intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8, 9

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến "Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8, 9" nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học theo dự án, từ đó giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy theo phương pháp đổi mới hiện nay. Giúp học sinh có hứng thú say mê và nâng cao chất lượng học tập đối với môn học, đồng thời được rèn luyện những kỹ năng sống phù hợp, tạo nên môi trường học tập thân thiện, hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8, 9

  1. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 MỤC LỤC: Đặt vấn đề Trang 2 Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề Trang 5 + Khảo sát thực tế Trang 5 + Nội dung chủ yếu và biện pháp thực hiện Trang 7 Kết quả thực hiện Trang 38 Kết luận và kiến nghị sau khi thực hiện đề tài Trang 39 1
  2. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 NỘI DUNG ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 8,9 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.LÝ DO KHÁCH QUAN Nền giáo dục Việt Nam những năm gần đây đang có sự chuyển biến mạnh mẽ với việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo nhằm ứng phó linh hoạt với những tình huống đa dạng và phức tạp của cuộc sống. Điều đó cho thấy, quan niệm về ‘môn chính, môn phụ” đã trở nên lỗi thời và lệch lạc. Tất cả các môn học đều có vai trò quan trọng như nhau.Điều này đã được khẳng định khi rất nhiều tỉnh ,thành phố đã đưa môn Địa lý, Lịch sử, Hóa học, Vật lí, Giáo 2
  3. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 dục công dân, Sinh học ( vốn bị coi là “ môn phụ”) trở thành một trong những môn thi chính thức (cùng với Văn, Toán, Ngoại ngữ) để thi vào lớp 10 – Trung học phổ thông. Ở Hà Nội, từ năm 2019, Sở giáo dục Đào tạo cũng quyết định đổi mới nội dung thi vào lớp 10, thay vì chỉ có 2 môn Văn , Toán thì nay các em sẽ thi 4 môn bao gồm Văn, Toán, Ngoại ngữ và một trong số các môn khoa học kể trên. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các môn học, trong đó có môn Địa lí. Phương pháp dạy học cần phải “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui , hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Gíao viên có vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh, dạy học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu.Học sinh chủ động thảo luận, tìm tòi, tích cực lĩnh hội kiến thức và giải quyết những vấn đề đặt ra. Quá trình dạy học chỉ thực sự có hiệu quả khi người học có được động cơ và hứng thú trong học tập.Một trong những yếu tố khơi gợi và duy trì sự hứng thú đó là làm cho các kiến thức gắn với thực tiễn đời sống, làm cho quá trình học tập phải là quá trình tự khám phá của người học. Hiện nay đã có nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới được áp dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. “ Dạy học theo dự án” là một trong số những phương pháp đó. Phương pháp này không chỉ phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh mà còn giáo dục tinh thần đoàn kết, rèn 3
  4. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, một trong những kĩ năng cần thiết cho các em sau này. 2. LÝ DO CHỦ QUAN Là một giáo viên Địa lí, trong quá trình dạy học, tôi cùng các đồng nghiệp của mình đã áp dụng phương pháp dạy học theo dự án và thực sự thấy được tính hiệu quả của phương pháp này. Đặc biệt ở khối 8,9, nội dung chương trình Địa lí rất gần gũi với không gian sống và hoạt động sống hằng ngày của các em ( Địa lí châu Á, Địa lí Việt Nam ), các em lại ở độ tuổi đang dần trưởng thành, muốn khẳng định mình, có nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo. Vì vậy, phương pháp dạy học theo dự án đã khơi gợi được ở các em niềm hứng thú với môn học, sự chủ động sáng tạo trong quá trình lĩnh hội, tìm tòi tri thức mới. Tuy nhiên, ở một số lớp, một số giờ dạy thì phương pháp này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.Nguyên nhân là do sự khác biệt về thể chất, nhận thức cũng như tâm sinh lí của từng lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa chính là do giáo viên chưa tìm được cách thức, phương pháp tổ chức linh hoạt, phù hợp, sát với thực tiễn của mỗi lớp. Đúc kết kinh nghiệm từ chính bản thân cũng như học hỏi từ đồng nghiệp, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Địa lí 8,9” với mong muốn đóng góp một vài kinh nghiệm giúp phát huy tính tích cực của phương pháp, đồng thời giúp nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí khối 8,9 nói riêng II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4
  5. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 Đề tài nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học theo dự án, từ đó giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy theo phương pháp đổi mới hiện nay. Học sinh có hứng thú say mê và nâng cao chất lượng học tập đối với môn học, đồng thời được rèn luyện những kỹ năng sống phù hợp, tạo nên môi trường học tập thân thiện,hiệu quả. III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Phương pháp dạy học theo dự án trong giảng dạy địa lí khối 8,9 ở trường Trung học cơ sở IV.ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM Học sinh lớp 8,9 trường THCS V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Quan sát -Khảo sát thực tế -Dạy thực nghiệm VI.PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Phạm vi : Học sinh lớp 8, 9 trường THCS 5
  6. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 2.Thời gian thực hiện : Năm học 2018-2019 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.KHẢO SÁT THỰC TẾ Trong những năm gần đây, việc dạy và học bộ môn Địa lí ở Trường THCS nơi tôi đang công tác đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ .Tuy nhiên, còn một số hạn chế cần phải khắc phục như: nhiều em còn thụ động, chưa có phương pháp tự học trong việc học tập bộ môn, chưa sử dụng triệt để sách giáo khoa và các tài liệu học tập sẵn có, ý thức chuẩn bị bài chưa tốt....Việc thực hành và thảo luận nhóm để giải quyết các bài tập chưa thực sự hiệu quả, nhiều em còn ỷ lại, trông chờ vào nhóm trưởng hay những bạn học khá, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, trình bày ý kiến trước tập thể...còn hạn chế dẫn đến các em chưa có hứng thú với môn học.Đầu năm học, tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về mức độ hứng thú đối với môn Địa lí và cho kết quả như sau Lớp ( sĩ số)/Mức độ Rất thích Bình thường Không thích hứng thú 9A ( 21) 10 (47,6%) 5 (23,8 %) 6 (28,6%) 9B( 21) 5 ( 23,8%) 8( 38,1 %) 8( 38,1%) 8A ( 23) 16 (69,6%) 7( 30,4%) 0 ( 0%) 8B( 22) 6 ( 27,3%) 9 ( 40,9%) 8 (36,4%) Kết quả khảo sát trên cho thấy ở khối lớp 9 , tỉ lệ học sinh có hứng thú học ít hơn khối lớp 8, so sánh trong cùng khối, nhóm lớp B có tỉ lệ học sinh hứng thú ít hơn so với nhóm lớp A.Điều này dẫn đến chất lượng học tập giữa các lớp, các khối lớp không 6
  7. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 đồng đều. Từ đó đặt ra yêu cầu: làm thế nào để nâng cao tỉ lệ hứng thú và kết quả học tập bộ môn ở tất cả các khối, lớp, đặc biệt ở nhóm các lớp có tỉ lệ thấp. Đây chính là mục đích cụ thể của đề tài. II.NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.Khái quát về phương pháp dạy học theo dự án a.Khái niệm về phương pháp dạy học dự án: Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học mô phỏng phương pháp thiết kế và triển khai các dự án kinh tế -xã hội.Trong đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, còn học sinh là người huy động kiến thức và kĩ năng phức hợp của các môn học để thiết kế các chủ đề, triển khai thực hiện dự án theo các nội dung học tập để tạo ra sản phẩm có giá trị thực tiễn Phương pháp dạy học này thực hiện quan điểm dạy học định hướng hành động, gắn lí thuyết với thực hành, giáo dục nhà trường gắn với thực tế cuộc sống. Thông qua đó hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức đối tượng Địa lí, năng lực thu thập thông tin Địa lí , năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ , năng lực đánh giá thông tin Địa lý.... b.Đặc điểm của phương pháp dạy học dự án - Tính phức hợp của nhiệm vụ học tập : nhiệm vụ học tập trong dạy học theo dự án không giới hạn kiến thức trong một đơn vị kiến thức của mỗi bài trong một môn mà có thể xuyên suốt giữa các bài, giữa các chương , giữa các bậc học, giữa các môn với nhau.Ví dụ khi thực hiện dự án về vùng Đồng bằng sông Cửu Long , học sinh lớp 9 có 7
  8. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 thể vận dụng kiến thức từ các bài về vùng Đồng bằng sông Cửu Long ( bài 35,36,37 lớp 9), các kiến thức về dân cư, kinh tế nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp trong học kì 1 của lớp 9, đồng thời vận dụng những kĩ năng về công nghệ thông tin, mỹ thuật... để giải quyết nhiệm vụ học tập -Sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành : Dạy học theo dự án tạo điều kiện cho học sinh vận dụng các tri thức lý thuyết vào thực tiễn, thông qua đó kiểm chứng , mở rộng kiến thức lý thuyết đồng thời bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Nhờ đó, học sinh có điều kiện để thực hành những kiến thức đã học được từ lý thuyết,thông qua các hoạt động thực tế , các em rút ra được những nhận định, kết luận về vấn đề cần nghiên cứu. Ví dụ, trong dự án Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, học sinh vận dụng được kĩ năng đọc lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu ... để rút ra những đặc điểm về tự nhiên, dân cư xã hội và hoạt động kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long.Học sinh cũng có thể chuyển các bảng số liệu sưu tầm được thành biểu đồ, lược đồ nhằm làm nổi bật hơn nội dung của sản phẩm. Như thế, các kĩ năng Địa lí cuả học sinh thường xuyên được rèn luyện và phát triển . - Tính định hướng thực tiễn: Chủ đề của các dự án thường xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như đời sống. Nhiệm vụ của các dự án học tập cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học như : vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề tiết kiệm năng lượng, vấn đề cải tạo đất trồng.... Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống và xã hội, thậm chí có thể mang lại những tác động tích cực cho xã hội. - Tính định hướng hứng thú người học: Người học được tham gia lựa chọn những đề tài, những nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện các dự án học tập. 8
  9. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 - Tính tự lực cao của người học: Trong phương pháp này, người học cần tự lực và tham gia tích cực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Gíao viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp người học. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với năng lực, khả năng của người học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ học tập. - Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Điều đó giúp rèn luyện kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm với nhau, giữa người học với giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án học tập. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội. - Tính định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện các dự án học tập, các sản phẩm học tập của các nhóm được tạo ra. Sản phẩm này không chỉ giới hạn trong phạm vi là những bài thu hoạch thiên về lý thuyết, mà còn là những sản phẩm của hoạt động thực tiễn và thực hành. Sản phẩm ấy có thể là một bộ tranh ảnh do học sinh sưu tầm, một bài trình chiếu power poit, một tiểu phẩm, hoặc có thể là một sản phẩm thủ công có thể sử dụng hàng ngày ( ví dụ những sản phẩm được làm từ việc tái chế rác thải...) c. Các bước tổ chức dạy học theo dự án Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Chuẩn bị Xây dựng bộ câu hỏi Làm việc nhóm để lựa Xây dựng ý định hướng: xuất phát từ chọn chủ đề dự án. tưởng, nội dung học và mục tiêu Xây dựng kế hoạch dự án: Lựa chọn chủ cần đạt được. xác định những công việc cần đề, tiểu chủ đề Thiết kế dự án: xác định làm, thời gian dự kiến, vật Lập kế hoạch lĩnh vực thực tiễn ứng liệu, kinh phí, phương pháp các nhiệm vụ dụng nội dung học, ai cần, tiến hành và phân công công học tập ý tưởng và tên dự án. việc trong nhóm. Thiết kế các nhiệm vụ Chuẩn bị các nguồn thông cho HS: làm thế nào để HS tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện xong thì bộ câu thực hiện dự án. hỏi được giải quyết và các Cùng GV thống nhất các mục tiêu đồng thời cũng tiêu chí đánh giá dự án. đạt được. Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. 2. Thực hiện dự án Theo dõi, hướng dẫn, Phân công nhiệm vụ các Thu thập đánh giá HS trong quá thành viên trong nhóm thực thông tin trình thực hiện dự án hiện dự án theo đúng kế Thực hiện Liên hệ các cơ sở, hoạch. 9
  10. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 điều tra khách mời cần thiết cho Tiến hành thu thập, xử lý Thảo luận với HS. thông tin thu được. các thành viên Chuẩn bị cơ sở vật chất, Xây dựng sản phẩm hoặc khác tạo điều kiện thuận lợi cho bản báo cáo. Tham vấn các em thực hiện dự án. Liên hệ, tìm nguồn giúp giáo viên hướng Bước đầu thông qua sản đỡ khi cần. dẫn phẩm cuối của các nhóm Thường xuyên phản hồi, HS. thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác. 3. Kết thúc dự án Chuẩn bị cơ sở vật chất Chuẩn bị tiến hành giới Tổng hợp các cho buổi báo cáo dự án. thiệu sản phẩm. kết quả Theo dõi, đánh giá sản Tiến hành giới thiệu sản Xây dựng sản phẩm dự án của các nhóm. phẩm. phẩm Tự đánh giá sản phẩm dự Trình bày kết án của nhóm. quả Đánh giá sản phẩm dự án Phản ánh lại của các nhóm khác theo tiêu quá trình học tập chí đã đưa ra. d. Những ưu điểm, hạn chế của phương pháp dạy học theo dự án * ưu điểm: Phương pháp dạy học theo dự án có nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: -Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, làm cho việc học tập trong nhà trường trở nên gần gũi hơn với đời sống thực tế. -Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, tạo cơ hội cho các em được tự khẳng định bản thân thông qua việc trực tiếp trao đổi, tranh luận, giải quyết vấn đề. -Phát huy ý thức tự lực, tinh thần trách nhiệm của người học -Phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh thông qua việc đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề -Rèn luyện khả năng giải quyết những vấn đề phức hợp cho học sinh -Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, năng lực cộng tác làm việc trong nhóm, trong tập thể, tạo môi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong học tập của học sinh và hướng tới sự phát triển toàn diện -Phát triển năng lực đánh giá, nhận xét vấn đề. * Hạn chế : -Dạy học theo dự án không phù hợp trong việc truyền thụ những tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như việc rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản ( ví dụ các bài thực hành vẽ biểu đồ, đọc lược đồ) - Dạy học theo dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. 10
  11. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 - Dạy học theo dự án đòi hỏi mất nhiều thời gian, bao gồm cả thời gian chuẩn bị ở nhà của học sinh và thời gian trình bày trên lớp. Trong khi giới hạn tiết học trên lớp chỉ có 45 phút, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo cũng như sự sắp xếp khéo léo của giáo viên thì có thể không đảm bảo được kế hoạch lên lớp. - Dạy học theo dự án đòi hỏi học sinh cần có hiểu biết và kĩ năng về công nghệ thông tin. - Giáo viên cần thiết kế một dự án vừa gắn với nội dung dạy học vừa gắn với thực tiễn đời sống cũng như tổ chức thực hiện, theo dõi dự án, giám sát tiến độ, quản lý lớp học; đưa ra phản hồi và hỗ trợ khi cần thiết; sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ dự án; thiết kế các tiêu chí đánh giá cho một dự án cụ thể.Điều đó đòi hỏi giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian để chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo nhằm lôi cuốn người học giúp hoạt động dạy học được hiệu quả. 2. Giải pháp khắc phục những hạn chế : a. Đối với giáo viên * Thứ nhất, Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ càng. -Khi lên kế hoạch dạy học cho cả năm học, giáo viên cần có định hướng trước sẽ áp dụng phương pháp dạy học theo dự án cho những bài nào, nội dung nào. Như đã nói ở trên, chủ đề của các dự án thường xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như đời sống.Chính vì vậy, những bài học có nội dung liên quan đến các vấn đề xã hội và đời sống có thể áp dụng phương pháp này: ví dụ: các vấn đề về dân cư, lao động, việc làm, các ngành kinh tế biển ( Địa lí 9) , hoặc những bài Địa lí tự nhiên có khả năng liên hệ thực tế cao : Đặc điểm sông ngòi, bảo vệ tài nguyên sinh vật.... Dạy học theo dự án nên kết hợp với việc xây dựng các chủ đề học tập mang tính tổng quan, xuyên suốt : ví dụ: chủ để về phát triển tổng hợp kinh tế biển, chủ đề địa lí dân cư ( lớp 9) ,chủ đề Sông ngòi Việt Nam và vấn đề bảo vệ sông ngòi, chủ đề thiên nhiên Đông Á ( lớp 8).... Để xây dựng được một dự án lôi cuốn học sinh và phù hợp với nội dung bài học, giáo viên phải dựa vào mục tiêu bài học, chọn lọc nội dung trong bài liên quan đến thực tiễn để xây dựng dự án. Vấn đề thực tiễn mà giáo viên chọn để thiết kế dự án nên là một vấn đề thời sự hay một sự kiện thực tế đang được xã hội quan tâm thì dự án mới hấp dẫn và cuốn hút học sinh - Từ việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc áp dụng phương pháp này, giáo viên cũng cần lên kế hoạch hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu phục vụ cho chủ đề.Đặc biệt là những nội dung có tính liên hệ địa phương cao. Ví dụ: bài đặc điểm sông ngòi Việt Nam ( địa lí 8 ) sang kì 2 mới học, nhưng để có tư liệu chân thực cho bài học, học sinh có thể chụp ảnh , quay vi deo con sông chảy qua địa phương trong mùa lũ để chứng minh sự phân hóa theo mùa dòng chảy dòng chảy sông ngòi Việt Nam .Giáo viên nên khuyến khích, yêu cầu các em tự tạo cho mình bộ sưu tập tư liệu địa lí theo từng nội dung bài học. Như vậy, các em sẽ có sẵn kho tư liệu phong phú nên sẽ không gặp quá nhiều khó khăn để sưu tầm tư liệu khi thực hiện các dự án học tập . 11
  12. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 -Khi soạn giáo án, giáo viên nên thiết kế nội dung giao nhiệm vụ cho học sinh cụ thể, chi tiết, đồng thời cần hình dung trước những tình huống có thể xảy ra để có phương án xử lí phù hợp Giáo viên cũng cần xây dựng lịch trình đánh giá đối với học sinh nhằm mục đích đánh giá nhu cầu học sinh; khuyến khích việc học tập có định hướng và hợp tác, theo dõi tự tiến bộ của học sinh; kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.Giáo viên cần tự đặt cho mình các câu hỏi như:Ai sẽ đánh giá: Bản thân từng học sinh, các bạn trong lớp hay chính giáo viên là người đánh giá? Việc đánh giá sẽ diễn ra vào lúc nào? Phải sử dụng những công cụ đánh giá nào? Trong lịch trình đánh giá, giáo viên có thể dùng Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án. Bảng tiêu chí này không chỉ là công cụ để giáo viên đánh giá học sinh trong và sau dự án mà còn là công cụ để học sinh tự định hướng trong quá trình thực hiện dự án. Các tiêu chí đánh giá phải được giáo viên xây dựng cụ thể, vừa tầm với học sinh. Thứ hai: trong quá trình thực hiện dự án: Thời gian thực hiện dự án có thể dài hoặc ngắn tùy vào nội dung dự án phức tạp hay đơn giản. Nhưng thông thường, không nên kéo dài thời gian quá lâu, sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của học sinh đối với các môn học khác, chỉ nên trong khoảng 1- 2 tuần. Giáo viên nên thống nhất với các nhóm thời gian biểu cụ thể, chỉ ra thời gian cũng như kết quả công việc cần đạt được cho mỗi mốc thời gian. Đồng thời, hướng dẫn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên trong nhóm, làm sao để tất cả mọi thành viên đều được làm việc để hoàn thành công việc chung. Giáo viên cũng có thể gợi ý một số cách thức thực hiện nếu thấy các em gặp vướng mắc ( ví dụ: đóng kịch , tạo bài trình chiếu power point, kết hợp ca múa văn nghệ, hoặc lập bộ sưu tập tranh ảnh, vi deo...) Thời gian đầu thực hiện, học sinh chưa quen nên có nhiều bỡ ngỡ ( nhất là đối tượng học sinh nhỏ tuổi đầu cấp), nếu không được hướng dẫn cụ thể có thể các em sẽ nản , không làm. Do đó, giáo viên cần có kế hoạch giao việc cụ thể, kiểm tra sát sao, phát hiện những khó khăn để hỗ trợ học sinh hướng giải quyết.( ví dụ liên hệ địa phương để lấy tư liệu , hoặc tạo bản trình chiếu power point...). Sau một vài lần thực hiện, học sinh đã quen thì giáo viên để cho học sinh tự làm nhiều hơn. Thứ 3, trình bày sản phẩm: Trong tiết học có vận dụng phương pháp dạy học theo dự án, giáo viên nên bố trí học sinh ngồi theo sơ đồ chữ U, để các nhóm có không gian trình bày sản phẩm, và các thành viên trong lớp đều có thể quan sát sản phẩm của các nhóm. Lúc này, giáo viên sẽ đóng vai trò là người cùng lắng nghe, cùng tìm hiểu.Giáo viên có thể cho học sinh nhận xét sản phẩm của mỗi nhóm ngay sau mỗi phần trình bày, hoặc sau tất cả các phần trình bày của các nhóm. Khi nhận xét, trước tiên, học sinh cần tự chỉ ra ưu điểm mà em có thể học tập được từ nhóm bạn. Khi nêu những điểm chưa thỏa mãn trong cách thực hiện dự án của nhóm bạn, thì các em cũng cần đưa ra giải pháp phù hợp hơn. Như vậy sẽ hình thành cho học sinh tư duy xây dựng, cầu thị, biết lắng nghe, tránh tình trạng nhận xét theo hình thức bới móc, ganh đua, bè phái. 12
  13. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 Thứ 4, khi kết thúc một dự án: Thông thường, kết thúc một dự án học tập cũng là kết thúc một bài học hoặc một chủ đề. Giáo viên nhận xét chung những điểm mạnh cần phát huy cũng như hướng khắc phục những hạn chế của từng nhóm. Để tăng thêm sự hào hứng cho học sinh, giáo viên nên thưởng điểm công khai trước lớp cho các nhóm nào có phần trình bày cuốn hút, ấn tượng .Đối với những dự án học tập lớn ( một chủ đề học tập), giáo viên nên có phần kiểm tra ngắn ( theo hình thức trắc nghiệm khách quan) để nắm được mức độ nhận thức của học sinh, đồng thời cũng tạo cho học sinh thói quen nghiêm túc làm việc, nghiêm túc lắng nghe trong các dự án kế tiếp. b. Đối với học sinh Là trung tâm của mọi hoạt động học tập, phải tư duy nhiều hơn khi học tập theo dự án, mỗi học sinh phải biết tự mình vượt qua “sức ỳ” cá nhân, chiến thắng thói quen lười hoạt động, lười suy nghĩ của mình. Để thực hiện dự án, học sinh phải đóng những vai có thực trong xã hội để tự mình tìm kiếm thông tin và giải quyết công việc. Học sinh cần tìm hiểu xem trong xã hội, những vai mình được giao thường làm những công việc gì, có vai trò, nhiệm vụ gì.Nắm vững những điều đó, học sinh sẽ thực hiện dự án theo đúng mục tiêu đã đề ra và xây dựng sản phẩm dự án có chất lượng. Học sinh cần có kĩ năng làm việc theo nhóm khi thực hiện dự án. Để học sinh có thể phối hợp tốt với nhau thì tự bản thân các em phải trang bị cho mình một số kĩ năng cộng tác. Thứ nhất: Nghe tích cực và phê bình mang tính xây dựng. Có nghĩa là lắng nghe, suy nghĩ về những điều người khác nói và kiểm tra xem mình hiểu ý của người nói đến mức nào trước khi đưa ra ý kiến phản hồi. Trong những buổi làm việc nhóm, học sinh có kĩ năng nghe tích cực và phê bình mang tính xây dựng sẽ giúp cuộc thảo luận của nhóm diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, kích thích được sự sáng tạo của mọi thành viên trong nhóm. Thứ 2: Hợp tác - đây không chỉ đơn thuần là việc học sinh “làm việc cùng nhau” mà là cùng hợp tác trong học tập. Hợp tác theo nhóm giúp học sinh thực hiện dự án dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Một vấn đề khiến nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh rất băn khoăn khi học sinh làm việc nhóm là đa phần các học sinh khá giỏi đảm nhiệm hết các công việc của nhóm. Do vậy, hiệu quả công việc không cao, không có sự công bằng giữa các thành viên trong nhóm… Để việc học tập hợp tác hiệu quả hơn và giúp sử dụng tối ưu thời gian trên lớp, học sinh cần phải xác định rõ mục tiêu của nhóm và trách nhiệm của từng cá nhân trong nhóm, có sự kiểm tra và đánh giá công việc giữa các thành viên trong nhóm dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. Khi có sự phân chia công việc hợp lí giữa các thành viên trong 13
  14. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 nhóm và có sự giám sát, đánh giá của tập thể nhóm và giáo viên, học sinh sẽ ý thức hơn về trách nhiệm của mình và sẽ phải cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao. Thứ 3: Chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Trong nhóm cần có sự phân công công việc hợp lí để từng thành viên trong nhóm ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình.Tuy nhiên, với sự phân chia công việc đó, không phải thành viên nào cũng dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ vì những lí do khác nhau về điều kiện khách quan hay về năng lực cá nhân. Trong những tình huống như vậy, sự chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong nhóm là rất cần thiết.Để lập được một kế hoạch khả thi, tất cả các thành viên trong nhóm phải cùng nhau xác định mục tiêu cần hướng tới, nhiệm vụ phải làm, sản phẩm dự kiến, cách triển khai thực hiện dự án, phân công công việc, thời gian thực hiện và hoàn thành sản phẩm. Mặc dù là một phương pháp dạy học hiện đại, có khả năng phát huy tính tự giác, sáng tạo, chủ động của học sinh nhưng “ dạy học theo dự án” cũng không phải là chiếc chìa khóa vạn năng, . Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên cần lựa chọn những nội dung phù hợp để sao cho vận dụng phương pháp này được hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, giáo viên cần kết hợp với các phương pháp dạy học khác để giờ học đạt được kết quả cao. 3. Bài dạy minh họa a. Giáo án minh họa: Tiết: 15 - Bài 12 CHỦ ĐỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Xác định được vị trí địa lí của khu vực, kể tên và xác định vị trí các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Đông Á. - Trình bày khái quát được các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực Đông Á. - Phân tích được thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên khu vực Đông Á. - So sánh đặc điểm địa hình và khí hậu giữa các bộ phận lãnh thổ của lãnh thổ khu vực Đông Á; so sánh các con sông lớn của khu vực Đông Á. 2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, lược đồ và một số tranh ảnh về tự nhiên. - Thu thập thông tin về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đặc điểm tự nhiên của khu vực. - Chỉ ra được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên của khu vực. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường *Trọng tâm: Đặc điểm tự nhiên ( địa hình, sông ngòi) 14
  15. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: sử dụng công nghệ thông tin, giao tiếp, hợp tác, trình bày. - Năng lực chuyên biệt môn Địa lí: nhận thức thế giới quan theo quan điểm không gian, vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin địa lí... II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: soạn bài, các tư liệu, máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học sinh: Chuẩn bị dự án theo sự hướng dẫn của giáo viên III. Tiến trình dạy –học 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Khởi động : Gv : Trước khi học bài mới, cô mời các em cùng quan sát hình ảnh một số địa điểm du lịch nổi tiếng. Em hãy cho biết những địa điểm trên ở đất nước nào? Những đất nước đó nằm ở khu vực nào ? Khu vực Đông Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia , vùng lãnh thổ khác. Vậy vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của Đông Á có những điểm gì nổi bật, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: cá nhân 1.Vị trí địa lí, phạm vi khu Bản đồ khu vực Đông Á vực Đông Á ? Em hãy xác định trên lược đồ vị trí phạm vi - Vị trí: Phía Đông Châu Á, khu vực Đông Á? khoảng từ 200B đến 500 B - Trong khoảng vĩ độ nào - Gồm 2 bộ phận : đất liền và - Gồm các bộ phận nào, tên từng quốc gia hải đảo - Tiếp giáp với các khu vực nào? HS xác định trên lược đồ ? Em hãy đánh giá ý nghĩa vị trí địa lí của Đông Á? Hs : trả lời Gv nhấn mạnh : Trung Quốc với lãnh thổ rộng lớn có thể coi là nhịp cầu kết nối không gian kinh tế Á- Âu, nhờ vậy mà nơi đây xưa kia đã hình thành con đường tơ lụa nổi tiếng xuyên suốt từ Đông Á sang Tây Á và châu Âu. -Bán đảo Triều Tiên gồm 2 quốc gia: Hàn Quốc và Triều Tiên nằm ở vị trí “ mắt thần “ giữa đất liền –hải đảo, giữa hai cường quốc lớn nhất nhì châu Á hiện nay Nên ảnh hưởng lớn đến kinh tế chính trị của hai quốc gia này 15
  16. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 GV tiểu kết: khu vực Đông Á gồm 2 bộ phận rõ rệt là đất liền và hải đảo. Vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến đặc điểm tự nhiên của khu vực. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên Đông Á 2. Đặc điểm tự nhiên Ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nội a. Địa hình dung lớn: địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh * Phần đất liền: quan. - Phía Tây: Núi, sơn GV: Giờ học trước, cô đã giao nhiệm vụ và nguyên, bồn địa hướng dẫn các nhóm chuẩn bị dự án ở nhà để - Phía Đông : núi thấp, trình bày trước lớp. đồng bằng châu thổ rộng Nhóm 1: Trình bày đặc điểm địa hình Đông Á Nhóm 2: Trình bày đặc điểm khí hậu Đông Á Nhóm 3: trình bày đặc điểm cảnh quan Đông Á Nhóm 1 trình bày Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Gv bổ sung thêm * Phần hải đảo: là miền núi ? Em hãy so sánh đặc điểm địa hình của phần trẻ thường xảy ra động đất, núi đất liền và hải đảo? lửa. Giống : đều có núi và đồng bằng, núi chiếm phần lớn diện tích Khác : phần đất liền: địa hình đa dạng hơn, các đồng bằng rộng lớn màu mỡ hơn + Phần hải đảo: chủ yếu là núi lửa, đồng bằng nhỏ hẹp Giáo viên chiếu vi deo động đất, sóng thần ở Nhật Bản - Giáo dục kỹ năng sống về ứng phó với động đất. ? Giả sử em bất ngờ gặp tình huống có động đất, em sẽ xử trí ra sao? HS trả lời Nhóm 2 : Trình bày đặc điểm khí hậu Đông Á Hs trình bày dự án ?Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở Đông Á có gì giống và khác với ở khu vực Nam Á? b. Khí hậu. HS : giống : tính chất - Phía Tây đất liền : khí hậu lục 16
  17. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 Khác: hướng gió địa khô hạn Gv liên hệ: Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam - Phía Đông đất liền và phần Á, cũng có khí hậu gió mùa điển hình, cụ thể ra hải đảo: khí hậu gió mùa: sao thì sau này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn. + mùa đông: gió Tây Bắc Gv chuyển ý: địa hình và khí hậu ảnh hưởng ra khô,lạnh sao đến sông ngòi của Đông Á? Cô mời các em +Mùa hạ : gió Đông Nam ẩm, cùng tìm hiểu về sông ngòi mưa nhiều Bản đồ khu vực Đông Á: ? Xác định một số con sông lớn ở Đông Á? HS lên bảng chỉ lược đồ ?Nêu đặc điểm chế độ nước của sông ngòi trong khu vực? Học sinh trả lời. Gv giới thiệu:Sông A mua, còn gọi là Hắc Long Giang, chảy ở rìa phía bắc của Đông Á, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga c. Sông ngòi - GV chiếu Clip giới thiệu sông - Đất liền : có 3 sông lớn Hoàng Hà và Trường Giang của Trung Quốc. - Các sông có chế độ nước theo - HS theo dõi , thảo luận theo bàn và trả lời mùa câu hỏi: ?Qua đoạn vi deo, em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa sông Hoàng Hà và Trường Giang? HS trả lời: …. HS so sánh : Giống: - Đều là những con sông lớn của TQ, có tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội - Bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng và đổ ra các biển Đông Trung Hoa - Bồi đắp nên những đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng - Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa - Có chế độ nước theo mùa Khác: - Hoàng Hà: chế độ nước thất thường - Trường Giang:chế độ nước tương đối ổn định điều hòa Gv mở rộng: Sông Hoàng Hà có chế độ nước khắc nghiệt nên được ví như bà già cay nghiệt. 17
  18. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 Còn Trường Giang có chế độ nước điều hòa và vẻ đẹp thơ mộng được ví như cô gái dịu hiền. Gv chuyển ý: Địa hình, khí hậu và sông ngòi đã hình thành nên đặc điểm cảnh quan của Đông Á. Cô mời nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị của mình Nhóm 3: Trình bày cảnh quan ở Đông Á: Gv nhận xét, ghi bảng Gv giới thiệu bản đồ tự nhiên châu Á: Đông Á là một khu vực có tài nguyên khá đa dạng, cô mời các em về nhà tìm hiểu thêm về tài nguyên của khu vực GV nhấn mạnh mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan ở khu vực Đông Á bằng sơ đồ. d. Cảnh quan Gv chiếu bản đồ tự nhiên châu Á cho hs quan Rất đa dạng: rừng rậm , thảo sát, hướng dẫn hs tìm hiểu thêm về tài nguyên nguyên khô, hoang mạc, bán của khu vực hoang mạc, núi cao ?Điều kiện tự nhiên Đông Á có những thuận lợi, khó khăn gì, cô mời các em cùng tham gia thảo luận nhóm với kĩ thuật khăn trải bàn: Nhóm 1+ 2: nêu những thuận lợi của thiên nhiên Đông Á Nhóm 3+ 4: nêu những khó khăn của thiên nhiên Đông Á Thời gian thảo luận: 2 p Nhóm 1, 3 lên trình bày kết quả Nhóm 2,4 nhận xét, bổ sung: - Thuận lợi : núi non hùng vĩ nhiều cảnh đẹp, sông suối nhiều thác ghềnh phát triển thủy điện, nhiều đồng bằng rộng sản xuất lương thực, tạo mặt bằng xây dựng - Khó khăn: động đất, núi lửa, sóng thần, địa hình hiểm trở, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm mỗi trường Gv : liên hệ tình trạng suy giảm diện tích rừng và nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật : Tình trạng suy giảm rừng do việc khai thác quá mức của con người không chỉ là vấn đề của riêng các nước Đông Á mà là của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vậy, khi rừng bị khai thác quá 18
  19. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 mức sẽ dẫn đến những hậu quả gì? ( thiên tai: bão lũ, sạt lở, xói mòn, thoái hóa đất, mất nơi cư trú và nguồn thức ăn co động vật hoang dã) Gv Điều đó tác động rất tiêu cực đến đời sống và sản xuất của con người. Qua đây, cô muốn gửi tới các em thông điệp: Gọi hs đọc thông điệp: “ Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chúng ta” Hãy thường xuyên chăm sóc vườn trường và vườn nhà, trồng nhiều cây xanh cho môi trường tươi đẹp. 4. Củng cố: - Gv Tổng kết nội dung bài bằng sơ đồ - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Nhà Địa lí tài ba” : chia lớp thành hai đội chơi, đội 1 mang tên Đất liền đội 2 mang tên Hải đảo. Mỗi đội cử ra 3 bạn tham gia trò chơi. Hình thức chơi sẽ là trả lời câu hỏi trong vòng thời gian là 1 phút. Đội nào có câu trả lời chính xác và nhiều hơn, đội đó sẽ thắng cuộc. - Học sinh tham gia trò chơi. - Học sinh đọc bài vè địa lí 5. Hướng dẫn học bài *Học bài cũ - Xác định lại vị trí khu vực Đông Á, tìm các dãy núi,sơn nguyên, bồn địa,đồng bằng - Đọc bài đọc thêm: Động đất và núi lửa ở Nhật Bản - Học bài và làm bài tập cuối bài * Chuẩn bị bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội các nước Đông Á: -Nhóm 1 : Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế khu vực Đông Á -Nhóm 2 : Trình bày đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản -Nhóm 3 : Trình bày đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc b. Một số hình ảnh minh họa việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong tiết dạy: Nhóm 1: thực hiện dự án về đặc điểm địa hình Đông Á bằng hình thức tạo bản trình chiếu power point 19
  20. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Địa lý lớp 8,9 Nhóm 2: Thực hiện dựán tìm hiểu đặc điểm khí hậu Đông Á theo hình thức tạo bản trình chiếu power point và sân khấu hóa ( nhập vai hai loại gió mùa ở Đông Á đểnêu đặc điểm gió mùa) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2