intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sau tết, trẻ phải nhập viện do tiêu chảy tăng vọt

Chia sẻ: Lý Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau Tết, rất nhiều bệnh nhi phải nhập viện do mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân chính là do thời gian này nhiều bà mẹ bận rộn nên việc chăm sóc con nhỏ không được kỹ, nhất là trong vấn đề ăn uống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sau tết, trẻ phải nhập viện do tiêu chảy tăng vọt

  1. Sau tết, trẻ phải nhập viện do tiêu chảy tăng vọt Sau Tết, rất nhiều bệnh nhi phải nhập viện do mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân chính là do thời gian này nhiều bà mẹ bận rộn nên việc chăm sóc con nhỏ không được kỹ, nhất là trong vấn đề ăn uống. BS Hoàng Lê Phúc, trưởng khoa tiêu hóa BV Nhi Đồng 1, cho biết những ngày sau tết, số bệnh nhi nhập viện do mắc bệnh tiêu chảy (TC) tại BV Nhi Đồng 1 vẫn ở mức cao với 130 trẻ nằm điều trị/ngày. Còn tại BV Nhi Đồng 2, theo thống kê của phòng kế hoạch tổng hợp, từ ngày 15 đến 20/2, mỗi ngày khoa khám bệnh tiếp nhận 179-229 trẻ mắc bệnh TC đến khám, số trẻ nằm điều trị dao động từ 158-190 trẻ mỗi ngày, tăng hơn so với những ngày trước tết. Tại khoa tiêu hóa của bệnh viện này, trẻ mắc bệnh TC đang phải nằm ghép 2-3 trẻ/giường bệnh. Cẩn thận với thức ăn trữ lạnh Sau chuyến về quê ở miền Bắc thăm ông bà vào dịp tết được một ngày, con gái sáu tháng tuổi của chị Nguyễn Ngọc Thư (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) bị tiêu chảy phải tới BV Nhi Đồng 2 khám bệnh. Chị Thư rất bối rối vì dịp tết chị chỉ cho con gái bú sữa mẹ và ăn giặm như ngày thường chứ không cho con ăn uống gì lạ nhưng bé vẫn bị TC. Theo BS Nguyễn Minh Ngọc – phụ trách Khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 2, tết thường là dịp các gia đình đưa con nhỏ đi chơi xa hoặc về quê thăm ông bà nên môi trường sống của trẻ thay đổi, khiến trẻ dễ bị các tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột tấn công gây bệnh TC.
  2. Trẻ có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm nên dễ bị tiêu chảy khi ăn những thức ăn không đảm bảo vệ sinh. BS Minh Ngọc cho biết từ mồng 1 tết đến nay, các bác sĩ rất vất vả vì bệnh nhân nhập viện đông. Nhiều giường bệnh phải nằm đôi, nằm ba, nhiều trẻ phải nằm ngoài hành lang. Dự báo bệnh TC có xu hướng gia tăng trong thời gian tới vì khi tết kết thúc cũng là lúc bắt đầu vào mùa nắng nóng, đây là mùa khiến trẻ em bị mắc TC nhiều nhất. Nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh trong và sau tết là do thời gian này nhiều bà mẹ bận rộn nên việc chăm sóc con nhỏ không được kỹ, nhất là trong vấn đề ăn uống. Trẻ có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm nên dễ bị tiêu chảy khi ăn những thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
  3. Thời gian sau tết, các gia đình thường tồn lại lượng thức ăn trữ lạnh. Đây là loại thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, trẻ ăn phải những loại thức ăn này cũng dễ bị TC. Không cho trẻ uống thuốc “cầm” BS Hoàng Lê Phúc cũng cho rằng nguyên nhân gây bệnh TC thường do trẻ bị nhiễm virút hoặc vi trùng trong đường ruột. Nếu trẻ bị tiêu phân lỏng, không đàm máu thì thường bệnh kéo dài 5-7 ngày. Giai đoạn trẻ bị tiêu phân lỏng nhiều có thể dẫn tới tình trạng mất nước và muối gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu không được bù nước thích hợp và kịp thời, trẻ sẽ nhanh chóng bị khô kiệt, thậm chí có thể tử vong. Muốn tránh tình trạng trẻ bị mất nước, các bà mẹ nên cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước dừa tươi. Bên cạnh đó, tránh cho trẻ dùng các loại nước giải khát công nghiệp có nhiều đường, quá ngọt.
  4. Các bà mẹ có thể giúp trẻ bù nước bằng dung dịch ORS theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Ngoài ra, cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp lứa tuổi và chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, đút chậm bằng muỗng để tránh cho trẻ bị ói. BS Phúc nhấn mạnh không phải trẻ mắc bệnh đều nhập viện điều trị mà tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trẻ TC không bị mất nước sau khi được khám, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị tại nhà và hẹn ngày tái khám. Tuy vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu các bậc cha mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu nguy hiểm cần đưa đến cơ sở y tế ngay. Đó là khi trẻ có một trong những dấu hiệu như sốt cao liên tục, co giật, ói nhiều, không ăn uống được, trướng bụng, tiêu phân có máu hoặc khi thấy trẻ bệnh nặng hơn (vì tiêu chảy có thể là biểu hiện của một bệnh khác). Lo lắng, xót xa khi con cứ liên tục bị TC, người sút ký trông thấy, một số bà mẹ đã tự ý mua thuốc “cầm tiêu chảy” về cho trẻ uống. BS Phúc khuyên các bà mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống những loại thuốc này vì các thuốc cầm TC làm giảm nhu động ruột, liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Khi trẻ vẫn bị TC nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây trướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong. Phòng bệnh hơn chữa bệnh BS Hoàng Lê Phúc cho biết để phòng ngừa bệnh này cần giữ vệ sinh ăn uống cho trẻ. Các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất đến 6 tháng tuổi, và nếu có điều kiện cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Không uống thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể bị nhiễm khuẩn, tránh để trẻ nuốt nước tắm trong khi tắm…
  5. Bên cạnh đó, BS Minh Ngọc hướng dẫn các bà mẹ cần chú ý vệ sinh môi trường cũng như thân thể cho bé sạch sẽ. Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi để loại bỏ các tác nhân gây bệnh ra khỏi thức ăn cho con nhỏ. Không nên cho trẻ ăn thực phẩm trữ lạnh. Nên dùng các thực phẩm còn tươi sống để chế biến thức ăn cho trẻ. Khi chế biến cần nấu kỹ, sạch sẽ, vệ sinh các vật dụng chứa đựng thức ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0