truyền với phụ huynh về một số đồ dùng học tập phục vụ cho trẻ còn thiếu, còn hạn chế để tuyên truyền đến với phụ huynh đóng góp hỗ trợ mua thêm một số đồ dùng trong góc vận động như (Băng đĩa thể dục thể thao, cổng chui, bóng to…) ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh quyên góp nguyên vật liệu, phế liệu để làm mộ số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho tất cả các hoạt động khác. VD: Gỗ, vải vụn, bông vụn, chai, lọ nhựa, lon bia, lon nước ngọt. Qua góc vận động tôi tuyên truyền với phụ huynh các đồ dùng làm từ giấy bọc hoa, hộp kẹo, hộp thạch …. tự tạo rất là đẹp mắt để phụ huynh tích cực tham gia giáo dục trẻ về sức khỏe, thể lực cho trẻ cùng với giáo viên. Tôi luôn trao đổi với phụ huynh về khả năng tiếp thu bài của trẻ cũng như về sức khỏe, thể lực của trẻ qua mỗi bài dạy, để gia đình có những biện pháp khắc phục phù hợp với mỗi trẻ. Với những cách tuyên truyền như vậy trong một năm học vừa qua tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi đã giảm được 100% so với đầu năm. Từ phụ huynh 12/21
  14. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng đã đóng góp hỗ trợ mua được một số đồ dùng học tập tương đối đầy đủ để phục vụ vào các hoạt động cho trẻ đạt được kết quả cao. Từ những nguyên vật liệu, phế liệu mà phụ huynh đóng góp với những suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo tôi đã làm được một số đồ dùng sáng tạo phục vụ cho một số các hoạt động được ban giám hiệu đánh giá sáng tạo, khoa học sư phạm và ứng dụng đạt được kết quả cao. Với lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn tích cực tìm tòi, suy nghĩ làm đồ dùng sáng tạo đẹp gần gũi với trẻ để tạo cho trẻ có những hứng thú, thích vận động cùng với cô qua các bài vận động trong mỗi tháng khác nhau. Từ đó tạo cho trẻ có một thói quen, nề nếp và tạo cho trẻ có một sức khỏe tốt, một tác phong con người khỏe, đẹp ngay từ tuổi này của trẻ. 5. Kết quả thực hiện được sau khi thực hiện. Qua một năm thực hiện đề tài với các biện pháp trên tôi thấy mình đạt được kết quả khả quan. Được phụ huynh tin tưởng và ủng hộ rất nhiệt tình, thu gom được rất nguyên vật liệu từ phụ huynh để phục vụ cho trẻ trong các hoạt động. Cuối năm tôi được nhà trường đánh giá là một giáo viên có nghệ thuật giảng dạy tốt, có nhiều đồ dùng sáng tạo đẹp. Thực tế khảo sát cuối năm với tổng số trẻ là 23 cháu, cho thấy tôi đã có những thành công. Khảo sát đầu Khảo sát So sánh năm cuối năm TT Nội dung đánh giá Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tăng Giảm Số trẻ % trẻ % % % 1 Tỷ lệ trẻ SDD và thấp 0 0% 0 0 0% còi 2 Trẻ hứng thú 13/23 56,5% 23/23 100 43,5% % 3 Kỹ năng tập vận 12/23 52% 22/23 95,6 43,6% động. % 4 Trẻ mạnh dạn , tự tin. 10/23 43,5% 22/23 95,6 52,1% % 13/21
  15. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Quá trình thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 - 36 tháng”. Hoạt động thể chất là một trong những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thể lực, sự nhanh nhẹn và khéo léo cho trẻ. Qua một năm tìm hiểu các biện pháp để giúp trẻ học tốt hoạt động thể chất tôi đã thấy trẻ của lớp tôi bước đầu còn có những trẻ suy dinh dưỡng nhưng qua tìm tòi và sự chăm sóc của tôi trẻ của lớp tôi đã thoát khỏi suy dinh dưỡng. Còn trong hoạt động thể chất từ những trẻ nhút nhát không mạnh dạn tự tin để tập các bài tập phát triển chung, tập các bài vận động cơ bản, các trò chơi vận động đến bây giờ trẻ lớp tôi rất mạnh dạn tự tin, nhanh nhẹn khéo léo và có kỹ năng tốt tập các vận động cơ bản các bài tập phát triển chung… 2. Khuyến nghị. Với cấp trên: Kính mong các cấp lãnh đạo luôn mở các lớp tập huấn chuyên đề để cho giáo viên chúng tôi trong các trường mầm non luôn có cơ hội để được đi học hỏi, mở mang kiến thức thêm cho bản thân mình đặc biệt là các chuyên đề về hoạt động phát triển vận động. Với nhà trường: Kính mong BGH nhà trường sẽ trang thiết bị thêm đồ dùng về hoạt động thể chất nói riêng và các hoạt động khác nói chung được nhiều thêm và nâng cao hơn nữa, tổ chức nhiều hội thao giảng hơn nữa để giáo viên trong nhà trường có được nhiều cơ hội để học hỏi các đồng nghiệp giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc giáo dục. Về giáo viên: Phải luôn năng động, sáng tạo trong việc làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho các hoạt động. Tìm tòi các nội dung tích hợp cũng như sự sáng tạo trong mọi hoạt động làm sao cho hoạt động không khô khan, nhàm chán để kích thích khả năng hoạt động và hứng thú tham gia vào bài. Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 tháng” của tôi nghiên cứu và thực hiện trong năm học này và những năm tiếp theo. Bản thân tôi sẽ cố gắng tự học hỏi nhiều hơn nữa để tìm ra nhiều biện pháp tốt nhất để nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ cao hơn nữa. Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi tự viết, không sao chép nội dung của người khác 14/21
  16. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng ẢNH MINH HỌA CÁC BIỆN PHÁP Đi dự chuyên đề do nhà trường tổ chức (biện pháp 2) 15/21
  17. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng Đi trong đường ngoằn ngoèo Bò trong đường hẹp (Biện pháp 3) Hình ảnh trẻ trong giờ ăn (biện pháp 4) 16/21
  18. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng Trẻ học vận động đi bước qua gậy kê cao (biện pháp 4) Hình ảnh trò chơi vận động bắt bướm (biện pháp 4) 17/21
  19. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng Hình ảnh trẻ chơi trò chơi nu na nu nống (biện pháp 5) Trẻ tập thể dục buổi sáng Trẻ chơi ở góc (Biện pháp 5) 18/21
  20. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng Trẻ chơi trò chơi vận động ôtô và chim sẻ hoạt động ngoài trời (biện pháp 5) Hình ảnh trẻ tập thể dục erobic biện pháp 5 ( Trang 12) 19/21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2