Phßng gd& ®t huyÖn §«ng TriÒu<br />
TrƯêng tiÓu häc quyÕt th¾ng<br />
===***===<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm:<br />
"Một số biện pháp dạy nghĩa của từ và các hợp từ có quan <br />
hệ<br />
về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5"<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoan<br />
<br />
Chức vụ: Giáo viên Tiểu học<br />
<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quyết Thắng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Năm học: 20142015<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
1.1. Tầm quan trọng của vấn đề cần được nghiên cứu : <br />
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập Tiếng Việt, chữ viết <br />
với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa <br />
học. Học sinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn khác khi có kiến thức Tiếng <br />
Việt. Bởi đối với người Việt, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao <br />
đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Hơn nữa, con người muốn tư duy phải có ngôn <br />
ngữ. Cả những lúc chúng ta nghĩ thầm trong bụng, chúng ta cũng “bụng bảo dạ” <br />
cũng nói thầm, tức là cũng sử dụng ngôn ngữ, một hình thức ngôn ngữ mà các nhà <br />
chuyên môn gọi là ngôn ngữ bên trong. Còn thông thường thì chúng ta thể hiện ra <br />
ngoài kết quả của hoạt động tư duy, những ý nghĩ tư tuởng của chúng ta thành <br />
những lời nói, những thực thể ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ là công cụ, là hiện <br />
thực của tư duy. Bởi lẽ đó, tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác <br />
động qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu <br />
trau dồi ngôn ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. <br />
Môn Tiếng Việt trong trường tiểu học không thể là bản sao từ chương trình khoa <br />
học Tiếng Việt vì trường có nhiệm vụ riêng của mình. Nhưng với tư cách là một <br />
môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về hệ <br />
thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, khả năng <br />
biểu cảm của ngôn ngữ, quy tắc hoạt động của ngôn ngữ). Đồng thời, kiến thức <br />
môn Tiếng Việt hình thành cho HS kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra, <br />
Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà <br />
các môn học khác không có được, đó là: trang bị cho HS một số công cụ để tiếp <br />
<br />
2<br />
nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường, là công cụ để học các <br />
môn học khác; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện là điều kiện thiết yếu <br />
của quá trình học tập. Bên cạnh chức năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ còn có chức <br />
năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ, ngôn ngữ là phương tiện để tạo nên cái đẹp, <br />
hình tượng nghệ thuật. Trong văn học, HS phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ. <br />
Vì thế ở trường tiểu học, Tiếng Việt và văn học được tích hợp với nhau, văn học <br />
giúp HS có thẩm mĩ lành mạnh, nhận thức đúng đắn, có tình cảm thái độ hành vi <br />
của con người Việt Nam hiện đại, có khả năng hòa nhập và phát triển cộng đồng <br />
nên hiểu được các văn bản văn học hoặc hiểu được ngôn ngữ trong giao tiếp thì <br />
học sinh cần phải hiểu được nghĩa của từ và các lớp nghĩa của từ.<br />
1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu<br />
Với mục tiêu được quy định thì môn Tiếng Việt có vai trò hết sức quan <br />
trọng, giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng <br />
tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh được <br />
chú trọng dạy từ, trong đó dạy giải nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ <br />
nghĩa là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
2.1. Mục tiêu:<br />
Mục tiêu của đề tài là tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về giải nghĩa từ. <br />
Tạo hứng thú khi học Tiếng Việt nói chung và phần nghĩa của từ có quan hệ về <br />
ngữ nghĩa, giúp học sinh không còn ngại nói, ngại phát biểu trong Tiếng Việt để <br />
nâng cao chất lượng học cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 5.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 5.<br />
Thực trạng của việc dạy Tiếng Việt lớp 5 của trường Tiểu học Quyết Thắng.<br />
Khảo sát điều tra thực tế.<br />
Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn Tiếng Việt lớp 5.<br />
<br />
3<br />
Dạy thực nghiệm.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Quyết Thắng.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Giới hạn: <br />
Một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa cho <br />
học sinh lớp 5.<br />
+ Phạm vi:<br />
Môn Tiếng Việt lớp 5 (về nội dung chương trình, phương pháp dạy học và <br />
tâm lí của học sinh tiểu học).<br />
+ Thời gian: <br />
Từ tháng 8/2014 đến tháng 3/2015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:<br />
Tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tìm ra cơ sở khoa học chi <br />
phối việc lựa chọn nội dung và xác định hệ thống nguyên tắc, phương pháp dạy <br />
học môn Tiếng Việt.<br />
b. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: <br />
Phương pháp khảo sát điều tra thực tế.<br />
Phương pháp thống kê.<br />
Phương pháp phân tích số liệu.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:<br />
1. Cơ sở lí luận :<br />
Ngôn ngữ văn học còn là biểu hiện bậc cao của nghệ thuật ngôn từ nên khi <br />
dạy văn là cách bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ tối ưu cho người học. Dạy Tiếng <br />
Việt là đưa các em hoà nhập vào một môi trường sống của thời kì hội nhập. Còn <br />
hiểu sâu sắc về Tiếng Việt là tác động đến kĩ năng cảm thụ thơ văn của HS. Kết <br />
4<br />
hợp giữa dạy văn và dạy tiếng sẽ tạo được hiệu quả cao giữa hai môn văn Tiếng <br />
Việt để HS lớn lên trở thành những con người hiện đại, được giáo dục toàn diện. <br />
Về bản chất giáo dục là sự chuyển giao các giá trị văn hoá đông tây, kim cổ, <br />
một sự giao tiếp mà phương tiện chủ yếu là lời nói của cha mẹ, thầy cô là sách <br />
báo các loại. Trong giáo dục, việc nắm vững tiếng nói (trước hết là tiếng mẹ đẻ) <br />
có ý nghĩa quyết định. Nếu học sinh yếu kém về ngôn ngữ, nghe nói chỉ hiểu lơ <br />
mơ, nói viết không chính xác, không thể hiện được ý mình cho suôn sẻ, thì không <br />
thể nào khai thác đầy đủ các thông tin tiếp nhận từ người thầy, từ sách vở được. <br />
Bởi vậy, trong nội dung giáo dục, chúng ta cần phải hết sức coi trọng việc đào tạo <br />
về mặt ngôn ngữ, xem đó là điều kiện không thể thiếu để bảo đảm thành công <br />
trong thực hiện sứ mệnh trong đại của mình. <br />
Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình <br />
ảnh và hiện tượng cụ thể. Trong khi đó kiến thức về nghĩa của từ và các lớp từ có <br />
quan hệ về ngữ nghĩa có tính trừu tượng và khái quát cao. Do vậy, các em thường <br />
không thích học, ngại suy nghĩ dẫn đến tiết học kém hiệu quả, học sinh nắm kiến <br />
thức hời hợt. Mặt khác, học sinh lớp 5 được tiếp xúc với những từ mới có những <br />
bước nhảy vọt về kiến thức nên các em thường có hiện tượng lười học, sợ giải <br />
nghĩa từ, sợ học các bài về các lớp từ. Chính vì lẽ đó, người giáo viên là người dạy <br />
phải biết khơi dậy niềm say mê học, óc tư duy, sáng tạo của mỗi học sinh. Làm <br />
thế nào để đạt được điều đó?<br />
Do đặc điểm của môn học và đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 mau <br />
nhớ nhưng lại nhanh quên, không thích những hoạt động kéo dài, thích những hình <br />
ảnh trực quan sinh động..., người giáo viên cần lựa chọn phương pháp, hình thức <br />
tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp để học sinh nào <br />
cũng nắm chắc kiến thức về từ, củng cố tri thức mới, rèn luyện các kỹ năng cơ sở, <br />
phát triển tư duy, ngôn ngữ... giúp học sinh tự tin hơn khi giao tiếp.<br />
* Cơ sở thực tiễn :<br />
<br />
5<br />
Chương trình các môn học ở trường tiểu học hiện nay đã được sắp xếp <br />
một cách khoa học hệ thống song đối với học sinh tiểu học là bậc học nền tảng, <br />
đến trường là một bước ngoặt lớn của các em trong đó hoạt động học là hoạt động <br />
chủ đạo, kiến thức các môn học về tự nhiên và xã hội chưa được bao nhiêu, vốn từ <br />
sử dụng vào trong cuộc sống để diễn đạt trình bày tư tưởng, tình cảm của mình <br />
còn quá ít. Mặc dù vấn đề nghĩa của từ, các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và <br />
việc dạy vấn đề này ở trường tiểu học không gây nhiều tranh cãi như việc dạy <br />
nội dung cấu tạo từ nhưng đây lại là công việc không mấy dễ dàng bởi vì nghĩa <br />
của từ là một vấn đề phức tạp, trừu tượng, khó nắm bắt trong khi đó tư duy của <br />
học sinh tiểu học chủ yếu thiên về cụ thể tư duy trừu tượng phát triển nhưng ở <br />
mức độ thấp. Các em thường lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa từ đồng nghĩa từ đồng <br />
âm, giải nghĩa từ còn mang tính chung chung, không chính xác. Hơn thế nữa, các <br />
em chưa ý thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ, chưa nắm được các phương tiện <br />
kết cấu và quy luật cũng như họat động chức năng của nó. Mặt khác, HS cần hiểu <br />
rõ người ta nói và viết không chỉ cho riêng mình mà cho người khác nên ngôn ngữ <br />
cần chính xác, dễ hiểu, tránh làm cho người khác hiểu sai nội dung câu, từ, ý nghĩa <br />
diễn đạt. Chính vì vậy việc dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ <br />
nghĩa có rất nhiều giáo viên trong trường quan tâm song chưa có ai nghiên cứu nên <br />
tôi đã chọn vấn đề này giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi học <br />
mảng kiến thức này của môn Tiếng Việt.<br />
2. Thực trạng:<br />
2.1. Thực trạng của nhà trường:<br />
Năm học 2014 2015, trường Tiểu học Quyết Thắng có ba lớp 5 với 105 <br />
học sinh. Tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 5A. Lớp tôi chủ nhiệm có 35 <br />
học sinh trong đó có 19 nữ, 16 nam. Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình, tôi <br />
gặp một số khó khăn và thuận lợi như sau:<br />
*Thuận lợi :<br />
+ Về phía Nhà trường:<br />
6<br />
Luôn quan tâm đến chất lượng dạy của GV và chất lượng học của HS.<br />
Đầu tư đầy đủ cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.<br />
Hàng tuần có các buổi sinh hoạt chuyên môn để GV trao đổi kinh nghiệm, <br />
thảo luận bài để tìm ra phương pháp, hình thức dạy học tối ưu trong quá trình dạy.<br />
Tổ chức thao giảng các cấp để giáo viên được cọ sát, học hỏi kinh nghiệm <br />
của đồng nghiệp.<br />
+ Về phía giáo viên: <br />
Phần lớn giáo viên của trường có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt và <br />
vượt chuẩn, nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp.<br />
Giáo viên trong các tổ, khối chuyên môn luôn tự học hỏi để bổ sung, cập <br />
nhật kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.<br />
Giáo viên quan tâm đến các đối tượng học sinh, nhiệt tình trong công tác <br />
giảng dạy.<br />
+ Về phía học sinh:<br />
Phần nhiều học sinh ngoan, tích cực trong học tập và rèn luyện.<br />
Các em có đầy đủ đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở viết đúng quy định.<br />
Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc rèn luyện học tập HS, có sự <br />
kết hợp giữa phụ huynh, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong, ngoài Nhà <br />
trường.<br />
* Khó khăn:<br />
+ Về phía giáo viên:<br />
Đôi khi ở một số tiết giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học còn sơ sài chưa <br />
kích thích được sự hứng thú, tìm tòi, sáng tạo của học sinh.<br />
Một vài giáo viên chưa nhanh nhạy trong việc đổi mới phương pháp dạy <br />
học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.<br />
+ Về phía học sinh:<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Một số ít học sinh còn lười học, làm bài còn cẩu thả, làm các bài toán dưới <br />
hình thức qua loa cho xong.<br />
Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con mình, còn giao <br />
phó việc rèn luyện và học tập của học sinh cho Nhà trường.<br />
2.2. Thực trạng dạy của giáo viên<br />
* Ưu điểm:<br />
Đa số giáo viên trong trường rất nhiệt tình, tích cực trong quá trình giảng dạy. <br />
Giáo viên đã quan tâm, đầu tư thời gian để tìm hiểu chương trình, nội dung từng <br />
tiết dạy, truyền đạt đủ kiến thức cơ bản, trọng tâm theo yêu cầu, mục tiêu của <br />
mỗi tiết học, mỗi chủ đề và mỗi chương.<br />
Giáo viên đã chú trọng đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, <br />
vận dụng được nhiều phương pháp dạy học như: vấn đáp, trực quan, giảng <br />
giải...giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức mới.<br />
Đa số giáo viên đã quan tâm đến việc bồi dưỡng các đối tượng học sinh <br />
trong lớp. Giáo viên đã chú trọng tới đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, dạy <br />
học có sử dụng đồ dùng, mô hình, vật thật.<br />
95% GV có kiến thức về tin học và 80% GV đã thiết kế bài giảng điện tử.<br />
* Một số tồn tại:<br />
Một số giáo viên còn lúng túng khi miêu tả, giải thích nghĩa của từ. Khi thể <br />
hiện tiết dạy hầu như GV chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá giỏi, còn lại đa <br />
số HS khác thụ động ngồi nghe, một số em khác có muốn nêu cách hiểu của mình <br />
về nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa từ đồng nghĩa từ đồng âm cũng sợ sai lệch, từ <br />
đó tạo nên không khí một lớp học trầm lắng, HS làm việc tẻ nhạt, thiếu hứng thú, <br />
không tạo được hiệu quả trong giờ học.<br />
Đôi khi điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham <br />
khảo phục vụ việc giảng dạy chưa phong phú. <br />
Khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học chưa cao.<br />
<br />
8<br />
Một số giáo viên phụ thuộc theo sách giáo khoa, áp đặt học sinh tiếp thu kiến <br />
thức thụ động không mang tính sáng tạo, tích cực. <br />
Đó đây vẫn còn giáo viên chưa tâm huyết với nghề, với học sinh, chưa chuẩn <br />
bị kĩ lưỡng cho bài dạy, mỗi tiết dạy và nhất là dạy chay. <br />
* Nguyên nhân:<br />
Một số giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề cao nên phương pháp dạy học truyền <br />
thống đã ăn sâu vào tiềm thức khó thay đổi hoặc thay đổi chậm. Việc tiếp cận <br />
vấn đề lí luận chung về đổi mới phương pháp còn gặp khó khăn, lúng túng.<br />
Khi dạy, số ít giáo viên còn chưa nghiên cứu thật kỹ nội dung bài, việc soạn <br />
bài với giáo viên là hình thức sao chép. Khi dạy giáo viên còn lệ thuộc vào tài liệu <br />
có sẵn, hình thức lựa chọn còn sơ sài, chưa cuốn hút học sinh vào bài học, kiến <br />
thức truyền thụ chưa trọng tâm.<br />
Việc chọn lựa các hình thức dạy học chưa phù hợp với đối tượng học sinh, <br />
chưa phù hợp với bài dạy nên dẫn đến tình trạng học sinh nhàm chán. Trong tiết <br />
học thì dạy chay là chủ yếu vì ngại hướng dẫn bằng đồ dùng mất nhiều thời gian <br />
sẽ vi phạm thời gian trong tiết dạy. <br />
2.3. Thực trạng học của học sinh<br />
*Ưu điểm :<br />
Phần nhiều học sinh tiếp thu bài tương đối nhanh.<br />
Học sinh có phương pháp học tập tốt, có đầy đủ góc học tập.<br />
Nhiều học sinh được gia đình quan tâm, mua đủ sách giáo khoa, các đồ dùng <br />
học tập cần thiết cho môn học.<br />
* Tồn tại:<br />
Ở lớp 5, c ác em được làm quen nhiều hơn với mảng kiến thức mới: Bồi <br />
dưỡng năng lực cảm thụ văn học... nhưng ở một số học sinh còn thiếu sự say mê <br />
cần thiết, chưa biết đọc diễn cảm bài văn hay, chưa thể xúc động thật sự với <br />
những gì đẹp đẽ được tác giả diễn qua bài văn ấy.<br />
<br />
9<br />
Kỹ năng trình bày bài của học sinh chưa tốt, có học sinh hiểu bài nhưng <br />
diễn đạt không thoát ý, học sinh chưa sáng tạo khi làm bài.<br />
Học sinh còn khó khăn trong việc giải nghĩa các từ: giải nghĩa từ sai, lúng <br />
túng và nghĩa còn lủng củng.<br />
Nhiều học sinh chưa biết phân biệt nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển của <br />
từ nên còn làm sai bài tập.<br />
Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn mơ hồ, định tính.<br />
Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu <br />
cầu. Vả lại, cách dạy của giáo viên thì nặng về giảng giải khô khăn, áp đặt. Điều <br />
này gây tâm lý mệt mỏi, ngại học trong học sinh.<br />
* Nguyên nhân:<br />
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học.<br />
Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu sự quan tâm của phụ huynh đến việc <br />
học của con em mình .<br />
Cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ luyện từ và câu, giải nghĩa từ trong <br />
giờ tập đọc còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như <br />
rất ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh. <br />
Vốn từ ngữ của một số giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu <br />
cầu hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ. Kiến thức về từ vựng <br />
ngữ nghĩa học của một số giáo viên còn hạn chế, nên bộc lộ những sơ suất, sai <br />
sót <br />
về kiến thức.<br />
Học sinh ít hứng thú học phân môn này. Hầu hết các em được hỏi ý kiến <br />
đều cho rằng: Luyện từ và câu và giải nghĩa từ là phần học khô và khó. Một số <br />
chủ đề còn trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi, quen thuộc. <br />
Do vậy, để dạy và học phần nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ <br />
nghĩa đạt hiểu quả cao, cần chú trọng đến hình thức truyền thụ kiến thức để gây <br />
<br />
10<br />
hứng thú nâng cao chất lượng học cho học sinh. Qua tìm hiểu và áp dụng một vài <br />
biện pháp dạy học về vấn đề “Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về <br />
ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5” trong năm học 2014 – 2015, tôi nhận thấy hiệu <br />
quả giờ học cao hơn, học sinh hứng thú học, giờ học thật vui, thật nhẹ nhàng, sôi <br />
nổi đặc biệt mỗi học sinh đều được bộc lộ suy nghĩ về vốn sống, vốn từ của mình<br />
3. Biện pháp dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa:<br />
Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối <br />
tượng của hiện thực (một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một quá <br />
trình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định. Để tăng <br />
vốn từ cho học sinh, ngoài việc hệ thống hóa vốn từ, công việc quan trọng là làm <br />
cho học sinh hiểu nghĩa từ, phân biệt được các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa. <br />
Đây là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Việc dạy <br />
nghĩa của từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ <br />
ngữ, thuật ngữ, khái niệm, thì ở đó có dạy nghĩa từ. Bài tập giải nghĩa từ xuất hiện <br />
trong phân môn LTVC không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại chiếm vị trí rất <br />
quan trọng trong các bài học MRVT. Việc cho các em hiểu nghĩa các từ chủ điểm, <br />
từ trung tâm của mỗi trường nghĩa là vô cùng cần thiết.<br />
3.1. Mục tiêu của biện pháp dạy nghĩa của từ cho học sinh lớp 5.<br />
Chia nhóm từ và xác định biện pháp giải nghĩa từ tương ứng với các nhóm.<br />
Định hướng các biện pháp giải nghĩa từ thích hợp với lượng từ ngữ cần <br />
cung cấp cho học sinh lớp 5 và các biện pháp tìm hiểu từ ngữ nghệ thuật trong các <br />
văn bản Tập đọc của khối lớp 5.<br />
Dạy các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa.<br />
3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp:<br />
Biện pháp 1: Giải nghĩa từ cho học sinh lớp 5.<br />
Qua 16 tiết MRVT và 69 văn bản tập đọc, tôi thống kê được hơn 200 từ học <br />
sinh cần hiểu nghĩa. Đây là số lượng từ khá lớn so với khả năng giải nghĩa của học <br />
11<br />
sinh độ tuổi 11,12. Trong một số công trình nghiên cứu về PPDH TV và một số tài <br />
liệu hướng dẫn giáo viên tiểu học dạy từ ngữ đã nêu một số cách giải nghĩa sau: <br />
“Giải nghĩa bằng trực quan; giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với các <br />
từ khác; giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa; giải nghĩa từ bằng cách <br />
phân tích từ các thành tố và giải nghĩa từng thành tố này; giải nghĩa bằng định <br />
nghĩa.... <br />
Tôi đã chia các từ mà sách giáo khoa TV5 yêu cầu học sinh hiểu nghĩa thành <br />
các nhóm và xác định biện pháp giải nghĩa từ tương ứng với mỗi nhóm.<br />
A. Giải nghĩa bằng định nghĩa<br />
Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung <br />
nghĩa, gồm tập hợp các nét nghĩa bằng một định nghĩa. Tập hợp nét nghĩa được liệt <br />
kê theo sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng là nét nghĩa từ loại lên trước hết và các <br />
nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì càng ở sau. Tôi đã hướng dẫn HS:<br />
Nhận dạng được ý nghĩa phạm trù của từ.<br />
Xác định tiểu loại của từ.<br />
Tạm thời phân biệt cách giải nghĩa các nhóm từ như sau: <br />
a. Nhóm các từ thuộc từ loại danh từ<br />
* Danh từ trừu tượng<br />
Khi giải nghĩa các danh từ trừu tượng, tôi hướng dẫn HS làm như sau:<br />
Chọn được các từ gọi tên các nét nghĩa khái quát.<br />
Xác định rõ phạm trù nghĩa của các từ cần giải nghĩa. <br />
Tùy đặc điểm riêng từng từ mà có thể chọn một trong các từ sau: sự, cuộc, <br />
những, phạm vi, lĩnh vực, nơi.... làm từ công cụ để mở đầu nét nghĩa khái quát cho <br />
mỗi từ.<br />
Ví dụ: Tôi hướng dẫn HS giải nghĩa từ: “Tư tưởng”:<br />
Chọn được các từ gọi tên các nét nghĩa khái quát: suy nghĩ hoặc ý nghĩ <br />
( tập trung tư tưởng).<br />
<br />
12<br />
Xác định rõ phạm trù nghĩa của các từ cần giải nghĩa: quan điểm và ý nghĩa <br />
chung của người đối với hiện thực khách quan (tư tưởng tiến bộ, tư tưởng phong <br />
kiến...)<br />
Chọn từ công cụ để mở đầu cho nét nghĩa “sự”.<br />
Vậy, “tư tưởng” là sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ (tập trung tư tưởng), quan <br />
điểm và ý nghĩa chung của người đối với hiện thực khách quan (tư tưởng tiến bộ, <br />
tư tưởng phong kiến...)<br />
* Danh từ chỉ sự vật cụ thể.<br />
Tên gọi các sự vật tồn tại trong thực tế khách quan có rất nhiều nhưng có thể <br />
quy về các phạm trù sau: <br />
Từ chỉ đồ vật, từ chỉ người và con vật, từ chỉ cây cối, chỉ các hiện tượng tự <br />
nhiên... Vì thế nét nghĩa khái quát mở đầu cho cách giải nghĩa bằng định nghĩa.<br />
Khi dạy bài Cửa sông (TV5 T2 Tr 75), tôi đã hướng dẫn HS giải nghĩa từ <br />
“Tôm rảo” : một loại tôm (nghĩa khái quát) sống ở vùng nước lợ, thân nhỏ và dài.<br />
Với các từ chỉ đồ vật, dụng cụ, đồ dùng hoặc phương tiện sản xuất, sau nét <br />
nghĩa phạm trù là nét nghĩa hình dáng, kích thước, cấu tạo và cuối cùng là nét nghĩa <br />
chức năng.<br />
Ví dụ: (cái) Bay (TV5 T1 Tr 148): đồ vật (nét nghĩa phạm trù), dụng cụ của <br />
thợ nề, gồm một miếng thép mỏng hình lá lắp vào cán (nét nghĩa hình dáng, kích <br />
thước, cấu tạo) , dùng để xây, trát, láng ( nét nghĩa chức năng). <br />
Khi giải nghĩa các từ bàn, ghế, sập, các em sẽ miêu tả cấu tạo các đồ vật <br />
này na ná như nhau, nhưng nhất thiết các em phải nói được bàn dùng để kê viết <br />
hoặc đặt đồ đạc, ghế dùng để ngồi, sập dùng để nằm. Các đồ vật này khác nhau <br />
về chức năng. Thực tế ở tiểu học, rất nhiều trường hợp học sinh thậm chí cả giáo <br />
viên chỉ nêu được nét nghĩa chức năng khi giải nghĩa danh từ chỉ đồ vật dụng cụ.<br />
Ví dụ: men: (TV 5 T1 – Tr118) chất được dùng trong quá trình làm bia , <br />
rượu; chất gây say.<br />
<br />
13<br />
Cách giải nghĩa các từ chỉ động, thực vật. <br />
Khi giải nghĩa các từ thuộc loại này, giáo viên có thể nêu đây là một loại động <br />
vật, thực vật, thuộc họ.... Tuy nhiên để giảng nghĩa ngắn gọn, giáo viên nên nêu <br />
trực tiếp nghĩa khái quát của từng loại, tiếp đến là các nét nghĩa hình dáng, kích <br />
thước, môi trường sống hoặc tính năng của loài động vật, thực vật đó.<br />
Ví dụ: Con mang (con hoẵng) (TV5 T1 Tr 75): Loài thú rừng(nghĩa khái <br />
quát ), cùng họ với hươu (thuộc họ), sừng bé có hai nhánh và lông vàng đỏ ( hình <br />
dáng, kích thước).<br />
Danh từ có nhiều tiểu loại, với mỗi tiểu loại, cách giải nghĩa bằng định nghĩa <br />
cũng tương tự nghĩa là đưa nét nghĩa chỉ loại lên trước hết, sau đó mới cụ thể hóa.<br />
Ví dụ: Thanh ray: (TV5 – T2 Tr136) Thanh sắt hoặc thép ghép nối với nhau <br />
thành hai đường song song để tạo thành đường cho tàu hoả, tàu điện hay xe goòng <br />
chạy (cụ thể hóa). <br />
b. Nhóm các từ thuộc loại động từ<br />
Chia động từ thành ba loại: động từ chỉ hành động, động từ chỉ trạng thái <br />
và động từ chỉ quá trình.... nghĩa chỉ ở loại vừa nêu chính là nét nghĩa khái quát, mở <br />
đầu cho lời giải nghĩa động từ theo cách định nghĩa. Việc xác định các nét nghĩa <br />
tiếp theo cũng căn cứ vào nét nghĩa khái quát này. Chẳng hạn khi giải nghĩa một <br />
động từ hành động, người giải nghĩa phải nêu được các nét nghĩa hành động tự <br />
thân hay hành động tác động, cách thức hành động và kết quả hành động. <br />
Ví dụ: Trình (TV5 T2 – Tr84): hoạt động, đưa ra để người trên xem xét và giải <br />
quyết.<br />
Đối với các động từ chỉ ý nghĩa quá trình, sau nét nghĩa phạm trù cần nêu <br />
được nét nghĩa chỉ diễn biến hoặc kết quả của quá trình biến đổi.<br />
Ví dụ: Hóa thân: quá trình biến đi và hiện ra lại thành một người hoặc một <br />
vật cụ thể khác nào đó (hóa thân vào nhân vật). <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Riêng đối với các động từ chỉ trạng thái, việc lựa chọn từ ngữ để giải nghĩa <br />
cần chú ý sao cho các đặc điểm trạng thái của đối tượng được miêu tả rõ nét, <br />
nhưng không lẫn với cách giải nghĩa các tính từ. Đặc biệt là các động từ chỉ trạng <br />
thái tâm lí, tình cảm của con người. Ví dụ: Ác: tính chất gây hại, đau khổ, tai họa <br />
cho người khác.<br />
c. Nhóm từ thuộc loại tính từ <br />
Tính từ thường được chia làm hai loại: <br />
Tính từ không mức độ: Để thể hiện được mức độ đặc điểm, tính chất mà <br />
chúng biểu thị, những tính từ này có thể kết hợp với các từ: rất, quá, lắm... <br />
Ví dụ: trắng, vàng, xanh, đỏ, tròn... . <br />
Tính từ có mức độ: các tính từ này đã hàm chứa ý nghĩa mức độ nên chúng <br />
không kết hợp được với các từ rất, quá, lắm ... Vì vậy khi dạy các em giải nghĩa <br />
các từ thuộc từ loại tính từ, nét nghĩa phạm trù cần nêu trước hết chính là nét nghĩa <br />
tính chất, đặc điểm. Các nét nghĩa cần trình bày theo lối miêu tả.<br />
Ví dụ: Lan man: nhiều ( nói, viết, suy nghĩ) hết cái này đến cái kia một <br />
cách mạch lạc, không hệ thống.<br />
Giải nghĩa bằng tập hợp các nét nghĩa là cách dạy đầy đủ nhất nhưng là <br />
một yêu cầu khó đối với học sinh tiểu học, vì vậy các bài tập giải nghĩa trong môn <br />
LTVC thường xây dựng dưới dạng cho sẵn từ và nghĩa của từ, các định nghĩa về <br />
từ yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng. <br />
Loại này có 2 tiểu dạng.<br />
+ Dạng 1: Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh tìm trong các nghĩa đã cho nghĩa <br />
phù hợp với từ. Ví dụ:<br />
*Bài tập 1(TV5 T1 Tr 47) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hoà bình:<br />
a, Trạng thái bình thản.<br />
b, Trạng thái không có chiến tranh.<br />
c, Trạng thái hiền hoà, yên ả.<br />
<br />
15<br />
+ Dạng 2: Cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng.<br />
Ví dụ: <br />
* Bài tập 1(TV5 T1 Tr116). Mỗi từ ở cột A dưới đây ứng với nghĩa nào ở cột B?<br />
A B<br />
Sinh vật Quan hệ giữa sinh vật(kể cả người) với môi trường <br />
xung quanh.<br />
Sinh thái Tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực <br />
vật và vi sinh vật, có cinh ra, lớn lên và chết.<br />
hình thái Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể <br />
quan sát được<br />
<br />
<br />
B. Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa<br />
Đây là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết, các từ <br />
dùng để quy chiếu đó phải được giảng kĩ.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài “ Tranh Làng Hồ”, tôi hướng dẫn HS giải nghĩa từ thuần <br />
phác như sau: <br />
+ Thuần phác (TV5 T2 Tr 88): chất phác, mộc mạc.<br />
Vì từ đồng nghĩa thường khác nhau về sắc thái cho nên cách giảng theo lối <br />
so sánh từ đồng nghĩa nên kết hợp với cách giảng định nghĩa hoặc với cách giảng <br />
theo lối miêu tả. Bên cạnh việc đưa ra các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để đối chiếu, <br />
cần bổ sung thêm những nét nghĩa riêng cho từng từ nên khi giải nghĩa chúng ta có <br />
thể chỉ cần làm rõ nghĩa một từ nhưng việc xác định loạt đồng nghĩa sẽ giúp chúng <br />
ta hiểu rõ nghĩa của từ cần giải nghĩa hơn. <br />
Ví dụ: Khi giải nghĩa từ lốc (cơn lốc), chúng ta đưa từ này về loạt đồng <br />
nghĩa: lốc, gió, bão, giông, giông tố,..... Trong loạt từ trên, chúng ta chọn từ gió làm <br />
từ trung tâm rồi giảng nghĩa từ thật kĩ, rồi bổ sung những nghĩa đặc thù cho các từ <br />
lốc, bão, giông...<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
+ gió: là hiện tượng không khí trong khí quyển chuyển động thành luồng từ <br />
vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp.<br />
+ lốc: gió xoáy mạnh trong phạm vi nhỏ.<br />
+ giông: biến động mạnh của thời tiết, thường có gió to giật mạnh và có <br />
sấm sét, mưa rào.<br />
+ giông tố: cơn giông có gió rất to và mạnh (thường dùng để ví cảnh gian <br />
nan đầy thử thách)<br />
Hoạt động giải nghĩa các từ ghép chính phụ cùng hình vị chính, khác nhau về <br />
hình vị phân nghĩa sắc thái hóa, cũng thực hiện theo cách thức nêu trên.<br />
Giải nghĩa từ bằng cách so sánh với từ trái nghĩa, giáo viên cần chú ý bản <br />
chất của từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược, đối lập nhau xét theo một <br />
phạm trù nhất định. Tuy nhiên cần phân biệt, có những cặp từ trái ngược nhau tạo <br />
thành hai cực mâu thuẫn, phủ định cực này tất yếu phải chấp nhận cực kia. <br />
Ví dụ: trắng – đen; trên dưới... Khi nói trên có nghĩa là không phải ở dưới. <br />
Có những từ trái nghĩa phương hướng là các từ chỉ hướng đối lập nhau trong <br />
không gian hoặc thời gian. <br />
Ví dụ: nam bắc; đông – tây; lên – xuống; ra – vào.... <br />
Lại có những từ trái nghĩa thang độ, tức là những cặp từ có nghĩa trái ngược <br />
nhau tạo thành hai cực có điểm trung gian, phủ định cực này chưa hẳn đã tất yếu <br />
chấp nhận cực kia. <br />
Ví dụ: nóng – lạnh, ở giữa có mát, ấm; già – trẻ, ở giữa có trung niên.... Vì <br />
thế khi giải nghĩa từ bằng cách so sánh với các từ trái nghĩa, có trường hợp ta nói: <br />
sao nhãng (TV5 T2 Tr153) là không nhớ ( cặp quên – nhớ). Nhưng không thể <br />
giải nghĩa rủi (TV5 T2 Tr126) là không may mắn. Vì cặp rủi – may còn có nghĩa <br />
từ bình thường (cuộc đời rủi ro, cuộc đời bình thường, cuộc đời may mắn). Trong <br />
thực tế, học sinh thường quen giải nghĩa theo kiểu đối lập có – không. Như vậy, <br />
giáo viên cần chú ý giải thích rõ hơn cho các em hiểu. <br />
<br />
17<br />
C. Giải nghĩa theo cách miêu tả<br />
* Cách này có hai dạng: <br />
Thứ nhất là dạng dẫn tính chất (hiện tượng thường gặp) để giúp cho học <br />
sinh hiểu ý nghĩa của từ. <br />
Ví dụ: màu ngọc lam(TV5 T1Tr12): chỉ màu sắc có màu xanh đậm.<br />
Thứ hai là đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như các từ láy sắc thái <br />
hóa, hoặc từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa, một mặt vừa phải kết hợp cách giảng <br />
theo định nghĩa, mặt khác phải dùng lối miêu tả. Để miêu tả, chúng ta có thể lấy <br />
một sự vật, hoạt động cụ thể làm chỗ dựa rồi miêu tả sự vật, hoạt động đó sao <br />
cho nổi bật lên các nét nghĩa chứa đựng trong từ. <br />
Ví dụ: vật vờ: lay động nhẹ, yếu ớt, như không có sức mạnh chống đỡ từ <br />
bên trong, mặc cho sức mạnh bên ngoài kéo đi, lôi lại như cây cỏ dài lay động trong <br />
làn nước nhẹ.<br />
Nếu như cách giải nghĩa theo định nghĩa bắt đầu từ các ý nghĩa biểu niệm thì <br />
giảng nghĩa theo cách miêu tả về cơ bản là bắt đầu bằng một ý nghĩa biểu vật tiêu <br />
biểu nhất để giúp học sinh lĩnh hội được nghĩa biểu vật. Điều này cho phép giáo <br />
viên chấp nhận những lời giải nghĩa của học sinh như sau:<br />
* Bài tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (TV5 T1 Tr10).<br />
+ Vàng ối: là màu vàng của lá mít.<br />
+ Vàng xuộm: là màu của cánh đồng lúa chín đều.<br />
+ Vàng giòn: là màu vàng của rơm, rạ phơi rất khô. <br />
D. Giải nghĩa theo cách phân tích từ ra từng tiếng và giải nghĩa từng <br />
tiếng<br />
Cách giải nghĩa này có ưu thế đặc biệt khi giải nghĩa từ Hán việt. Việc giải <br />
nghĩa từng tiếng rồi khái quát nêu ý nghĩa chung của cả từ sẽ giúp học sinh cơ sở <br />
nắm vững nghĩa từ.<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Ví dụ: Nhân quyền: (TV5 T2 Tr 147) : nhân: người; những điều được <br />
hưởng, được làm, được yêu cầu theo quy ước chung trong cộng đồng và theo quy <br />
ước của pháp luật.<br />
Nhân quyền: những điều mà con người được hưởng, được làm, được yêu <br />
cầu, theo quy ước chung trong cộng đồng và theo quy ước của pháp luật.<br />
Biện pháp 2. Các biện pháp tìm hiểu ý nghĩa của một số từ ngữ có giá trị <br />
nghệ thuật trong văn bản Tập đọc<br />
Tác phẩm văn học vốn hàm súc và có nhiều tầng ý nghĩa. Việc đọc hiểu <br />
văn bản nghệ thuật thực chất là khai thác hàm ý ẩn sâu trong câu chữ, hình ảnh, <br />
hình tượng của tác phẩm. Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu này là khó đối với <br />
các em. Giáo viên cần có biện pháp giúp các em huy động vốn hiểu biết của mình <br />
từ các môn học khác và từ trong cuộc sống để hiểu nghĩa của từ ngữ có giá trị <br />
nghệ thuật. Nhưng làm thế nào để giúp học sinh nhận ra các từ ngữ được dùng <br />
một cách nghệ thuật. Điều này đòi hỏi giáo viên không chỉ hướng dẫn mà cần có <br />
các bài tập cụ thể để học sinh thực hành nhận diện và phân tích. Việc tìm hiểu ý <br />
nghĩa của một số từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong văn bản tập đọc nên thực hiện <br />
như sau: <br />
A. Nhận diện các từ ngữ nghệ thuật<br />
Trước khi tìm ra các biện pháp phân tích từ ngữ nghệ thuật, giáo viên cần <br />
giúp học sinh nhanh chóng tìm ra các từ dùng hay trong văn bản. <br />
Chưa phân tích làm sao biết được từ ngữ đó dùng hay như thế nào nhưng <br />
bằng sự hiểu biết về tính cụ thể, tính trừu tượng trong nghĩa của từ, về hiện <br />
tượng nhiều nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi <br />
định hướng để học sinh xác định từ ngữ nghệ thuật.<br />
Ví dụ : Khi dạy bài tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa SGK yêu cầu trả <br />
lời câu hỏi sau: hãy chọn một từ chỉ màu sắc trong bài Quang cảnh làng mạc ngày <br />
mùa mà em thích nhất ? <br />
<br />
19<br />
Với bài tập như trên, học sinh sẽ biết cách chỉ ra các từ ngữ mà các em thích, <br />
hoặc được gợi ý là từ ngữ đó được dùng độc đáo, sáng tạo. Yêu cầu các em tìm từ <br />
ngữ thể các biện pháp tu từ. Thực hiện bài tập trên các em sẽ tìm ra được các từ <br />
dùng đắt trong văn bản nghệ thuật. Còn các từ đó được dùng nghệ thuật ra sao, <br />
giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể.<br />
B. Đặt từ cần tìm hiểu trong hệ thống để phân tích<br />
Một nguyên tắc của việc phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn học, là chú ý <br />
để phát hiện ra tính thống nhất cũng tức là tính hệ thống giữa các từ ngữ với chủ <br />
đề của tác phẩm. Nghĩa là từ ngữ mà giáo viên và học sinh đang xem xét đã cùng <br />
với các từ ngữ khác trong hệ thống bộc lộ ý chủ đạo của văn bản ra sao và giá trị <br />
riêng của từ ngữ đó là gì. Với học sinh tiểu học chúng ta không nên hoặc hạn chế <br />
dùng khái niệm hệ thống khi hướng dẫn học sinh phân tích từ ngữ mà chỉ lên dùng <br />
cách nói: tìm điểm chung, điểm riêng giữa từ đang tìm hiểu với các từ khác. <br />
Ví dụ 1: Có thể dùng từ nào thay thế cho từ đẫm trong câu: <br />
Với đôi cánh đẫm nắng trời<br />
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa. <br />
Đối với bài tập trên, hình thức giống bài tập thay thế, tích cực hóa vốn từ <br />
nhưng thực chất là dạng bài tập gợi ý phân tích từ ngữ theo lối so sánh đồng nhất <br />
và đối lập. Khi làm bài tập này chắc chắn học sinh phải tìm từ đồng nghĩa với từ <br />
đẫm như: sũng, thấm đẫm, ngập,vv... và phân tích đối chiếu để khẳng định từ đẫm <br />
dùng trong ngữ cảnh này là hợp lí nhất, có tác dụng gợi hình ảnh và biểu cảm rõ <br />
rệt.<br />
C. Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ nhiều <br />
nghĩa.<br />
Theo GS. Đỗ Hữu Châu: từ ngữ và các hình ảnh ngôn ngữ trong tác phẩm <br />
thường nằm trong các trường hợp ngữ nghĩa sau: <br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
a, Từ ngữ được dùng trong nghĩa chính hay nghĩa phụ ngôn ngữ và chỉ dùng <br />
trong nghĩa đó mà thôi.<br />
b, Từ ngữ được dùng trong nghĩa tu từ và chỉ có nghĩa tu từ mà thôi.<br />
c, Từ ngữ vừa dùng trong nghĩa chính vừa dùng trong nghĩa bóng tu từ.<br />
Đối với trường hợp từ chỉ dùng trong nghĩa chính, giáo viên có thể hướng dẫn <br />
học sinh so sánh với các từ cùng trường nghĩa, đồng nghĩa hay trái nghĩa, nhờ biện <br />
pháp tái hiện giả định quá trình lựa chọn của tác giả mà học sinh phát hiện ra cái <br />
hay, cái đẹp của việc dùng từ.<br />
Còn những trường hợp từ được dùng trong nghĩa phụ ngôn ngữ hay nghĩa <br />
bóng tu từ, tức là từ được dùng với nghĩa chuyển. Nguyên tắc để phân tích hiện <br />
tượng nhiều nghĩa trong tác phẩm là phải bám chắc lấy nghĩa chính, hiểu thật <br />
chính xác nó, dựa vào cơ chế chuyển nghĩa mà tìm ra sự sáng tạo trong cách dùng <br />
từ của tác giả. <br />
Ví dụ: Trong bài thơ ‘‘Hạt gạo làng ta’’, câu thơ cuối Trần Đăng Khoa viết: <br />
Em vui em hát, hạt vàng làng ta. Để học sinh hiểu được giá trị của từ hạt vàng <br />
trong câu, giáo viên phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ: hạt vàng là kim loại <br />
hiếm có màu vàng và có giá trị cao (quí như vàng). Nhưng trong câu thơ được tác <br />
giả sử dụng gọi thay thế cho hạt gạo, tác giả đã dùng phép so sánh để nói nên mồ <br />
hôi công sức một nắng hai sương của bố mẹ làm ra hạt gạo và hạt gạo đó đã góp <br />
công vào chiến thắng chung của dân tộc. Do vậy hình ảnh hạt gạo trong bài thơ <br />
được tác giả so sánh nâng cao tầm giá trị như hạt vàng nhưng nó lại mang sắc thái <br />
gần gũi tạo nên vẻ đẹp có giá trị nghệ thuật cao. <br />
Biện pháp 3. Dạy các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa<br />
Bài học về các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa: từ đồng nghĩa và trái nghĩa, <br />
nhiều nghĩa được bố trí trong môn Luyện từ và câu lớp 5 với thời lượng 9 tiết, <br />
thành hai dạng bài. Dạng lí thuyết được xếp trong tiết học đầu tiên của mỗi lớp <br />
từ. Dạng bài thực hành được xếp ngay sau tiết học lí thuyết. Cụ thể từ đồng nghĩa <br />
<br />
21<br />
4 tiết (1 tiết lí thuyết, 3 tiết luyện tập) từ trái nghĩa 2 tiết (1 tiết lí thuyết, 1 tiết <br />
luyện tập), Từ nhiều nghĩa 3 tiết (1 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập) Cấu trúc nội <br />
dung bài học của mỗi dạng bài được biên soạn theo cách khác nhau. <br />
A. Cấu trúc nội dung bài học các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa trong <br />
sách giáo khoa. <br />
A.1. Cấu trúc nội dung bài học lý thuyết. <br />
Giống như cấu trúc nội dung bài học lí thuyết Luyện từ và câu nói chung, bài <br />
học lí thuyết về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ nhiều nghĩa ...được biên soạn theo <br />
cấu trúc ba phần : Phần I. Nhận xét<br />
Phần II. Ghi nhớ <br />
Phần III. Luyện tập. <br />
Nhiệm vụ của phần I và phần II là hình thành khái niệm, vì thế trong phần <br />
nhận xét, SGK đưa ra các ngữ liệu và hệ thống bài tập để học sinh tìm ra được các <br />
dấu hiệu của khái niệm. Kết quả của quá trình hình thành khái niệm được chốt ở <br />
mục II, phần ghi nhớ.<br />
Khi học khái niệm từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, giáo viên cần <br />
hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm:<br />
*Từ đồng nghĩa: <br />
a) Bản chất từ đồng nghĩa <br />
Từ đồng nghĩa là những từ đồng nhất với nhau về nghĩa nhưng có một số từ <br />
có sự khác biệt nhất định về sắc thái nghĩa. Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao <br />
tác , đó là chỉ ra sự giống nhau và khác nhau nhưng quan trọng là phải chỉ ra được <br />
sự khác nhau về sắc thái .<br />
Ví dụ 1: Quả, trái<br />
Giống nhau: Sản phẩm của cây trong một thời kì sinh trưởng nhất định (quả <br />
mít/ trái mít)<br />
Khác nhau: Quả gợi tính hình khối, tròn, treo lủng lẳng, trái toát ra sắc <br />
<br />
22<br />
thái tình cảm, trân trọng, nâng niu, yêu thương,...( quả tim/ trái tim; quả <br />
trứng/trái trứng)<br />
b) Các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm<br />
Ví dụ 1: Cho, biếu, tặng: Cho có sắc thái trung hòa, biếu có sắc thái kính <br />
trọng, tặng có sắc thái thân mật .<br />
c) Do có sự khác nhau về sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm nên cách dùng <br />
các từ cũng khác nhau nên các từ đồng nghĩa không phải bao giờ cũng thay thế cho <br />
nhau được.<br />
Ví dụ : Hoài sơn/ củ mài ; trần bì/ vỏ quýt: Các từ Hán Việt dùng trong khoa <br />
học còn các từ thuần Việt dùng trong đời sống .<br />
d) Hiện tượng đồng nghĩa không tách rời hiện tượng đa nghĩa, đó là nguyên <br />
nhân của tính mức độ. Các từ đồng nghĩa với nhau không phải đồng nghĩa về toàn <br />
bộ dung lượng nghĩa của nó mà chỉ đồng nghĩa ở một một nghĩa nào đó mà thôi.<br />
Ví dụ : Trông có ba nghĩa : hướng mắt quan sát<br />
giữ, chăm sóc <br />
nương vào, nhờ vào <br />
Dựa có ba nghĩa : theo, căn cứ theo <br />
tựa vào, nhờ vào <br />
nương vào, nhờ vào <br />
Trông và dựa đồng nghĩa với nhau ở nghĩa thứ ba<br />
*Một từ nếu là từ đa nghĩa, với các nghĩa gốc khác của nó, nó có thể đồng <br />
nghĩa với nhiều từ khác nhau<br />
Ví dụ : Ăn thắng (Đội tớ ăn rồi, đội cậu thua )<br />
hợp (ăn cánh, ăn ảnh, ăn hình )<br />
hưởng, nhận ( tàu ăn than<br />
hao, tốn ( xe ăn xăng)<br />
*Từ nhiều nghĩa<br />
<br />
23<br />
Các từ lúc mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa, trải quan thời gian có thêm <br />
nhiều nghĩa mới (nghĩa phái sinh, nghĩa bóng) được tạo ra từ nghĩa cơ sớ (nghĩa <br />
gốc, nghĩa đen) đó, trên cơ sở những biểu tượng nhất định.<br />
Biểu tượng làm hình ảnh về hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất của <br />
sự vật được phản ánh trong ngôn ngữ trong nghĩa gốc của từ dưới dạng các nét <br />
nghĩa trở thành cơ sở để tự phát triển thêm nghĩa mới.Nhờ vào quan hệ liên tưởng <br />
tương đồng (ẩn dụ) và tương cận ( hoán dụ ) người ta liên tưởng từ sự vật này <br />
đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng , tính chất giống nhau hay gần nhau <br />
giữa các sự vật ấy.Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) <br />
chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa ( nghĩa 2), quan hệ đa <br />
nghĩa của từ nảy sinh từ đó .<br />
Ví dụ: Khi tìm hiểu nghĩa của từ Chín, tôi hướng dẫn HS tìm được những <br />
nghĩa sau: <br />
(1) Chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn <br />
thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.<br />
(2) Chỉ quá trình vận động, quá trinh rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao <br />
nhất ( Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín) <br />
(3) Sự thay đổi màu sắc nước da ( ngượng chín cả mặt )<br />
(4) Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm (cam chín).<br />
Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ đa nghĩa, trước hết phải miêu tả <br />
thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. <br />
Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở :<br />
+ Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có hai dạng sau : <br />
Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa <br />
các sự vật, hiện tượng hay là dựa vào kiểu tương quan về hình dáng.<br />
Ví dụ : Mũi1 ( mũi người) và Mũi2( mũi thuyền) <br />
Miệng1 ( miệng xinh) và miệng2( miệng bát)<br />
<br />
24<br />
Dạng 2 : Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức <br />
năng, của các sự vật, đối tượng .<br />
Ví dụ : cắt1 ( cắt cỏ) với cắt2 ( cắt quan hệ )<br />
Dạng 3 : Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ kết quả do tác động của <br />
các sự vật đối với con người.<br />
Ví dụ: đau1 (đau vết mổ ) và đau2 (đau lòng )<br />
+ Theo cơ chế hoán dụ có tác dụng.<br />
Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Chân1, Tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ <br />
cái toàn thể (anh ấy có chân2 trong đội bóng Tay2 bảo vệ của nhà máy số ba có <br />
M