Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non Trực Đại
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non Trực Đại" được hoàn thành với các biện pháp như: Tăng cường nhận thức cho giáo viên, phụ huynh về tình trạng thừa cân và tầm quan trọng của công tác phòng chống thừa cân; Tổ chức can thiệp sớm khi có dấu hiệu thừa cân ở trẻ; Phối hợp với các bậc cha mẹ để giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ tại gia đình;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non Trực Đại
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRỰC NINH (TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN) TRƯỜNG MẦM NON TRỰC ĐẠI (TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN) BÁO CÁO SÁNG KIẾN BÁO CÁO BIỆN PHÁP (Tên sáng kiến) PHÒNG CHỐNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRỰC ĐẠI Lĩnh vực: 02/MN Tác giả:................................................................... Tác giả: Trần Thị Bình Trình độ chuyên môn:........................................... Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ:................................................................. Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác:................................................................... Nơi công tác: Trường mầm non Trực Đại THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . năm . . . . . Trực. Ninh, .ngày .15 .tháng .5. . . . . . .2021 . . . . . . . . . . . . . . . . .
- 2 THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP 1. Tên biện pháp: Phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non Trực Đại. 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: 0 2 / M N 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05 tháng 9 năm 2020 đến ngày 10 tháng 5 năm 2021 4. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Bình Năm sinh: 1988 Nơi thường trú: Xã Trực Đại - Huyện Trực Ninh - Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non Trực Đại Điện thoại: 0973013366 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Trực Đại Địa chỉ: Xóm Cường Hải - Xã Trực Đại - Huyện Trực Ninh - Tỉnh Nam Định Điện thoại: .............................................................................................
- 3 BÁO CÁO BIỆN PHÁP I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA BIỆN PHÁP Chúng ta ai cũng biết dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và bệnh tật của con người, đặc biệt là đối với trẻ em. Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ phát triển nhanh về thể chất và hoàn thiện hơn về mặt trí tuệ và nhân cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng làm sao để cho cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh được bệnh tật là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Trong những năm gần đây, nền kinh tế ở các nước phát triển mạnh nên đời sống người dân được nâng cao. Chất lượng bữa ăn của trẻ được đặc biệt chú trọng nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ. Kéo theo đó, nhiều nước trên thế giới và khu vực đang phải đối mặt với tình trạng “gánh nặng kép” của bệnh dinh dưỡng đó là thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng. Trong đó, thừa cân và béo phì là cửa ngõ của nhiều bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh mạch vành và một số bệnh khác… Tại Việt Nam, đời sống ngày càng được cải thiện rõ rệt, trẻ em ít vận động hơn, ít thời gian chơi và hoạt động ngoài trời thay vào đó là xem tivi, điện thoại và các thiết bị điện tử khác làm cho tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ gia tăng. Theo số liệu giám sát dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng năm 2019, tỉ lệ TC - BP của trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta là 6,1 %. Thực trạng sức khỏe trẻ ở trường mầm non Trực Đại sau 4 tháng nghỉ tránh dịch ở nhà vào cuối năm học 2020- 2021tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì tăng rõ rệt. Điều này đã làm dấy lên lo ngại đến sự phát triển lâu dài của trẻ về sức khỏe, tuổi thọ, tình trạng béo phì đến khi trưởng thành cũng như các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Chính vì những lí do trên và để có thêm thông tin, số liệu về tỉ lệ thừa cân cho trẻ, qua đó làm cơ sở cho các biện pháp chăm sóc, cân đối dinh dưỡng, phòng và điều trị cho trẻ béo phì ở các trường mầm non Trực Đại, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non Trực Đại.”
- 4 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Trường mầm non Trực Đại nhiều năm liền đã thực hiện tốt công tác bán trú với tỉ lệ trẻ ăn bán trú ở trường khá cao đạt 98,7%. Nhà trường xác định nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Xác định được tầm quan trọng đó và thực trạng hiện nay ở trường đã có một số trẻ đang có nguy cơ béo phì và béo phì. Bản thân là nhân viên nuôi dưỡng, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ cần phải làm như thế nào để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất và để chăm sóc cho những trẻ đang bị béo phì và trẻ có nguy cơ béo phì ở trường, nhằm giúp các cháu có một cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, khỏe mạnh, nhanh nhẹn tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện về mặt nhân cách và trí tuệ trong tương lai. 1.1. Thuận lợi - Trong những năm gần đây cơ sở vật chất về công tác nuôi dưỡng đã được nhà trường đặc biệt quan tâm và trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. - Bếp ăn được quy hoạch và thực hiện theo quy trình bếp một chiều, được cấp giấy chứng nhận cơ sở nấu ăn đảm bảo an toàn thực phẩm. - Đội ngũ giáo viên, nhân viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. - Bản thân tôi luôn tích cực học tập bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nuôi dưỡng. 1.2. Khó khăn - Một số phụ huynh thường cưng chiều con quá mức trong việc ăn uống do ảnh hưởng từ tâm lý trẻ em mập mạp sẽ đáng yêu hơn. - Đại đa số phụ huynh chưa có kiến thức về nhu cầu năng lượng cần thiết cho trẻ trong ngày. - Phần nhiều phụ huynh chưa hiểu biết về căn bệnh béo phì và các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe từ căn bệnh này. * Khảo sát thực trạng
- 5 Ngay từ đầu năm học 2020 - 2021 tôi đã tiến hành điều tra dưới sự giúp đỡ của đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách về công tác nuôi dưỡng, để theo dõi và tổng hợp kết quả cân đo của trẻ. Tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng số trẻ Trẻ phát triển Trẻ SDD thể Trẻ thừa cân Trẻ béo phì được theo dõi bình thường nhẹ cân ( Nguy cơ béo biểu đồ cân phì) nặng 798 753 = 94,4% 16 = 2% 17 = 2,1% 12 = 1,5% 1.3. Tác hại của thừa cân, béo phì. Đối với trẻ em béo phì thì đều trở thành người lớn béo phì, nên đều có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh mạch vành và một số bệnh ung thư… Trẻ em béo phì thường xuyên có cảm giác kém cỏi, tự ti, mặc cảm nên chúng hạn chế giao lưu, tiếp xúc với các bạn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và nhiều mặt khác. 1.4. Nguyên nhân * Nghề nghiệp của cha mẹ với thừa cân Một trong những yếu tố mà có thể tác động đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu đó là nghề nghiệp của bố mẹ. Nghiên cứu đã thống kê được một số ngành nghề của bố mẹ và cho kết quả thống kê sau: ( Khảo sát trên 276 phụ huynh) Thừa cân Bình thường Nghề nghiệp SL % SL % Công nhân, viên chức, kinh doanh 71 25,4 155 56,1 Nông dân, ngành nghề khác 26 9,5 24 8,7 Kết quả khảo sát cho thấy nghề nghiệp của bố mẹ là công nhân, viên chức, kinh doanh có tỷ lệ thừa cân cao gấp 2,37 lần trẻ có bố mẹ là nông dân, ngành nghề khác. Lý giải tỉ lệ này tôi thấy, những trẻ bố mẹ có nghề nghiệp ổn định, thu nhập tốt sẽ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho con cao hơn những bố mẹ ở ngành nghề tự
- 6 do. Từ đó, trẻ sống trong những gia đình này có tỉ lệ thừa cân cao hơn những trẻ còn lại. * Sở thích ăn uống của trẻ thừa cân ( Khảo sát trên 276 phụ huynh) Thừa cân Bình thường Sở thích của trẻ SL % SL % Đồ ngọt, thức uống có ga, đồ ăn nhanh… 75 27,1 126 45,7 Sữa, rau, củ, quả 22 8 53 19,2 Tổng 97 35,1 179 64,9 Khi khảo sát sở thích ăn uống của trẻ, tôi thấy rằng có mối liên quan sở thích ăn uống với tỷ lệ thừa cân. Trong đó, các trẻ thích ăn thịt, đồ ăn nhanh, chiên xào và đồ ngọt, thức uống có ga có tỷ lệ thừa cân cao gấp 1,43 lần so với những trẻ thích ăn rau, củ hoa quả Liên quan giữa sử dụng thực phẩm giàu chất béo với sự xuất hiện thừa cân đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Trong báo cáo về tình trạng TC - BP, TCYTTG cho thấy rằng chế độ ăn giàu lipid hoặc đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng của tỉ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo thường ngon nên trẻ ăn quá nhiều mà không biết. Khi vào cơ thể các chất protid, lipid, glucid đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy không thể coi việc ăn nhiều thịt, mỡ mới gây béo mà ăn quá nhiều chất bột, đường và đồ ngọt đều có thể gây béo phì. Như vậy, rõ ràng sở thích ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng khả năng TC - BP ở trẻ vì đường dư thừa là yếu tố tạo mỡ quan trọng của cơ thể. Vì vậy khi xây dựng các biện pháp dự phòng thừa cân, cần chú ý trong việc giáo dục trẻ trong vấn đề ăn uống. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng thừa cân. * Hoạt động thể lực Những nghiên cứu trước cho thấy, trẻ thừa cân ít hoạt động thể lực hơn trẻ bình thường. Hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy nguy cơ tăng cân, thừa cân và béo phì ít hơn ở những trẻ tham gia đều đặn vào các hoạt động thể lực hiện tại với số lượng từ trung bình tới nhiều và mức độ hoạt động hàng ngày của người béo phì thấp hơn đáng kể so với người bình thường. * Thói quen sử dụng ti vi, máy tính, điện thoại và ipad
- 7 ( Khảo sát trên 276 phụ huynh) Thừa cân Bình thường Trẻ có xem phim không? SL % SL % Có 90 32,6 152 55,1 Không 7 2,5 27 9,8 Tổng 97 35,1 179 64,9 Dựa vào kết quả khảo sát cho ta thấy trẻ xem phim thường xuyên có tỷ lệ thừa cân cao gấp 2,28 lần số với nhóm trẻ không thường xuyên xem phim. Tình trạng thừa năng lượng của trẻ không chỉ do khẩu phần ăn quá nhiều mà còn do tình trạng không tham gia các hoạt động thể lực, thời gian xem ti vi, máy tính, điện thoại và ipad nhiều đã làm giảm tiêu hao năng lượng ở trẻ và tăng nguy cơ cho trẻ mắc TC - BP ở lứa tuổi này.. * Kiến thức, hiểu biết của cha mẹ về việc TC - BP ở trẻ Kết quả khảo sát trên 276 phụ huynh cho thấy: Các gia đình rất quan tâm đến cân nặng của trẻ. Không có gia đình nào không theo dõi cân nặng của con. Trong nhóm trẻ thừa cân có 19,2% thường xuyên theo dõi. Có 0,7% bà mẹ không biết tác hại của thừa cân, nhiều phụ huynh tâp chung bồi bổ cho con những bữa ăn giàu năng lượng, vì nghĩ rằng những “ Chất bổ” này sẽ giúp con khỏe mạnh hơn. Điều này vô tình kéo tăng tỉ lệ trẻ thừa cân bép phì. Hậu quả trẻ béo phì thường không đến ngay. Do đó, nhiều cha mẹ xem nhẹ tình tạng thừa cân, thậm chí còn có tâm lý chủ quan trẻ sẽ cân đối trở lại khi dậy thì. Cha mẹ cần phải dự phòng thừa cân béo phì cho trẻ ngay từ sớm để giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện và tránh được những hệ lụy sức khỏe khi trưởng thành. Kết quả nghiên cứu của tôi cũng cho thấy rằng ngòi những bà mẹ chưa có kiến thức về tác hại của thưà cân béo phì ra thì còn nhiều bà mẹ hiểu tác hại đến sức khỏe của trẻ khi trẻ bị TC - BP tuy nhiên lại không biết cho con ăn uống thế nào, thậm chí cho trẻ ăn thỏa thích. Thực ra, khi trẻ bị TC - BP sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chưa kể những tác hại sau này như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch… thì hiện tại cũng bất lợi cho trẻ do tâm lý hay những thay đổi khác. TC -
- 8 BP có ảnh hưởng tiêu cực đến thể lực, thần kinh và việc học tập của trẻ, theo đó trẻ bị TC - BP thường bị giảm sút sự chú ý, giảm hứng thú học tập do ảnh hưởng tâm lý. Trẻ mất tự tin, chán nản việc đến trường, ngại giao lưu với bạn bè, cộng đồng. Kết quả học tập của trẻ bị TC - BP cũng kém hơn trẻ bình thường. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Kiến thức về dinh dưỡng nói chung và kiến thức về thừa cân rất cần thiết cho mọi người, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý còn giúp ngăn ngừa, phòng chống các bệnh mạn tính do dinh dưỡng gây ra. Vì thế trong công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng chúng ta nên phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cũng như khuyên các bậc cha mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, giúp trẻ có thể lực và hình thành nhân cách tốt trong giai đoạn trưởng thành của trẻ. Từ những trăn trở trên, tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp “Phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non Trực Đại” để thực hiện trong năm học này như sau: 2.1. Tăng cường nhận thức cho giáo viên, phụ huynh về tình trạng thừa cân và tầm quan trọng của công tác phòng chống thừa cân. * Mục tiêu Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh là tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa cá nhân trong và ngoài nhà trường đối với công tác phòng chống thừa cân cho trẻ mầm non. * Cách thực hiện: Tham mưu với BGH nhà trường định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị khác trong nhà trường tổ chức các hội nghị về vai trò và tầm quan trọng của công tác phòng chống thừa cân, có những hội nghị mở rộng trong đó đối tượng phụ huynh và trẻ mầm non cũng được tham gia. Bởi lẽ, họ là những nhân tố góp phần tạo nên hiệu quả của công tác này. Tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phòng chống thừa cân ở trẻ cho các phụ huynh. 2.2. Tổ chức can thiệp sớm khi có dấu hiệu thừa cân ở trẻ. * Mục tiêu:
- 9 Tổ chức điều trị sớm khi có dấu hiệu thừa cân ở trẻ nhằm giải quyết triệt để vấn đề thừa cân ở trẻ, hạn chế dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn các yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. * Cách thực hiện: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo cho trẻ mầm non để từ đó có thể phát hiện sớm thừa cân ở trẻ. Điều trị kịp thời tình trạng thừa cân ở trẻ với mục tiêu mang lại kết quả trước mắt và lâu dài. Đây là việc làm nhà trường xác định có tầm quan trọng rất lớn để đem đến hiệu quả trong việc chăm sóc và phòng ngừa trẻ béo phì. Do vậy, hàng ngày giáo viên thường xuyên trao đổi tình hình trẻ ở tại trường trong giờ đón trả trẻ, kết hợp tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho trẻ béo phì ở cả gia đình và nhà trường bằng cách thay đổi dần dần chế độ ăn uống cho trẻ: Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ, thay mỡ động vật bằng dầu thực vật tuy nhiên không nên dùng quá nhiều. Cho phụ huynh biết béo phì là gì? Tác hại và nguy cơ béo phì? Nguyên nhân béo phì là do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa. Cho phụ huynh biết nên cho trẻ ăn hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, kem, sữa đặc có đường, sữa béo (vì cung cấp nhiều năng lượng), thay vào đó cho trẻ uống sữa bột tách bơ, sữa đậu nành, sữa chua.v.v. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ sau mỗi lần cân đo, kiểm tra sức khỏe trẻ. Vào đầu năm học, tiến hành cân đo, khám sức khỏe cho trẻ. Giáo viên nhập số liệu cân đo, chấm biểu đồ tăng trưởng, biểu đồ BMI để từ đó phân loại, theo dõi sức khỏe trẻ. Đối với trẻ bình thường, các giáo viên tổ chức cân đo 3 tháng/1 lần. Với những trẻ bị thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng giáo viên cân đo 1 tháng/ 1 lần. 2.3. Phối hợp với các bậc cha mẹ để giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ tại gia đình.
- 10 Đến thăm tại nhà: Đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt cũng như trong quá trình phát triển có những trở ngại khác thường, giáo viên cần đến thăm tại nhà để tìm hiểu nguyên nhân cản trở sự phát triển của trẻ. Hòm thư cha mẹ: Nhà trường đặt một hòm thư ở vị trí thuận lợi, với mục đích thu lượm các ý kiến đóng góp, những băn khoăn, những vướng mắc của các bậc cha mẹ về nuôi dạy con. Nhà trường thu thập những ý kiến đó và sắp xếp thời gian trao đổi, giải thích với các bậc cha mẹ qua trung gian là giáo viên chủ nhiệm các lớp. Hòm thư điện tử, các nhóm zalo của lớp để giáo viên và phụ huynh trao đổi trực tiếp. Tham quan: nhà trường tổ chức cho phụ huynh tham quan trường lớp, bếp ăn, các hoạt động vui chơi, sinh hoạt của trẻ, thực đơn trong ngày của trẻ ở trường và giới thiệu cho phụ huynh biết mục đích yêu cầu của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Qua đó, cha mẹ có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng cho gia đình mình đồng thời có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt hơn. 2.4. Tăng cường tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho trẻ. * Mục tiêu: Phần lớn trẻ béo phì là do dư thừa năng lượng, ít vận động. Do đó, ngoài việc thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối cần phải kết hợp cho trẻ vận động nhằm làm tiêu hao số năng lượng dư thừa đó. Thực hiện biện pháp này nhằm giúp trẻ phát triển về thể lực, tính tích cực, ham muốn vận động, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. * Cách thực hiện: Nghiên cứu kĩ đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Lựa chọn các dạng luyện tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Giáo viên cần tìm hiểu đưa các trò chơi vận động vào chương trình dạy học cho trẻ. Tăng cường sự thích thú khi chơi, bao gồm: trò chơi vận động, trò chơi dân gian, các trò chơi tự tạo.v.v.
- 11 Phụ huynh cần tăng cường cho trẻ vận động qua các bài tập thể dục sáng, tăng cường cho trẻ hoạt động qua việc giúp đỡ cha mẹ công việc nhà, tự phục vụ bản thân từ đó tạo cho trẻ thói quen tích cực hoạt động. Nghiên cứu tổ chức và tham gia các lớp học năng khiếu: Aerobic, võ thuật, múa…. Hướng dẫn cho trẻ trong quá trình tập luyện. III. HIỆU QUẢ DO BIỆN PHÁP ĐEM LẠI. 1. Hiệu quả kinh tế. 2. Hiệu quả về mặt xã hội. - Đối với giáo viên, nhân viên và phụ huynh: Đội ngũ giáo viên, nhân viên và phụ huynh đã ủng hộ rất nhiệt tình, đồng thời đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khi tôi đề xuất và yêu cầu phối hợp thực hiện. Phụ huynh ngày càng hiểu thêm những kiến thức để phòng chống cho con em mình vì biết rằng trẻ có nguy cơ béo phì có tỷ lệ bệnh rất cao. Phụ huynh và giáo viên các lớp phối kết hợp rất tốt trong việc cùng tham gia chăm sóc và giáo dục trẻ, xây dựng chế độ ăn và rèn luyện chế độ ăn riêng, chế độ luyện tập hàng ngày ở trường cũng như ở trong gia đình cho trẻ có nguy cơ béo phì và béo phì. - Đối với trẻ: Những trẻ thừa cân, béo phì và có nguy cơ béo phì, đem lại sự nhanh nhẹn, hoạt bát, giúp các cháu có một cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và linh hoạt hơn khi tham gia các hoạt động học tập và vui chơi tại trường cùng các bạn. Sau đây là kết quả mà tôi đã thực hiện và đạt được trong thời gian nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2020 - 2021.
- 12 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: - Đơn vị áp dụng: Trường mầm non Trực Đại. - Khả năng nhân rộng: Có thể áp dụng cho các trường mầm non trong huyện. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và đã gặt hái được một số thành công. Tôi xin cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ Trần Thị Bình CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... ..........................................................................................................................
- 13 .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... ..........................................................................................................................
- 14 CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BIỆN PHÁP (Hình ảnh cân, đo trẻ) ( Hình ảnh trẻ kê bàn ăn)
- 15 Bé sắp xếp lại đồ chơi ( Hình ảnh hoạt động thể lực của trẻ)
- 16
- 17 (Hình ảnh phụ huynh chơi trò chơi vận động cùng trẻ) (Hội nghị về vai trò và tầm quan trọng của công tác phòng chống thừa cân, béo phì)
- 18 (Hội nghị bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phòng chống thừa cân ở trẻ cho các phụ huynh tại lớp 5B1.) (Hình ảnh Phụ huynh thăm quan bếp ăn của nhà trường)
- 19
- 20 (Hình ảnh phụ huynh tham gia hoạt động trải nghiệm cùng con tại trường) Thừa cân Bình thường Nghề nghiệp SL % SL % Công nhân, viên chức, kinh doanh 71 25,4 155 56,1 Nông dân, ngành nghề khác 26 9,5 24 8,7 (Kết quả khảo sát nghề nghiệp trên 276 phụ huynh) Thừa cân Bình thường Sở thích của trẻ SL % SL % Đồ ngọt, thức uống có ga, đồ ăn nhanh… 75 27,1 126 45,7 Sữa, rau, củ, quả 22 8 53 19,2 Tổng 97 35,1 179 64,9 (Kết quả khảo sát sở thích ăn uống của trẻ thừa cân trên 276 phụ huynh) Thừa cân Bình thường Trẻ có xem phim không? SL % SL % Có 90 32,6 152 55,1 Không 7 2,5 27 9,8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1805 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 83 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 28 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 32 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 34 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 63 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 19 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 36 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn