intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở sách giáo khoa Địa lí 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn. Ngoài ra còn giúp người dạy biết cách khai thác các dạng số liệu thống kê từ sách giáo khoa, nhằm bổ trợ đắc lực cho kiến thức của các bài giảng thêm phong phú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở sách giáo khoa Địa lí 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ Ở CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10 THUỘC MÔN: ĐỊA LÝ Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổ: Xã hội Năm học 2022 – 2023 Số điện thoại: 0914437420 hoặc 0984941575
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 4 1- Lý do chọn đề tài: ................................................................................................. 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................ 5 4. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 6 5. Đóng góp mới của đề tài. ...................................................................................... 6 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 7 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực trạng........................................................................... 7 1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 7 1.1.1. Bảng số liệu thống kê. ..................................................................................... 7 1.1.2. Vai trò của bảng số liệu thống kê trong dạy học Địa Lí. ................................. 8 1.1.3. Các bước phân tích bảng số liệu thống kê trong môn Địa Lí. ........................ 8 1.2.1. Khái quát chương trình Địa Lí 10 và các bảng số liệu thống kê ở chương trình Địa Lí 10. ................................................................................... 9 1.2.2. Thực trạng dạy và học bộ môn Địa lí ở trường chúng tôi đang giảng dạy ..........11 2. Hướng dẫn học sinh khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa Lí 10 ............... 12 2.1. Các giải pháp. ................................................................................................... 12 2.1.1. Không được bỏ sót các dữ liệu...................................................................... 12 2.1.2. Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích. . 13 2.1.3. Tính toán số liệu theo hai hướng chính: Theo cột dọc và theo hàng ngang ............................................................................................................. 15 2.1.4. Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể. .............. 18 2.1.5. Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng. .............................................. 20 2.1.6. Cần chú ý là phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích. ....................................................................................................... 21 2.2. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp. .................................. 22 2.2.1. Mục đích khảo sát. ........................................................................................ 22 2.2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát............................................................... 22 2.2.3. Đối tượng khảo sát. ....................................................................................... 22 1
  3. 2.2.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp. .................... 23 3. Thực nghiệm........................................................................................................ 24 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .................................................................. 34 4.1. Hiệu quả về mặt định lượng ............................................................................. 35 4.1.1. Năm học 2021 - 2022 .................................................................................... 35 4.1.2. Năm học 2022 - 2023 .................................................................................... 36 4.2. Hiệu quả về mặt định tính ................................................................................ 37 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ............................................ 39 1. Về phía nhà trường. ............................................................................................. 39 2. Về phía sở GD&ĐT. ........................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 41 PHỤ LỤC 2
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CN Công nghiệp CTTG Chiến tranh thế giới GV Giáo viên ĐKTN Điều kiện tự nhiên HS Học sinh HSG Học sinh giỏi KHKT Khoa học kĩ thuật SGK Sách giáo khoa SKKN Sáng kiến kinh nghiệm KNTT Kết nối tri thức CD Cánh diều CTST Chân trời sáng tạo 3
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Lý do chọn đề tài: Tri thức địa lí nói chung trong khoa học Địa lí và tri thức Địa lí trong trường nói riêng rất đa dạng, phong phú, nó có dạng kênh chữ, kênh hình (bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, ...) và ở dạng các con số (số liệu, bảng số liệu thống kê). Để khai thác tri thức Địa lí có hiệu quả phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lí kinh tế - xã hội ở trường phổ thông, đây là một điểm khó đối với giáo viên Địa lí. Các số liệu thống kê nói chung và số liệu thống kê về kinh tế - xã hội nói riêng có một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức về Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế - xã hội. Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế nước ta nói riêng và khu vực, thế giới nói chung có những biến động thường xuyên, thay đổi hàng ngày, hàng tháng và hàng năm nên việc cập nhật bổ sung đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông cần phải có sự lựa chọn phù hợp, đảm bảo thông tin tin cậy, thể hiện được sự thay đổi với số liệu cũ là điều quan trọng. Thêm vào đó và các số liệu kinh tế - xã hội được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng góp phần ảnh hưởng nhất định đến việc thu thập thông tin của giáo viên lẫn học sinh. Bên cạnh đó, kiến thức Địa lí đa dạng, việc "Đi tìm phương pháp khai thác kiến thức Địa lí từ các dạng số liệu" trong chương trình Địa lí phổ thông nói chung và Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội ở chương trình 10 nói riêng là rất khó, đã qua nhiều phương pháp, cách thức sử dụng, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các dạng số liệu của các thế hệ đi trước đã được đưa ra, áp dụng vào thực tiễn đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng bên cạnh đó còn có một số giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu ở SGK, vẫn sử dựng các số liệu quá cũ, dẫn đến kiến thức bỗ trợ cho kênh chữ chưa có hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ cũng ảnh hưởng đến việc giảng dạy, trong đó có bộ môn Địa lí trong trường phổ thông được xem là "môn phụ", khô cứng nên tâm lý người dạy (giáo viên) và người học (học sinh) ít để tâm, mang tính chất đối phó (học sinh học thuộc lòng - "học vẹt" phần kênh chữ và một số số liệu đơn giản) nên cũng góp phần làm cho việc giảng dạy - học tập bộ môn theo hướng tích cực, chưa phát huy được cái hay, tính thực tiễn của khoa học Địa lí. Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm hiện nay thì việc khai thác bảng số liệu là một trong những phần góp nên thành công trong việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá
  6. trình lĩnh hội kiến thức. Qua đây, tôi xin góp một vài ý kiến nhỏ trong đề tài "Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở sách giáo khoa Địa lí 10". 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn. Ngoài ra còn giúp người dạy biết cách khai thác các dạng số liệu thống kê từ sách giáo khoa, nhằm bổ trợ đắc lực cho kiến thức của các bài giảng thêm phong phú. Bên cạnh đó, các số liệu thống kê trong chương trình Địa lí rất đa dạng, vừa mang tính chất minh hoạ, vừa để chứng minh, vừa là kênh chữ và cũng vừa là kênh hình ở SGK. Trước đây trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên thường hay bỏ qua các số liệu, bảng số liệu nên bài giảng chưa sinh động, chưa thực tiễn. Thực hiện chuyên đề này cúng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học và tìm tòi sáng tạo của người dạy. Thông qua chuyên đề này còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng về phân tích, xử lý các dạng số liệu cũng như chứng minh một vấn đề địa lí cụ thể và giúp cho giáo viên có một cách nhìn đúng đắn và biết cách khai thác các dạng số liệu thống kê ở sách giáo khoa và thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, Địa lí học đang gắn với thực tiễn cuộc sống, phản ánh thực trạng nền kinh tế - xã hội của Đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và bước vào giai đoạn hội nhập sâu sắc với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lí luận về bảng số liệu thống kê, vai trò của việc sử dụng bảng số liệu thống kê trong môn Địa Lí. - Khảo sát thực trạng về việc sử dụng bảng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa Lí. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bảng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa Lí lớp 10 chương trình GDPT 2018. - Thực nghiệm dạy học và rút ra những kết luận cần thiết. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: biện pháp sử dụng hiệu quả bảng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa Lí. - Phạm vi nghiên cứu: áp dụng trong môn Địa Lí 10 chương trình GDPT 2018, SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
  7. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp thu thập số liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu thống kê về KTXH của chương trình địa lí 10 4.2. Phương pháp thực nghiệm: áp dụng các biện pháp ở các lớp giảng dạy . 4.3. Phương pháp phỏng vấn và điều tra khảo sát: phỏng vấn và khảo sát giáo viên và học sinh về các biện pháp và phương pháp thực hiện. 4.4. Phương pháp xử lí số liệu: sau khi đã thu thập được những số liệu về thống kê thì cần có bước xử lí số liệu để rút ra những nhận xét khoa học. 4.5. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp mọi vấn đề có liên quan đến việc khai thác và sử dụng số liệu thống kê và rút ra những kết luận cần thiết. 5. Đóng góp mới của đề tài. Đồng nghiệp có thể sử dụng nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng và cả giải pháp để áp dụng cho việc sử dụng bảng số liệu thống kê ở chương trình các khối, lớp khác.
  8. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực trạng. 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Bảng số liệu thống kê. 1.1.1.1. Khái niệm: Bảng thống kê là một chế độ trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho đòi hỏi của quá trình nghiên cứu vớt thống kê. 1.1.1.2. Ý nghĩa của bảng thống kê. – Phản ánh đặc trưng căn bản của từng tổ và của cả tổng thể; – Miêu tả mối liên quan mật thiết giữa những số liệu thống kê; – Thực hiện cơ sở áp dụng các phương pháp phân tích thống kê khác biệt một cách dễ dàng… 1.1.1.3. Kết cấu của bảng thống kê: ❖ Về cách thức – Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các tài liệu con số. – Hàng ngang cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê, thường được đánh số thứ tự. – Ô của bảng dùng để điền số liệu thống kê. – Tiêu đề của bảng: Phản ánh nội dung của bảng và của từng chỉ tiêu trong bảng. Có 2 loại tiêu đề:Tiêu đề chung: Tên bảng và Tiêu đề nhỏ (mục): Tên hàng, cột. – các số liệu được ghi vào những ô của bảng, mỗi số liệu phản ánh đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu giúp. ❖ Về nội dung: chia thành 2 phần: Phần chủ để và phần giải nghĩa. – Phần chủ để: Nội dung phần chủ đề nhằm nêu rõ ràng tổng thể nghiên cứu được phân thành những bộ phận nào, hoặc mô tả đối tượng nghiên cứu giúp là những đơn vị nào, loại hình gì, tên địa phương hoặc các thời gian nghiên cứu khác nhau. Hay nói cách khác, phân chủ đề biểu lộ tiêu thức phân tổ những đơn vị tổng thể thành các tổ. vị trí của phần này thường để ở bên phải phía dưới của bảng (tên của những hàng- tiêu đề hàng). – Phần giải thích: Nội dung phần này gồm những chỉ tiêu giải nghĩa về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu giúp (giải thích phần chủ đề của
  9. bảng). vị trí của phần này thường để ở bên trái phía trên của bảng (tên của những cột- tiêu đề cột). 1.1.2. Vai trò của bảng số liệu thống kê trong dạy học Địa Lí. Các số liệu thống kê trước hết dùng để "minh hoạ" nhằm làm rõ các nội dung kiến thức Địa lí. Có các số liệu, những kiến thức được trình bày sẽ có sức thuyết phục cao trong bài giảng. Trong sự phát triển của khoa học Địa lí nói chung và Địa lí kinh tế - xã hội nói riêng, các quan điểm về Địa lí kinh tế - xã hội không ngừng được nêu ra và hoàn thiện, các mô hình kinh tế thế giới ngày càng đa dạng, các số liệu thống kê sẽ giúp cho người nghiên cứu, học tập sẽ "lượng hoá" được các dữ liệu và có cách nhìn đúng đắn về mô hình nêu ra. Thông qua phân tích, so sách, đối chiếu các số liệu, còn có khả năng "cụ thể hoá” các khái niệm, các quy luật địa lí. Việc phân tích nội dung các số liệu, bảng số liệu và hình thức biểu hiện trực quan của số liệu (biểu đồ, bản đồ, …) góp phần làm sáng tỏ các mối quan hệ địa lí để qua đó học sinh tự tìm ra và giải thích được chúng. Việc lựa chọn, xác định đúng đắn các số liệu điển hình còn có tác dụng xác định được các quy luật và mối liên hệ trong sự phát triển về kinh tế - xã hội. Các số liệu và bảng số liệu thống kê là cơ sở của các nhận xét hoặc của các tri thức địa lí khái quát, đồng thời có thể là sự cụ thể hoá hoặc minh hoạ để làm rõ các kiến thức địa lí. Chúng không phải là những kiến thức địa lí cần phải nhớ kỹ mà chỉ đóng vai trò làm phương tiện của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Bằng việc phân tích các số liệu, bảng số liệu, học sinh có thể tự mình nhận được các kiến thức địa lí cần thiết. Từ đó, hoặc nhớ vào việc xem xét các mối liên quan của số liệu, bảng số liệu, học sinh sẽ nắm được chắc chắn và chứng minh được vấn đề cần nắm. 1.1.3. Các bước phân tích bảng số liệu thống kê trong môn Địa Lí. Để khai thác số liệu thống kê có hiệu quả cần tiến hành theo các bước sau: a) Xác định mục đích phân tích số liệu: Để tiến hành phân tích số liệu thống kê thì người giáo viên cần phải xác định rõ mục đích phân tích, thống kê nhằm đạt được những nội dung gì. Khi phân tích số liệu thống kê ta có thể phân tích một hiện tượng nào đó từ mọi mặt hoặc có thể một khía cạnh nào đó của hiện tượng, điều này hoàn toàn do mục đích phân tích quyết định. Trong thực tiễn của công tác phân tích số liệu, nếu không xác định được mục đích phân tích thì về căn bản sẽ không sử dụng hết giá trị của số liệu. Nên khi phân tích số liệu, số liệu thống kê phần quan trọng nhất là phải xác định được mục đích,
  10. yêu cầu và nội dung của việc phân tích và sử dụng như thế nào trong bài giảng, về truyền thu kiến thức hay rèn luyện kỹ năng địa lí. b) Đánh giá các số liệu thống kê: Qua phân tích mục đích đã được xác định trên, khi tiến hành phân tích số liệu thống kê trong địa lí, giáo viên cần lưu ý việc sử dụng nguồn tài liệu: Nên sử dụng tài liệu chính là SGK (các số liệu ở sách giáo khoa được các tác giả biên soạn chọn lọc theo các nội dung). Nhưng do số liệu kinh tế - xã hội thay đổi thường xuyên, các số liệu ở SGK nhiều lúc không phù hợp với các vấn đề, cần thu thập thêm các nguồn số liệu khác bổ sung. Nhưng giáo viên cần lưu ý việc các tài liệu đó có phù hợp với nội dung, vấn đề của bài học hay không? Nếu dùng số liệu không phù hợp, không đáng tin cậy thì kết luận không đúng, sai lầm về các vấn đề đưa ra. Vậy việc đánh giá số liệu thống kê như thế nào? Vấn đề này cần chú ý trong quá trình thu thập số liệu và trong việc xử lý, tính toán số liệu cũng như xác định nguồn gốc, xuất xứ của số liệu đó. c) Phân tích, so sánh và đối chiếu các số liệu, sử dụng một phép toán đơn giản để rút ra những nhận xét cần thiết: Sau khi tiến hành chọn lọc các số liệu cần phải so sánh, đối chiếu để hiểu được số liệu, để rút ra kết luận cần thiết. + Thể hiện các số liệu thống kê (lập bảng, biểu thống kê, xây dựng các đồ thị, biểu đồ thống kê, xây dựng các số liệu biểu đồ - bản đồ, số liệu thống kê được thể hiện bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật (máy tính), …): Đối với số liệu thống kê được sử dụng trong bài giảng nhằm minh hoạ và nêu bật được ý nghĩa của kiến thức địa lí. Ngoài ra còn có tác dụng cụ thể, các khái niệm, rèn luyện kỹ năng tư duy và kỹ năng địa lí. Trong dạy Địa lí kinh tế - xã hội để có hiệu quả, gây hứng thú học tập và giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc, gây tính thẩm mĩ trong quá trình học tập là không thể thiếu trong việc thể hiện các số liệu thống kê bằng hình thức như: Biểu đồ, bản đồ, … + Nêu kết luận và giá trị của nó đối với việc thực hiện nội dung bài giảng (truyền thụ kiến thức hay rèn luyện kỹ năng): Trong quá trình khai thác số liệu thống kê, bước quan trọng cuối cùng là kết luận một cách rõ ràng, tỉ mỉ, khoa học. Đây là vấn đề phân tích số liệu thống kê cần đạt tới. Nhất là những dạng số liệu thống kê về tình hình kinh tế hay xã hội của một nước, một vùng miền nên trong quá trình rút ra kết luận, giáo viên cần lưu ý để rút ra những kết luận cần thiết, ngắn gọn, khoa học, … Góp phần bỗ trợ kiến thức cho bài giảng thêm sinh động, gắn liền với thực tế. 1.2. Cơ sở thực trạng 1.2.1. Khái quát chương trình Địa Lí 10 và các bảng số liệu thống kê ở chương trình Địa Lí 10. 1.2.1.1. Mục tiêu của chương trình Địa Lí 10 (GDPT 2018)
  11. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 1.2.1.2. Khái quát các bảng số liệu thống kê ở chương trình Địa Lí 10. STT Nội dung Bảng số liệu thống kê Địa Lí tự nhiên Bảng 9. Nhiệt độ trung bình năm và biên Khí quyển, các yếu tố khí độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu bắc. 1 hậu Bảng 13. Lưu lượng nước trung bình của Thực hành: Phân tích chế độ sông Hồng tại trạm Hà Nội nước của sông Hồng Quy mô giần số, gia tăng dân Bảng 19. Quy mô dân số thế giới, giai 2 số và cơ cấu dân số thế giới đoạn 1950 - 2050 Phân bố dân cư và đô thị hóa Bảng 20.2. Tỉ lệ dân thành thị và nông 3 trên thế giới thôn của thế giới, gia đoạn 1950 - 2020 Cơ cấu kinh tế, tổng sản Bảng 22.2. Cơ cấu GDP phân theo thành 4 phẩm trong nước và tổng thu ngành của Việt Nam, năm 2019 nhập quốc gia Địa lí ngành lâm nghiệp và Bảng 25. Sản lượng gỗ tròn của thế giới, 5 thủy sản giai đoạn 1980 -2019 Thực hành: Vẽ và nhận xét Bảng 27. Sản lượng lương thực của thế 6 biểu đồ về sản lượng lương giới năm 2000 và năm 2019 thực của thế giới Địa lí một số ngành công Bảng 29. Sản lượng dầu mỏ và điện của 7 nghiệp thế giới giai đoạn 2000 - 2019
  12. Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các Bảng 33. Cơ cấu GDP thế giới theo ngành 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự kinh tế,năm 2000 và năm 2019 phát triển và phân bố dịch vụ Địa lí ngành giao thông vận Bảng 34. Số lượng lượt hành khách vận 9 tải chuyển đường hàng không trên thế giới, giai đoạn 2000 - 2019 Địa lí ngành thương mại và Bảng 37. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu 10 ngành tài chính ngân hàng và nhập khẩu trên thế giới giai đoạn 1990 – 2019 1.2.2. Thực trạng dạy và học bộ môn Địa lí ở trường chúng tôi đang giảng dạy 1.2.2.1. Về đội ngũ giáo viên: Số giáo viên có đủ theo biên chế, có trình độ đạt chuẩn, và trên chuẩn có năng lực, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức chấp hành kỉ luật tốt và quan trọng là nắm được phương pháp giảng dạy, quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Có ý thức học hỏi đồng nghiệp thông qua các hoạt động dự giờ rút kinh nghiệm, soạn giáo án chung vào các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn. Đặc biệt chú trọng đến đặc trưng bộ môn là sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học khi lên lớp. Trong những năm gần đây, khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường nên cũng có phần nào ảnh hưởng đến việc học tập môn Địa lí ở trường phổ thông. Đó là học sinh ít quan tâm đến môn học do cách giảng dạy theo lối truyền thống, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Chưa kịp thời cập nhật nhiều số liệu thống kê mới để đưa vào giảng dạy. - Giáo viên chưa chủ động trong đổi mới phương tiện, phương pháp dạy học. 1.2.2.2. Về học sinh: Học sinh đã quen thuộc với cách học mới, tích cực, chủ động hơn trong việc phát hiện kiến thức, có ý thức tự giác trong làm bài tập, chuẩn bị bài mới. Qua việc kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh, chúng tôi thấy phần lớn học sinh đã đầu tư thời gian cho việc làm bài tập, chịu khó tìm tòi những kiến thức thực tế khi giáo viên yêu cầu. Tuy nhiên, việc học tập của học sinh vẫn còn một số tồn tại sau: - Nhiều học sinh còn lười học, thiếu tính tích cực, chủ động trong học tập, đặc biệt là trong việc hoạt động nhóm. - Một số học sinh không chịu khó làm bài tập ở nhà, thậm chí còn mượn vở bài tập của bạn ở trong lớp để chép lại một cách thụ động, đối phó với giáo viên.
  13. - Các bài tập giáo viên hướng dẫn làm trên lớp nhưng học sinh không tiếp thu, làm hay chỉnh sửa, bổ sung những phần còn thiếu, sai. - Học sinh chưa nhận thức đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp. - Học sinh chưa biết cách khai thác, phân tích bảng số liệu - Hình thức kiểm tra - đánh giá chưa phù hợp…. 1.2.2.3. Cơ sở vật chất: Trường THPT Tây Hiếu trong những năm gần đây được đầu tư xây dựng mới, khang trang, có khá đầy đủ các phương tiện để phục vụ học tập như tranh ảnh bản đồ, sách giáo khoa, sách tham khảo, công nghệ thông tin... Được sự quan tâm của Ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn nên việc phát huy phong trào dạy và học tốt ở bộ môn Địa lí nói riêng và các môn học khác nhìn chung thuận lợi. 2. Hướng dẫn học sinh khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa Lí 10 2.1. Các giải pháp. 2.1.1. Không được bỏ sót các dữ liệu. ❖ Mục đích Trong quá trình phân tích phải sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng. Cần phải sử dụng hết các dữ liệu của đề ra, tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm. ❖ Cách tiến hành. - Đọc tên bảng số liệu. - Chú ý xem con số trong bảng được biểu thị theo đơn vị nào ? Tài liệu đưa ra năm nào ? - Đọc nhan đề hàng dọc (cột), hàng ngang (dòng). - Đối chiếu số liệu theo cột và dòng. - Đưa ra nhận xét về các đặc điểm, hiện tượng được biểu thị qua số liệu. ❖ Ví dụ minh hoạ Cho bảng sô liệu " Cơ cấu GDP của thế giới năm 2010 và năm 2019 " Đơn vị : % Nông nghiệp, Công nghiệp Thuế sản Năm lâm nghiệp, Dịch vụ phẩm trừ trợ thuỷ sản xây dựng cấp sản phẩm 2010 3.8 27.7 63.4 5.1 2019 4.0 26.7 64.9 4.4
  14. Qua bảng trên giúp học sinh rút ra nhận xét về cơ cấu GDP của thế giới năm 2010 và năm 2019.  Hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét để thấy được cơ cấu GDP đang có sự chuyển dịch rõ nét, cụ thể: - Nhận xét + Ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất (4,0% - 2019) nhưng có xu hướng tăng lên (tăng 0,2%). + Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng khá cao (26,7% -2019) nhưng có xu hướng giảm (giảm 1%). + Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (64,9%) và có xu hướng tăng lên (1,5%). + Tỉ trọng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm và (giảm 0,7%). - Giải thích: Sự tăng, giảm tỉ trọng của các ngành phù hợp với xu hướng đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của các nước trên thế giới.  Thông qua đây giáo viên cần cho học sinh thấy - Cơ cấu GDP thế giới năm 2010 và 2019 có sự chuyển dịch tích cực: + Giảm tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thuế sản phẩm + Tăng tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản và ngành dịch vụ nhưng dịch vụ tăng nhanh hơn 2.1.2. Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích. ❖ Mục đích Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị tấn, hay m3, tỉ kwh, tỉ đồng.), hoặc tương đối (%). Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tương đối. Quá trình phân tích phải đưa được cả hai đại lượng này để minh hoạ. ❖ Cách tiến hành. - Từ bảng số liệu tuyệt đối hướng dẫn học sinh tính sang số liệu tương đối (nếu cần) - Nhận xét mối quan hệ ❖ Ví dụ minh hoạ “Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hoá của các phương tiện vận tải nước ta qua các năm”
  15. Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển Phương tiện (nghìn tấn) (triệu tấn.km) vận tải Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2003 2010 2017 2003 2010 2017 Đường sắt 8385,0 7861,5 5611,1 2725,4 3960,9 3616,7 Đường ô tô 175856,2 587014,2 1074450,9 9402,8 36179,0 63459,3 Đường sông 55258,6 144227,0 232813,8 5140,5 31679,0 47800,4 Đường biển 21811,6 61593,2 70019,2 43512,6 145521,4 140307,7 Đường hàng không 89,7 190,1 317,9 210,7 426,8 748,8 Tổng số 261401,1 800886,0 1383212,9 60992,0 217767,1 255932,9 Hãy nhận xét và giải thích khối lượng vận chuyển và khối lượng luôn chuyển của các loại phương tiện vận tải qua các năm - Hướng dẫn học sinh nhận xét kết hợp giữa hàng ngang (khối lượng vận chuyển, khối lượng luôn chuyển) và cột (các phương tiện vận tải qua các năm). Cần đối chiếu số liệu ở dạng tuyệt đối và tương đối. - Tính ra cơ cấu về khối lượng vận chuyển và luân chuyển để nhận xét sự thay đổi cơ cấu qua các năm - Hàng: Khối lượng vận chuyển và luân chuyển có sự thay đổi tăng, giảm của các ngành qua các năm - Cột: Từ năm 2003 – 2017 về cơ cấu khối lượng vận chuyền đường ô tô luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó đến đường sông và nhỏ nhất là đường hàng không. Đối với cơ cấu khối lượng luân chuyển thì đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp theo đến đường ô tô và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất vẫn là đưởng biển  Hướng dẫn học sinh nhận xét kết hợp với phần kênh chữ ở SGK để giải thích được sự khác nhau về cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển của các ngành giao thông.
  16. Bảng cơ cấu khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hoá của các phương tiện vận tải nước ta qua các năm Cơ cấu khối lượng vận chuyển Cơ cấu khối lượng luân chuyển Phương tiện (%) (%) vận tải Năm 2003 Năm 2010 Năm 2017 Năm 2003 Năm 2010 Năm 2017 Đường sắt 3,21 0,98 0,41 4,47 1,82 1,41 Đường ô tô 67,27 73,30 77,68 15,42 16,61 24,80 Đường sông 21,14 18,01 16,83 8,43 14,55 18,68 Đường biển 8,34 7,69 5,06 71,34 66,82 54,82 Đường hàng không 0,03 0,02 0,02 0,35 0,20 0,29 Tổng số 100 100 100 100 100 100 2.1.3. Tính toán số liệu theo hai hướng chính: Theo cột dọc và theo hàng ngang ❖ Mục đích Hầu hết là có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ cấu của đối tượng, hoạc thể hiện các nội dung khác Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của đối tượng. Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên trong của đối tượng. Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều thời gian. ❖ Cách tiến hành. - Đọc nhan đề hàng dọc (cột), hàng ngang (dòng). - Đối chiếu số liệu theo cột và dòng. - Đưa ra nhận xét về các đặc điểm, hiện tượng được biểu thị qua số liệu. ❖ Ví dụ minh hoạ
  17. Ví dụ 1. “Phân bố dân cư ở các khu vực trên thế giới qua các năm” (Đơn vị: người/km2) Mật độ dân số Mật độ dân số Khu vực Năm Năm Năm Năm Năm Năm Khu vực 2005 2010 2017 2005 2010 2017 Bắc Phi 23 26 30 Đông Á 131 136 143 Đông Phi 43 51 62 Đông Nam Á 124 138 149 Nam Phi 20 22 25 Tây Á 45 48 56 Tây Phi 45 51 61 Trung − Nam Á 143 171 188 Trung Phi 17 20 25 Bắc Âu 55 59 61 Bắc Mĩ ` 17 19 19 Đông Âu 93 16 16 Ca-ri-bê 166 184 190 Nam Âu 115 118 118 Nam Mĩ 21 23 24 Tây Âu 169 173 179 Trung Mĩ 60 66 71 Châu Đại Dương 4 4 5 - Nhận xét theo hàng ngang: + Mật độ dân số của các khu vực trên thế giới giai đoạn 2005 – 2017 đều tăng nhanh (trừ khu vực Đông Âu giảm) + Khu vực Trung Phi tăng nhanh nhất 1,47 lần + Khu vực Đông Phi tăng 1,44 lần … + Khu vực Đông Á 1,1 lần + Năm 2005, 2010,2017 các khu vực có vị thứ về mật độ dân số như sau + Khu vực Bắc Phi : 13,12,12 + Khu vực Đông Phi: 12,9,8 + Khu vực Nam Phi: 15,14,13 + Khu vực Tây Phi: 11,10,9 … + Những khu vực thay đổi nhiều về vị thứ
  18. + Khu vực Tây Á: 10,17,11 + Khu vực Đông Âu: 7,17,17 + Khu vực Tây Âu: 1,2,3 - Nhận xét theo hàng dọc: + Xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp về mật độ dân số của các khu vực và sự thay đồi vị trí các năm. Những khu vực luôn có mật độ dân số cao: Tây Âu, Ca ri bê, Trung – Nam Á, Đông Á. Những khu vực có mật độ dân số thấp Châu Đại Đương, Đông Âu, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Phi, Trung Phi  Sau khi học sinh nhận xét xong, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các nguyên nhân cửa việc phân bố dân cư không đồng đều - Nhân tố tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người. - Nhân tố kinh tế - xã hội + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sáng tự giác. Sự phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Nói chung, những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với các hoạt động công nghiệp, dịch vụ. + Những khu vực được khai thác lâu đời thường có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. + Di cư có tác động tới sự phân bố dân cư thế giới. Trong lịch sử, các luồng di dân lớn có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả một châu lục…. Mật độ dân số Mật độ dân số Khu vực (thứ hạng) Khu vực (thứ hạng) Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2005 2010 2017 2005 2010 2017 Bắc Phi 13 12 12 Đông Á 4 5 5 Đông Phi 12 9 8 Đông Nam Á 5 4 4 Nam Phi 15 14 13 Tây Á 10 17 11 Tây Phi 11 10 9 Trung − Nam Á 3 3 2 Trung Phi 16 15 13 Bắc Âu 9 8 9 Bắc Mĩ 16 16 16 Đông Âu 7 17 17 Ca-ri-bê 2 1 1 Nam Âu 6 6 6 Nam Mĩ 14 13 15 Tây Âu 1 2 3 Trung Mĩ 8 7 7 Châu Đại Dương 18 18 18
  19. Ví dụ 2: Bảng số liệu: “sản lượng lương thực của thế giới năm 2000 và 2019” (Đơn vị:triệu tấn) Loại cây Năm 2000 2019 Lúa gạo 598.7 755.5 Lúa mì 585.0 765.8 Ngô 592.0 1148.5 Cây lương thực khác 283.0 406.1 Tổng số 2058.7 3075.9 - Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân thông qua gợi mở của giáo viên để rút ra được nhận xét tốc độ tăng và sự thay đổi cơ cấu sản lượng lượng lương thực Thứ nhất về tổng sản lượng lương thực TG tăng 1,5 lần. Trong đó: + Ngô tăng nhanh nhất tăng 1,9 lần. + Các cây lương thực khác tăng 1,4 lần + Lúa gạo và lúa mì đều tăng 1,3 lần. Thứ hai về cơ cấu lương thực học sinh phải tính được cơ cấu để nhận xét (Đơn vị:%) Năm 2000 2019 Loại cây Lúa gạo 29,1 24,6 Lúa mì 28,4 24,9 Ngô 28,8 37,3 Cây lương thực khác 13,7 13,2 Tổng số 100,0 100,0 2.1.4. Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể. ❖ Mục đích Thường là đi từ các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lý được nêu ra trong bảng số liệu.
  20. Các nhận xét cần tập trung là: Các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cực tiểu, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (lần hoặc phần trăm so với tổng số). ❖ Cách tiến hành. - Nhận xét tổng quát bảng số liệu - Nhận xét từng đối tượng theo cột và hàng - Nếu cần thiết, tính ra số liệu tương đối ❖ Ví dụ minh hoạ Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của các châu lục năm 2019 (Đơn vị: tỉ USD) Châu lục Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Châu Âu 7 541,1 7 316,7 Châu Mỹ 3 148,0 4 114,6 Châu Á 6 252,3 6 053,5 Châu Phi 462,2 569,1 Châu Đại Dương 311,1 263,8 (Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân) Tổng 17 714,7 18 317,7 (* Chỉ tính các nước WTO) Hướng dẫn học sinh so sánh giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân, cơ cấu giá trị xuất khẩu, cơ cấu giá trị nhập khẩu của các châu lục năm 2019 - Giá trị xuất khẩu : Châu Âu có giá trị xuất khẩu lớn nhất, tiếp đến là Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi và thấp nhất là Châu Đại Dương - Giá trị nhập khẩu : Châu Âu cũng có giá trị lớn nhất, sau đó đến Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi và thấp nhất là Châu Đại Dương - Cán cân xuất nhập khẩu : Những châu lục xuất siêu Châu Âu, Châu Á, Châu Đại Dương. Nhập siêu Châu Mỹ, Châu Phi - Cơ cấu giá trị xuất khẩu,cơ cấu giá trị nhập khẩu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2