Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết tình huống thực tiễn trong bài: Sự ăn mòn kim loại – Hóa học 12-Ban cơ bản thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là học sinh tự tiến hành thí nghiệm kiểm chứng, theo dõi về hiện tượng ăn mòn kim loại tại nhà đồng thời chụp ảnh, quay video, làm phóng sự và viết bài thuyết trình về thực trạng của hiện tượng ăn mòn kim loại ở địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết tình huống thực tiễn trong bài: Sự ăn mòn kim loại – Hóa học 12-Ban cơ bản thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- PHẦN I: MỞ ĐẦU Mục tiêu căn bản ,cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Bên cạnh đó chương trình giáo dục trung học phổ thông còn giúp cho học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Từ thực tế đó, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong dạy học hoá học, có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp và phương pháp khác nhau, trong đó cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một giải pháp cần thiết để đổi mới phương pháp dạy và học hóa học giúp học sinh gắn lý thuyết với thực tiễn, vận dụng kiến thức tích hợp liên môn vào giải quyết nhiệm vụ học tập. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó cá nhân học sinh được trải nghiệm, tham gia trực tiếp vào các tình huống trong học tập và trong thực tiễn, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có trong xã hội hiệnđại Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo là những kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế; được thiết 1
- kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm. Hình thức tổ chức củahoạt động trải nghiệm sáng tạo rấtđa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng... phù hợp đặc điểm phát triển tâm sinh lý như sở thích, hứng thú, năng lực, thiên hướng và kinh nghiệm của cá nhân học sinh... Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã xây dựng sáng kiến "Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết tình huống thực tiễn trong bài: Sự ăn mòn kim loại– Hóa học 12-Ban cơ bản thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo". 1. Ý nghĩa đối với lĩnh vực dạy học: Hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh có dấu hiệu chán học, lười học. Điều này không chỉ xảy ra ở một môn học mà xảy ra ở nhiều môn học. Đây là điều rất đáng lo ngại đối với nền giáo dục nói chung, giáo dục trung học phổ thông nói riêng. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là do nội dung và phương pháp dạy học truyền thống không còn phù hợp, không tính đến sự khác nhau của học sinh về tư chất, thiên hướng, trình độ phát triển, điều kiện tự nhiên. Học sinh ít được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, thấy môn học còn nặng nề về lý thuyết, nặng về học để thi chứ không phải học để vận dụng, để phục vụ đời sống sau này. Mục đích của sáng kiến là đưa kiến thức bộ môn hóa học trở nên gần gũi thiết thực với đời sống, học sinh có thể vận dụng ngay những hiểu biết được học trên lớp vào thực tế ở địa phương hoặc ngay trong chính gia đình mình từ đó chủ động, hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Giáo viên đổi mới phương pháp chỉ là người tổ chức điều khiển học sinh học tập, học sinh trở thành chủ thể của quá trình nhận thức. 2. Ý nghĩa đối với thực tiễn đời sống: 2
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo" là cầu nối” để học sinh "học qua làm" trong thực tiễn, từ đó mới giúp cho kiến thức "biến" thành năng lực. Từ việc tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các em sẽ được vận dụng kiến thức được học ở trong trường, qua đó học sinh được mở rộng, tìm tòi, sáng tạo hơn trong kiến thức. Thông qua hoạt động trải nghiệm, cho dù nội dung hoạt động liên quan đến kiến thức của môn học nào thì học sinh đều phải thực hiện bằng hành động; phải tìm hiểu, sử dụng các sản phẩm, công cụ và thiết bị trong thực tế; phải nghe, nói, viết, làm; phải giao tiếp, hợp tác với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy hoạt động trải nghiệm sáng tạo có vai trò quyết định đối với việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Việc tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp các em học sinh có tâm lý thoải mái và tiếp thu kiến thức một cách chủ động thúc đẩy kết quả học tập bộ môn và góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tích cực năng động sáng tạo, hiểu rõ về năng lực của bản thân để có động lực phấn đấu trong cuộc sống sau này. 3
- PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN II.1. Giải pháp cũ thường làm. Trong những năm học trước: Việc chuẩn bị bài học chỉ mang tính một chiều, chủ yếu là từ phía giáo viên:giáo viên soạn giáo án, xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp xoay quanh vấn đề ăn mòn kim loại, học sinh đọc sách giáo khoa. Phương pháp giảng dạy: khi lên lớp giáo viên thường sử dụng phương pháp truyền thống để truyền đạt tri thức cho học sinh: sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, nghiên cứu. Phương pháp kiểm tra đánh giá: kiểm tra đánh giá được một phần kiến thức học sinh, chưa đánh giá được các năng lực khác của học sinh như năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề... Ưu điểm: Giáo viên truyền đạt được đầy đủ kiến thức và phương pháp giải bài tập cho học sinh, phát vấn tìm tòi nghiên cứu bước đầu tạo niềm hứng thú cho học sinh, phát huy được một phần tính tích cực của học sinh, Nhược điểm: đôi khi còn gây ra sự nhàm chán với học sinh, học sinh không mấy hứng thú với bài giảng vì còn cảm giác kiến thức trong bài xa rời thực tiễn cuộc sống, giáo viên lúng túng khi phải lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp. II. 2. Giải pháp mới cải tiến. 1. Tính mới của giải pháp. a) Về việc chuẩn bị bài học: - Giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi theo từng nội dung bài học để hướng dẫn học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập; gợi ý về thí nghiệm kiểm chứng sự ăn mòn kim loại mà học sinh có thể tự thực hiện ở nhà. Chuẩn bị các phiếu học tập để học sinh thảo luận tại lớp; giáo án phải được thiết kế theo hướng mở để phù hợp với nội dung báo cáo của các nhóm. - Học sinh theo nhóm tự giác, tích cực, chủ động nhận nhiệm vụ từ phía giáo viên (tìm hiểu về thực trạng ăn mòn kim loại ở địa phương nơi em sinh 4
- sống); phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, sử dụng các phương tiện như điện thoại, máy quay video, giấy, bút...để thực hiện nhiệm vụ học tập. b) Về các hoạt động dạy và học. - Giáo viên chỉ đóng vai trò là người điều khiển các hoạt động học của học sinh, giúp học sinh chuẩn hóa kiến thức vừa lĩnh hội. - Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc tìm hiểu thực trạng ăn mòn kim loại ở địa phương, báo cáo những nội dung đã tìm hiểu được và chính xác hóa kiến thức đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên. c) Về phương pháp kiểm tra đánh giá. - Có thể kiểm tra đánh giá học sinh thông qua việc chuẩn bị bài báo cáo (nội dung có đầy đủ sâu sắc, phong phú không?, hình thức có đẹp không?). Ngoài ra, việc chia học sinh theo từng nhóm nhỏ tìm hiểu nội dung bài học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn giúp cho việc hình thành những năng lực phẩm chất cần thiết cho học sinh bao gồm: Năng lực tự học: là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập ; tự đánh giá và điều chỉnh kế hoạch học tập hình thành cách học tập riêng của bản thân; tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. Năng lực giải quyết vấn đề: là khả năng phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống và nêu được tình huống có vấn đề. Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn giải pháp phù hợp nhất và thực hiện giải pháp đó . Năng lực sáng tạo: là khả năng xem xét sự vật hiện tượng với những góc nhìn khác nhau, hình thành kết nối các ý tưởng; nêu được nhiều ý tưởng 5
- mới trong học tập và cuộc sống; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau. Năng lực thể chất: là khả năng sống thích ứng và hài hòa với môi trường; biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần. Năng lực giao tiếp: là sự chủ động trong giao tiếp; tôn trọng lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp. Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. Năng lực hợp tác: là khả năng cùng làm việc giữa hai hay nhiều người để giải quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Năng lực tính toán: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường, công cụ toán học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là khả năng sử dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm… để tìm kiếm thông tin phục vụ tích cực và hiệu quả cho học tập và cuộc sống; là khả năng sàng lọc và tham gia truyền thông trên môi trường mạng một cách có văn hóa. Năng lực định hướng nghề nghiệp: là khả năng đánh giá được yêu cầu của thế giới nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội, đánh giá được năng lực và phẩm chất của bản thân trong mối tương quan với yêu cầu của nghề nghiệp. Năng lực khám phá và sáng tạo: thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết, luôn quan sát thế giới xung quanh mình, thiết lập mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tượng; thể hiện ở khả năng tư duy linh hoạt, mềm dẻo tìm ra được phương pháp độc đáo và tạo ra sản phẩm độc đáo. Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động: thể hiện ở sự tích cực tham gia hoặc thiết kế, tổ chức các hoạt động, đặc biệt các hoạt động xã hội, các cá nhân tham gia giải quyết vấn đề và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ mọi người. - Trên cơ sở đó, xác định phương hướng tiếp tục giáo dục và giảng dạy của giáo viên, cũng như việc học tập rèn luyện của học sinh theo sát thực tế 6
- điều chỉnh nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục và dạy học nhằm đạt chất lượng cao hơn. - Tạo điều kiện cho những học sinh yếu kém nắm được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất của chương trình môn hoá học. - Tạo điều kiện cho những học sinh khá giỏi có khả năng có thể phát huy năng lực của mình, từ đó tăng thêm hứng thú tìm tòi tri thức của học sinh. 2. Tính sáng tạo của giải pháp: Hoạt động trải nghiệm đều thực hiện mục đích chung của chủ đề: tìm hiểu về sự ăn mòn kim loại và thực trạng của hiện tượng ăn mòn kim loại ở địa phương, từ đó đưa ra các biện pháp chống ăn mòn kim loại nói chung và biện pháp riêng áp dụng ngay trong gia đình. Khi tham gia hoạt động đó có các tác dụng là: - Kích thích tính tích cực hoạt động của cả thầy và trò - Tù y và o đặ c điem HS và hoà n cả nh riê ng củ a moi lớp mà hệ thong mục tiêu sẽ được các em cụ thể hóa và mang màu sắc riêng. - Giúp HS nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức bài học với thực tiễn cuộc sống. - Khi xác định mục tiêu của hoạt động trải nghiệm giáo viên cần phải trả lời các câu hỏi sau: *Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức về sự ăn mòn kim loại và tác hại của việc kim loại bị ăn mòn ở mức độ nào? *Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động? * Những thái độ, giá trị, thói quen nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động? 7
- Từ đó giáo viên xá c định nộ i dung và phương phá p, phương tiệ n, hı̀nh thức của hoạt động. Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động. -Trước hết, cần căn cứ vào chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Giáo viên cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện. - Từ nộ i dung, xá c định cụ the phương phá p tien hà nh, xá c định nhữ ng phương tiệ n ca n có đe tien hàh hoạ n t độ ng. Từ đó lựa chọ n hı̀nh thức hoạ t động tương ứng đó là “Thuyết trình về thực trạng của hiện tượng ăn mòn kim loại tại địa phương nơi em sinh sống.”. Hình thức báo cáo, trình bày, thuyết trình về thực trạng của hiện tượng ăn mòn kim loại và các biện pháp chống ăn mòn kim loại là chính, kết hợp với thảo luận trao đổi giữa các nhóm... để tăng tính tương tác đa dạng,tính hấp dẫn cho bài học. 3. Sơ đồ mô tả: GV xây GV liệt HS đi thực HS thuyết Hoạt dựng hoạt kê các nội tế thực hiện trình, báo động động dung phải nhiệm vụ cáo, thảo kiểm tra TNST thực hiện của hoạt luận đánh giá động TNST trước lớp 4. Các biện pháp cụ thể đã tiến hành để thực hiện giải pháp mới: Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Việ c xâ y dựng ke hoạ ch hoạ t độ ng trả i nghiệ m sá ng tạ o được gọ i là thiet ke Hoạt động trải nghiệm sáng tạo(HĐTNST) cụ the. Đâ y là việ c quan trọ ng, quyet định tới mộ t pha n sự thà nh cô ng củ a hoạ t độ ng. Việ c thiet ke cá c HĐTNST cụ the được tien hà nh theo cá c bước sau: Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Că n cứ nhiệ m vụ , mụ c tiê u và chương trı̀nh giá o dụ c: học sinh cần thấy rõ được thực trạng của việc các đồ dùng, các công trình xây dựng bằng 8
- kim loại đang bị ăn mòn hết sức nghiêm trọng. Sự ăn mòn đó đã gây tổn thất to lớn về nhiều mặt đối với nền kinh tế và đời sống con người hiện nay. (thực trạng đó đang diễn ra hàng ngày hàng giờ ngay ở địa bàn huyện Yên Khánh). Xá c định rõ đoi tượng thực hiệ n : -Học sinh của lớp 12E năm học 2015-2016 -Học sinh của lớp 12A, 12B năm học 2016-2017 Bước 2: Đặt tên cho hoạt động: Tìm hiểu về thực trạng của hiện tượng ăn mòn kim loại ở địa phương. Nguyên nhân và giải pháp chống ăn mòn kim loại. Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động Mục tiêu của hoạt động là: Học sinh tự tiến hành thí nghiệm kiểm chứng, theo dõi về hiện tượng ăn mòn kim loại tại nhà đồng thời chụp ảnh, quay video, làm phóng sự và viết bài thuyết trình về thực trạng của hiện tượng ăn mòn kim loại ở địa phương. Nguyên nhân và giải pháp chống ăn mòn kim loại, từ đó: - Hiểu thế nào là sự ăn mòn kim loại, các dạng ăn mòn chính; biểu hiện cụ thể của sự ăn mòn kim loại; bản chất của sự ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa khử trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương. - So sánh, nêu bật được sự khác nhau cơ bản giữa hai dạng ăn mòn. - Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế bằng kiến thức về sự ăn mòn kim loại. - Có ý thức bảo vệ các đồ dùng, các công trình xây dựng bằng kim loại; bảo vệ máy móc khỏi bị ăn mòn. - Hình thành cho học sinh các phẩm chất : sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm - Hình thành cho học sinh các năng lực: tự học, quan sát, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán… 9
- -Tuyên truyền cho người thân và gia đình; bạn bè làng xóm... sử dụng các đồ vật (như dao, kéo, xoong nồi, xe đạp), các công trình bằng kim loại (như nhà cửa, cầu cống...) đúng cách, tránh bị hư hỏng do bị ăn mòn bởi môi trường xung quanh gây lãng phí, tốn kém tiền của, góp phần bảo vệ và tạo nên môi trường “ xanh, sạch, đẹp” xứng đáng với tiêu chí “xã đạt chuẩn nông thôn mới” mà nhà nước đã đánh giá. Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động Nội dung hoạt động phải thực hiện: Học sinh đi thực tế theo nhóm ở địa phương, chụp ảnh quay vi deo, làm phóng sự và viết bài báo cáo về thực trạng của hiện tượng ăn mòn kim loại ở địa phương các xã đã được phân công. Phương phá p tien hà nh: + Giáo viên chia mỗi lớp thành 3 nhóm theo các địa bàn sau: Nhóm 1: Gồm các học sinh ở các xã Khánh Trung, Khánh Vân, Khánh Hội, Khánh Hồng, Khánh Hải. Nhóm 2: Gồm các học sinh ở các xã Khánh Mậu, Khánh Tiên, Khánh Công, Khánh Thành, Thị Trấn Ninh. Nhóm 3: Gồm các học sinh ở các xã Khánh Thiện, Khánh Cường, Khánh Lợi, Khánh Nhạc, Khánh Cư + Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập: - Chọn địa điểm khảo sát. -Tìm hiểu thực tế kim loại hợp kim bị ăn mòn tại địa điểm đã chọn (có chú thích cụ thể) -Tìm hiểu thời gian đã sử dụng kim loại hoặc hợp kim, thành phần hóa học của hợp kim. -Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ăn mòn kim loại tại địa điểm khảo sát, nêu giải pháp khắc phục. 10
- -Tìm hiểu các biện pháp chống ăn mòn kim loại trong thực tế, giải thích tại sao lại sử dụng các phương pháp chống ăn mòn kim loại đó. -Liên hệ thực tế sử dụng đồ dùng bằng kim loại trong gia đình mình. -Chuẩn bị tư liệu để báo cáo kết quả và thảo luận. (hình thức do học sinh chọn, báo cáo trong 5-7 phút/1 nhóm). (sản phẩm thu hoạch của học sinh trong phần phụ lục). +Giao nhiệm vụ cho các nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí tổng hợp, hướng dẫn nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, phân công địa bàn các xã mỗi nhóm cần đi thực tế, thời gian hoàn thành trong vòng một tuần, gửi lại các tài liệu thông tin thu thập được, bài powerpoint, bài thuyết trình trên word cho giáo viên qua địa chỉ gmail. Nhữ ng phương tiệ n ca n có đe tien hà nh hoạ t độ ng: Má ay, y quđiện thoại, máy ảnh, giấy bút để ghi chép các thông tin, máy tính để thiết kế powerpoint, word… Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng là “Báo cáo về thực trạng của hiện tượng ăn mòn kim loại tại địa phương nơi em sinh sống”. Hình thức báo cáo, trình bày, thuyết trình về thực trạng hiện tượng ăn mòn kim loại là chính, kết hợp với thảo luận trao đổi giữa các nhóm... để tăng tính đa dạng, tính hấp dẫn cho bài học. Bước 5: Lập kế hoạch - Nhiệm vụ: Mỗi lớp chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm đi HĐTNST ở 5 xã trực tiếp có học sinh trong nhóm sinh sống tìm hiểu về thực trạng của hiện tượng kim loại bị ăn mòn ở địa phương, cử đại diện nhóm chuẩn bị bài thuyết trình trong vòng 5-7 phút trên lớp về các sản phẩm trải nghiệm mà nhóm mình thu thập được. - Đối tượng : Thực hiện ở lớp 12E năm học 2015-2016 2 lớp 12A, 12B năm học 2016-2017 11
- - Thời gian : Trước khi học bài “ Sự ăn mòn kim loại” theo phân phối chương trình trên lớp 1 tuần, nộp lại sản phẩm HĐTNST cho giáo viên trước 1 ngày khi học bài “ Sự ăn mòn kim loại” trên lớp. Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy TT Nộ i Thời Lực Người Phương Địa Yê u ca u Ghi dung, gian, lượng chịu tiệ n thực điem, ca n đạ t chú tien trı̀nh thời tham trá ch hiệ n, hı̀nh (hoặ c hạ n gia nhiệ m chi phı́ thức sả n chı́nh pham) 1 Phân 15 Mỗi 3 Đi xe 5 xã Thu công , phút lớp Nhóm đạp điện đã thập giao Hoàn chia 3 trưởn , xe máy được được nhiệm vụ thành nhóm g điện, tự phân thông trước túc chi công, tin, hình 1 tuần phí Hoạt ảnh, động quay theo video , nhóm làm bài thuyết trình trên word và powerp oint 2 Đi thực Chiều Các Nhóm Đi xe 5 xã Thu tế thứ thành trưởn đạp điện đã thập bảy viên g , xe máy được được 12
- hoặc của điện, tự phân thông sáng nhóm túc chi công, tin, hình chủ phí theo ảnh, nhật nhóm quay video , 3 Xử lý Tự bố Các Nhóm Hoạt Làm bài thông tin trí thành trưởn động thuyết thời viên g nhóm trình gian của trên trong nhóm word và tuần powerp oint 4 Báo cáo Trong Đại Nhóm Hoạt Thuyết kết quả vòng diện trưởn động trình 5-7 nhóm g nhóm, trước phút báo lớp và cáo, trả lời thuyết các câu trình, hỏi thảo thảo luận luận giữa các nhóm Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động - Giáo viên rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. - Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. 13
- Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động. Bài : SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức: HS biết được: - Khái niệm ăn mòn kim loại và các dạng ăn mòn chính. - Cách bảo vệ các đồ dùng bằng kim loại và máy móc khỏi bị ăn mòn. HS hiểu: Bản chất của sự ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa khử trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương. 2. Về kĩ năng: - Vận dụng được những kiến thức về ăn mòn kim loại để giải thích các hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế. - Phân biệt được hiện tượng ăn mòn hóa học thông thường với hiện tượng ăn mòn điện hóa học. - Chỉ ra 3 điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa trong mỗi trường hợp cụ thể. 3. Về tình cảm, thái độ: - Giúp cho học sinh hăng say học tập và nghiên cứu khoa học,có ý thức bảo vệ kim loại, chống ăn mòn kim loại do hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của hiện tượng ăn mòn kim loại. - Tuyên truyền cho bạn bè, người thân... biết cách sử dụng các đồ dùng bằng kim loại trong gia đình một cách hợp lí. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: Phát triển năng lực hoạt động nhóm, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực công nghệ thông tin... II. CHUẨN BỊ : * GV: - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: 3 nhóm mỗi nhóm 12-13 học sinh 14
- - Thu kết quả trải nghiệm sáng tạo của các nhóm, - Chuẩn bị máy tính, máy chiếu, loa phục vụ cho tiết học trên lớp - Chuẩn bị các phiếu học tập để học sinh các nhóm thảo luận trên lớp. * HS: Chuẩn bị bài, tham gia hoạt động TNST theo nhóm, liên hệ việc sử dụng các đồ dùng kim loại trong gia đình, bảo vệ các công trình xây dựng bằng kim loại ở địa phương,chuẩn bị báo cáo trên lớp. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1.Phương pháp dạy học: -Kết hợp giữa hoạt động nhóm với hoạt động trải nghiệm sáng tạo 2. Kĩ thuật dạy học: - Kĩ thuật mảnh ghép kết hợp với kĩ thuật tia chớp. IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1.Ổn định tổ chức(1’) Kiểm tra sĩ số – Tác phong HS. 2. Kiểm tra bài cũ(4’): kiểm tra phần chuẩn bị của 3 nhóm 3. Vào bài mới: TL HOẠT ÐỘNG CỦA GV HOẠT ÐỘNG NỘI DUNG CỦA HS 5’ * Hoạt động 1: HĐ trải * Hoạt động I.KHÁI NIỆM: nghiệm kết nối. 1 - Ăn mòn kim loại: là - Cho Hs quan sát một số vật - HS quan sát sự phá hủy kim loại dụng gia đình (đều có hiện kĩ các vật hoặc hợp kim do tác tượng bị gỉ) như: dao sắt, dụng. dụng của các chất kéo sắt, thìa nhôm, đoạn dây - HS trả lời: trong môi trường. phơi) Bề mặt của - Bản chất của sự ăn GV: Em hãy cho biết bề mặt các vật dụng mòn là quá trình oxi của các vật dụng này có điểm trên đều bị gỉ, hóa khử trong đó kim chung gì? có những vệt loại bị oxi hóa thành GV: Hiện tượng trên chính là vàng, nâu bám ion dương. biểu hiện các đồ vật đó đang vào (ở dao, 15
- bị ăn mòn. kéo); có chấm GV: Vì sao các đồ vật đó bị ăn đen ở thìa mòn? Có xảy ra phản ứng oxi nhôm. hóa khử trong quá trình đồ vật bị ăn mòn không? 12’ *Hoạt động 2: HĐ hình II. CÁC DẠNG ĂN MÒN thành kiến thức. KIM LOẠI - GV mời nhóm 1 báo cáo chủ 1.Ăn mòn hóa học đề nghiên cứu của nhóm Nhóm 1 báo a) Khái niệm: Sgk mình,thảo luận đểtrả lời theo cáo b)Ví dụ: Đốt dây sắt hệ thống câu hỏi : nguyên chất trong khí + Có mấy dạng ăn mòn oxi chính? 3Fe + 2O2 → Fe3O4 + Ăn mòn hóa học thường c) Điều kiện: kim loại xảy ra trong môi trường nguyên chất tiếp xúc nào? Lấy ví dụ minh họa? trực tiếp với chất oxi + Bản chất của dạng ăn mòn hóa của mt. (cần có hóa học thông thường là gì? nhiệt độ.) (e được chuyển trực tiếp hay 2.Ăn mòn điện hóa gián tiếp đến các chất trong học môi trường?) a)Khái niệm: SGK +Ăn mòn điện hóa học b) Ví dụ: Nhúng đồng thường xảy ra trong môi thời 2 thanh kim loại Zn trường nào? Lấy ví dụ minh và Cu (nối với nhau qua họa? dây dẫn) vào dung dịch + Bản chất của ăn mòn điện HCl. hóa học là gì? (e được c) Bản chất: là qt oxi chuyển trực tiếp hay gián Học sinh thảo hóa khử; e không 16
- tiếp đến các chất trong môi luận nhóm và chuyển trực tiếp mà tạo trường?) hoàn thành nên dòng e chuyển dời *Thực trạng của hiện tượng phiếu học tập từ cực âm đến cực ăn mòn kim loại ở địa số 1 dương (tức phát sinh phương? dòng điện một chiều) * Nguyên nhân và giải pháp -GV: Yêu cầu hs thảo luận các nội dung và sau đó cho hs điền vào phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ I Dạng Ví dụ Nơi xảy ra ăn ăn Bản chất minh họa mòn mòn 1.Ăn VD1: 3Fe + 4 H2O - Các nhà máy - Là quá trình oxi hóa khử. mòn → Fe3O4 + 4H2 hóa chất; thiết - Các e của kim loại được hóa bị của lò đốt, chuyển trực tiếp đến các chất học VD2: 2Fe + 3Cl2 nồi hơi, các chi trong môi trường. →2FeCl3 tiết của động cơ đốt trong. 2.Ăn -Để đồ vật bằng - Thường là môi - Là quá trình oxi hóa khử. mòn gang thép trong trường không - Phát sinh một dòng e chuyển điện không khí ẩm khí ẩm. dời từ cực âm đến cực dương hóa - Tàu thủy đi -Nước biển (là (tức tạo nên dòng điện một học trong nước biển ( dung dịch chất chiều) phần chìm dưới điện li tạo đk ăn nước) mòn rất tốt) 17
- TL HOẠT ÐỘNG CỦA GV HOẠT ÐỘNG NỘI DUNG CỦA HS 10’ * Hoạt động 3: Tìm hiểu II. CÁC DẠNG ĂN MÒN điều kiện xảy ra ăn mòn KIM LOẠI điện hóa học 3. Điều kiện xảy ra ăn - GV mời nhóm 2 báo cáo chủ Nhóm 2 báo mòn điện hóa học đề nghiên cứu của mình và cáo Phải đủ cả 3 điều kiện trả lời theo hệ thống câu hỏi : sau: Xét quá trình ăn mòn điện -Phải có 2 điện cực khác hóa hợp kim của sắt trong nhau về bản chất: có thể không khí ẩm hãy cho biết: là cặp 2 kim loại khác -Thành phần của hợp kim nhau; kim loại với phi gang? kim hoặc kim loại với - Thành phần của không khí hợp chất hóa học. ẩm? -Các điện cực phải tiếp -Khi để gang trong không khí xúc trực tiếp hoặc gián ẩm sẽ hình thành các pin nhỏ tiếp với nhau qua dây mà sắt, cacbon đóng vai trò dẫn là cực âm hay cực dương? -Các điện cực cùng tiếp (có tên catot hay anot tương xúc với một dung dịch ứng?) chất điện li. -Tại mỗi cực xảy ra quá trình Kết luận: gì? Hiện tượng quan sát -Trong ăn mòn điện hóa được? Học sinh trình học sẽ hình thành pin Hậu quả của hiện tượng bày về thí điện hóa mà kim loại 18
- trên? nghiệm tìm mạnh hơn là cực âm -Nếu để đồ vật bằng gang hiểu sự ăn (anot), tại đây xảy ra (hoặc thép) trong không khí mòn kim loại quá trình oxi hóa. Kim khô thì có hiện tượng tương đã tiến hành ở loại yếu hơn ( hoặc phi tự không? nhà, thảo luận kim) là cực dương - Làm thế nào để bảo quản nhóm và hoàn (catot), tại đây xảy ra được các đồ vật bằng gang thành phiếu quá trình khử. thép? (như dao, kéo, xoong, học tập số 2 -So sánh 2 dạng ăn nồi..) mòn: -Từ thí nghiệm trên rút ra + Giống nhau: Đều là các điều kiện để xảy ra sự ăn quá trình oxi hóa khử mòn điện hóa. dẫn đến hậu quả là kim *Thực trạng của hiện tượng loại hoặc hợp kim bị ăn mòn kim loại ở địa phá hủy (ăn mòn. phương? + Khác nhau: Ăn mòn * Nguyên nhân và giải pháp hóa học thông thường - GV Yêu cầu hs thảo luận và không làm phát sinh điền nội dung vào phiếu học dòng điện còn ăn mòn tập số 2 điện hóa làm phát sinh dòng điện một chiều. PHIẾU HỌC TẬP SỐ II Thí nghiệm Anot - phản ứng Catot - phản Dung dịch chất điện li xảy ra ứng xảy ra 19
- H2O có hòa tan O2 và CO2 trong khí quyển Để gang Sắt Cacbon Fe2+ tan vào dd có hòa trong không Fe → Fe2+ + 2e O2 + 2H2O + tan O2. Tại đây, Fe2+ tiếp khí ẩm 4e tục bị oxi hóa, dưới tác → 4OH- dụng của OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O - Từ thí nghiệm trên hãy rút ra các điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học? TL HOẠT ÐỘNG CỦA GV HOẠT ÐỘNG NỘI DUNG CỦA HS 8’ *Hoạt động 4 III. CHỐNG ĂN MÒN - GV mời nhóm 3 báo cáo chủ Nhóm 3 báo KIM LOẠI đề nghiên cứu của mình đã cáo 1.Phương pháp bảo vệ chuẩn bị theo hệ thống câu bề mặt. hỏi: - Nguyên tắc: Dùng các -Sự ăn mòn kim loại gây ảnh chất bền vững với môi hưởng như thế nào đối với trường để phủ ngoài nền kinh tế địa phương nói mặt kim loại cần bảo vệ riêng, của đất nước nói -Ví dụ: bôi dầu mỡ, sơn, chung? Các nhóm mạ, tráng men... -Có mấy phương pháp khác thảo 2. Phương pháp điện thường dùng để bảo vệ kim luận, nhận hóa loại khỏi bị ăn mòn? xét... -Nguyên tắc: Dùng kim -Thế nào là PP bảo vệ bề loại mạnh hơn làm “vật mặt? Lấy ví dụ thực tế xung hi sinh” thay thế cho 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 78 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 54 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn