Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
lượt xem 8
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh" với mục tiêu xóa bỏ tình trạng giảng dạy Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống nghe giảng, khép kín mang tính áp đặt, khuôn phép trong phạm vi không gian một bài học, lớp học. Đưa ra một giải pháp mới với các hình thức tổ chức dạy học, những bước tiến hành tổ chức một hoạt động học tập gắn liền với các nền tảng trực tuyến, các ứng dụng hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến trường THPT Nho Quan B Tên chúng tôi là: Tỉ lệ % Trình đóng Ngày S Chức độ góp vào Họ và tên tháng, năm, Nơi công tác TT danh chuyên việc tạo sinh môn ra sáng kiến 1 Vũ Thị Phương Hảo 29/09/1983 THPT Nho Quan B Giáo Viên Đại học 40% 2 Lê Thị Lan 30/11/1980 THPT Nho Quan B Giáo viên Đại học 30% 3 Trần Hải Anh 05/07/1986 THPT Nho Quan B Giáo Viên Thạc sĩ 30% Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH” I. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bản thân các tác giả II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục - giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh phổ thông - Vấn đề được giải quyết: + Xóa bỏ tình trạng giảng dạy Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống nghe giảng, khép kín mang tính áp đặt, khuôn phép trong phạm vi không gian một bài học, lớp học. + Đưa ra một giải pháp mới với các hình thức tổ chức dạy học, những bước tiến hành tổ chức một hoạt động học tập gắn liền với các nền tảng trực tuyến, các ứng dụng hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. III. Mô tả bản chất của sáng kiến 1. Nội dung 1.1.Giải pháp cũ đã tiến hành trong việc dạy Tiếng Anh ở trường phổ thông 1.1.1. Thực trạng Trước đây, tài liệu hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh chủ yếu thông qua sách in, băng đĩa. Đa phần các tài liệu đều không sinh động nên không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh càng khó rèn luyện được đầy đủ các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết. Ngoài ra, trình độ học sinh không đồng đều, năng lực học sinh thấp, còn rụt rè trong giao tiếp nên việc tiếp cận lại càng khó khăn hơn. 1|Page
- Chính vì vậy, học sinh thiếu tự tin, thậm chí là sợ hãi trong giờ học Tiếng Anh, dẫn đến kết quả học môn Tiếng anh chưa cao, đặc biệt kết quả kì thi THPT QG chưa như mong đợi cũng như chưa phản ánh hết năng lực của học sinh. Thêm vào đó, các bậc phụ huynh ở đây còn chưa thực sự quan tâm đến việc học ngoại ngữ của các em. Điều này đã tạo nên áp lực khá lớn đến giáo viên nhà trường. Trước khi áp dụng sáng kiến, giáo viên thường dạy Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền tải kiến thức, và học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức, ghi chép và học thuộc theo những nội dung mà giáo viên dạy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy và học Tiếng Anh ở trường. 1.1.2. Ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ và những yêu cầu đặt ra cho giải pháp mới 1.1.2.1. Ưu điểm: Giáo viên: Giáo viên có thể chủ động trong việc truyền tải kiến thức; kiểm soát hoạt động của học sinh và dễ dàng kiểm tra đánh giá học sinh nhờ những thước đo đã định sẵn. Học sinh:Chỉ cần dành thời gian chuẩn bị bài học ở nhà; luôn học thuộc theo những nội dung mà giáo viên đã cho ghi chép ở trên lớp và làm những bài kiểm tra đánh giá theo những nội dung định sẵn hay đã được cung cấp từ trước bởi giáo viên. 1.1.2.2. Hạn chế: Hình thức dạy và học theo phương pháp cũ khiến học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân bởi lẽ mỗi học sinh đều có năng lực tư duy, sáng tạo khác nhau, vì vậy việc dạy học một chiều sẽ không khơi dậy được tiềm năng sẵn có trong mỗi học sinh mà các em chỉ nghe và làm theo những gì giáo viên đã hướng dẫn. Điều này hạn chế sự sáng tạo, sự tìm tòi, tính tự học, kỹ năng tư duy phản biện và đặc biệt là sự cạnh tranh, ganh đua của học sinh. Giáo viên chỉ đặc biệt quan tâm đến việc truyền đạt cho hết nội dung quy định trong sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng. Cách dạy này gây ra cách học thụ động, thiên về ghi nhớ, hạn chế sự sáng tạo của học sinh. Đa phần học sinh cảm thấy nhàm chán, không còn hứng thú trong các tiết học.Vì vậy học sinh thường hiểu bài một cách mơ hồ, gượng ép, dập khuân máy móc và dễ quên kiến thức. Đặc biệt đối với bộ môn Tiếng Anh ở một môi trường học tập mà Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ bản địa, học sinh không có cơ hội để kiểm tra khả năng phát âm, trình bày quan điểm ý kiến dẫn đến năng lực sử dụng ngôn ngữ bị hạn chế, học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi thiết nghĩ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học hiện nay không còn là một khái niệm xa lạ, nhưng làm thế nào để có thể khai thác triệt để được những ưu điểm vượt trội của những ứng dụng này thì hoạt động kiểm tra, củng cố và truyền tải kiến thức cho học sinh dưới hình thức trò chơi trong các giờ học chính khóa hay ngoại khóa không những có thể khắc phục được những hạn chế trên mà còn có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và đặc biệt là tính cạnh tranh trong học tập của học sinh. 2|Page
- 1.2. Nội dung giải pháp mới 1.2.1. Đặc điểm và phạm vi áp dụng của các ứng dụng đã được triển khai. 1.2.1.1. Ứng dụng Blooket 1.2.1.1.1. Đặc điểm chung: - Blooket là web tạo trò chơi giải đố vui nhộn và lý thú dành cho học sinh. Giống như các công cụ tạo trò chơi khác như Kahoot, giáo viên sẽ tạo các bộ câu hỏi, sau đó khởi chạy trò chơi trên Blooket. Học sinh tham gia bằng cách nhập mã trên web, sau đó trả lời các câu hỏi trong thời gian thực bằng thiết bị di động. Học sinh có thể tham gia theo đội hoặc cá nhân, ai có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ thắng. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, sinh viên, giảng viên thường sử dụng nó để tương tác trong và sau các giờ học offline hay online. 1.2.1.1.2. Phạm vi và trường hợp áp dụng hiệu quả - Có thể áp dụng trong nhiều hoạt động học tập như Warm up, check vocabulary, consolidation - Tổ chức các hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân học sinh. 1.2.1.1.3. Tìm hiểu và áp dụng ứng dụng - Truy cập vào https://www.blooket.com/ - Đăng ký tên tài khoản và mật khẩu để tiếp tục sử dụng Blooket 1.2.1.2. Ứng dụng WORDWALL 1.2.1.2.1. Đặc điểm chung: Wordwall là công cụ dạy học trực tuyến dùng để thiết kế những nội dung thực hành cho học sinh như trò chơi.Các thầy cô sẽ thiết kế nội dung học sinh cần làm trên Wordwall với những mẫu có sẵn, sau đó gửi link cho học sinh để luyện tập và làm bài.Tất cả kết quả của học sinh sẽ đều được được hiển thị tại giao diện kết quả của thầy cô để biết được khả năng của học sinh. 1.2.1.2.2. Phạm vi và trường hợp áp dụng hiệu quả - Có thể áp dụng trong nhiều hoạt động học tập như Warm up, check vocabulary, consolidation... - Tổ chức các hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân học sinh 3|Page
- 1.2.1.2.3. Tìm hiểu và áp dụng ứng dụng - Trước hết các thầy cô truy cập vào link dưới đây để vào trang chủ của Wordwall.https://wordwall.net/ - Sau đó tại giao diện này thầy cô nhấn vào Sign up và làm theo hướng dẫn để tiến hành đăng ký tài khoản sử dụng. 1.2.1.3. ELSA Speak . Ứng dụng ELSA Speak là ứng dụng học nói và giao tiếp tiếng Anh . Phần mềm này có nhiều tiện ích, tính năng vượt trội cải thiện nhanh, rõ ràng các kỹ năng tiếng Anh của người học .ELSA Speak sở hữu công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) với khả năng học sâu (deep learning) và nhận diện giọng nói (speech recognition) độc quyền. Nó rất hữu ích cho các em học sinh trong quá trình học và luyện các kỹ năng nghe nói , giúp các em có thể tự tin giao tiếp và phát âm chuẩn như người bản xứ . Qua quá trình tìm hiểu và thấy được rất nhiều các ưu điểm nổi bật của ELSA Speak cụ thể là - ELSA Speak có kho bài học khủng với 6000 bài luyện tập cùng hơn 15000 bài học nhiều chủ điểm với nhiều chủ đề đa dạng – thực tiễn và hữu ích . - Sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói AI giúp nhận diện giọng nói chuẩn đến từng âm tiết . 4|Page
- - Kho từ vựng lớn giúp người học linh hoạt hơn trong sử dụng kỹ năng tiếng Anh. - Lập lộ trình học cá nhân hóa dựa trên kết quả các chỉ số bài kiểm tra đầu vào của người học - Có thể học bất cứ lúc nào – bất cứ đâu . Khi đã thấy được những ưu điểm của ứng dụng ELSA Speak chúng tôi đã nhanh chóng triển khai việc sử dụng ứng dụng trong các tiết dạy trên lớp nhằm giúp các em cải thiện được khả năng phát âm và nói tiếng Anh – tạo hứng thú nhiều hơn cho các em khi học môn học này . 1.2.2. Tổ chức, triển khai thực hiện 1.2.2.1 Hoạt động dạy và học trên lớp. Sau khi nghiên cứu và thảo luận, tất cả giáo viên tiếng Anh trong nhà trường đều thiết kế và áp dụng các ứng dụng Blooket, Wordwall, ELSA SPEAK vào trong các hoạt động dạy và học trên lớp. Trong các tiết học, giáo viên thường dùng các ứng dụng Blooket, Wordwall và Elsa Speak để tiến hành các hoạt động dạy và học: Warm-up, Pre-While-Post Reading/Speaking/Listening/Writing, Consolidation. Đặc biệt, các ứng dụng nàyđã giúp nâng cao hiệu quả của việc dạy ngữ pháp, từ vựng và phát triển các chủ đề nói phục vụ dạy và học kĩ năng nói. Do vậy, việc khuyến khích giáo viên áp dụng một cách đa dạng các ứng dụng này vào mỗi tiết dạy để học sinh hứng thú và yêu thích môn Tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng nhiều trò chơi khác nhau trong mỗi ứng dụng cho cùng một nội dung kiến thức các em đã học sẽ tránh được sự nhàm chán như trong các tiết dạy truyền thống. Một số hình ảnh hoạt động dạy và học áp dụng các ứng dụng CNTT trong các tiết dạy. (Phụ lục 0) 5|Page
- Grade 10 - Unit 7 – Cultural Diversity – Getting Started – Warm-up Grade 11 – Unit 8 – Celebrations – Reading – While reading 6|Page
- Grade 11 – Unit 4 – Volunteer Work – Language Focus – Consolidation 7|Page
- Grade 12 – Unit 12 – Water Sports – Warm-up Grade 11 – Unit 9 – Post Office – Reading – Before reading 8|Page
- 1.2.2.2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Căn cứ kế hoạch số: 58 /KH-SGDĐT ngày 14/09/2021 của Sở GD và Đào tạo Ninh Bình về “Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong các trường phổ thông năm học 2021-2022”. - Căn cứ kế hoạch hoạt động của trường THPT Nho Quan B, nhóm tiếng Anh trường THPT Nho Quan B đã xây dựng kế hoạch và thực hiện thành công chuyên đề cấp Tỉnh “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH” Link chuyên đề: https://www.youtube.com/watch?v=zlDGhdsolOU Chuyên đề đã được thực hiện dưới hình thức một cuộc thi tiếng anh giữa ba đội chơi và được phát trực tuyến trên nền tảng Zoom để các trường THPT khác trong Tỉnh cùngtheo dõi. Để đảm bảo cuộc thi diễn ra một cách công bằng và khách quan, chúng tôi xây dựng thành phần ban giám khảo (BGK) và ban thư ký (BTK) cụ thể như sau: + Ban giám khảo: STT Họ và tên giám khảo Chức vụ 1 Phạm Hà Anh TT – TBGK 2 Lê Thị Lan GV – UV 3 Quách Thanh Lê GV –UV + Ban thư ký: STT Họ và tên giám khảo Chức vụ 1 Trần Hải Anh GV – TBTK 2 Bùi Thị Giang GV – UV 3 Nguyễn Thị Minh Huệ GV –UV Tham gia cuộc thi, ba đội chơi cùng trải qua bốn vòng thi với các ứng dụng được lồng ghép một cách linh hoạt là: 1. KHỞI ĐỘNG - GIẢI Ô CHỮ 9|Page
- - Có 4 gói câu hỏi, mỗi gói gồm 10 câu hỏi liên quan tới các chủ đề trong chương trình sách giáo khoa hiện hành. Câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu trả lời ngắn như phần khởi động của chương trình Road To Mount Olympia. - Mỗi đội sẽ lựa chọn 1 gói câu hỏi. Với mỗi một câu hỏi đưa ra, sẽ có 10 giây cho cả đội suy nghĩ và bấm chuông để đưa ra câu trả lời. Nếu trả lời đúng thì cả đội dành được 10 điểm; nếu trả lời sai thì cơ hội dành cho đội bấm chuông nhanh nhất trong 3 đội còn lại, nếu trả lời đúng sẽ giành được 10 điểm, nếu trả lời sai cơ hội sẽ giành cho khản giả trả lời, khán giả trả lời đúng sẽ giành được một phần quà của chương trình. - Nội dung câu hỏi: (Phụ lục 1) 2. VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT - Có 3 gói câu hỏi (đã được soạn sẵn trên phần mềm Wordwall). Mỗi đội sẽ chọn 1 gói tương ứng với 10 câu hỏi trong vòng 5 phút. Kết quả sẽ hiện lên ngay sau khi nhóm hoàn thành phần thi. Điểm sẽ được tính cho nhóm có câu trả lời nhanh nhất và nhiều câu trả lời đúng nhất - Mô phỏng phần thi vượt chướng ngại vật: (Phụ lục 2) 3. TĂNG TỐC - Có 30 câu hỏi về kiến thức cho mỗi người chơi. - Từng cá nhân sẽ vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi và hoàn thành đường đua trong thời gian ấn định. - Hình thức chấm điểm: Phần mềm sẽ tự chấm điểm và xếp hạng. - 3 người chơi nhanh nhất sẽ mang về số điểm tương ứng là 15, 10, 5 cho đội của mình. - Mô phỏng phần thi tăng tốc: (Phụ lục 3) 10 | P a g e
- 4. VỀ ĐÍCH: LỒNG TIẾNG NHÂN VẬT. - Mỗi đội chơi chọn 1 trong số 3 video để lồng tiếng các nhân vật trong video. - Mỗi đội xem video mà mình đã chọn và chuẩn bị trong vòng 3 phút. - Một số thành viên của từng đội sẽ thể hiện phần lồng tiếng của mình. - Phần chấm điểm sẽ được thực hiện bởi các giáo viên và 1 số học sinh tham dự. - Mô phỏng các video: (Phụ lục 4) 5. PHẦN THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ - Có 10 câu hỏi, mỗi khán giả quay “Vòng quay may mắn” để chọn câu hỏi và trả lời trong 1 phút. - Nếu câu trả lời không đúng thì cơ hội nhận quà sẽ được dành cho khán giả khác. - Nội dung câu hỏi: :(Phụ lục 5) 6. TỔNG KẾT - TRAO GIẢI (Phụ lục 6) - Cơ cấu giải: 1 giải Nhất; 1 giải Nhì; 1giải 3 - Trưởng ban giám khảo: Thầy Phạm Hà Anh lên trao giải 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả kinh tế Khi sử dụng các ứng dụng trong việc dạy và học Tiếng Anh, giáo viên sẽ tiết kiệm được nhiều công sức, thời gian, kinh phí để thiết kế bài giảng sao cho sinh động, thu hút học sinh. 11 | P a g e
- Đối với học sinh, thay vì phải dành một khoản tiền không nhỏ để mua tài liệu tham khảo luyện tập thì các em chỉ cần truy cập vào các ứng dụng đã được giáo viên cung cấp và khai thác tất cả các nguồn tài liệu đã được chia sẻ sẵn có trên đó. 3.2. Lợi ích xã hội: Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường phổ thông nói riêng và phong trào học ngoại ngữ của Tỉnh nhà nói chung. Nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh của thế hệ học sinh - nguồn nhân lực đầy tiềm năng của tương lai, góp phần vào sự phát triển của Tỉnh nhà - một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. * Đối với học sinh: Việc áp dụng các ứng dụng dạy học trực tuyến này đã góp phần làm thay đổi về thái độ cũng như nhận thức của học sinh trong các giờ học tiếng Anh theo hướng tích cực. Về thái độ tư tưởng: Học sinh đều hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động học. Học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi làm các bài tập trên lớp và chăm chỉ hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao về nhà.Ngoài ra, sự tương tác giữa giáo viên và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện năng lực ngôn ngữ cùa bản thân.Điều này giúp các em ngày càng thêm tự tin hơn trong việc học và giao tiếp bằng tiếng Anh. Về chất lượng học tập: Kết quả học tập của học sinh trong nhà trường được cải thiện rõ rệt. Kĩ năng đọc hiểu, nghe hiếu tốt hơn, phản xạ nói và viết được kết hợp nhuần nhuyễn hơn. Các em đã biết tích lũy và vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế một cách linh hoạt và đầy tính sáng tạo. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay, nhờ có các ứng dụng này mà nhiều học sinh dù phài cách li tại nhà nhưng vẫn có thể theo kịp tiến độ học tập trên lớp. Hơn thế nữa, việc thường xuyên tiếp xúc với ứng dụng học tập hữu ích trong lớp học còn giúp các em cải thiện và nâng cao kiến thức, đồng thời trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết để các em có thể thỏa sức sáng tạo trong các bài thuyết trình bằng Tiếng Anh trước lớp. * Đối với giáo viên: Bên cạnh khả năng cải thiện đáng kể trình độ công nghệ thông tin của giáo viên, việc đưa các ứng dụng học tập này vào mỗi tiết dạy đã thực sự mang lại hiệu quả cả về chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh. Chính điều này đã khơi dậy ở học sinh tính chủ động, tích cực học tập. Đó là động lực quan trọng giúp giáo viên không chỉ thêm yêu và tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều hơn cho chuyên môn nói chung, mỗi bài giảng nói riêng mà còntự tin trong đổi mới kiểm tra đánh giá, đáp ứng những yêu cầu trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.Qua đó việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng bộ môn Tiếng Anh trong và ngoài nhà trường sẽ thu được kết quả tốt hơn. 3.3. Kết quả cụ thể đạt được: 12 | P a g e
- Chúng tôi đã tiến hành giảng dạy và triển khai thực nghiệm sáng kiến tại tất các lớp của nhà trường trong 2 năm học: 2020 -2021 và 2021 – 2022. Kể từ khi phương pháp mới này được áp dụng, đã có rất nhiều cải tiến trong công tác giảng dạy của giáo viên. Nhiều thầy cô đã tham gia và được công nhận là giáo viên dạy giỏi tại các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, cấp trường; được nhận bằng khen của Bộ trưởng BGD& ĐT, bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh, giấy khen của Giám đốc sở GD & ĐT và nhiều năm đạt danh hiệu CSTĐCS. Đặc biệt phải kể đến những chuyển biến tích cực trong thái độ học tập của các em học sinh cũng như những kết quả rất đáng tự hào mà các em đạt được qua các bài kiểm tra, bài thi, đặc biệt trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh (THPT cấp Tỉnh; HSG, HVG lớp 12 cấp Tỉnh; THPT cấp Tỉnh tính theo tổ hợp môn), cuộc thi “Tài năng tiếng Anh” và Olympic “Chinh phục IELTS” và TN THPTQG. * Kết quả thi HSG cấp tỉnh: Ba Năm Nhất Nhì 2019 – 2020 0 2 1 (Chưa áp dụng) 2020 – 2021 0 4 2 (Đã áp dụng) 2021 – 2022 0 4 4 (Đã áp dụng) * Kết quả cuộc thi “Tài năng tiếng Anh” và Olympic “Chinh phục IELTS” Chung kết Năm Sơ loại Bán kết 2020 – 2021 3 1 1 (giải 3) (Đã áp dụng) 2021 – 2022 8 7 1 (giải 3) (Đã áp dụng) Kết quả thi tốt nghiệp THPT: Điểm trung bình Điểm trung bình Điểm trung bình của Năm học của NQB của NINH BÌNH toàn quốc 2019 - 2020 3.83 4.89 4.58 (Chưa áp dụng) 2020 - 2021 6.43 6.36 5.84 (Đã áp dụng) * Phân lọai điểm thi TN THPTQG: 13 | P a g e
- 8- ≤ 10 10 Năm
- IV. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 1. Điều kiện áp dụng Trước tiên, giáo viên là người thực hiện việc đưa các ứng dụng này vào trong giảng dạy thì bản thân cần phải tìm tòi những kiến thức, kỹ năng về việc sử dụng các ứng dụng dạy học trực tuyến. Người dạy phải luôn nghiên cứu để lựa chọn các hoạt động sao cho phù hợp với bài giảng và trình độ của từng nhóm đối tượng học sinh. Ngoài ra, mỗi giáo viên cũng cần tích cực học tập, trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn. Một điều quan trọng nữa là giáo viên cần linh hoạt sử dụng đa dạng hoá trò chơi trong các ứng dụng; có yêu cầu, hướng dẫn cụ thể; có phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp để quản lí việc sử dụng công nghệ phục vụ mục đích học tập của học sinh nhằm giúp cho học sinh đỡ nhàm chán, tăng sự tích cực hoạt động cũng như hiệu quả học tập. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của việc áp dụng các ứng dụng vào giảng dạy và học tập thì rất cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên, học sinh và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.Cụ thể là hỗ trợ về kinh phí để mua quyền sử dụng và khai thác triệt để các tính năng trong ứng dụng, đồng thời trang bị cơ sở vật chất như Wifi, đường truyền mạng. 2. Khả năng áp dụng Sáng kiến: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH” được chúng tôỉ áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Nho Quan B. Chuyên đề cấp Tỉnh mà chúng tôi thực hiện đã nhận được phản hồi rất tích cực, đã thực sự khơi nguồn và tạo cảm hứng cho các trường THPT khác trong tỉnh. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp và các em học sinh để tiếp tục cải tiến, biến giải pháp này thành một tài liệu dạy học hữu ích và có khả năng áp dụng trên phạm vi rộng rãi hơn nữa. V. Kết luận Sử dụng công nghệ thông tin nói chung và các ứng dụng trực tuyến nói riêng vào dạy học là một xu thế tất yếu trong thời đại 4.0. ở tất cả các cấp học, đặc biệt cấp THPT luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện ngành giáo dục. Tiếng Anh đang dần trở thành ngôn ngữ thứ hai trong thời đại hội nhập quốc tế. Do đó đổi mới phương pháp để nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với giáo dục nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Ninh Bình, tháng 5 năm 2022 15 | P a g e
- Người nộp đơn XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG NHÓM TÁC GIẢ 1. Vũ Thị Phương Hảo 2. Lê Thị Lan 3. Trần Hải Anh PHỤ LỤC SÁNG KIẾN PHỤ LỤC 0: Một số hình ảnh hoạt động dạy và học áp dụng các ứng dụng CNTT trong các tiết dạy. 16 | P a g e
- 17 | P a g e
- PHỤ LỤC 1: KHỞI ĐỘNG - GIẢI Ô CHỮ 18 | P a g e
- PHỤ LỤC 2: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT ROUND 2 : SET OF QUESTIONS 19 | P a g e
- ST QUESTIONS ANSWERS T 1 ___________ is the show where we find a star! Or rather, our celebrity A. Vietnam Idol penal and you at home choose the best singer. The winner will get a recording contract with VNR Records. 2 ___________ won the 2021 Ballon d’Or. D.Lionel Messi 3 ______________ was the only person to win the Nobel Prize in two C.Marie Curie scientific fields. 4 Firewall in computer is used for ___________ B.Security 5 Which food does NOT contain Vitamin C? C.Walnuts 6 In what country is it considered a compliment to slurp loudly while C.Japan eating soup? 7 Which country is called as Land of the Rising Sun? A.Japan 8 What genre of movie is it? A.Comedy 9 What is it? A.artificial intelligence ( AI) 10 Founded in 1209and granted a royal charter by Henry III in 1231, A.Cambridge _____________is the second-oldest university in the English. PHỤ LỤC 3: PHẦN THI TĂNG TỐC 20 | P a g e
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng classdojo – quản lý lớp, tạo tiết học hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh theo giáo dục STEM
43 p | 56 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 12 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng Công nghệ số vào công tác quản lý và dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay
37 p | 48 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ số trong công tác thư viện ở trường THPT
36 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
12 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT
45 p | 59 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn