Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết sinh hoạt tập thể
lượt xem 2
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị tốt cho tiết sinh hoạt; Tổ chức trò chơi để đánh giá sự hiểu biết, sáng tạo của học sinh trong tiết Sinh hoạt tập thể;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết sinh hoạt tập thể
- 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: STT Họ và tên Ngày, Nơi công Chức Trình độ Tỷ lệ tháng, tác danh chuyên (%) năm sinh môn đóng góp 1 MAI THỊ THẢO 20/05/1979 Trường Giáo Đại học 100% TH -THCS viên Sư phạm An Phú - tiểu học TX Bình Long 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết sinh hoạt tập thể”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ở Tiểu học 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/9/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Tình trạng của giải pháp đã biết: Trước đây, tiết sinh hoạt tập thể thường là do giáo viên chủ nhiệm lớp chủ trì các hoạt động: đánh giá chung các hoạt động trong tuần và triển khai kế hoạch tuần tới còn học sinh chỉ giữ vai trò lắng nghe và thực hiện theo kế hoạch như một khuôn mẫu. Thế nên tiết sinh hoạt tập thể chưa thực sự phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh lớp. Một phần do giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải phụ trách quá nhiều môn học chính vì vậy mà
- 2 thời gian dành cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp bị rút ngắn đi để ôn tập kiến thức môn học khác cho học sinh. Giờ sinh hoạt không theo chủ đề, chủ điểm, nội dung lặp đi lặp lại, hoặc cũng có thể thực hiện Sinh hoạt tập thể nhưng chủ yếu là trách phạt những vi phạm trong tuần qua, nhắc nhở chung chung, chấn chỉnh những trường hợp vi phạm, triển khai kế hoạch của tuần kế tiếp chứ chưa thực sự chú trọng đến việc tạo hứng thú cho học sinh trong tiết Sinh hoạt tập thể cũng như để học sinh được trải nghiệm trong việc tự tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể như mong muốn của các em. Năm học 2020 - 2021 tôi được phân công phụ trách lớp Bốn/1, tôi đã làm bài khảo sát nhỏ ngay trong tuần đầu nhận lớp bằng hai câu hỏi: Các em thích học môn nào nhất? Em có thích tiết sinh hoạt lớp không? thật bất ngờ với tôi vì câu hỏi thứ nhất các em trả lời theo sở thích nhưng câu hỏi thứ hai có tới 50% học sinh trả lời không thích. Khi được hỏi vì sao không thích các em đều trả lời sợ cô trách phạt do vi phạm nội quy trường, lớp. Sự thẳng thắn của học sinh đã giúp tôi có cách suy nghĩ khác là làm sao để các em yêu thích tiết Sinh hoạt tập thể và có hứng thú chờ đợi đến tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần?. Từ đó, tôi nghiêm túc coi tiết Sinh hoạt tập thể là một tiết học chính vì nó có tầm quan trọng rất lớn và đóng vai trò then chốt trong việc giáo dục học sinh, góp phần tạo động lực, hứng thú cho các em học tốt hơn các môn học khác. Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: Tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần cùng với hoạt động trải nghiệm giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ của nhà trường tới lớp một cách kịp thời, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm. Để lan tỏa giải pháp những giải pháp tích cực có thể tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần, tôi đã đưa nội dung tiết Sinh hoạt tập thể trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn trong đó có hoạt động trải nghiệm để tăng hứng thú cho học sinh. Đây cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết sinh hoạt tập thể” để vận dụng trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách.
- 3 5.2. Nội dung của sáng kiến: Các biện pháp thực hiện sáng kiến của tôi cụ thể như sau: 5.2.1. Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị tốt cho tiết sinh hoạt: Đối với giáo viên: Lập kế hoạch cho tiết sinh hoạt cuối tuần. Khi soạn phần hoạt động của thầy cần có những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của từng học sinh và của cả lớp khi đánh giá chung. Chú ý đến việc khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi học sinh bước đầu có tiến bộ so với những hạn chế mà các em chưa biết phát huy năng lực học tập. Trong kế hoạch phải thể hiện được các mặt hoạt động trong tuần tới, tháng tới, và phân công cụ thể cho cán sự lớp cũng như nhóm học sinh thực hiện. Hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu cho các tổ trưởng, lớp trưởng (Hội đồng tự quản) tổng kết các mặt hoạt động của tổ, lớp trong tuần, tháng, học kì. Dự kiến đưa vào tiết sinh hoạt tập thể một số hoạt động trải nghiệm như: trình diễn văn nghệ, kể chuyện, sưu tầm hoặc làm thơ nói về chủ đề tháng, làm thiệp, hoa chúc mừng thầy (cô) giáo, mẹ (theo chủ điểm)… Chủ động tạo tâm lí thoải mái, vui vẻ, gần gũi, yêu thương học sinh. Đối với học sinh: Lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng (Hội đồng tự quản) tổng kết hoạt động của tổ, lớp trong tuần (hoặc tháng, học kì), bình chọn bạn gương mẫu nhất trong tổ, trong lớp để đề nghị cô giáo khen thưởng, tuyên dương trước lớp. Các tổ trưởng trao đổi sổ theo dõi để học hỏi rút kinh nghiệm giữa các tổ với nhau về cách trình bày trong sổ, cách diễn đạt lời nhận xét có tính động viên nhắc nhỡ để không làm tổn thương các bạn khác trong tổ, trong lớp. Ban cán sự lớp nộp sổ tổng hợp theo dõi cho giáo viên chủ nhiệm xét duyệt trước khi sinh hoạt lớp.
- 4 Sổ theo dõi và tổng hợp đánh giá của tổ 3 – học sinh lớp 4/1 Chuẩn bị chu đáo cho tiết Sinh hoạt như: Trang trí chữ bằng phấn màu, hoa với nội dung phù hợp, hình thức đẹp trên bảng lớp, sắp xếp bàn ghế phù hợp với không gian lớp học. Chuẩn bị thêm một số tiết mục văn nghệ, sản phẩm tự làm như thiệp, hoa, tranh vẽ, ... 5.2.2 Đưa một số hoạt động trải nghiệm vào tiết Sinh hoạt tập thể: Lựa chọn nội dung phù hợp với chủ điểm: Trong giờ sinh hoạt lớp, các công việc được triển khai thực hiện: Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần một cách toàn diện về các mặt giáo dục: học tập, chuyên cần, vệ sinh, nề nếp (đạo đức), phong trào khác. Tổng kết hoạt động trong tháng (vào tuần cuối của tháng), học kì (vào tuần cuối của học kì), cả năm (vào tuần cuối năm). Tổng kết các đợt thi đua, đánh giá hoạt động thi đua của các tổ (vào tuần cuối của đợt thi đua). Bình chọn cá nhân, nhóm điển hình để nêu gương, khen thưởng khích lệ học sinh kịp thời. Ví dụ : Tháng 10. Chủ điểm: Kính yêu mẹ và cô giáo Sau khi học sinh tổ chức đánh giá các hoạt động trong tuần, giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới và giới thiệu chủ đề của tháng, lớp trưởng sẽ phân công các tổ giao
- 5 nhiệm vụ chuẩn bị cho tuần kế tiếp thì tiến hành sinh hoạt trải nghiệm. Hình thức: tổ chức cho học sinh làm hoa, thiệp bằng giấy A4, giấy màu, xốp bitis, ... trong giờ sinh hoạt, từ đó các em có thể về nhà tự làm thiệp, hoa và bình hoa bằng vỏ lon bia, li đựng nước bằng giấy tự hủy có vẽ trang trí thêm hoa văn bên ngoài cho sinh động vừa tiết kiệm, vừa góp phần bảo vệ môi trường và có thêm vốn sống như tự làm đồ chơi cho các em nhỏ ở nhà. Sinh hoạt tập thể kết hợp với hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ mang lại niềm vui lớn cho mỗi học sinh sau một tuần học tập căng thẳng. Để tổ chức một tiết Sinh hoạt lớp hiệu quả mang lại hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm có thể thực hiện theo các bước như sau: 1. Giới thiệu nội dung tiết sinh hoạt lớp 2. Chủ tịch Hội đồng tự quản (lớp trưởng) giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt tập thể. 3. Các tổ trưởng, lớp phó học tập, Lớp phó văn thể mĩ đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần về các mặt sau (nề nếp ra vào lớp, học tập, đạo đức, vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, tham gia các phong trào khác). 4. Chủ tịch Hội đồng tự quản (lớp trưởng) đánh giá chung. Tổ chức bình chọn học sinh xuất sắc, nhóm xuất sắc. 5. Đề xuất kế hoạch tuần tới (các trưởng ban tham mưu trước giờ sinh hoạt cho chủ tịch Hội đồng tự quản). 6. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung, biểu dương và nhắc nhở và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Nêu kế hoạch tuần tới. 7. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ôn lại truyền thống các ngày kỉ niệm theo chủ điểm (Giáo viên giới thiệu chủ đề của tuần, tháng; Lớp trưởng Giới thiệu nội dung hoạt động; Các nhóm hoàn thành sự chuẩn bị và trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi giao lưu với nhóm trình bày. ) Các hoạt động trải nghiệm như: Sưu tầm truyện, thơ ca, vẽ, viết thư, làm thiệp, làm hoa, đồ lưu niệm, ... (kết hợp 5 phút sinh hoạt chi đội).
- 6 Kết thúc hoạt động trải nghiệm giáo viên nhận xét tuyên dương cá nhân, nhóm trình diễn tốt kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh theo chủ điểm. Học sinh làm hoa, thiệp tặng mẹ và cô giáo nhân ngày 20/10 Ví dụ: Chủ điểm tháng 11: “Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo” Tổng kết đợt thi đua trong tháng 11: Thi đua học tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Phổ biến kế hoạch thực hiện của tuần tới, tháng tới, phát động thi đua theo chủ điểm, giáo dục chủ điểm của đợt thi đua tới. Tuyên dương, khen ngợi, động viên, khuyến khích những học sinh tiến bộ. Chọn nội dung phù hợp xen vào để cho các em vui chơi, giải trí… Tiết mục múa – Đi học Tốp ca (tổ 2) hát chào mừng ngày 20/11
- 7 5.2.2 Sinh hoạt tập thể lớp kết hợp với sinh hoạt chi đội theo chủ điểm của tuần, tháng. Trong tiết sinh hoạt tập thể cần đưa thêm một số nội sinh hoạt chi đội để tiết học trở nên cuốn hút hơn, học sinh có hứng thú học tập hơn thì giáo viên cần lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp (tổ chức ngoài lớp như sân trường). Nội dung sinh hoạt chi đội chủ điểm vừa giáo dục kỹ năng sống, tinh thần đoàn kết, hòa đồng giữa các học sinh với nhau, đặc biệt là những học sinh có tính rụt rè, nhút nhát, tăng động,... vừa tạo cơ hội cho tất cả học sinh lớp tham gia trải nghiệm các hoạt động về “Đội hình đội ngũ, kỉ luật” trong khi thực hiện các hoạt động đó”. Dưới đây là ví dụ về chuyên đề sinh hoạt theo chủ điểm được thực hiện vào cuối tiết sinh hoạt tập thể. Chủ điểm tháng 12: “Biết ơn Bộ đội” Hướng dẫn các em thực hiện trò chơi: “Người lính tí hon” với một số động tác cơ bản nhất về “Đội hình, đội ngũ” như xếp hàng, điểm danh, báo cáo, nghỉ- nghiêm, dậm chân tại chỗ, chạy tại chỗ, ... Tổ chức thi chỉnh đốn đội hình đội ngũ giữa các tổ (nhóm học sinh). Thời gian cho mỗi tổ là 3 phút vừa tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm danh báo cáo. Các tổ trưởng là người chỉ huy trong nhóm. Hoạt động này vừa ổn định được tổ chức lớp, vừa giáo dục học sinh ý thức tự giác xếp hàng khi tới nơi công cộng như: xếp hàng khi vào lớp và khi ra về. Ngoài ra các em được trang bị kĩ năng tốt khi tham gia vào cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày như: xếp hàng để lấy số thứ tự khi đi khám bệnh, lên xe buýt, lên máy bay, .... hình thành “văn hóa xếp hàng” cho học sinh khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Ví dụ động tác “ Nghỉ - nghiêm” Động tác đứng nghỉ - Khẩu lệnh: “Nghỉ!”. - Thực hiện: Người ở tư thế đứng, khi có khẩu lệnh "nghỉ!", hai tay để thẳng thoải mái, chân trái hơi chùng xuống, trọng tâm dồn vào chân phải, khi mỏi có thể đổi chân.
- 8 Động tác đứng nghiêm: - Khẩu lệnh: “Nghiêm!“. - Thực hiện: Người ở tư thế đứng, khi có khẩu lệnh "nghiêm!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tay thẳng khép sát thân người, bàn tay nắm tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, hai chân thẳng, khép sát, hai bàn chân tạo thành hình chữ V . Trong 1 tháng thường có 4 tiết sinh hoạt tập thể, giáo viên thiết kế khoảng 5- 6 phút sinh hoạt chi đội theo sao cho phù hợp với chủ điểm của tháng, đưa vào phần vui văn nghệ sẽ tạo không khí lớp học thêm sôi nổi, giúp các em rèn được nhiều kĩ năng. 5.2.3. Tổ chức trò chơi để đánh giá sự hiểu biết, sáng tạo của học sinh trong tiết Sinh hoạt tập thể. Vui chơi là hoạt động gây hứng thú học tập có hiệu quả cao vì qua hoạt động vui chơi, học sinh có thể bộc lộ hết cái tôi của bản thân, nâng cao tinh thần hợp tác, đoàn kết và kĩ năng thực hiện nhiệm vụ nhanh, chính xác khi tham gia trò chơi. Trong tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm “Kính yêu Bác Hồ” trong tháng 5 Trò chơi “ Truyền thư” - Mục đích: Ôn lại tiểu sử về Bác Hồ, nhằm khắc sâu kiến thức kĩ năng đã học, đã biết thuộc chủ điểm. Qua trò chơi giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy học sinh. - Chuẩn bị: 1 micrô không dây, máy tính xách tay, dĩa CD bài hát “Bác đưa thư”, phong bì thư và thư (là những câu hỏi). - Cách chơi: giáo viên hướng dẫn cách chơi: Học sinh nghe nhạc bài hát “Bác đưa thư” và truyền tay nhau bức thư. Khi nhạc dừng thì mở thư đọc câu hỏi trong bức thư và trả lời nhanh trong 5 giây. Nếu trả lời đúng thì được nhận quà và tiếp tục được tham gia trò chơi, trả lời sai sẽ bị mất quyền chơi. Ví dụ: Học sinh A truyền thư cho học sinh B, Học sinh B truyền thư đến học sinh C thì nhạc dừng, lúc này học sinh C sẽ phải mở thư và trả lời câu hỏi
- 9 chẳng hạn: Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào? (Hoặc các câu: Bác quê ở đâu? Bác ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Năm 2020 kỉ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Bác? Cảm nhận của em về Bác Hồ như thế nào? Em sẽ làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?) Nếu học sinh trả lời đúng Bác Hồ sinh ngày 19/05/1890 (Hoặc: quê Bác ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Bác ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5/6/1911; Năm 2020 kỉ niệm 130 năm ngày sinh của Bác; Cảm nhận của em về Bác Hồ như thế nào? Em sẽ làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?) thì đoạn nhạc tiếp tục vang lên học sinh C truyền thư cho người tiếp theo cho đến khi bài hát kết thúc. Chú ý kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét chung, trao phần thưởng, biểu dương tinh thần tham gia trò chơi tích cực của cá nhân, nhóm, lớp. Có thể cho học sinh xem Video về cuộc đời và sự nghiệp của Bác để học sinh hiểu biết nhiều hơn về Bác, qua đó bồi dưỡng cho học sinh niềm tin, niềm tự hào, sự kính trọng và biết ơn với Bác Hồ. 5. 3. Khả năng áp dụng sáng kiến Sáng kiến đã nêu được những khó khăn, nêu rõ các biện tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể. Biện pháp nêu trong sáng kiến rất rõ ràng và tường minh và có kèm theo ví dụ cụ thể cũng như minh chứng mà giáo viên đã vận dụng trên lớp 4/1 nên rất dễ hiểu và dễ áp dụng. Sáng kiến đã được áp dụng tại tổ (khối) 4- Trường TH-THCS An Phú và đã mang lại kết quả tốt. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các khối, lớp của tất cả các trường tiểu học. 6. Những thông tin cần được bảo mật: (Không) Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng thấy đạt kết quả cao nên tôi trình bày lên để hội đồng sáng kiến nhận xét góp ý, nếu đạt kết quả tôi kính mong đề tài nên được phổ biến để áp dụng rộng rãi trong các trường tiểu học để góp phần tạo
- 10 hứng thú học tập cho học sinh đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để tạo hứng thú học tập các môn học cũng như mang lại tâm thế háo hức chờ đợi đến tiết Sinh hoạt tập thể cuối cho học sinh Tiểu học giáo viên chủ nhiệm cần phải: Có sự đầu tư, tìm tòi, sáng tạo trong cách tổ chức, hướng dẫn nhóm “nòng cốt” của lớp về cách thức chuẩn bị, tổng hợp đánh giá hợp lí, khoa học có sự tư vấn, góp ý của Ban giám hiệu trước khi áp dụng các hoạt động trải nghiệm trong tiết Sinh hoạt lớp càng tốt. Lập kế hoạch dạy học và giáo dục hướng vào mục tiêu là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống đặc biệt chú trọng đến hoạt động trải nghiệm của học sinh trong tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần theo đúng chủ điểm của tuần, tháng. Mọi hoạt động trong tiết học “Sinh hoạt tập thể lớp” đều do học sinh điều khiển các hoạt động đánh giá, sinh hoạt trải nghiệm, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn có như vậy mới phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh. Phải đảm bảo được tất cả học sinh trong lớp đều có tâm thế thoải mái có hứng thú học tập và rèn luyện với tinh thần tự giác cao. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua việc vận dụng các biện pháp dạy học kết hợp tổ chức đan xen với các hoạt động trải nghiệm trong tiết học Sinh hoạt tập thể tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ và sáng tạo hơn trong học tập, chất lượng học tập của lớp được nâng lên rõ rệt. Đa số học sinh đều thích học tiết Sinh hoạt tập thể cuối tuần, các em cũng tự tin hơn khi trình bày ý kiến cá nhân trước lớp và không còn nhút nhát rụt rè như những ngày đầu mới đến lớp. Học sinh hòa đồng vui chơi cùng bạn bè, tích cực hợp tác cùng tham gia vào các hoạt động của nhóm (tổ), của lớp. Nhiều em còn tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động phong trào thi đua của lớp và đạt được kết quả khá tốt cụ thể như sau:
- 11 - Học sinh hoàn thành tốt: Tiếng Việt: 12 (29,3 %); môn Toán: 13 (31,7 %) và Hoàn thành: môn Tiếng Việt 26 (63,4 %); môn toán 25 (61 %). Đạt chỉ tiêu HKI môn Toán và Tiếng Việt (92,7%). - Năng lực (tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề): Tốt: 15 (36,6); Đạt: 26 (63,4 %) - Phẩm chất (Chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỷ luật; đoàn kết, yêu thương.): Tốt: 15 (36,6); Đạt: 26 (63,4 %) Đạt chỉ tiêu HKI về Năng lực, phẩm chất là 100%. - Các phong trào đã tham gia và đạt giải cấp trường trong HKI + Làm và trang trí lồng đèn Trung thu: Đạt giải nhì + Học sinh tham gia Viết chữ đẹp cấp trường: Giải nhất: 1; Giải nhì: 1; Đạt công nhận: 2. + Học sinh tham gia Xét vẽ xanh: - Giải nhất: 1; Giải nhì: 1 Mặc dù vẫn còn một vài học sinh đồng bào dân tộc vận dụng kiến thức môn Toán và môn Tiếng Việt chưa thành thạo ở học kì I. Do năm học vừa qua thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19 kéo dài, chương trình môn Toán và Tiếng Việt bị dồn tiết, dồn bài nên hạn chế sự tiếp thu vận dụng của HS nói chung, học sinh đồng bào dân tộc nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình học tập, bước đầu các em đã có tiến bộ về khả năng đọc và tính toán. Hiện nay tôi đang áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giúp đỡ để các em học tập đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở cuối năm. Trong quá trình dạy học áp dụng biện pháp “Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết sinh hoạt tập thể” giáo viên chủ nhiệm cần: Phải nghiêm túc xem tiết Sinh hoạt cuối tuần là tiết học chính và phải được tổ chức ngay từ đầu năm, xuyên suốt cả năm học. Phải duyệt trước kế hoạch sinh hoạt lớp của Ban Cán sự lớp và lập kế hoạch sinh hoạt riêng theo mục đích giáo dục toàn diện.
- 12 Phân công hướng dẫn nhiệm vụ theo dõi hoạt động của lớp cho đội nòng cốt của lớp ngay từ đầu năm học, cùng với nhóm nòng cốt thiết kế sổ theo dõi ghi chép đánh giá tổng hợp mỗi tuần phù hợp với đối tượng học sinh của lớp. Giao quyền chủ động điều khiển các hoạt động đánh giá, tổ chức các hoạt trải nghiệm, sinh hoạt chi đội, ... trong tiết sinh hoạt tập thể cho ban cán sự lớp, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn, tư vấn để tiết học trở nên tự nhiên hơn, nhẹ nhàng hơn, vui tươi hơn. Với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải lựa chọn những nội dung hợp lí phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình lớp chủ nhiệm để tạo hứng thú học tập và sáng tạo của mỗi học sinh. Cuối mỗi hoạt động trải nghiệm sáng tạo giáo viên chủ nhiệm phải tổng kết, bình chọn cá nhân, nhóm tiêu biểu để khen ngợi, biểu dương: đề nghị lớp tặng tràng pháo tay, hoặc giáo viên tặng thưởng những phần quà như vở, bút, thước, khăn quàng, ... để khích lệ tinh thần học sinh và mang lại niềm vui, sự háo hức chờ đợi đến buổi học cuối tuần được vui chơi và sáng tạo. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................................................
- 13 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. An Lộc, ngày 01 tháng 03 năm 2021 Người nộp đơn Mai Thị Thảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
12 p | 187 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 97 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Để học tốt các bài vẽ tranh tại trường trung học cơ sở
14 p | 77 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
20 p | 40 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác và phát triển từ một bài toán đơn giản để bồi dưỡng toán 8
12 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân – Lớp 9
28 p | 51 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học phân môn hình học 8
13 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học Địa lí 9
24 p | 61 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn Văn trong trong chương trình Văn THCS
30 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải toán”
24 p | 68 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Các biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh trong dạy học theo chủ đề môn Địa lí 9
22 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh qua bài Câu đặc biệt Ngữ văn 7
12 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn